Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào năm 2024

Chào luật sư. Em có vấn đề muốn được tư vấn ạ: Chuyện là gần đây có người nói với dì của em là em có bồ bên ngoài. Nghe xong em rất bức súc vì em không hề có hành vi này mà dì của em lại không cho em biết người nói là ai. Nếu em muốn kiện chính dì của mình để dì nói ra người đã đặt điều vu khống này thì sẽ xảy ra tình huống thế nào? Rất mong nhận được lời khuyên từ luật sư. Em cảm ơn ạ.

Theo quy định Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vu khống, cụ thể như sau:

"Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  1. Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  1. Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền."

*Trường hợp: Dì bạn chỉ nói cho bạn biết là bạn bị người khác vu khống là "ngoại tình".

\=> Thì bạn không có cơ sở để khởi kiện dì bạn về tội vu khống và khi bạn kiện dì bạn với tội vu khống thì bạn có thể dì bạn bị kiện ngược lại, nến dì bạn không thực hiện hành vi đó.

*Trường hợp: Dì bạn không chỉ dừng lại việc thông báo cho bạn biết thông tin về sự vu khống "ngoại tình" của bạn mà đi nói với nhiều người khác hoặc chính dì bạn là người đầu tiên vu khống bạn.

\=> Thì khi bạn khởi kiện dì bạn thì dì bạn phải chịu các trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm dân sự tương ứng.

Như vậy, bạn phải xác định chính xác dì bạn là người thông báo hay là người đặt điều để vu khống bạn để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho bản thân.

Vu khống người khác là các hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào năm 2024
Tội vu khống người khác được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự.

2. Quy định pháp luật về Tội vu khống người khác

Tội vu khống người khác được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) như sau:

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  1. Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  1. Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Đối với 02 người trở lên;
  1. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành côn

g vụ;

  1. Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  1. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  1. Vì động cơ đê hèn;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  1. Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Xem thêm bài viết: Tội bạo loạn là gì? Người dưới 16 tuổi phạm tội bạo loạn xử lý thế nào?

3. Đặc điểm pháp lý của tội vu khống người khác

3.1. Ai có thể phạm tội vu khống người khác? (chủ thể)

Người phạm tội vu khống người khác có thể là bất kì ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch); từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 Bộ luật Hình sự).

Năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Thiếu một trong hai năng lực này, người đó bị coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực chịu trách nhiệm hình sự và được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.

3.2. Hành vi nào cấu thành tội vu khống người khác? (mặt khách quan)

Tội vu khống người khác được thể hiện qua 02 hành vi chính như sau:

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Người phạm tội vu khống lan truyền, đưa ra những thông tin không đúng sự thật dưới dạng truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua thư từ, đơn tố giác, …

3.3. Các hành vi trên gây ra tác động như thế nào? (khách thể)

Hành vi vu khống người khác của người phạm tội đã xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại được pháp luật bảo vệ.

3.4. Dấu hiệu về lỗi của hành vi phạm tội (mặt chủ quan)

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội dù biết rõ những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật và hậu quả có thể xảy ra nếu mình thực hiện hành vi vu khống người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi đó. Mục đích phạm tội là nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

4. Khung hình phạt của tội vu khống người khác

“Hành vi vu khống người khác bị phạt tù hay phạt tiền?” Đây là câu hỏi mà mọi người thường thắc về hành vi phạm tội này. Vì có người thì chỉ bị phạt tiền đối với hành vi vu khống người khác nhưng lại có người phải chịu phạt tù vài năm. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng xem khi nào bị phạt tù và khi nào sẽ bị phạt tiền nhé!

4.1. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù)

Người phạm tội vu khống người khác sẽ bị xử lý hình sự theo các khung hình phạt quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự khi có các hành vi sau đây:

Khung hình phạtHành vi phạm tộiKhung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:Thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Khung 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Khung 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Vì động cơ đê hèn;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Khung hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Lưu ý: Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vu khống người khác thì theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí hợp lý để hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại; ngoài ra phải bồi thường khoản tiền khác (do các bên thỏa thuận) để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Xem thêm bài viết: Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là gì? Trường hợp người bị xúi giục không chết thì có phạm tội không?

Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào năm 2024
Vu khống người khác sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự.

4.2. Trường hợp bị xử phạt hành chính (phạt tiền)

Người nào có hành vi vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính như sau:

Đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác: bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình: Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi này như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
  • Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.”

Đối với hành vi vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì:

“Đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.”

Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức gấp đôi mức phạt cá nhân.

Xem thêm bài viết: Gián điệp là gì? Phạm tội gián điệp có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự?

5. Bị hàng xóm đặt điều, vu khống nhờ tư vấn tại Luật A+

Bạn Nhàn (25 tuổi) bị hàng xóm vu khống đã tìm đến văn phòng của luật sư A+ nhờ tư vấn về trường hợp của mình:

Xin chào luật A+, em tên Hoàng Thanh Nhàn, 25 tuổi, hiện đang làm IT (mảng code) cho một công ty về công nghệ. Do đặc thù công việc nên em luôn phải đi sớm về khuya, tức là chỉ khi nào xong mới được về. Vậy mà mấy bà hàng xóm lại rêu rao khắp nơi rằng em “đi khách” nên mới về khuya như vậy. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến danh dự của em và gia đình. Dù đã giải thích rất nhiều lần nhưng mấy bà hàng xóm vẫn không tin và tiếp tục bịa đặt câu chuyện. Luật sư cho em hỏi là có thể khởi kiện mấy bà hàng xóm đã nói xấu làm ảnh hưởng đến em và gia đình không? Mấy bà hàng xóm này có thể bị xử phạt thế nào? Em cảm ơn ạ.

A+ trả lời câu hỏi của khách hàng:

Trong trường hợp của bạn, hành vi của những người hàng xóm đã có dấu hiệu rõ ràng của việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, cụ thể là quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm theo quy định tại Hiến pháp và pháp luật.

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Việc những người hàng xóm bịa đặt, rêu rao (tức loan truyền) thông tin bạn thực hiện hành vi trái pháp luật (hành vi liên quan đến mại dâm) là đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bạn. Dù bạn đã đính chính nhưng họ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này. Như vậy, hành vi này đã có dấu hiệu “bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” theo mô tả tại Điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống. Bạn có thể đến Cơ quan Công an để tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm này của những người hàng xóm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý nên thu thập các chứng cứ liên quan để thuận tiện trong quá trình tố cáo, cũng như để tránh bị tố cáo ngược lại là bạn vu khống người khác.

Ngoài chế tài về hình sự (thấp nhất là bị phạt từ 10 triệu đồng, cao nhất đến 7 năm tù giam), thì nếu thông tin sai sự thật đó gây thiệt hại đến bạn (ví dụ như ảnh hưởng đến thu nhập, công việc của bạn, ảnh hưởng về mặt tinh thần,…) thì bạn cũng hoàn toàn có thể yêu cầu người hàng xóm đó phải bồi thường thiệt hại và đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015.

6. Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.

Lý do chọn Luật A+:

Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm

Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.

Thấu hiểu

Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.

Cam kết đến cùng

Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.

Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào?

Như vậy, hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự người khác có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.nullHành vi vu khống, bôi nhọ danh dự người khác bị phạt hành chính như ...thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 83A180B-hd-toi-vu-khong-di-tu...null

Vu khống và làm nhục người khác phải chịu trách nhiệm gì?

- Tội vu khống (Điều 156): Người nào bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 ...nullXử lý hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm? - Công ancongan.com.vn › xu-ly-hanh-vi-boi-nho-danh-du-nhan-pham_139465null

Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông phương tiện điện tử để phạm tội vu khống người khác bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì đối với hành vi vu khống người khác trên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 .nullVu khống người khác bị xử lý như thế nào?nplaw.vn › vu-khong-nguoi-khac-bi-xu-ly-nhu-the-naonull

Nói không là gì?

Định nghĩa. Bịa chuyện để nói xấu hay buộc tội.nullTiếng Việt - Nói không - Wiktionaryvi.wiktionary.org › wiki › nói_khôngnull