Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ. Bác sĩ nội trú Nguyễn Văn Phi - Chuyên gia tư vấn tâm lý - Phòng khám Tâm lý, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến gây nên bởi tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc gây ra tình trạng thức dậy sớm và không thể quay vào giấc ngủ trở lại.

1. Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ?

Thời gian ngủ trung bình ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe... nhưng hầu hết người trưởng thành cần 7 - 8 tiếng ngủ mỗi đêm.

Đôi khi, nhiều người trải qua mất ngủ ngắn hạn (cấp tính), tình trạng kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần Đó thường là hậu quả của stress hoặc sự kiện sang chấn. Nhưng một số người lại bị mất ngủ kéo dài (mạn tính) tới hàng tháng hoặc hàng năm

Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024

Thời gian ngủ trung bình ở mỗi người khác nhau, tuy nhiên vẫn nên đảm bảo thời gian ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm

2. Nguyên nhân mất ngủ là gì?

Mất ngủ có thể là một tình trạng độc lập hoặc là có thể là tình trạng đi kèm với các vấn đề khác.

Một vài nguyên nhân phổ biến của việc mất ngủ mạn tính bao gồm:

  • Stress
  • Thay đổi nhịp sinh học
  • Thói quen ngủ không hợp lý, ăn quá nhiều vào buổi tối
  • Có các bệnh cơ thể mạn tính: đau, ung thư, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch...
  • Các rối loạn tâm thần: Rối loạn lo âu, trầm cảm...
  • Thuốc: Nhiều thuốc được kê có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ví dụ như một số thuốc chống trầm cảm, huyết áp...
  • Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Chứng ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ...

3. Khi nào cần đi khám mất ngủ?

Nếu bạn gặp một trong các vấn đề sau đây và các vấn đề này khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện công việc, nhiệm vụ trong ngày, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn:

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Thức dậy trong đêm
  • Dậy quá sớm
  • Không cảm thấy khỏe sau một giấc ngủ đêm
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày
  • Dễ kích thích, trầm hoặc lo âu
  • Khó tập trung, chú tâm vào nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Dễ mắc lỗi hoặc gây tai nạn
  • Lo lắng nhiều về giấc ngủ

4. Vì sao mất ngủ khó điều trị?

Nhiều nguyên nhân làm cho mất ngủ trở thành khó điều trị:

  • Để vấn đề trở thành mãn tính nhiều năm
  • Đi khám không đúng chuyên khoa
  • Chẩn đoán không đúng mức độ và nguyên nhân
  • Lựa chọn sai phương pháp điều trị
  • Bỏ điều trị giữa chừng
    Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024

Trao đổi với bác sĩ tâm lý khi chứng mất ngủ của bạn kéo dài

5. Nên điều trị mất ngủ ở đâu?

Việc điều trị mất ngủ thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bởi vậy khi bạn nghi ngờ bị mất ngủ, bạn nên đến khám, tư vấn và điều trị tại các phòng khám có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, ví dụ như phòng khám tâm lý tâm thần của bệnh viện Vinmec.

Phòng khám tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có đầy đủ các yếu tố để trở thành nơi điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân mất ngủ:

  • Đội ngũ bác sĩ: là các bác sĩ tâm lý, sức khỏe tâm thần đến từ Trường đại học Y Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm điều trị mất ngủ
  • Các trang thiết bị đầy đủ để đánh giá mức độ và nguyên nhân gây mất ngủ
  • Các phương pháp điều trị tiên tiến kết hợp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc
  • Có chiến lược theo dõi và hỗ trợ lâu dài cho bệnh nhân mất ngủ.

Đội ngũ của bác sĩ Phòng khám Tâm lý Vinmec Times City bao gồm:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phi
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thành Luân
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Quyết
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thành Long
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa

Phòng khám hợp tác với các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và trên quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Mất ngủ là tình trạng phổ biến, có thể do tâm lý, lối sống chưa phù hợp hoặc do các bệnh lý liên quan. Dùng thuốc trị mất ngủ theo chỉ định là một trong những cách giúp cải thiện bệnh. Vậy mất ngủ uống thuốc gì hay có những loại thuốc mất ngủ nào?

Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có nhiều hình thức khác nhau như không thể ngủ sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thường thức dậy sớm dù chưa ngủ đủ, không thể có giấc ngủ bình thường như trước… Người bị mất ngủ còn cảm thấy uể oải, mệt mỏi sau khi thức dậy, thường buồn ngủ nhưng không thể ngủ được.

Nếu chứng mất ngủ diễn ra với tần suất từ 3 lần/tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng hay người bệnh vẫn cảm thấy khó ngủ dù đã áp dụng một số phương pháp cải thiện giấc ngủ thì nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Việc sử dụng thuốc trị mất ngủ hay thuốc chữa mất ngủ hay áp dụng các cách chữa trị khác có thể được bác sĩ cân nhắc chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với thuốc, bài viết này sẽ góp phần cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc mất ngủ là gì, một người mất ngủ uống thuốc gì hay uống gì trị mất ngủ, khó ngủ nên uống thuốc gì…

Thuốc trị mất ngủ là gì?

Thuốc trị mất ngủ là những loại thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Tùy vào tình trạng mất ngủ của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc ngủ, liều dùng, cách dùng… phù hợp. Thuốc ngủ cần được sử dụng một cách thận trọng theo tư vấn của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. (1)

Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024
Thuốc điều trị mất ngủ có tác dụng hỗ trợ chữa chứng mất ngủ

6 nhóm thuốc trị mất ngủ phổ biến

Mất ngủ uống thuốc gì? Dưới đây là 6 loại thuốc điều trị mất ngủ có thể đang được bác sĩ chỉ định, tư vấn sử dụng phổ biến hiện nay, cụ thể gồm có: (2)

1. Thuốc bình thần

Một số loại thuốc bình thần điển hình gồm có Clonazepam, Rotunda, Diazepam, Bromazepam… Những loại thuốc mất ngủ này có tác dụng giúp người bệnh tiến vào giấc ngủ nhanh. Thế nhưng, loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định cho người mắc bệnh chưa nghiêm trọng và chỉ bị mất ngủ ngắn. Vì sử dụng thuốc bình thần lâu ngày có thể gây ra tình trạng quen thuốc. Lúc đó, ngay cả khi có tăng liều thì người bệnh vẫn bị mất ngủ. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bình thần quá 3 ngày để tránh gặp tác dụng phụ, trong đó có thể gây suy giảm trí nhớ.

2. Thuốc ngủ

Một số thuốc ngủ phổ biến gồm có Zolpidem, Phenobarbital… Đây là nhóm thuốc mang đến tác dụng mạnh nhưng dễ gây ra tình trạng quen thuốc. Vì thế, loại thuốc chữa mất ngủ này cũng thường được bác sĩ khuyên dùng trong hợp bị mất ngủ ngắn và chưa nghiêm trọng. Người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng nhóm thuốc này quá 3 ngày. Thuốc có thể dẫn đến một số phản ứng phụ như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt… (3)

3. Thuốc kháng histamin

Một số loại thuốc kháng histamin phổ biến gồm có Clorpheniramin, Dimedrol, Promethazine… Đây là nhóm thuốc histamin thế hệ cũ, có tác dụng chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh. Thuốc được chỉ định cho người bị mất ngủ do ngứa, gãi nhiều vì mắc bệnh tổ đỉa, eczema, hắc lào… Thuốc gây ra một vài tác dụng phụ như mệt mỏi, khô mũi, khô miệng, ảnh hưởng đến trí não… Lưu ý, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng. (4)

4. Thuốc an thần kinh mới

Người bị mất ngủ uống thuốc gì? Một số thuốc an thần kính mới gồm có Amisulpride, Quetiapine, Olanzapine… Đây là các thuốc trị mất ngủ hay thuốc chữa mất ngủ có khả năng gây ngủ mạnh. Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài có thể khiến người bệnh bị béo phì vì cảm thấy ăn uống ngon miệng. Bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này với các trường hợp gặp chứng mất ngủ khi bị lo âu lan tỏa, trầm cảm, chán ăn tâm lý. Lưu ý, để tránh bị tăng cân khi sử dụng nhóm thuốc an thần kinh mới, người bệnh nên kiêng dung nạp chất béo, chất ngọt, chất bột đường… đồng thời phải tăng cường vận động và tập thể dục.

