Ai cũng không phải là ai của ai

Cũng không biết đã bao nhiêu lần trong đời tôi bị đóng vai người giải hoà trong công việc. Thời làm tập đoàn thì có hẳn cả chức danh, Special Projects – Dự án đặc biệt, kiểu cứ cái gì stuck – kẹt lại, giải không nổi thì giao qua. Nghe rất là ghê gớm phải không? Kỳ thực, tôi chỉ làm có một chuyện mà rất nhiều người làm không được, đó là lắng nghe từ góc nhìn của người khác. 

Ảnh: TL

Con người sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, đều kinh qua những môi trường rất khác nhau, đều trải nghiệm cuộc sống rất khác nhau, đều thu nhận và hiểu kiến thức rất khác nhau. Cho nên, background – bối cảnh và góc nhìn của tất cả chúng ta đương nhiên quá khác nhau. Nhưng chỗ này mới quan trọng, ai cũng ego cao. Ai cũng luôn cho là mình đúng. Ngay cả khi lý lẽ nằm phía bên kia thì họ cũng sai, vì họ đã làm cho ta bực mình, tổn thương, giận dữ.

Cuối cùng, ai cũng sai hết vì người ta không hiểu nổi mình. Ủa, vậy có phải mình cũng sai vì mình không hiểu người ta? Ta nghĩ họ sai. Họ nghĩ ta sai. Tất cả đều sai, khi tất cả đều cho là mình đúng. 

Giờ bạn nghĩ đi, nếu xét sự đúng sai, hợp lý vô lý trong sự hữu hạn của cái bong bóng đời của bạn. Vấn đề dĩ nhiên nó quá to, như con voi nhét vô phòng, và cách giải quyết vấn đề đương nhiên vòng vo theo sự hiểu biết và trải nghiệm hữu hạn của cái bong bóng ấy.

Nếu bạn mang hai cái, bong bóng đời của bạn và của người ta nhập lại, không gian bỗng nhiên thoáng đãng hơn. Vấn đề bỗng nhỏ hơn một chút, và cách giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết và trải nghiệm của 2 người, dĩ nhiên sẽ hay và hiệu quả hơn. Nếu không phải là 2 mà là 3, 5, 10 cái bong bóng đời nhập lại thì sao? Collaboration – cộng tác chính là ở đó. Vấn đề đặt trong không gian càng lớn, nó càng trở nên nhỏ bé, và cách giải quyết lại càng đơn giản, hay, và hiệu quả hơn.

Vậy, sao ta cứ phải khư khư ôm lấy vấn đề, và trách người đời vô tâm, vô lý?

Everyone’s wrong when everyone’s right – Ai cũng sai khi ai cũng cho là mình đúng. Mà sao phải phân đen xẻ trắng là ai đúng ai sai? Sao không phải là nhìn vấn đề từ một không gian thoáng đãng hơn? Sao không phải là góp hiểu biết và trải nghiệm chung vào để vấn đề không còn là vấn đề đối với ai nữa hết? Hay làm vậy dễ quá không vui? Nên cứ phải đánh cho mọi thứ nó rối loạn lên, cho cảm xúc thổi phồng giận dữ tổn thương lên, cho hết nhìn được mặt nhau thì mới giống phim tâm lý tình cảm xã hội mang ra rạp cho người đời dòm ngó? 

Nếu đó là sở thích thì cứ tận hưởng nỗi đau một mình, không cần chia sẻ. Còn nếu muốn cuộc sống dễ dàng hơn thì có khi ta cần phải học những góc nhìn rất mới, dựa trên dữ liệu từ nhiều thế giới nhập vào nhau.

Nguyễn Phi Vân

03/07/2018

Chúng ta rồi ai cũng phải lớn lên, cũng phải trưởng thành, chỉ là ít hay nhiều.

25/02/1999

Nhật kí thân mến, Hôm nay mình cất tiếng khóc chào đời. Có vẻ tất cả mọi người đều mang trong mình một kì vọng nào đó về sinh linh vừa xuất hiện trên cuộc đời này.

15/9/2004

Nhật kí thân mến, Lần đầu tiên trong cuộc đời mình nhận lấy 4 điểm môn toán và cảm thấy thật thất vọng về bản thân trong khi những bạn học giỏi được thật nhiều người ngưỡng mộ . Có vẻ thật trẻ con [mình đang là trẻ con mà] nhưng mình đã rút ra một điều rằng học giỏi thật là “ngầu”.

20/01/2006

Cửa hàng thường ngày bày bán một món đồ chơi thật đẹp, mình có thể nghĩ ra hàng nghìn cách để chơi với nó một cách thật vui. Chỉ có một điều là mẹ mình sẽ không bao giờ đồng ý mua một món đồ như thế còn mình, tất nhiên, không có tiền. Mình thực hiện “phi vụ" đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời khi trộm tiền trong ví của bố. Tất nhiên, tay trộm nghiệp dư bị bắt bởi mẹ và nhận một trận đòn nhừ người. Đánh đòn tất nhiên là đau, nhưng đau hơn là nhìn thấy ánh mắt thoáng buồn của bố. Mình rút ra bài học rằng trộm cắp là hành động nhục nhã và tồi tệ nhất trong cuộc đời.

