1 thước ngày xưa bằng bao nhiêu mét?

Là một đơn vị đo du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, hiện nay một tấc, li phân hay một thước bắc bao nhiêu mét? Tất cả sẽ được đội ngũ Invert chia sẻ ngay trong những nội dung dưới đây!

Thước được hiểu là gì?

Bên cạnh các đơn vị đo phổ phổ biến hiện nay như cm, m, km, mm,,, thì ở một số khu vực tại Việt Nam, mọi người vẫn sử dụng đơn vị đo cơ bản là thước . Cụ thể, thước là gì và các tính thước như thế nào?

Về nguồn gốc, thước là một đơn vị đo lường có nguồn gốc từ Trung Quốc từ xa xưa. Có thể nói, hệ thống đo lường tại Trung Quốc tương đối phức tạp và không có sự đồng nhất với những đơn vị đo chuẩn của phương Tây. Bởi vì sử dụng hệ đo lường khác nên khi tìm hiểu về thước, chúng ta sẽ phải tìm hiểu về các đơn vị liên quan để dễ dàng chuyển đổi hơn.

Đến thế kỷ 20, mặc dù nhiều quốc gia đã sử dụng hệ đo lường chung nhưng Trung Quốc vẫn sử dụng hệ đo lường thuộc về riêng mình vì bản thân họ không muốn phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào. Là một quốc gia thuộc địa của Trung Quốc lúc bấy giờ, nước ta cũng có sự giao thoa văn hóa và một số địa phương cũng sử dụng đơn vị đo là thước như người Trung.

Đầu thế kỷ 20, Hồng Kông đã đánh dấu bước chuyển mình vì quyết định sử dụng hệ đo lường quốc tế SI làm đơn vị đo chuẩn, Điều này cũng đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong tương lai khi Trung Quốc dần mở cửa và tiếp nhận những đơn vị đo lường mới để hòa nhập với xã hội.

Một thước bằng bao nhiêu mét?

Hiện nay, có rất ít người sử dụng đơn vị đo lường là thước nên chắc hẳn đa phần chúng ta đều không biết một thước bằng bao nhiêu mét. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin về việc quy đổi từ thước ra đơn vị chuẩn dưới đây!

Một thước Trung Quốc bằng bao nhiêu mét

Vì ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa nên một thước tại Trung Quốc và Việt Nam cũng có sự khác nhau nhất định. Cụ thể, một thước ở Trung Quốc còn được gọi là một xích. Người Trung Quốc hiện nay đang quy chuẩn một thước tương đương bằng 10 tấc và mỗi tấc sẽ dài khoảng bằng 3.3cm. Vì vậy, một thước của Trung Quốc sẽ có chiều dài tương ứng là 33m hay được biết đến là 0,33 mét.

Bên cạnh đó, cũng có một số thông tin nhận định rằng một thước Trung Quốc sẽ tương đương bằng 10 thốn. Khi quy đổi con số này ra đơn vị đo lường chuẩn quốc tế thì sẽ bằng 33,33cm hay tương ứng với 1/3 mét. Thực tế, sự chênh lệch giữa 2 cách quy đổi này hoàn toàn không quá lớn nên chúng ta cũng có thể tạm sử dụng một cách quy đổi cụ thể để tính toán. Nếu bạn là một người cần thận thì hoàn toàn có thể tính thêm phần sai số để có được con số phù hợp nhất.

Một thước bằng bao nhiêu mét theo Việt Nam?

Ngay từ xa xưa, người Việt Nam cũng đã sử dụng đơn vị đo lường là thước. Tuy nhiên, đơn vị thước tại Việt Nam cũng có sự khác biệt nhất định so với đơn vị đo của Trung Quốc. Cụ thể, một thước của Việt Nam khi quy đổi ra đơn vị đo chuẩn quốc tế sẽ bằng 0.47m tức là bằng 47cm. Tuy nhiên, hiện tại nhiều người đang hiểu 1 thước bằng với 10cm.

