5 khu công nghiệp tập trung ở thái bình năm 2024

6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm (GRDP) của Thái Bình tăng 7,77% (đứng thứ 10 cả nước và thứ 5 khu vực Đồng bằng sông Hồng), trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp tới hơn 70% vào chỉ số tăng trưởng của tỉnh (tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 cả nước).

Công tác xúc tiến thu hút đầu tư của Thái Bình được triển khai có chiều sâu và thực chất. Ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã sớm tổ chức đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc; gặp gỡ, giao lưu, làm việc với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, ký được một số thỏa thuận hợp tác đầu tư quan trọng với các đối tác lớn.

Nổi bật nhất là việc ký thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa UBND tỉnh với liên danh các nhà đầu tư về việc thành lập khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, khi được thành lập đây là khu công nghiệp Dược - Sinh học đầu tiên của cả nước.

Đặc biệt, trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc tới Việt Nam dưới sự chứng kiến của 2 nguyên thủ quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc, UBND tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Nhà đất Hàn Quốc về hợp tác đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, khu công nghiệp…

Với 2 khu công nghiệp trong Khu kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư là khu công nghiệp Liên Hà Thái, huyện Thái Thụy và khu công nghiệp Hải Long, huyện Tiền Hải tiến độ thu hút đầu tư cũng rất khởi sắc.

Trong đó, khu công nghiệp Liên Hà Thái được triển khai với tiến độ rất nhanh, đến nay đã thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đã thu hút trên 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn 2 năm tính từ lúc bắt đầu triển khai. Đây là một động lực quan trọng, cũng là kinh nghiệm tốt để Thái Bình phát triển trong những năm tiếp theo.

Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển công nghiệp cũng được tỉnh Thái Bình đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ, làm tăng đáng kể vị thế của Thái Bình trong vùng, kết nối với các địa bàn quan trọng khác. Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định và Thái Bình; tuyến đường bộ ven biển Thái Bình - Hải Phòng sắp tới sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhất là các lĩnh vực công nghiệp cơ khí chế tạo, dịch vụ; công nghiệp cảng biển và du lịch.

Để Thái Bình tiếp tục phát triển toàn diện và bền vững, đặc biệt tiếp tục nâng cao hơn nữa về chỉ số phát triển công nghiệp, dich vụ, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu các thủ trưởng sở, ngành, địa phương tập trung rà soát các chỉ tiêu, kế hoạch đã đạt được và mục tiêu 2023. Đặc biệt là các chỉ tiêu chưa hoàn thành, hoàn thành ở mức thấp, trên cơ sở đó có các giải pháp chỉ đạo quyết liệt để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra của năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị, nhà ở, đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp và công trình giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm như các khu công nghiệp: Liên Hà Thái, Hải Long, Tân Trường, tuyến đường bộ ven biển, các tuyến đường từ thành phố đi cầu Nghìn, các tuyến đường trục trong Khu kinh tế, đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình; cải tạo thu hút đầu tư mới các khu đô thị như khu đô thị ven sông Trà Lý… Khẩn trương triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện dự án điện khí LNG...

Đồng thời, UBND Tỉnh sẽ tiếp tục cụ thể hóa những nội dung đã thống nhất tại buổi làm việc, các biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư (MOU) nhằm đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao, các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín vào Khu kinh tế Thái Bình và các khu công nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh.

Địa phương này cũng sẽ dốc toàn lực để triển khai các khu công nghiệp VSIP Thái Bình, Khu công nghiệp Dược - Sinh học...

Thái Bình cũng uu tiên tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước về thủ tục đầu tư, đất đai, tài nguyên, quy hoạch, xây dựng… Nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Thụy Trường, huyện Thái Thụy và khu công nghiệp Tiền Hải 2, huyện Tiền Hải. Đây là hai khu công nghiệp trọng điểm có tiềm năng thu hút đầu tư lớn trong Khu kinh tế Thái Bình.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa tổ chức hội nghị thảo luận về việc lập quy hoạch một số phân khu trong Khu kinh tế Thái Bình và việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Thụy Trường, huyện Thái Thụy và khu công nghiệp Tiền Hải 2, huyện Tiền Hải. Đây là hai khu công nghiệp trọng điểm có tiềm năng thu hút đầu tư lớn trong Khu kinh tế Thái Bình. Trong đó, khu công nghiệp Thụy Trường thuộc xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy nằm cạnh tuyến đường bộ ven biển, giáp thành phố Hải Phòng với diện tích lập quy hoạch 256,72ha. Khu công nghiệp Tiền Hải 2 thuộc xã Đông Cơ và xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải nằm cạnh tuyến đường bộ ven biển với diện tích lập quy hoạch 324,66ha. Theo quy hoạch, cả hai khu công nghiệp đều mang tính chất tổng hợp đa ngành, chủ yếu là công nghiệp sạch, công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và ít gây ô nhiễm môi trường.

