1 thế nào là sự phát triển bền vững năm 2024

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu này của thế hệ tương lai dựa trên sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa bốn nội dung chính: Tăng trưởng kinh tế; Đảm bảo công bằng xã hội; Bảo vệ môi trường và Tôn trọng nhân quyền. Khái niệm phát triển bền vững dựa trên nguyên tắc chung về tiến bộ loài người - Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng giữa các thế hệ. Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn quan điểm “phát triển bằng mọi giá”, bởi phát triển bằng mọi giá là khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển ngắn hạn, bất kể tác động của nó đến quá trình phát triển của toàn nhân loại.

Quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển. Là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.

Phát triển bền vững đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam xác định là một mục tiêu chiến lược, lâu dài. Ở Việt Nam, khái niệm “phát triển bền vững” được biết đến, được triển khai nghiên cứu lý luận bởi các nhà khoa học vào khoảng cuối thập kỷ 80 - đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cũng như các nước trên thế giới, phát triển bền vững đã trở thành nhu cầu cấp thiết và là xu hướng tất yếu trong quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển bền vững, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

1 thế nào là sự phát triển bền vững năm 2024

Theo tinh thần đó, quan điểm phát triển của Đảng được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ giai đoạn 2001 - 2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là lần đầu tiên ba trục tam giác tăng trưởng kinh tế - tiến bộ, công bằng xã hội - bảo vệ môi trường là những yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên sự phát triển. Tính bền vững được Đảng ta đề cập cụ thể, rõ ràng và đã trở thành một quan điểm chính thức về sự phát triển của Đảng: “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.

Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững là cơ sở lý luận để Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ). Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam gồm 5 phần: Phát triển bền vững - con đường tất yếu của Việt Nam; Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững; Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững; Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững; Tổ chức thực hiện phát triển bền vững.

Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Từ mục tiêu tổng quát, trong “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” cũng đã xác định các mục tiêu cụ thể phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường. Để bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu tổng quát cũng như các mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra các nhóm giải pháp tổ chức thực hiện định hướng phát triển bền vững, gồm: Hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững; Huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững; Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững.

1 thế nào là sự phát triển bền vững năm 2024

Quan điểm phát triển bền vững tiếp tục được Đảng ta đề cập một cách cụ thể, sâu sắc hơn trên từng lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Trên lĩnh vực kinh tế: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”. Về mặt xã hội, “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người”. Trong lĩnh vực môi trường, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn... Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển”.

Nếu như trong các văn kiện Đại hội IX và Đại hội X, Đảng ta chủ yếu đưa ra những quan điểm chỉ đạo cho sự phát triển bền vững của đất nước thì phát triển bền vững được thể hiện một cách tập trung và thông qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, từ Cương lĩnh cho Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đến Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; biểu hiện trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.

Trước tiên, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, quan điểm phát triển bền vững được Đảng ta đặt ở vị trí hàng đầu trong số các quan điểm phát triển, thể hiện thành một mệnh đề: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”.

Để có thể hoàn thành mục tiêu chiến lược phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thì phát triển nhanh là yêu cầu đặt ra một cách cấp thiết; song phải bảo đảm và dựa trên nền tảng phát triển bền vững. Giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau: “Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội”.

1 thế nào là sự phát triển bền vững năm 2024

Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững đặt ra yêu cầu là phát triển bền vững phải được biểu hiện cụ thể ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội mà trước hết là trong lĩnh vực kinh tế; bởi lẽ, phát triển kinh tế là đầu tàu, động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác. Kinh tế tăng trưởng, phát triển lại là điều kiện quan trọng để Nhà nước, xã hội chăm lo phát triển văn hóa, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và tăng cường mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường. “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Tuy nhiên, để đất nước có thể phát triển bền vững thì điều kiện tiên quyết là môi trường chính trị phải ổn định, an ninh, quốc phòng phải được tăng cường, độc lập, chủ quyền quốc gia phải được bảo vệ vững chắc. Vì lẽ đó, Đảng nhấn mạnh: “Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”.