Xem thêm: Thuốc an thần là gì? Tác dụng, phân loại và cần lưu ý gì?

5. Thuốc chống trầm cảm

Một số thuốc chống trầm cảm đa vòng, 3 vòng điển hình gồm có Mirtazapine, Clomipramine… Nếu bạn đang thắc mắc uống gì trị mất ngủ kéo dài do vấn đề tâm lý, căng thẳng… thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về nhóm thuốc chống trầm cảm này. Loại thuốc này có tác động đúng vào cơ chế của giấc ngủ, cụ thể là hệ serotonin bên trong não, không gây ra tình trạng quen thuốc. Thế nhưng thuốc chống trầm cảm không có tác dụng ngay lập tức. Thông thường, phải mất 3 – 4 tuần chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, giấc ngủ mới được cải thiện rõ rệt.

Nhóm thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến một số phản ứng phụ như táo bón, đắng miệng, khô miệng, bí tiểu ở người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến. Loại thuốc mất ngủ này thường được chỉ định cho người bị mất ngủ do lo âu, trầm cảm, mất ngủ tiên phát, mất ngủ vì cảm thấy đau (khi mắc bệnh ung thư, đau dây thần kinh, gặp chấn thương).

6. Các loại thuốc điều trị bệnh lý

Tình trạng mất ngủ vào ban đêm có thể đến từ một số bệnh lý như bệnh tim mạch, dạ dày, viêm khớp, dị ứng… Tùy vào thể trạng của người bệnh và loại bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp nhằm mục đích làm giảm mức độ bệnh và kiểm soát bệnh, góp phần cải thiện tình trạng mất ngủ do bệnh lý vào ban đêm.

Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024
Thuốc bình thần, thuốc ngủ, thuốc kháng histamin… là những loại thuốc chữa mất ngủ phổ biến theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ của thuốc mất ngủ

Thuốc trị mất ngủ theo toa có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy vào loại thuốc mà bạn sử dụng, cụ thể như sau: (5)

  • Choáng váng hoặc chóng mặt, có thể gây té ngã.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Đau đầu.
  • Tình trạng buồn ngủ kéo dài.
  • Gặp phản ứng dị ứng nặng.
  • Có những hành vi không tốt liên quan đến giấc ngủ như ăn uống hoặc lái xe khi vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo.
  • Hành vi và suy nghĩ thay đổi, ví dụ như khó nhớ, kích động, ảo giác, làm hành động kỳ quái, có ý định tự tử.
  • Gặp vấn đề về hiệu suất và bộ nhớ ban ngày.

Thuốc trầm cảm có công dụng an thần được sử dụng để chữa chứng mất ngủ có thể gây ra những tác dụng phụ dưới đây:

  • Lâng lâng và chóng mặt.
  • Tình trạng buồn ngủ kéo dài.
  • Buồn nôn.
  • Khô miệng.
  • Đau đầu.
  • Cân nặng thay đổi.
  • Nhịp tim không đều.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Gặp vấn đề về hiệu suất và bộ nhớ ban ngày.
  • Có ý nghĩ tự tử.

Lưu ý khi dùng thuốc trị mất ngủ

Thuốc ngủ kê đơn (và một vài loại thuốc ngủ không kê đơn) cũng như một số loại thuốc chống trầm cảm có thể không an toàn với mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc người lớn tuổi. Dùng thuốc ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ bị té ngã vào ban đêm và gặp chấn thương ở người lớn tuổi.