Sau khi các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến vào các quy hoạch, phát biểu kết luận, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình ghi nhận, đánh giá thời gian qua đơn vị tư vấn đã rất nỗ lực, tích cực khảo sát thực địa, thu thập số liệu, nghiên cứu đánh giá để hoàn thiện quy hoạch 1/2.000 làm tiền đề lập quy hoạch chi tiết; đồng thời nhấn mạnh, nếu hai khu công nghiệp này sớm đi vào hoạt động sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Thái Bình trở thành khu kinh tế trọng điểm của cả nước. Đồng chí Ngô Đông Hải đề nghị đơn vị tư vấn bổ sung, phân tích làm rõ tính chất đặc thù, những điều kiện thuận lợi và những lợi thế riêng có của hai khu công nghiệp trong sự phát triển chung của Khu kinh tế Thái Bình. Trong đó, khu công nghiệp Thụy Trường là một trong những khu công nghiệp có vị trí đắc địa, có tiềm năng lớn, định hướng là khu công nghiệp có hạ tầng hiện đại, thu hút nhiều nhà đầu tư công nghiệp sạch, công nghệ cao vào đây. Đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu quy hoạch chi tiết về hạ tầng, các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như điều kiện sinh thái trong khu công nghiệp bảo đảm đây là khu công nghiệp xanh, sạch, hiện đại. Đối với khu công nghiệp Tiền Hải 2 cũng là khu công nghiệp có vị trí đắc địa còn lại duy nhất của huyện Tiền Hải nên việc xây dựng khu công nghiệp mới này tạo thế cân đối trong tổng thể Khu kinh tế Thái Bình và sự phát triển hài hòa với các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy; đồng thời, phát huy lợi thế riêng có, đặc thù riêng của huyện Tiền Hải, hài hòa với các khu công nghiệp, đô thị xung quanh, tận dụng lợi thế có nguồn khí đốt tại chỗ, tạo ra chuỗi sản xuất liên hoàn, khép kín trong khu công nghiệp này. Cùng với đó, đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn định hướng không gian cũng như kết nối giao thông sao cho phù hợp với đặc thù khu công nghiệp nằm giữa hai khu đô thị, bảo đảm tính chuyên biệt của hệ thống trục giao thông trong Khu kinh tế.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình thống nhất chủ trương thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Thụy Trường, huyện Thái Thụy và khu công nghiệp Tiền Hải 2, huyện Tiền Hải; giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thiện quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Qua ý kiến của các đại biểu, đồng chí Ngô Đông Hải nhấn mạnh: Đối với Thái Bình hiện nay công tác giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng cần đi trước một bước để cụ thể hóa các lợi thế, cơ hội, tiềm năng phát triển của tỉnh thành hiện thực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung, Khu kinh tế Thái Bình nói riêng. So với các địa phương khác, Thái Bình có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, có nhiều tiềm năng phát triển song lại có diện tích nhỏ, dân cư đông đúc, sống xen kẽ.

Việc có được mặt bằng sạch, diện tích lớn, thuận lợi sẽ là cơ hội lớn thu hút đầu tư, biến tiềm năng, lợi thế thành thực tiễn trên thực địa, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho tỉnh; vì thế, yêu cầu đẩy nhanh, đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng là yêu cầu bức thiết nhất hiện nay. Thời gian qua, UBND tỉnh Thái Bình, các ngành, địa phương đã rất nỗ lực, cố gắng trong công tác giải phóng mặt bằng song vẫn còn một số vấn đề cần sự thống nhất về nhận thức với quyết tâm cao, nhất quán trong tổ chức thực hiện một cách đồng bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này. Vì vậy, việc ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình là rất cần thiết.

Đồng chí Ngô Đông Hải thống nhất về bố cục dự thảo Chỉ thị, đề nghị bổ sung thêm một số nội dung cho phù hợp; đồng thời yêu cầu trong Chỉ thị phải khẳng định giải phóng mặt bằng là khâu quyết định trong thu hút đầu tư, đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực cao nhất, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm trước hết là của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy; kiên quyết triển khai công tác giải phóng mặt bằng trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân... Mục tiêu quan trọng nhất là thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là các dự án trọng điểm phải đi trước, phải nhanh gọn, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển, sẵn sàng đón bắt xu hướng đầu tư vào tỉnh. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào dự thảo Chỉ thị. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan tham mưu tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện dự thảo để sớm ban hành Chỉ thị.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình thảo luận, cho ý kiến về việc tiếp nhận tài trợ sản phẩm quy hoạch và nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tân Trường và cảng cạn IDC trong Khu kinh tế Thái Bình theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.

Tại kỳ họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã họp, thảo luận một số nội dung về công tác cán bộ và quyết nghị:

1. Đồng ý điều động đồng chí Nguyễn Văn Trường, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà đến nhận công tác tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Đồng ý bổ nhiệm đồng chí Phạm Thế Hùng, Trưởng phòng Tài chính đầu tư, Sở Tài chính giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài chính.