2012 – 2013

Nhật kí à, Đây thực sự là khoảng thời gian khó khăn cho cả gia đình khi bố đã ốm quá lâu, quá nặng và dường như, là vô phương cứu chữa. Tất cả tiền bạc, gia sản từ từ biến mất chỉ với một hi vọng duy nhất – bố có lại sức khỏe. Thế nhưng điều ấy không đến. Mình hiểu rằng sức khỏe là vốn quý nhất mà mỗi người cần giữ gìn. Gia đình trở nên túng quẫn, mọi thứ thay đổi, ngay cả cái cách mọi người bên ngoài hành xử với gia đình mình. Mình rút ra bài học cay đắng nhất, rằng chỉ khi sa cơ lỡ vận bạn mới có thể biết ai còn lại bên mình. Và đối với mình, chỉ còn lại gia đình nhỏ của mình đơn độc chống lại số phận nghiệt ngã. Đây cũng có lẽ là khoảng thời gian mình thay đổi nhiều nhất, khi tất cả mọi thứ thay đổi đến chóng mặt.

Ngày, tháng, năm.. Ba mình mới mất. Chỉ có bản thân mới giúp được chính mình, vì những người còn ở lại.

2014 Nhật kí thân mến, 2/3 thời đi học đã qua, mình cố gắng hơn và nhận được một vài sự công nhận. Nhiều bạn bè hơn, vui hơn. Mình nghĩ học hiện tại là con đường [duy nhất cho mình] để vượt lên khỏi số phận.

2017 Năm đó trăng vừa tròn.. Có bạn gái bảo bạn ấy thích mình. “Mình yêu đi nhỉ?” Mình hiểu được rằng tình yêu ấy sẽ mãi là một phần của tuổi thanh xuân rực rỡ, rằng chúng ta sẽ là ai đây nếu không có tình yêu này? Hoa rơi hữu ý..

2018 Đây chắc sẽ là những dòng cuối trước khoảng thời gian dừng viết nhật kí dài dằng dặc. Nếm vị Sài Gòn được mấy tháng, thấy mình già hơn nhiều. Hiểu được nhiều thứ hơn, biết trân trọng nhiều hơn. Nhớ quài cái ngày ôm cuốn “Khóc giữa Sài Gòn” mà mộng tưởng đến miền đất ấy.

03/07/2018

Nhật kí thân mến, Mấy tháng rồi không viết gì cả, một phần là vì có nhiều thứ phải lo nghĩ quá.. Một trong những chuyện đó có vẻ là câu hỏi, rằng “trưởng thành là khi nào? Thật khó mà định nghĩa. Mình đi hỏi rất nhiều người, thế nhưng những câu trả lời có thể kể đến như “Trưởng thành là khi mình phải bắt đầu chăm lo cho một ai đó” “Trưởng thành là khi có thật nhiều kinh nghiệm sống” “Trưởng thành là khi có một người thực sự quan trọng ở bên” “Trưởng thành là khi thấy mình còn trẻ con lắm” Vân vân và mây mây. Mình Google thử, tìm được câu “Trưởng thành… Đó là sự cao lên của nhân cách theo chiều thẳng đứng” nghe có vẻ thật công thức.. Mình không biết rằng đáp án cho chính mình lại ở ngay nơi mình viết mọi thứ vào, trong cuốn nhật kí này. Và mình hiểu rằng, trưởng thành không phải là một dấu mốc để đặt vào câu “trưởng thành là khi..” mà là cả một quá trình dài dằng dặc mà chẳng bao giờ bản thân có thể đạt đến cái-gọi-là trưởng thành tuyệt đối. Mỗi sự kiện trong cuộc đời diễn ra làm cái “Trưởng thành” bên trong mình lớn hơn một tẹo. Không phải một dấu mốc, không phải bất biến. Trưởng thành lớn lên theo mỗi người từng ngày, để đến một lúc nào đó thích hợp, đánh tin cho bản thân biết cái sự “trưởng thành” trong mình đã đầy hơn.

Nếu có thể, hãy tập viết nhật kí hàng ngày hoặc khuyến khích các bạn nhỏ, con cái các bạn viết vì đó chính là cách lưu giữ lại những khoảnh khắc sự trưởng thành đầy lên từng chút. Sẽ luôn thật thú vị khi nhìn lại và thấy bạn đã học được rất nhiều, trưởng thành hơn rất nhiều. Chúng ta rồi ai cũng phải lớn lên, cũng phải trưởng thành, chỉ là ít hay nhiều.

Người dự thi: Huỳnh Phú Tuấn

"Rất lâu rất lâu sau đó, tất cả lại trở về rất lâu rất lâu trước đó, ai cũng không phải là ai của ai". Bởi vốn dĩ đời người là hữu hạn, ta tập cách vứt bỏ quá khứ, vứt bỏ niềm thương chẳng bao giờ gọi thành tên để mà bước tiếp. Bởi vốn dĩ, cuộc đời vẫn là những vòng quay mang tên định mệnh, có những người bước đến bên cuộc đời, làm ta nhớ, rồi đi, và trở thành người xa lạ... Bởi vốn dĩ, trong cuộc đời này, có ai là của riêng ai đâu...

- Trái tim Xử Nữ 16 -

Hà cớ gì để cơn gió đêm qua thổi tắt ngọn lửa sáng nay? Ngày mai còn quá nhiều thứ phải bắt đầu!!!


Bon courage et bonne chance!

“Ai cũng không phải là duy nhất của ai, không có cái cảm giác không ai có thể thay thế được. Nếu bạn xoay người bỏ đi, tất sẽ có người khác đi tới. Buổi diễn phải tiếp tục, khuyết vai A thì vai B sẽ hóa trang lên sàn, khán giả vẫn vỗ tay như sấm dậy. Dựa vào cái gì mà khẳng định lòng người không thể đổi thay?”{Hái Sao – Lâm Địch Nhi}

des by  

Video liên quan

Chủ Đề