Một số tình trạng sức khỏe như huyết áp thấp, bệnh thận, tim mạch, tiền sử co giật… có thể giới hạn lựa chọn sử dụng thuốc điều trị mất ngủ. Ngoài ra, thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn và thuốc ngủ kê đơn có thể tương tác với những loại thuốc khác. Việc dùng một vài loại thuốc ngủ theo toa có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc. Vì vậy, người bệnh phải sử dụng thuốc trị mất ngủ, thuốc chữa mất ngủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024
Người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị mất ngủ đúng theo chỉ định của bác sĩ

Nếu những nỗ lực của bạn để ngủ ngon không thành công thì việc đi khám và dùng thuốc chữa mất ngủ theo toa có thể là lựa chọn phù hợp. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc và tư vấn các giải pháp đi kèm. Dưới đây những lời khuyên về cách dùng thuốc trị mất ngủ an toàn:

  • Nhận đánh giá y tế: Hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi uống thuốc mất ngủ. Thông thường, bác sĩ có thể tìm ra yếu tố khiến bạn gặp chứng mất ngủ. Nếu bạn đang sử dụng thuốc ngủ hơn một vài tuần thì hãy thông báo cho bác sĩ biết.
  • Chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đọc hướng dẫn dùng thuốc: Đọc hướng dẫn sử dụng giúp bạn biết rõ thời điểm và cách dùng thuốc trị mất ngủ cũng như những tác dụng phụ tiềm ẩn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
  • Chỉ uống thuốc ngủ khi bạn sẵn sàng để ngủ: Thuốc ngủ có thể khiến người dùng không ý thức được những gì bản thân đang thực hiện, làm gia tăng nguy cơ gặp những tình huống bất lợi, nguy hiểm. Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc ngủ khi đã hoàn thành tất cả những việc cần làm và sẵn sàng để đi ngủ.
  • Uống thuốc ngủ khi biết có thể ngủ đủ giấc: Bạn chỉ nên dùng thuốc ngủ khi biết bản thân có thể ngủ tối thiểu 7 – 8 tiếng. Một vài loại thuốc điều trị mất ngủ có tác dụng ngắn được sử dụng cho trường hợp cần thức giấc giữa đêm. Do đó, bạn có thể dùng chúng khi có thể ngủ tối thiểu 4 tiếng.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy chóng mặt hay buồn ngủ trong ngày hoặc gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khác khiến bản thân khó chịu. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định loại thuốc khác, thay đổi liều lượng hoặc hỗ trợ người bệnh cai thuốc. Bạn không nên uống thuốc ngủ mới vào đêm trước khi có hoạt động hoặc cuộc hẹn quan trọng. Vì bạn không thể biết trước loại thuốc đó có tác dụng như thế nào.
  • Tránh uống rượu: Không nên để thuốc trị mất ngủ và rượu trộn lẫn với nhau (uống cùng lúc hoặc uống gần nhau). Vì rượu làm tác dụng an thần của thuốc gia tăng. Ngay cả một lượng nhỏ rượu kết hợp với thuốc ngủ cũng có thể khiến người bệnh bị lú lẫn, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Kết hợp rượu với một vài loại thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng thở chậm hoặc không phản ứng vô cùng nguy hiểm. Mặt khác, rượu còn có thể gây mất ngủ.
  • Tránh uống thuốc ngủ với opioid: Opioid là nhóm thuốc giảm đau đa dạng, bao gồm những loại thuốc theo toa, ví dụ như methadone, morphine, hydrocodone, oxycodone và opioid fentanyl tổng hợp. Nhóm này cũng bao gồm những loại thuốc bất hợp pháp, ví dụ như bạch phiến. Kết hợp thuốc ngủ và thuốc opioid có thể gây nguy hiểm. Sự kết hợp này có thể làm tác dụng an thần của thuốc ngủ gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng thở chậm hoặc không phản ứng, thậm chí dẫn đến ngừng thở.
  • Uống thuốc chữa mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ: Một vài loại thuốc ngủ theo toa chỉ được dùng trong thời gian ngắn. Để đảm bảo an toàn, bạn cần nhận tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, bạn không nên dùng liều cao hơn quy định. Nếu liều ban đầu chưa mang đến công dụng như mong muốn, bạn cũng không được tự ý dùng thêm thuốc.
  • Hãy bỏ thuốc cẩn thận: Khi bạn đã sẵn sàng để ngưng sử dụng thuốc thì hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một vài loại thuốc phải dừng sử dụng từ từ. Lưu ý, bạn có thể bị mất ngủ tái phát trong vài ngày sau khi ngưng sử dụng thuốc trị mất ngủ.