Thực hiện quan điểm của Đảng, căn cứ vào Chương trình hành động thế kỷ XXI của Liên hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam; Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ). Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam nêu bật những vấn đề đang đặt ra trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, những thách thức mà Việt Nam đang phải đối phó. Chiến lược đã tạo lập mối quan hệ tương hỗ giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; đã xác định khung thời gian để thực hiện và gắn trách nhiệm của các ngành, các địa phương, các tổ chức và các nhóm xã hội; đã tính tới việc sử dụng các nguồn lực tổng hợp để thực hiện chiến lược. Chính phủ cũng đã thành lập Hội đồng phát triển bền vững quốc gia để chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với nhiều điều chỉnh, bổ sung quan trọng về nội dung cũng như quản lý nhà nước về phát triển bền vững.

Trên phương diện thực hiện vai trò tổ chức thực hiện phát triển bền vững ở nước ta trong những năm qua, Chính phủ đã có những thay đổi và đạt được những thành tựu nhất định, nhất là trong vai trò phát triển thể chế và tăng cường năng lực quản lý sự phát triển bền vững.

Về phát triển thể chế: Việt Nam đạt được một số kết quả khả quan về xây dựng khuôn khổ thể chế, luật pháp có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, bao gồm: (i) Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương được thành lập đồng bộ, có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức rõ ràng, đang hoạt động có hiệu quả; (ii) Đã ban hành được hệ thống các chính sách và văn bản pháp luật quan trọng về công tác kế hoạch hoá và quản lý phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Về tăng cường năng lực quản lý sự phát triển bền vững: Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở tất cả các cấp quản lý là một trong những công tác trọng điểm nhằm thực hiện thắng lợi định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Công tác này ở nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả trên các nội dung chính như: (i) Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho các tổ chức và đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác quản lý môi trường ở các cấp; (ii) Thành lập tổ chức quản lý môi trường tại các bộ, ngành để thực hiện chức năng quản lý môi trường của ngành; (iii) Tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu và quan trắc môi trường; (iv) Tăng cường hệ thống thông tin môi trường quốc gia, ngành và địa phương; (v) Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường; sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường.

Lợi ích đem lại cho cộng đồng từ định hướng chiến lược phát triển bền vững

Việt Nam, một đất nước với lịch sử và văn hóa đa dạng, đã không ngừng phấn đấu để đạt được sự phát triển bền vững theo Định hướng chiến lược phát triển quốc gia. Việt Nam đã thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững từ nhiều năm trước, nhờ vào Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/8/2004, chiến lược này đã mang lại những sự đổi mới cần thiết trong nhiều khía cạnh cuộc sống.

Với Định hướng chiến lược phát triển, cuộc sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Hệ thống giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, mang lại cơ hội học tập tốt hơn cho thế hệ trẻ. Sự phát triển của kinh tế đã dẫn đến sự tăng trưởng về thu nhập, giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn.

Chiến lược này cũng đặt sự tăng cường hệ thống y tế là một ưu tiên. Bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng y tế và đảm bảo người dân có quyền truy cập vào dịch vụ y tế chất lượng, sức khỏe của cộng đồng được nâng cao.

Một phần quan trọng của phát triển bền vững là bảo vệ môi trường. Việt Nam đã cam kết đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế không gây hại cho môi trường. Các chính sách về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững đã được áp dụng, giúp duy trì cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.

Năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã công bố Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, một tài liệu quan trọng định hướng cho sự phát triển trong thập kỷ tới. Chiến lược này cam kết tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân. Điều này đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Cùng với việc nâng cao trình độ kỹ năng của lao động, Việt Nam đang hướng đến một tương lai tươi sáng cho cả quốc gia.

Việt Nam đang xây dựng một xã hội hiểu biết hơn về phát triển bền vững. Chính sách và chương trình giáo dục đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm.

Việt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng của cộng đồng quốc tế. Sự tham gia tích cực trong các hiệp định thương mại quốc tế và vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững đang nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Với môi trường kinh doanh ngày càng thân thiện và ổn định và dần quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững – xu hướng đầu tư mới của các nước phát triển, Việt Nam thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế và mang đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và tạo ra cơ hội kinh doanh mới.

Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, bắt đầu từ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cộng đồng. Việt Nam đang hướng tới một tương lai tươi sáng, với sự nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và tạo ra cơ hội mới cho mọi người.

Bảo Việt và phương châm kinh doanh bền vững

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng biến đổi, hoạt động kinh doanh bền vững không chỉ là một xu hướng mà còn là một tương lai mà mọi doanh nghiệp cần hướng đến. Do vậy, Đảng bộ Tập đoàn Bảo Việt luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp, coi đó là nền tảng, là động lực để Bảo Việt phát triển bền vững đúng định hướng.

Kinh doanh bền vững đơn giản là một mô hình kinh doanh mà mục tiêu không chỉ là lợi nhuận mà còn là sự cân nhắc đối với môi trường và xã hội. Một doanh nghiệp bền vững không chỉ xem xét cách họ sản xuất và tiêu thụ, mà còn tạo ra giá trị cho cộng đồng và môi trường xung quanh họ. Trong thời đại mà nguồn tài nguyên thiếu hụt và biến đổi khí hậu trở nên nguy hiểm, kinh doanh bền vững được cho là một phần quan trọng của sự tiến bộ.

Với tầm nhìn “Giữ vững vị thế Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh, tăng trưởng hiệu quả và bền vững” cùng sứ mệnh “Bảo đảm sự bình an, thịnh vượng và lợi ích lâu dài cho khách hàng, nhà đầu tư, người lao động và cộng đồng”, trong phương châm kinh doanh của mình, Bảo Việt luôn gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội - ba yếu tố đóng vai trò nền tảng cho thành công lâu dài của Bảo Việt. Trong đó mục tiêu kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất của Bảo Việt vì đây chính là điều kiện cần để thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường.

Theo đồng chí Trần Thị Diệu Hằng - thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Việt: Bên cạnh những mục tiêu kinh tế, chúng tôi hiểu rằng mục tiêu bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội chính là các yếu tố nền tảng cho sự thành công lâu dài, bền vững của Bảo Việt. Phát triển bền vững giúp cân bằng các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Vượt ra ngoài mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và tối đa hóa các giá trị đem lại cho cổ đông, với vai trò là định chế tài chính - bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, Bảo Việt đồng thời nhận thấy sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên, sự phát triển mất cân đối trong xã hội tạo ra các ảnh hưởng mang tính hệ thống và từ đó tác động ngược trở lại, hạn chế các hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. Vì vậy, chiến lược phát triển bền vững của Bảo Việt tập trung vào việc thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc trong dài hạn, kết hợp với thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Bảo Việt ứng dụng công nghệ 4.0 để xây dựng nên hệ sinh thái tài chính – bảo hiểm số, lấy khách hàng làm trung tâm. Bảo Việt đã liên tục có những bước đột phá, tăng cường đầu tư và củng cố nền tảng công nghệ thông tin để phát triển và mở rộng mạng lưới phục vụ, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Các hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn đóng góp cho việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Bằng việc thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm, doanh nghiệp giúp người dân an tâm hơn trong cuộc sống và kinh doanh của họ. Điều này không chỉ hỗ trợ bảo vệ tài sản cá nhân mà còn đảm bảo rằng các rủi ro có thể được quản lý và giảm thiểu, mang ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế và xã hội bền vững, nơi mà mọi người có thể ổn định cuộc sống, được phát triển và đóng góp cho đất nước.

Bảo Việt đầu tư phát triển các sản phẩm vi mô như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm học sinh nhằm giúp khách hàng thu nhập thấp, ở các khu vực nông thôn có thể tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm cho cuộc sống và hoạt động sản xuất, nông nghiệp. Bên cạnh đó, Bảo Việt cũng san sẻ với xã hội khi nghiên cứu và phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhằm đem lại nguồn thu nhập ổn định của người lao động sau khi về hưu, gắn kết doanh nghiệp với người lao động đồng thời góp phần giảm bớt áp lực về ngân sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước; các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt dành cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch với mong muốn chia sẻ gánh nặng tài chính với người bệnh, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng.

