Các phần phụ của phim gọi là gì năm 2024

Tin điện ảnh · VLynd · 5 năm trước

Khi đọc một bài báo về phim, hẳn các bạn sẽ thấy những cụm từ như easter egg, sequel, reboot... xuất hiện, vậy những từ này có nghĩa là?

Về bản chất, làm phim là một quá trình đòi hỏi tính phối hợp rất cao. Đạo diễn, sản xuất, biên kịch, đạo diễn hình ảnh, điều khiển máy quay, thiết kế mỹ thuật, hóa trang – phục trang… là những nghề nghiệp bạn sẽ thấy trong thành phần một đoàn làm phim chuyên nghiệp.

Các phần phụ của phim gọi là gì năm 2024

Quá trình sản xuất một bộ phim

Không phải ngẫu nhiên mà ngành sản xuất phim được gọi là “Ngành công nghiệp” ở Hollywood. Từ lúc việc làm phim được ra đời trong hệ thống các studio, nó đã luôn được vận hành theo hướng công nghiệp hoá.

Việc làm phim bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn tiền kì, giai đoạn sản xuất (quá trình quay phim) và giai đoạn hậu kì.

Những người làm những công việc khác nhau sẽ tham gia vào những thời điểm khác nhau trong lịch trình sản xuất. Lịch trình sản xuất một bộ phim có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tuỳ thuộc vào quy mô của bộ phim. Trong một đoàn làm phim nhỏ, độc lập sẽ có khoảng vài chục người trong khi một đoàn làm phim bom tấn của Hollywood thậm chí sẽ có đến cả ngàn người.

“Above the Line” và “Below the Line”

Trong ngành công nghiệp điện ảnh, các thành viên trong đoàn làm phim được chia làm 2 thành phần: những người nhóm “Above the line” và những người thuộc nhóm “Below the line.”

Những người thuộc nhóm “Above the line” là những người có nhiều quyền lực nhất, những người đó nắm quyền điều hành dự án. Họ là những người đứng đầu công ty sản xuất, hãng phim, phụ trách sản xuất, biên kịch, đạo diễn, một số DOP tên tuổi, và những tài năng chính trong phim (những diễn viên hoặc những ngôi sao) tham gia vào quá trình sáng tạo ngay từ đầu của dự án. Tất nhiên, họ sẽ là những người được trả lương cao nhất, theo thỏa thuận, chứ không tính theo giờ.

Những người thuộc nhóm “Below the line” là những thành phần còn lại, ở các vị trí chịu trách nhiệm về công việc hàng ngày trong đoàn phim. Họ được phân vào từng tổ tương ứng với chuyên môn của họ. Lương thưởng và điều kiện làm việc của những người thuộc nhóm này thường được quy định theo nghiệp đoàn, trả theo giờ.

  • Khoá học Làm phim cơ bản – Basic Filmmaking của Trung tâm TPD.

Các thành phần đoàn làm phim trong Giai đoạn tiền kì

Giai đoạn tiền kì là giai đoạn chuẩn bị trước khi bộ phim bắt đầu được bấm máy. Giai đoạn tiền kì được bắt đầu khi một studio, một công ty sản xuất hoặc một nhóm nhà đầu tư bật đèn xanh cho một kịch bản.

– Biên kịch và đạo diễn: Họ sẽ phải hoàn thành kịch bản.

– Trợ lý đạo diễn số 1 (1st AD): Chuẩn bị lịch quay.

Production Office (Văn phòng sản xuất):

– Điều hành Sản xuất (Executive Producers): Họ sẽ lo về kinh phí của bộ phim (tìm kiếm, tài trợ, cho tiền), giám sát tất cả những yếu tố then chốt trong quá trình sản xuất.

– Sản xuất: Điều hành việc sản xuất và các thành viên khác trong nhóm sản xuất. Trong tổ sản xuất có vị trí khác nhau như:

+ Sản xuất hiện trường (Line producer): Quản lý kinh phí của bộ phim và lên lịch của cả quá trình sản xuất phim.

+ Giám sát sản xuất (Production Manager): Giám sát công việc hàng ngày của tổ sản xuất như lên kinh phí, lên lịch và quản lý nhân sự. Họ thường sẽ báo cáo công việc cho người sản xuất hiện trường và giám sát công việc của Điều phối sản xuất (Production Coordinator)

+ Điều phối sản xuất (Production Coordinator): Điều phối tất cả các công việc hậu cần liên quan đến diễn viên, thành viên trong đoàn và trang thiết bị.

+ Trợ lý sản xuất (Production Assistants): Đây là những thành viên phụ trách việc hậu cần và nhưng việc vặt khác trong quá trình sản xuất.

Location (Phụ trách bối cảnh):

– Quản lý bối cảnh (Location Manager): Tìm và chốt tất cả các bối cảnh phim và những giấy tờ liên quan.

– Trợ lý cho quản lý bối cảnh (Assistant location manager): Làm việc cùng quản lý bối cảnh và nhiều tổ khác để chuẩn bị mọi thứ cần thiết trên bối cảnh.

– Khảo sát bối cảnh (Location scout): Làm công việc nghiên cứu, đi thăm dò và chụp hình các địa điểm thích hợp để chọn làm bối cảnh.

Art Department (Tổ thiết kế)

– Thiết kế sản xuất (Production Designer): Truyền tải nội dung trên trang giấy thành hình ảnh (Bối cảnh, phục trang, hoá trang).

– Giám đốc nghệ thuật (Art Director): Làm việc cùng thiết kế sản xuất để xây dựng và trang trí cho bối cảnh, chuẩn bị những đạo cụ và giúp cho việc xây dựng nên cái nhìn tổng thể cho bộ phim. Ở trong những đoàn làm phim nhỏ thì Giám đốc nghệ thuật sẽ kiêm luôn làm Thiết kế bối cảnh (Set Designer)

Sets (Bối cảnh)

– Thiết kế bối cảnh (Set Designer): Làm việc cùng đạo diễn và tổ thiết kế để xây dựng và thiết kế tất cả kết cấu và không gian nội của bối cảnh.