Bí tích rửa tội được lập khi nào năm 2024

Linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng (chánh xứ nhà thờ Vườn Xoài) cho biết, bí tích rửa tội là một trong 7 phép bí tích của đạo Công giáo.

Bí tích rửa tội còn được gọi là phép dìm (thời xưa, người lãnh bí tích này được dìm ba lần trong nước) và phép rửa ban ơn thánh thần để được tái sinh và đổi mới. Bí tích này cũng là cửa ngõ dẫn vào các bí tích khác và là điều kiện cần thiết để lãnh các bí tích khác.

Bí tích rửa tội được lập khi nào năm 2024

Tái sinh làm con Thiên Chúa

ĐỘC LẬP

Bí tích rửa tội làm cho người nhận trở thành người Công giáo. Đây cũng là thông điệp Chúa Giêsu đã cứu chuộc để ban người nhận trở thành con cái của Chúa.

"Giáo hội khuyên những bậc cha mẹ nên đem con đi rửa tội sau khi sinh một tháng. Trước đây, cha mẹ cũng được đưa vào nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội nên giờ sẽ bế con lên tuyên xưng đức tin của mình thay cho con. Lãnh nhận bí tích này là đi đến cửa ngõ của sự sống", vị linh mục cho biết.

Bí tích rửa tội được lập khi nào năm 2024

Khi rửa tội, linh mục đổ nước lên đầu người lãnh nhận

ĐỘC LẬP

Cũng theo vị linh mục, nghi thức chính yếu của bí tích này là việc đổ nước trên đầu (ba lần) trong khi thừa tác viên (người làm công việc được giao) đọc: "T…, cha rửa con, nhân danh cha và con và thánh thần". Trong đó, "T…" là tên thánh các ứng viên chịu bí tích rửa tội. Linh mục cử hành nghi thức theo đúng hướng dẫn của Hội thánh.

"Nước phải đổ trên đầu ứng viên vì đầu tượng trưng cho toàn cơ thể. Đối với những người có tóc dày, Giáo hội khuyên nên đổ nước trên trán, nghĩa là nước phải chạm đến da. Khi đổ nước, phải đổ sao cho chảy thành dòng để chỉ sự tẩy rửa, không đổ vài giọt vì như vậy sẽ không đủ", linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng cho hay.

Vai trò của người đỡ đầu

Cũng theo vị linh mục, người đỡ đầu gắn liền với một đứa trẻ cả cuộc đời. Đây là cha mẹ thiêng liêng, có bổn phận chăm sóc, hướng dẫn con học đạo.

Bí tích rửa tội được lập khi nào năm 2024

Bí tích này mở đường vào các bí tích khác, phép rửa tội chỉ được lãnh duy nhất một lần

ĐỘC LẬP

"Người đỡ đầu là người sống tốt để hướng dẫn đức tin cho con mình. Cha mẹ sẽ chọn người đỡ đầu cho con. Một cha mẹ đỡ đầu có thể nhận nhiều đứa trẻ và giúp chúng trong suốt cuộc đời, có bổn phận nhắc nhở, khuyên bảo để con đỡ đầu sống đạo đức", vị cha xứ nói.

Các giáo xứ có thời gian cử hành bí tích rửa tội khác nhau. Giáo xứ Vườn Xoài cử hành vào Chúa nhật đầu tháng.

"Khi cử hành linh mục sẽ nhắc nhở, giáo dục, dạy dỗ con cái để con cái trở thành món quà của cha mẹ, mang niềm vui, tiếng cười đến với gia đình. Đồng thời linh mục cũng nhắc nhở cha mẹ sống giữ đức tin để các con biết sống theo đạo Chúa", linh mục Phêrô Vũ Minh Hùng chia sẻ.

  1. Để ta đưpực sinh lại làm con của Chúa Cha / và được gia nhập vào Hội Thánh / làm chi thể của Ngài.

3- H. Trước khi được Rửa tội, ta thề hứa những gì ?

  1. Ta thề hứa từ bỏ ma quỷ / xa lánh mọi tội lỗi / và tuyên xưng đức tin mà Hội Thánh đã truyền cho ta.

4- H. Bí tích Rửa tội tẩy rửa ta sạch những tội nào ?

  1. Bí tích Rửa tọi tẩy rửa ta sạch tội tổ tông / và các tội riêng ta đã phạm / cùng tha mọi hình phạt của các tội ấy.

5- H. Được gia nhập vào Hội thánh ta phải làm gì ?

  1. Ta luôn sống theo lời Hội Thánh dạy / để xứng đáng là con cái Chúa Cha, là chi thể của Chúa Ki-tô và đền thờ của Chúa Thánh Thần.

PHẦN GIÁO LÝ VIÊN

  1. CẦU NGUYỆN KHAI MẠC

Lậy Chúa Giêsu, nhờ Bí tích Rửa tội chúng con được làm con Thiên Chúa, được tham dự vào sự sống mới của Ba Ngôi Thiên Chúa, xin ban ơn cho chúng con để chúng con biết lắng nghe Lời Chúa dậy, học và thực hiện những điều chúng con đã hứa trong ngày lãnh Bí tích Rửa tội.

Đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi.

II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.

1/ Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.

+ Ôn bài cũ :

- Chúa Giêsu đã lập ra những phương tiện nào để ta gặp gỡ Ngài ?

- Bí tích là gì ?

+ Kiểm tra quyết tâm :

Trong tuần vừa qua các em có thực hiện quyết tâm đi tham dự Thánh lễ hai lần để gặp gỡ Chúa không ?

2/ Dẫn vào Lời Chúa.

Trong một ngôi làng nọ, có một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ, ánh mắt dịu hiền như đang chờ đợi ai, mặc dù cơn bệnh đang hoành hành thân xác ông...

Một em bé đến thăm ông lão, cất tiếng hỏi :

- Thưa ông, năm nay ông được bao nhiêu tuổi rồi?

- Được 5 tuổi, ông lão trả lời.

Em nhỏ vô cùng ngạc nhiên băn khoăn suy nghĩ thì ông lão ôn tồn nói : Ông có mặt ở đời này 75 năm rồi, nhưng ông chỉ mới được sinh lại làm con Thiên Chúa nhờ Bí tích Rửa tội cách đây 5 năm...

Như lời ông lão nói đó các em : khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa tội là lúc chúng ta được Thiên Chúa sinh ra trong sự sống mới, thuộc về Thiên Chúa, có sự sống đời đời, được làm con Thiên Chúa, là anh em với nhau trong Hội Thánh. Điều này được Thánh Phaolô khẳng định khi Ngài viết thư gửi cho tín hữu Rôma.

Mời các em cùng đứng lên lắng nghe Lời Chúa.

III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA : Rm 6, 3- 4.

IV. GIẢI THÍCHLỜI CHÚA.

1/ Dẫn giải Lời Chúa.

- Lời Chúa các em vừa nghe được trích trong sách nào ? (Trích trong thưThánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Rôma).

-Thánh Phaolô cho chúng ta biết khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy để được thuộc về Đức Kitô là chúng ta được dìm vào cái gì (Được dìm vào trong cái chết của Đức Kitô).

-Vì được dìm vào trong cái chết của Đức Kitô, được mai táng với Đức Kitô thì chúng ta cũng sẽ được làm sao với Đức Kitô ? (Chúng ta cũng sẽ được sống một đời sống mới như Đức Kitô).

Như thế, Lời Chúa trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Rôma cho chúng ta biết : Khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội là chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy nghĩa là được dìm vào trong cái chết của Người, được mai táng với Người, được sống lại cùng Người. Nói cách khác, khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội là lúc chúng ta từ bỏ con người tội lỗi, con người cũ trở nên con người mới, lãnh nhận sự sống mới, sự sống của Chúa, được làm con Thiên Chúa, là anh em với nhau trong Hội Thánh.

2/ Giải thích các câu hỏi thưa.

* Câu 1, 2 : Chúa Giêsu lập Bí tích Rửa tội để làm gì ?

-Các em đã lãnh nhận Bí tích rửa tội chưa ? (Rồi). Khi nào ? (Khi còn bé). Các em đã trở nên con Thiên Chúa chưa ? (Đã trở nên con Thiên Chúa rồi).

- Khi tay chân quần áo các em bẩn, các em dùng gì để rửa cho sạch vết bẩn (Dùng nước).

- Khi một bông hoa, một cấy cảnh bị héo do thiếu nước các em làm gì để cho chúng tươi lại ? (Dùng nước tưới cho chúng tươi lại).

Cũng vậy, nhờ nước thanh tẩy là ơn Chúa Thánh Thần trong Bí tích Rửa tội, Thiên Chúa tẩy rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi làm cho ta được sinh lại làm con Thiên Chúa, được gia nhập vào Hội Thánh.

Đọc chung câu 1, 2.

* Câu 3 : Trước khi được rửa tộâi ta thề hứa những gì ?

Các em đã tham dự Thánh lễ Rửa tội cho người lớn chưa ? Trước khi ban Bí tích Rửa tội cho người lớn, linh mục hỏi người muốn lãnh nhận Bí tích Rửa tội : Có từ bỏ ma quỷ, xa lánh mọi dịp tội do ma quỷ gây ra không ? Có tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng không ? Người muốn lãnh nhận Bí tich Rửa tội phải xin từ bỏ tội lỗi vàtuyên xưng đức tin thì mới được rửa tội.

Cũng thế khi các em lãnh nhận Bí tích Rửa tội, các em còn nhỏ chưa nói được thì ba mẹ và người đỡ đầu tuyên xưng đức tin thay cho các em.

Đọc chung câu 3.

* Câu 4 : Bí tích Rửa tội tha những tội nào ?

- Các em lãnh nhận Bí Tích Rửa tội khi còn nhỏ xíu, các em chưa có đủ trí khôn nên chưa làm điều gì xấu, chưa có tội tại sao lại phải chịu Bí tích Rửa tội để Chúa tha tội ? Chắc chắn các em phải có tội gì đó nên các em mới chịu bí tích Rửa tội. Vậy các em có tội gì ? (Tội tổ tông).

