Ăn vào nôn ra là bệnh gì năm 2024

Nhiều người khi ăn rất ngon miệng nhưng khi ăn xong có triệu chứng buồn nôn khó chịu khiến họ thường băn khoăn lo lắng. Vậy ăn xong buồn nôn là bệnh gì? Bạn đọc có thể tìm hiểu các nguyên nhân gây nên triệu chứng này trong bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết.

Menu xem nhanh:

1. Ăn xong buồn nôn là bệnh gì?

1.1. Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Với một số thực phẩm cơ thể bị kích ứng khiến dạ dày co bóp mạnh, theo phản xạ tự nhiên sẽ đẩy thức ăn này ra ngoài qua đường miệng. Đó là lý do bạn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn xong. Một số thực phẩm hay bị dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, cá… mọi người cần cảnh giác trong việc lựa chọn thực đơn.

1.2. Ký sinh trùng

Trong quá trình ăn uống, vì nhiều lý do khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bạn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và gây ra triệu chứng buồn nôn, khó chịu.

1.3. Bệnh dạ dày

Ăn xong buồn nôn cũng là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Buồn nôn và nôn ói sau khi ăn xong có thể do chức năng tiêu hóa bị suy giảm, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích do một số loại bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… Ngoài buồn nôn kèm theo các triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát vùng ngực, bụng thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Viêm dạ dày, viêm túi mật,,… là nguyên nhân gây nên tình trạng buồn nôn sau ăn

1.4. Bệnh túi mật

Ăn xong cảm thấy buồn nôn là triệu chứng có thể liên quan đến bệnh lý về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật. Người bệnh có thể nôn trong khi ăn hoặc sau bữa ăn, kèm theo đau bụng phía trên bên phải.

1.5. Viêm tụy

Sau khi ăn xong, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi bất thường, đau tức bụng âm ỉ hoặc dữ dội bên phải phía trên.

2. Giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn

Triệu chứng buồn nôn sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chủ yếu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, giảm triệu chứng buồn nôn khó chịu, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách kịp thời.

Người bệnh cần tới bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho điều độ, hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe: Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn những đồ ăn lạ, tránh ăn đồ chua cay. Ăn chín uống sôi, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn.

Ngoài ra, với những bệnh nhân thường có triệu chứng buồn nôn sau khi ăn do dị ứng hoặc ngộ độ thực phẩm cần lựa chọn kĩ lưỡng thực phẩm sạch và chú ý để loại trừ những thực phẩm này trong thực đơn tránh gây tình trạng dị ứng hoặc ngộ độc nguy hại sức khỏe.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thêm kinh nghiệm để phòng tránh và xử lý những dấu hiệu bất thường của cơ thể ngay tại nhà, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khi đã loại trừ được nguyên nhân ngoại khoa và bệnh lý quan trọng, cần bù dịch tốt nhất là bằng đường uống và dùng thuốc chống nôn ói dạng uống hoặc tiêm bắp. Có thể cho bệnh nhân về nhà kèm lợi dặn quay lại bệnh viện nếu triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện. Nếu không thể điều trị ngoại trú, cần truyền dịch tĩnh mạch và dùng thuốc tiêm chống nôn. Các thuốc chống nôn được chọn bao gồm: metaclopramide [uống hoặc tiêm [nên thận trọng khi dùng ở phụ nữ trẻ vì nguy cơ có cơn trợn mắt]]; prochlorrperazine [uống, tọa dược, hoặc tiêm]; hay ondansetron [uống hoặc tiêm]. Thường không cần theo dõi đối với một đợt nôn/ói tự hạn chế.

Nôn ói mạn tính

Nguyên nhân

Bảng 3 trình bày những nguyên nhân chính của buồn nôn và ói mửa mạn tính. Nhiều bệnh đường tiêu hóa có triệu chứng buồn nôn kèm theo những triệu chứng khác. Nôn/ói sau bữa ăn gợi ý nguyên nhân ở đường tiêu hóa trên, bao gồm trào ngược dạ dày-thực quản, khó tiêu cơ năng, liệt dạ dày hoặc tắc dạ dày-ruột. Ói mửa trong tắc nghẽn lối ra ở dạ dày thường xảy ra khoảng một giờ sau khi ăn [mặc dù giờ giấc có thể thay đổi khác nhau]. Bệnh sprue, loét dạ dày-tá tràng, bệnh ác tính đường tiêu hóa trên, viêm gan hoặc cung thư tụy có thể có triệu chứng buồn nôn và ói mửa trong bệnh cảnh chung, nhưng đôi khi có thể là triệu chứng chính. Nhiễm Helicobacter pylori không biến chứng không phải là nguyên nhân của ói mửa mạn tính [Saad RJ 2006]. Bảng 3. Nguyên nhân buồn nôn và ói mửa mạn tính