Khi trải qua giai đoạn pháp Pháp thuộc, nước ta đã bắt đầu sử dụng quy chuẩn chung của quốc tế. Tuy nhiên, ở một số khu vực miền Bắc vẫn sử dụng quy chuẩn chung là thước. Một thước ở bắc bộ hiện nay đang được quy về đơn vị chuẩn là 0,4 mét hay tương đương với 40cm.

Tại miền Trung, người ta thường sử dụng đơn vị cũ để đo lường. Vì vậy, khu vực này mới thường xuyên sử dụng đơn vị đo lường là sào. Các đơn vị tại miền Trung sẽ gấp 4,7/4 và [4,7/4]²  nếu đem so sánh với các đơn vị tại miền Bắc. Tuy nhiên, nếu xét theo quy chuẩn chung nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay thì một thước sẽ có thể bằng 0.1 mét hoặc bằng 0.4 mét.  Các đơn vị này chỉ có ý nghĩa tương đối nên bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về cách đo của từng vùng miền để biết cách quy đổi phù hợp.

Quy đổi các đơn vị đo lường cũ vấn đang được sử dụng

Bên cạnh đơn vị đo là thước, hiện nay nước ta vẫn còn sử dụng một số đơn vị đo lường khác như:

  • 1 chai vai bằng 14,63 mét
  • 1 dặm bằng 444,44 mét tương đương
  • Một công lý bằng với 3125 xích [ thước theo Trung Quốc]
  • 1 dẫn bằng 10 trượng tương đương với 33,33 m
  • 1 trượng bằng 2 bộ tương đương 3,33 m
  • 1 bộ bằng  5 xích tương đương  1,66 m
  • 1 xích bằng 10 thốn tương đương  33,33 cm

Với những thông tin chia sẻ từ Invert nêu trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về đơn vị đo lường là thước. Từ đó biết cách quy đổi bằng bao nhiêu mét theo cách quy đổi của Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời biết thêm về cách quy đổi một số đơn vị đo lường cổ vẫn đang được một số vùng miền sử dụng đến hiện nay.

Thước là đơn vị đo lường bằng tiếng Hán được sử dụng từ những ngày xưa, thuộc hệ thống đo lường của Trung Quốc. Ngày này, theo đơn vị đo chuẩn quốc tế nên có lẽ sẽ ít người biết đến đơn vị này.

Một thước bằng bao nhiêu cm?

– 1 thước theo hệ thống đo lường cổ Trung Quốc sẽ bằng 33 cm Việt Nam.

– 1 thước theo hệ thống đo lường cổ Việt Nam bằng 40 cm. 

Tuy nhiên có khá hiều nguồn thông tin từ các trang mạng khác nhau cho kết quả khác. Thế nhưng độ chênh lệch giữa các nguồn thông tin là không đáng kể, vậy nên kết quả trên vẫn được chấp nhận.

Những đơn vị đo lường khác của Trung Quốc

Hệ thống đo lường của Trung Quốc khá phức tạp, mỗi một triều đại lại sử dụng một hệ thống đo lường khác nhau. Xét về tổng quan thì hệ thống này lại có xu hướng ngày càng dài hơn, rộng hơn và nặng hơn. Dưới đây, Hải Tàu Logistics xin ví dụ về một vài đơn vị đo lường ở Trung Quốc:

Những đơn vị đo lường khác của Trung Quốc

Chiều dài

Các đơn vị đo chiều dài là: Ly, Phân, Thốn, Thước, Bộ, Trượng, Dẫn, Lý

– Thời Chu thì chỉ sử dụng đơn vị Thước và Bộ.