Đúng rồi, tội tổ tông là tội của ai ? (Tội của ông bà nguyên tổ Adong và Evà).

-Nhưng tại sao hết thảy chúng ta lại mắc tội của ông bà trong khi chúng ta không phạm tội đó ? (Tuy chúng ta không phạm tội nhưng chúng ta chịu ảnh hưởng của tội đó do ông bà truyền lại).

-Ảnh hưởng của tội nguyên tổ là gì ? (Là sống trong tình trạng tội lỗi, yếu đuối, hay sangã phạm tội, phải đau khổ và phải chết.)

- Đối với người lớn ngoài tội tổ tông còn có tội gì nữa không ? (Tội riêng của họ, do họ đã phạm).

- Vậy Bí tích Rửa tội tha những tội nào ? (Tha tội tổ tông và với những người lớn, Bí tích Rửa tội tha cả những tội họ đã phạm).

Đọc chung câu 4.

* Câu 5 : Được gia nhập Hội Thánh ta phải làm gì ?

-Khi tay chân được rửa sạch, quần áo các em mặc thì mới và sạch sẽ các em phải làm gì ? Có được nghịch đất để làm bẩn tay chân, quần áo không ? (Không, phải giữ cho tay chân, quần áo sạch sẽ, không nghịch đất làm bẩn quần áo, tay chân).

Cũng vậy, khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta được Thiên Chúa tẩy sạch mọi tội lỗi, được trở nên trong trắng, trở nên thánh thiện xứng đáng là con Thiên Chúa, là anh em với nhau trong Hội thánh, chúng ta phải cố gắng giữ gìn cho tâm hồn luôn trong trắng và thực hành những điều Chúa và Hội thánh dậy.

V CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ.

1/ Gợi tâm tình.

Bài học hôm nay cho chúng ta biết, nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được Thiên Chúa thứ tha, rửa sạch mọi tội lỗi, làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa, là anh em trong một gia đình là Hội thánh. Trong tâm tình con thảo chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.

2/ Lời nguyện :

Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã nói : “Ai không sinh lại bởi nước và Thánh Thần thì không có sự sống đời đời”, chúng con là những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, được sinh lại bởi nước và Thánh Thần, có sự sống đời đời. Xin cho mỗi người chúng con hằng ngày luôn biết thực hiện những điều đã hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội là từ bỏ ma quỷ, xa lánh các dịp tội và tin vào Thiên Chúa, để chúng con xứng đáng đón nhận mọi ơn lành Thiên Chúa ban. Chúng con cầu xin Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

VI. SINH HOẠT : Băng reo.

- Bí tích Rửatội - Rửa sạch mọi tội lỗi.

- Bí tích Rửa tội - Cho ta làm con Chúa.

- Bí tích Rửa tội - Giúp ta trở nên anh em.

- Em quyết tâm - Thực hiện điều đã hứa.

VII. BÀI TẬP : Đánh dấu + vào câu đúng, dấu - vào câu sai.

¨ 1/ Bí tích rửa tội rửa ta sạch tội tổ tông và các tội riêng ta đã phạm cùng tha mọi hình phạt bởi các tội ấy.

¨ 2/ Chúa Giêsu lập Bí tích Rửa tội để ta được sinh lại làm con Thiên Chúa, được gia nhập vào Hội Thánh.

Bí tích Rửa tội được thành lập khi nào?

Bí tích Rửa tội thì khác, chính là lệnh truyền của Chúa Giêsu (Mt 18,19) và hiệu quả là:“Ai tin và chịu Phép Rửa, sẽ được cứu độ”(Mc 16,16). Nội dung chính: Chúa Giêsu đã lập Bí tích Rửa tội, để làm cho chúng ta là những người tin vào Chúa được tái sinh và đổi mới thành con cái Thiên Chúa.

Bí tích Rửa tội bán cho ta những gì?

Theo đức tin Kitô giáo, Bí tích Rửa Tội ban cho người lãnh 4 ơn sau đây: Tha tội nguyên tổ và mọi tội riêng người ấy phạm trước khi rửa tội, cùng mọi hình phạt do tội gây ra. Sinh lại vào đời sống mới, trở thành con cái Chúa Cha, chi thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần.

Chúa Giêsu lập Bí tích Rửa tội để làm gì?

Chúa Giêsu lập Bí tích Rửa tội (Mt 28,18-20) trước khi Người về trời để ban lại Sự Sống linh hồn cho những người tin theo Chúa. Họ được tha mọi tội (tội Tổ tông và tội riêng nếu có), tha mọi hình phạt bởi tội, ban ơn Thánh hoá cho nên CON CHÚA, CON Giáo Hội Công Giáo (Glcg92 1250).

bí tích Thêm Sức được thành lập khi nào?

Lúc đầu thánh Tôma cho rằng Đức Giêsu lập phép Thêm Sức khi Người đặt tay trên đầu các trẻ em (x. Mt 19, 15). Về sau, ông bỏ ý kiến này ; theo ông, Đức Kitô lập bí tích này khi hứa ban Thánh Thần (x. Ga 16, 7).