Do thuốc gây ra • Thuốc được kê toa • Rượu • Chất gây nghiện – cần sa – á phiện Bệnh đường tiêu hóa • Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản • Khó tiêu cơ năng • Liệt dạ dày • Loét dạ dày-tá tràng • Bệnh Crohn • Thoát vị ruột cách hồi Bệnh lý nội khoa toàn thân • Tăng urê-máu • Cường giáp/nhược giáp • Tăng calci-máu • Bệnh Addison • Suy tim Bệnh ác tính ẩn ở • Tụy • Phổi • Hệ nội tiết • Dạ dày-ruột Bệnh lý thần kinh • Tăng áp lực trong sọ • Đau đầu migrain • Rối loạn mê đạo Nguyên nhân tâm thần/cơ năng/vô căn • Trầm cảm/loạn thần • Lo âu • Buồn nôn cơ năng • Hội chứng ói mửa theo chu kỳ

Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một bệnh trạng chưa được hiểu rõ, trong đó dạ dày tháo rỗng chậm, được giả định là do rối loạn vận động dạ dày hoặc tá tràng. Dạ dày không thể tống xuất hết thức ăn và chất tiết dẫn đến căng trướng, tức bụng, buồn nôn và ói mửa. Mối quan hệ giữa độ nặng của liệt dạ dày và các triệu chứng tương đối kém rõ ràng vì những lý do chưa được biết rõ, và cần nhớ rằng bản thân buồn nôn cũng có thể làm chậm tháo rỗng dạ dày. Liệt dạ dày có thể xảy ra sau mổ dạ dày [một nguyên nhân ngày càng hiếm thấy] hoặc do những bệnh như tiểu đường lâu ngày hoặc xơ cứng bì. Trên bệnh nhân còn trẻ, liệt dạ dày thường là vô căn, đôi khi được cho là do ‘virus’ vì xảy ra sau một đợt nhiễm virus.

Bệnh nội khoa tiềm ẩn

Các bệnh lý thần kinh bao gồm tăng áp lực trong sọ, đau đầu migrain, động kinh co giật và rối loạn mê đạo. Chóng mặt, các triệu chứng thần kinh, cứng cổ hoặc nhức đầu gợi ý một nguyên nhân thần kinh. Các nguyên nhân nội tiết bao gồm tăng calci-máu, nhược giáp và bệnh Addison. Suy tim nặng có thể gây buồn nôn do sung huyết gan và ruột. Sốt, đổ mồ hôi đêm và sút cân có thể xảy ra trong bệnh ác tính.

Nôn ói cơ năng

Buồn nôn và ói mửa không rõ nguyên nhân có thể là nôn ói cơ năng.

Đánh giá và chẩn đoán

Bệnh nhân cần được hỏi bệnh sử và thăm khám toàn diện.

Bệnh sử

Bệnh sử có thể gợi ý nguyên nhân nôn ói, nhưng cần lưu ý rằng triệu chứng có thể là những dấu hiệu dự báo kém cho bệnh lý thực thể so với rối loạn cơ năng, vì ngay cả sút cân nhiều cũng có thể xảy ra trong một bệnh cơ năng [Spiller RC, 2003], Về mặt dịch tễ, những yếu tố tiên đoán tốt nhất cho bệnh thực thể là giới nam và lớn tuổi [Spiller RC, 2003]. Tình trạng kiệt sức, số lần đi khám bệnh, thời gian nghỉ việc, các triệu chứng ‘cơ năng’ đi kèm như đau đầu và đau mạn tính, dùng thuốc hướng thần, và xét nghiệm H. pylori âm tính đều là những yếu tố tiên đoán cho rối loạn cơ năng. Nên tìm sự liên quan với sự thay đổi trong việc dùng thuốc, với bất kỳ thuốc nào được xem là nguyên nhân tiềm năng, kể cả thuốc mua không cần toa, ‘thuốc tự nhiên’, vitamin hoặc dược thảo, cũng như các loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng. Những thuốc thường gây nôn ói gồm có thuốc họ á phiện, thuốc kháng viêm không-steroid, thuốc dopaminergic [ví dụ levodopa], digoxin, thuốc kháng sinh [ví dụ doxycyclin và sulphonamid], thuốc hạ đường huyết dạng uống và thuốc đường tiêu hóa [ví dụ sulfasalazin]. Cần chú ý hỏi kỹ tình trạng nghiện rượu nặng. Buồn nôn do dùng cần sa lâu ngày có đặc điểm là được cải thiện khi tắm nước nóng [Wallace D và cs, 2007]. Ói mửa buổi sáng thường kết hợp với thai nghén, tăng urê-máu, uống rượu và tăng áp lực trong sọ. Ói mửa do nguyên nhân thần kinh thường ói thành vòi và phụ thuộc tư thế, trong khi các rối loạn cơ năng thường gây ra các triệu chứng liên tục.

Thăm khám

Việc thăm khám nên tập trung chú ý đến các bệnh nội khoa toàn thân và các bệnh tiêu hóa được nêu trong Bảng 3, cùng với việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thần kinh. Trên người lớn, hiếm khi bệnh trong sọ chỉ có triệu chứng ói mửa đơn thuần [Quigley EM và cs, 2001]. Nếu không có các triệu chứng khác, chỉ xét đến nguyên nhân thần kinh khi ói mửa kéo dài và nặng mà không có lý do giải thích được.

Chủ Đề