Bảo tàng có nghĩa là gì năm 2024

“Bảo tàng là một thiết chế thông tin xã hội đa chức năng được hình thành và phát triển mang tính lịch sử nhằm: gìn giữ, bảo quản những giá trị lịch sử - văn hoá và khoa học tự nhiên; tích luỹ và phổ cập thông tin bằng những sưu tập hiện vật bảo tàng; nhằm tài liệu hoá khoa học các hiện tượng tự nhiên và xã hội, vì vậy bảo tàng đã phải nghiên cứu, kiện toàn sưu tập hiện vật bảo tàng với sử dụng chúng vào mục đích khoa học, văn hoá, tuyên truyền và khai trí giáo dục”

Bảo tàng ra đời không phải là hoạt động ngẫu nhiên hay do ý muốn chủ quan của những cá nhân trong xã hội. Bảo tàng chỉ xuất hiện khi sự phát triển kinh tế, văn hóa đạt đến một trình độ nhất định của lịch sử nhân loại, khi mà xã hội đã có sự phân chia giai cấp và nhà nước hình thành.

Tài liệu về lịch sử văn hóa cổ đại Hy Lạp cho biết, từ thế kỷ III TCN ở Alexangdri – một trung tâm văn hóa Ai Cập – Hy Lạp thời bấy giờ đã có một Bảo tàng mang tên Alexangdri, do vua Ptoleme xây dựng, ông gọi nó là “museion”, “Bảo tàng” này lưu giữ một số hiện vật, các bản chép tay, các bút tích quý bằng giấy. Tại đây nhiều nhà bác học nổi tiếng đã sống và làm việc, gặp gỡ và trao đổi khoa học. Bảo tàng này được coi như một cơ quan nghiên cứu khoa học lớn mang tính chất một Hàn lâm viện.

Xã hội thời kỳ trung cổ, thực tiễn không thể tạo ra những điều kiện khách quan, những nhu cầu xã hội cho sự phát triển của Bảo tàng. Ở thời kỳ này, người ta chỉ thấy việc thu thập lưu giữ các báu vật khác nhau diễn ra trong các nhà thờ tu viện của giáo hội thiên chúa giáo và tầng lớp vua chúa phong kiến.

Thời đại Phục hưng - đó là sự hồi sinh về văn hóa và khoa học của châu Âu, đến cuối thế kỷ XVII Bảo tàng đã phát triển tương đối phong phú về thể loại và các sưu tập hiện vật bảo tàng ngày càng được xem như nguồn “sử liệu” quan trọng của khoa học của lịch sử, chúng được sử dụng để giáo dục, thảo mãn sự tò mò, ham hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ của công chúng, cho nên đã có các “phòng hiếu kỳ” Kunskamera hay “viện hiếu kỳ” ra đời.

Bảo tàng theo đúng nghĩa của nó ra đời từ thế kỷ XVIII đã phát triển mạnh về số lượng và loại hình như Bảo tàng lịch sử quốc gia, Bảo tàng nghệ thuật, Bảo tàng địa phương và Bảo tàng chuyên ngành, Bảo tàng thuộc loại hình khoa học tự nhiên trong các trường đại học và bắt đầu ra đời loại hình Bảo tàng kỹ thuật. Bảo tàng các loại hình khác nhau ra đời đã trực tiếp phục vụ nhu cầu phát triển của khoa học, phát triển sản xuất, phục vụ nhu cầu giáo dục chính trị và giáo dục ý thức dân tộc. Bảo tàng đã trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển văn hoá, đồng thời cũng là một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học làm nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật bảo tàng phục vụ nhu cầu của xã hội.

Có thể khẳng định rằng, những khuynh hướng tiến bộ của sự phát triển sự nghiệp bảo tàng ở thế kỷ XVIII – XIX tiếp tục được phát triển ở thế kỷ XX, các nhà Bảo tàng học trên thế giới đã xác định ngay từ cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX là thời đại “bùng nổ” của Bảo tàng, bởi Bảo tàng đã phát triển, tăng nhanh về số lượng, chất lượng, rất đa dạng phong phú về các kiểu, loại hình bảo tàng. Nếu như trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trên thế giới mới chỉ có 7.000 bảo tàng thì đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX trên thế giới đã có 13.000 bảo tàng; nhưng đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI trên thế giới hiện nay đã có 65.000 bảo tàng [Dẫn theo tài liệu ICOM].

