Ý nghĩa của việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu trong kinh doanh

Khi muốn bắt đầu tham gia một dự án hoặc chuyên đề nghiên cứu khoa học dù là cấp trường, cấp thành phố hay cấp quốc gia thì việc đầu tiên các bạn không nên bỏ qua chính là việc nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa cơ bản như đối tượng và phạm vi nghiên cứu là gì? Như thế nào là nghiên cứu khoa học và mục tiêu nghiên cứu?… Nếu không tìm hiểu cặn kẽ, bài bản ngay từ đầu thì sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, dẫn đến những sai sót không đáng có. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết về nghiên cứu khoa học để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.

Hoạt động tìm kiếm, xem xét, đánh giá, thử nghiệm, điều tra… dựa trên những số liệu chính xác, tài liệu chính thống và hệ thống kiến thức của bản thân người thực hiện nghiên cứu được gọi là nghiên cứu khoa học.  Dựa trên những bước thực hiện, người nghiên cứu đưa ra những suy nghĩ khách quan về bản chất sự việc, sự vật, từ đó đưa ra phương pháp hoặc cách giải quyết dựa trên phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn. 

Không phải ai cũng có thể thực hiện nghiên cứu khoa học. Nếu muốn làm nghiên cứu khoa học và làm tốt đề tài mình đã chọn thì cần có những kiến thức nhất định và vững chắc về lĩnh vực đó. Đồng thời, người thực hiện nghiên cứu còn phải rèn luyện và đầu tư thời gian làm việc, tìm tòi, học hỏi để đưa ra phương pháp đúng đắn, khách quan.

Đề tài của hoạt động nghiên cứu khoa học được coi là kim chỉ nam, là yếu tố chủ chốt xuyên suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Không chỉ vậy, thông thường nghiên cứu khoa học sẽ có thể do một người hoặc một nhóm người thực hiện, cần thống nhất đề tài nghiên cứu để tất cả mọi người đồng thuận và cùng cố gắng quyết tâm thực hiện.

Đề tài nghiên cứu khoa học được phân chia thành nhiều loại với những đặc điểm riêng:

  • Đề tài: chủ đề liên quan đến những câu hỏi mang tính học thuật, ít có những ứng dụng trong thực tế cuộc sống
  • Dự án: chủ đề liên quan đến những câu hỏi mang tính ứng dụng cao, xác định được cụ thể hiệu quả kinh tế, có thời gian và nguồn lực ràng buộc
  • Chương trình: gồm một nhóm các đề tài hoặc dự án cùng chung một mục đích. Tuy các đề tài/dự án này có tính độc lập cao nhưng yêu cầu đồng bộ về mặt nội dung
  • Đề án: là loại văn kiện nhằm trình lên cấp quản lý hoặc xin tài trợ cho một công việc, chương trình, hoạt động… Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ tạo nên những đề tài, dự án hoặc chương trình phù hợp.

  • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất thực tế của sự việc, sự vật hoặc hiện tượng mà người nghiên cứu nêu ra để xem xét, đánh giá và làm rõ trong quá trình nghiên cứu khoa học.
  • Phạm vi nghiên cứu: Thực ra không phải lựa chọn đối tượng nào cũng thuận lợi trong việc nghiên cứu, chính vì vậy phạm vi nghiên cứu có vai trò rất quan trọng để giới hạn thời gian, không gian và lĩnh vực. Điều này giúp người thực hiện không lãng phí thời gian, công sức tìm hiểu những gì ngoài phạm vi nhất định và đưa vào những nội dung không cần thiết.

Nếu như đề tài là kim chỉ nam thì mục tiêu và mục đích nghiên cứu lại giữ vai trò quan trọng khác, giúp sản phẩm nghiên cứu khoa học đi đúng trọng tâm, giải quyết được vấn đề cốt lõi. Đồng thời, nhiều người đánh đồng khái niệm mục tiêu và mục đích dẫn đến nội dung trong nghiên cứu trùng lặp lẫn nhau, không rõ ràng và triệt để. 