Nhờ quyết tâm với định hướng phát triển bền vững, Đảng ủy Tập đoàn đã kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy triển khai hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững. Từ những cách làm sáng tạo, hiệu quả, quan tâm tới tác động tới môi trường, xã hội của từng đảng viên, từng Chi bộ, Đảng bộ, Tập đoàn Bảo Việt đã duy trì sự phát triển ổn định, thậm chí ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất do dịch bệnh Covid-19 cũng như thời kỳ hậu Covid-19. Sau 9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 1.712 và 1.428 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 10,2% và 14,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 42.777 tỷ đồng, tăng trưởng 6,2%. Tổng tài sản hợp nhất tại 30/09/2023 đạt 215.293 tỷ đồng, tăng 6,8% so với thời điểm 31/12/2022. Với tiềm lực tài chính mạnh, quy mô vốn và tài sản hàng đầu trong các doanh nghiệp bảo hiểm, Bảo Việt luôn thực hiện các cam kết với cổ đông, gia tăng giá trị cho nhà đầu tư. Dự kiến tổng số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông Bảo Việt từ khi cổ phần hóa đến hết năm 2023 lên tới hơn 12.400 tỷ đồng.

Từ năm 2020 đến nay, Bảo Việt đã bố trí nguồn kinh phí trên 80 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, tập trung vào những lĩnh vực chính như: đầu tư cho giáo dục; nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế; xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà tình nghĩa; khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19...

Những nỗ lực kể trên của Tập đoàn Bảo Việt không chỉ khẳng định vị thế là một Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam mà còn giúp định hình tương lai của đất nước một cách tích cực và bền vững theo đúng định hướng và mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Lợi ích đến từ phương châm kinh doanh bền vững đem lại cho doanh nghiệp và xã hội là rất nhiều. Phương châm này không chỉ tạo ra giá trị kinh tế cho doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của kinh doanh bền vững:

Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bền vững thường được đánh giá cao hơn trong tâm thức của khách hàng. Khách hàng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm và cách doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường. Bằng việc theo đuổi kinh doanh bền vững, doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh tích cực và thu hút khách hàng trung thành.

Hoạt động kinh doanh bền vững thường dẫn đến tiết kiệm chi phí lâu dài. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu lãng phí và cải thiện hiệu suất sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các khoản chi phí không cần thiết.

Ngày nay, người lao động trẻ tìm kiếm công việc có ý nghĩa, không chỉ là kiếm tiền. Doanh nghiệp bền vững thu hút các nhân tài trẻ với tầm nhìn và giá trị cộng đồng. Chia sẻ về sự tham gia của các đoàn viên thanh niên trong doanh nghiệp vào hoạt động phát triển bền vững, Bí thư Đoàn Thanh niên Tập đoàn Bảo Việt Nguyễn Thị Như Quỳnh cho biết: “Là những người trẻ đứng trong hàng ngũ cánh tay phải của Đảng, được sự dẫn dắt của Trung ương Đoàn và Đoàn thanh niên Khối doanh nghiệp trung ương, Đoàn viên thanh niên Bảo Việt có nhận thức về phát triển bền vững rất nhanh nhạy và đầy đủ. Tại Bảo Việt, đoàn viên thanh niên là nhân tố rất tích cực xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và chung tay bảo vệ môi trường. Hàng năm, các hoạt động thiện nguyện như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học, xây cầu vượt lũ, cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trồng cây “Vì một Việt Nam xanh”, hưởng ứng “Giờ trái Đất”, “Chung tay vì màu xanh biển đảo” chống rác thải nhựa …luôn được đoàn viên thanh niên hưởng ứng nhiệt tình và nhiều hoạt động đã được duy trì thường niên như một nét văn hóa của tuổi trẻ Bảo Việt.” Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh bền vững, doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đối phó với biến đổi khí hậu cũng như những nguy cơ kinh tế. Hoạt động kinh doanh bền vững đặt môi trường lên hàng đầu. Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu lãng phí giúp bảo vệ môi trường và giảm biến đổi khí hậu. Doanh nghiệp bền vững cũng thường tạo ra nhiều việc làm hơn cho cộng đồng. Việc làm tăng cường sự phát triển và thịnh vượng trong xã hội. Những doanh nghiệp bền vững thường đóng góp cho cộng đồng bằng cách hỗ trợ các dự án xã hội, giáo dục, và sáng tạo. Điều này tạo ra một xã hội mạnh mẽ và đoàn kết.