Riêng ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài việc tiến hành một số hoạt động có ý nghĩa tích cực như kiểm kê các di tích lịch sử văn hoá, phát hiện khai quật các di tích khảo cổ học, người Pháp đã xây dựng một số Bảo tàng ở nước ta. Ở miền Bắc bao gồm: Bảo tàng Louis-Finot xây dựng năm 1926, khánh thành năm 1932 [nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam], Bảo tàng Địa chất thánh lập năm 1914, Bảo tàng Động vật thành lập năm 1928; Ở miền Nam có: Bảo tàng Parmentier xây dựng năm 1915, mở rộng năm 1936, khánh thành năm 1939 [nay là Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm], Bảo tàng Khải Định thành lập năm 1923 [nay là Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế]; Ở miền Nam có: Bảo tàng Hải Dương học thành lập năm 1923 [nay là Bảo tàng Sinh vật biển], Bảo tàng Blanchard de la Brosse thành lập năm 1929 [nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh].

Cho đến nay, Việt Nam đã có một mạng lưới Bảo tàng bao gồm trên 140 đơn vị các loại, trong đó có Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Chuyên ngành, Bảo tàng thuộc các tỉnh, thành phố và các Bảo tàng thuộc lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng quản lý. Bên cạnh đó đã hình thành được hệ thống tổ chức quản lý của ngành từ Trung ương đến địa phương với hai chức năng cơ bản là thống nhất quản lý Nhà nước và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ, xây dựng phong trào quần chúng rộng khắp, tham gia vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc.

Năm 1946, Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng [International Council of Museum - viết tắt là ICOM] thuộc Uỷ ban Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc [UNESCO] đã được thành lập. Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ rộng rãi toàn thế giới. Hội đồng Bảo tàng Quốc tế [ICOM] lúc này có nhiệm vụ góp phần quan trọng vào sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các bảo tàng và cán bộ bảo tàng của tất cả các nước.

Năm 1977, Đại hội toàn thể Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng lần thứ 11 đã diễn ra tại Matxcova, quyết định bắt đầu từ năm 1978, lấy ngày 18/5 hàng năm là ngày Quốc tế Bảo tàng, ngày của cộng đồng Bảo tàng trên toàn thế giới. Năm nay, Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế [ICOM] khuyến khích các Bảo tàng hướng hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2015 tới chủ đề: "Bảo tàng cho một xã hội bền vững".

Poster cho Ngày Quốc tế Bảo tàng 2015 của ICOM.

ICOM muốn nhấn mạnh: Bảo tàng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm góp sức xây dựng một xã hội bền vững. Các hoạt động của Bảo tàng hướng tới từng cá nhân, nâng cao nhận thức của từng thành viên trong xã hội về vai trò cá nhân của họ với sự phát triển bền vững của xã hội. Đồng thời, Bảo tàng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt; nhận thức về những hành động của con người đã và đang làm tổn hại đến môi trường của trái đất, từ đó có sự thay đổi tích cực trong hành động của mỗi người hướng tới sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Nhiệm vụ của bảo tàng là gì?

Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội [sau đây gọi là sưu tập] nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Tu bảo tồn có nghĩa là gì?

Động từ Gìn giữ [cái có ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung], không để bị mất mát, tổn thất.

Bảo tàng Thượng trưng bày gì?

Bảo tàng thường là nơi trưng bày, lưu trữ các cổ vật, tài liệu, kết hợp nghiên cứu, giáo dục về một lĩnh vực nào đó như lịch sử, văn hóa của một dân tộc, hoặc một giai đoạn trong quá khứ. Và sứ mệnh của Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng tương tự như thế.

Bảo tàng có vai trò gì?

Bảo tàng là nơi sưu tầm, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật; phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; được tổ chức hoạt động phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội và phục vụ khách tham quan.

Chủ Đề