  • Mục tiêu: là việc thực hiện một hoạt động hoặc vấn đề gì đó mang tính cụ thể và rõ ràng, trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”. Mục tiêu đã được người hoặc nhóm người thực hiện nghiên cứu đề ra ngay từ đầu và cố gắng hoàn thành nó. Mục tiêu cũng có thể dễ dàng định lượng được, là “bản lề”, là cơ sở hoạt động của đề tài và hỗ trợ quá trình đánh giá kế hoạch nghiên cứu. 
  • Mục đích: là điều mà sản phẩm nghiên cứu khoa học hoặc người thực hiện hướng đến trong nghiên cứu. Mục đích khó có thể đo lường hoặc cân đo đong đếm được như mục tiêu và trả lời cho câu hỏi “Nhằm vào việc gì?” hoặc “Phục vụ cho điều nào?”. Mục đích là sự sắp đặt công việc trong nghiên cứu và mang ý nghĩa thực tiễn, thường nhắm đến đối tượng phục vụ nghiên cứu, sản xuất.
  • Đặt tên đề tài: Chọn được đề tài sao cho mới mẻ, độc đáo và có tính khả thi đã khó thì việc đặt tên đề tài cũng yêu cầu làm sao phải phù hợp với mục tiêu đã đề ra từ ban đầu.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích của đề tài; phân biệt rõ các phương pháp nghiên cứu tránh nhầm lẫn, trùng lặp gây ra sai sót trong quá trình thực hiện
  • Tài liệu tham khảo, các số liệu và thông tin được đề cập đến trong nghiên cứu khoa học phải có dẫn nguồn chính xác, uy tín rõ ràng; nội dung đưa ra cần được lập luận logic, chặt chẽ và khách quan
  • Khi trình bày nghiên cứu, cần đưa đến cho người nghe, người đọc những điểm mới mẻ, thú vị và quan trọng nhất; tránh dài dòng, đưa đến thông tin không cần thiết…
  • Cách trình bày khoa học, đúng quy định, không mắc các lỗi chính tả và phải sử dụng hệ đếm cũng như quy ước đánh số hợp lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về nghiên cứu khoa học cũng như lời giải đáp cho câu hỏi “Phạm vi nghiên cứu là gì?”. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích với những bạn đang trong quá trình tìm hiểu về nghiên cứu khoa học và chúc bạn sẽ ứng dụng được những kiến thức này vào đề tài nghiên cứu của mình.

Ở bài viết trước, mình đã giải thích cho các bạn các khái niệm quan trọng như “Vấn đề xã hội” và “vấn đề nghiên cứu”. Hy vọng các bạn đã nắm bắt được nội dung mà mình chia sẻ. Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu các thành phần liên quan tới đề cương nghiên cứu.

Nhìn chung, một đề cương nghiên cứu thường bao gồm:

Đặt vấn đề > Ý nghĩa của đề tài > Tổng quan nghiên cứu > Đối tượng và Khách thể nghiên cứu > Phạm vi [không gian, thời gian, nội dung nghiên cứu] > Câu hỏi nghiên cứu > Giả thuyết nghiên cứu > Phương pháp nghiên cứu > Khung phân tích.

1. Xác định vấn đề

Bạn có thể tìm đọc lại nội dung chi tiết của phần này ở bài viết "Xác định vấn đề nghiên cứu" < tại đây >

2. Ý nghĩa của đề tài

Phần này trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của bạn sẽ mang lại đóng góp gì ? Hay chúng ta sẽ đặt được gì [reward] khi tiến hành nghiên cứu này thành công ? Một quan điểm khá thực dụng, song nghiên cứu khoa học là một hoạt động dày công và tiêu tốn chất xám. Cách nghĩ làm cho có chuyện khó lòng đứng vững trong thế giới học thuật ngày nay

Đôi khi, tính có ý nghĩa cũng được xem là lý do hoặc tiêu chí để cân đo đong đếm mức độ đáng giả của đề tài trước khi xét duyệt, cấp kinh phí. Thông thường, y nghĩa của đề tài nghiên cứu gồm 2 nội dung:

Ý nghĩa về mặt lý luận:

Bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cũng góp phần nhất định cho việc phát triển lĩnh vực khoa học đó. Kết quả nghiên cứu đóng góp về mặt học thuật, lập luận, phương pháp luận cho khoa học - được xem là hành động có ý nghĩa.

Bạn đang xem: Phạm vi nghiên cứu là gì

Video liên quan

Chủ Đề