Hoạt động kinh doanh bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho xã hội. Đây là một xu hướng không thể bỏ lỡ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Việt Nam. Doanh nghiệp và xã hội cùng hợp tác để xây dựng một tương lai bền vững, hòa bình và thịnh vượng.

Trong cuộc hành trình phấn đấu với phương châm kinh doanh gắn liền với Phát triển bền vững, Tập đoàn Bảo Việt đã đi qua nhiều thách thức và khó khăn, nhưng cũng đã thu hoạch được những thành tựu đáng tự hào. Bảo Việt thấu hiểu sâu sắc giá trị thực sự của việc hành động không chỉ vì lợi ích tài chính mà còn vì sứ mệnh xã hội và môi trường. Điều này không chỉ giúp Tập đoàn Bảo Việt trở thành một trong những tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực tài chính - kinh doanh, mà còn là một bước đầu tiên quan trọng trong việc định hình một tương lai tươi sáng hơn cho Việt Nam.

Câu chuyện của Tập đoàn Bảo Việt là một minh chứng rõ ràng cho việc phát triển kinh doanh có thể song hành cùng với sự chăm sóc và bảo vệ môi trường, cùng với việc góp phần vào xã hội. Chúng ta cần nhớ rằng Phát triển bền vững không chỉ là một xu hướng tạm thời mà là một nhiệm vụ toàn cầu và mục tiêu kéo dài.

Những bài học từ Tập đoàn Bảo Việt cũng đặt ra câu hỏi cho các doanh nghiệp khác, liệu họ có sẵn sàng đối mặt với thách thức và thay đổi để hướng tới một tương lai bền vững hơn không? Sự kết hợp giữa tài chính - kinh doanh và phát triển bền vững có thể tạo ra những giá trị to lớn cả về mặt tài chính và xã hội. Đây chính là hướng đi đúng đắn mà toàn thể các cấp ủy đảng và đảng viên Tập đoàn Bảo Việt tin tưởng sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển, đưa Bảo Việt phát triển bền vững, không chỉ trong 60 năm đầu tiên, mà còn trên những chặng đường dài phía trước.

Thế nào là phát triển người bền vững?

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.1 thg 4, 2023nullPhát triển bền vững là gì? Tại sao phải phát triển bền vững?luatminhkhue.vn › Từ điển Pháp luậtnull

Sự phát triển không bền vững là gì?

Phát triển không bền vững (tiếng Anh: Unsustainable development) là sự phát triển không quan tâm đến môi trường, kích thích tiêu thụ quá mức và khai thác tài nguyên quá mức.nullPhát triển không bền vững (Unsustainable development) là gì ...vietnambiz.vn › phat-trien-khong-ben-vung-unsustainable-development-la...null

Thế nào là phát triển sinh học bền vững?

Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.nullPhát triển bền vững đa dạng sinh học là gì?lawnet.vn › phat-trien-ben-vung-da-dang-sinh-hoc-la-gi-131036null

Sự phát triển kinh tế bền vững là gì?

Định nghĩa kinh tế bền vững là gì? Kinh tế bền vững hay thuật ngữ Tiếng Anh còn gọi là Economic Sustainability, không chỉ đơn thuần là một nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà còn phải đảm bảo rằng những nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ được đáp ứng mà không gây tổn thất đối với tài nguyên và môi trường.nullKinh tế bền vững là gì? Ý nghĩa và nguyên tắc của ... - TIMBER PHOENIXtimberphoenix.com › kinh-te-ben-vung-la-gi-y-nghia-va-nguyen-tac-cua-k...null