1 Bộ bằng 6 Thước

1 Thước là 19.9cm

– Sang các thời kỳ sau đó thì có thêm 1 Thốn bằng 10 Phân, 1 Thước bằng 10 Thốn, 1 Bộ là 5 Thước, 1 Trượng là 10 thước, 1 Dẫn là 10 Trượng, 1 Lý là 360 Bộ 

– Bắt đầu từ Thời Đường thì có thêm đơn vị Ly, 10 Ly bằng 1 Phân

Nếu lấy Phân làm chuẩn thì:

Tiền Hán 1 Phân là 2.77mm

Hậu Hán 1 Phân là 2.3mm

Tấn 1 Phân là 2.41mm

Nam Bắc 1 Phân là 2.79mm

Tùy 1 Phân là 2.95mm

Đường 1 Phân là 3.11mm

Tống, Nguyên 1 Phân là 3.07mm

Minh 1 Phân là 3.11 mm

Thanh 1 Phân là 3.20mm

Quan Công cao 9 thước là cỡ 2m

Trương Phi, Triệu Vân, Khổng Minh … cao 8 thước là cỡ 1m8

Diện tích

Đơn vị diện tích là Bộ, Phân, Mẫu, Khoảng

1 Bộ bằng 5 Thước vuông [Nghĩa là diện tích hình vuông có cạnh dài 5 thước] 

1 Phân thì bằng 24 Bộ

1 Mẫu thì bằng 10 Phân [Tuy nhiên theo đời Chu thì là 100 Bộ]

1 Khoảnh thì bằng 100 Mẫu

Tùy theo các triều đại mà Thước thay đổi khác nhau, từ đó tính ra diện tích tương ứng cũng khác nhau

Thể tích

Đơn vị thể tích là Toát, Thược, Cáp [Lẻ], Thăng [Thưng, Lít], Đấu, Hộc, Thạch

1 Toát tương đương với thể tích 256 hạt thóc. Vốn là dùng để đếm thóc, sau mới thành đơn vị thể tích

1 Thược là 10 Toát

1 Cáp là 10 Thược

1 Thăng là 10 Cáp

1 Đấu là 10 Thăng

1 Hộc là 10 Đấu [Cho đến thời Ngũ Đại]. Còn bắt đầu từ đời Tống trở đi thì chỉ là 5 Đấu

Chu: 1.94cc

Tần, Tiền Hán: 3.43cc

Hậu Hán: 1.98cc

Ngụy, Tấn: 2.02cc

Bắc Ngụy: 3.96cc

Tùy, Đường, Ngũ Đại: 5.94cc

Tống: 6.64cc

Nguyên: 9.49cc

Minh: 10.74cc

Thanh: 10.36cc

Cân nặng

Đơn vị đo lường cân nặng bao gồm: Ly, Phân, Tiền, Thù, Lạng, Cân, Quân, Thạch.

– Trước đời Tống thì chỉ dùng Thù, Lạng, Cân, Quân, Thạch

1 Lạng là 24 Thù

1 Cân thì là 16 Lạng

1 Quân thì là 30 Cân

1 Thạch thì là 4 Quân

Thời Chu thì 1 Thù là 0.62g

Thời Tần, Tiền Hán thì 1 Thù là 0.67g

Thời Hậu Hán thì 1 Thù là 0.58g

Thời Tùy thì 1 Thù là 1.74g

Đường, Ngũ Đại thì 1 Thù là 1.55g

– Từ đời Tống thì dùng Ly, Phân, Tiền, Lạng, Cân, Quân, Thạch

1 Ly là 0.0373g

1 Phân thì là 10 Ly

1 Tiền thì là 10 Phân

1 Lạng thì là 10 Tiền

1 Cân thì là 16 Lạng

1 Quân thì là 30 Cân

1 Thạch thì là 4 Quân

Hy vọng với những chia sẻ trên của Hải Tàu Logistics bạn đã có được câu trả lời cho mình “1 thước bằng bao nhiêu cm?” cùng nhiều các thông tin hữu ích khác về hệ thống đo lường cực đa dạng của Trung Quốc.

Chủ Đề