Cách trị mất ngủ không dùng thuốc

Cách chữa chứng mất ngủ không sử dụng thuốc chủ yếu dựa vào việc xây dựng thói quen, lối sống khoa học và suy nghĩ tích cực, cụ thể như sau:

  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần được sắp xếp cân bằng. Bạn không nên làm việc quá sức để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, thư giãn.
  • Bạn nên duy trì thói quen ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách để giải tỏa căng thẳng, góp phần loại bỏ các yếu tố gây mất ngủ.
  • Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng khoa học với những thực phẩm hữu ích.
  • Bổ sung các hoạt chất thiên nhiên từ Ginkgo Biloba (bạch quả) và Blueberry (việt quất) có thể cải thiện tình trạng thiếu máu não, hỗ trợ giảm mất ngủ, khó ngủ, đau đầu hiệu quả.
  • Vào buổi tối, bạn không nên sử dụng các chất kích thích hoặc ăn quá no.
  • Bạn nên thường xuyên rèn luyện thể chất, vận động để có tinh thần thoải mái, sức khỏe dẻo dài, giúp máu lưu thông tốt, dễ ngủ hơn.
  • Chọn nơi ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoải mái, có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Bạn có thể dùng nến thơm hay tinh dầu để giúp đầu óc thư giãn, dễ ngủ hơn.
  • Bạn có thể sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý để cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm. Cụ thể, thông qua liệu pháp trao đổi, trò chuyện trực tiếp, chuyên gia tâm lý có thể giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân sâu xa gây mất ngủ, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.
    Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất năm 2024
    Để ngủ ngon hơn, bạn nên chọn nơi ngủ yên tĩnh, thoải mái, có nhiệt độ, ánh sáng phù hợp…

Điều trị mất ngủ ở đâu?

Chúng ta đã biết có những loại thuốc trị mất ngủ nào phổ biến hay mất ngủ uống thuốc gì. Vậy nên điều trị mất ngủ ở đâu? Trung tâm Khoa học Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín có thể giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân mất ngủ, định hướng phác đồ điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc thông qua các liệu pháp tiên tiến khác. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, tận tình, chu đáo cùng trang thiết bị hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ 1.5 – 3 Tesla, máy chụp cắt lớp vi tính 768 lát cắt, máy điện não vi tính EEG-1200K, máy đo đa ký giấc ngủ, máy điện cơ Ultra S100…

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, mất ngủ nên uống thuốc gì? Khó ngủ nên uống thuốc gì? Người bệnh nên dùng thuốc trị mất ngủ hay thuốc chữa mất ngủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh gặp tác dụng phụ. Nếu đang gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm.

Mất ngủ khi nào nên đi khám?

Theo các chuyên gia, nếu mất ngủ kéo dài hơn 4 tuần thì hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra. Trong trường hợp chứng mất ngủ ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập và cuộc sống cá nhân thì cần phải được điều trị ngay lập tức.

Thời gian điều trị mất ngủ bao lâu?

Việc điều trị mất ngủ mãn tính thường kéo dài vài tháng và được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn đầu của việc điều trị bệnh nhân có thể mệt mỏi, Những triệu chứng đó sẽ hết dần, bệnh nhân ngủ lại được và sức khỏe cải thiện.

Bệnh mất ngủ điều trị ở đâu?

Nên điều trị mất ngủ ở đâu? Việc điều trị mất ngủ thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bởi vậy khi bạn nghi ngờ bị mất ngủ, bạn nên đến khám, tư vấn và điều trị tại các phòng khám có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, ví dụ như phòng khám tâm lý tâm thần của bệnh viện Vinmec.

Rối loạn giấc ngủ nên khám ở đâu?

Có thể khám rối loạn giấc ngủ tại chuyên khoa Nội thần kinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Khoa Nội thần kinh thuộc Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuyên khám và tư vấn, điều trị các bệnh lý thần kinh nói chung và rối loạn giấc ngủ nói riêng.