Angela Merkel - Cựu thủ tướng Đức

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao Huân chương Công trạng cho cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tại dinh tổng thống Bellevue ở Berlin ngày 17/4 (Ảnh: AFP).

AFP đưa tin, cựu Thủ tướng Angela Merkel ngày 17/4 đã được Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trao tặng Huân chương Công trạng Đại tinh thập tự. Đây là huân chương cao quý nhất của Đức vinh danh những cá nhân có đóng góp cho đất nước.

Bà Merkel, người chèo lái nền kinh tế lớn nhất châu Âu từ năm 2005-2021, gửi lời cảm ơn tới gia đình và một số cựu trợ lý vì đã hỗ trợ bà trong suốt 16 năm nắm quyền.

Trong bài phát biểu trước khi trao giải thưởng, ông Steinmeier ca ngợi thành tựu của bà Merkel: "Trong 16 năm, bà đã phụng sự nước Đức với tham vọng, trí tuệ và đam mê".

Khách mời tại buổi lễ bao gồm Thủ tướng Olaf Scholz, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và chồng của bà Merkel, ông Joachim Sauer.

Huân chương Công trạng Đại tinh thập tự chỉ được trao tặng 2 lần trước đó cho 2 cựu Thủ tướng Konrad Adenauer và Helmut Kohl.

Ông Carsten Linnemann, phó chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) bảo thủ của bà Merkel, trả lời kênh tin tức NTV rằng cựu Thủ tướng có "công lao to lớn, đặc biệt ở cấp độ quốc tế".

Bà cũng nhận được sự ca ngợi từ các đối thủ ở Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và Đảng Xanh.

"Tôi đặc biệt đánh giá cao kỹ năng ngoại giao và sự khôn ngoan đồng cảm của bà ấy, nhờ đó bà luôn thành công trong việc tạo dựng các liên minh và thỏa hiệp ở cấp độ quốc gia và quốc tế", đồng lãnh đạo SPD Saskia Esken nói với RND.

Tổng thống Steinmeier ca ngợi vai trò của bà trong việc củng cố nền kinh tế Đức: "Chúng ta có thể nhìn lại 16 năm tăng trưởng kinh tế gần như không bị gián đoạn, trong đó nạn thất nghiệp không còn là nỗi sợ hãi đối với hầu hết người Đức".

(HNMO) - Ngày 17-4 (giờ địa phương), Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã trao Huân chương Công trạng Đại tinh thập tự cho cựu Thủ tướng Angela Merkel nhằm ghi nhận những đóng góp của bà cho đất nước.

Công trạng Đại tinh thập tự là huân chương cao nhất của Đức, được trao cho cựu Thủ tướng Angela Merkel nhằm ghi nhận những thành tựu và đóng góp đặc biệt của bà đối với đất nước trong 4 nhiệm kỳ trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Đức.

Bà Angela Merkel cũng là cựu lãnh đạo thứ ba có vinh dự nhận huân chương cao quý này, sau Thủ tướng đầu tiên của Tây Đức Konrad Adenauer và Thủ tướng đầu tiên của nước Đức thống nhất Helmut Kohl.

Angela Merkel - Cựu thủ tướng Đức

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận Huân chương Công trạng Đại tinh thập tự hôm 17-4. Ảnh: Reuters

Trong bài phát biểu tại Cung điện Bellevue ở thành phố Berlin, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh, bà Angela Merkel đã phụng sự nước Đức bằng trí tuệ và niềm đam mê, vì tự do và dân chủ, vì nước Đức và người dân quốc gia này.

Bà Angela Merkel là nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Đức. Trước khi từ chức hồi tháng 12-2021, nữ chính khách 68 tuổi để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên cương vị người đứng đầu Chính phủ suốt 16 năm, được đánh giá cao với việc dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất châu Âu vượt qua hàng loạt cuộc khủng hoảng, bao gồm khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và đại dịch toàn cầu Covid-19.

Bà Angela Merkel không theo đuổi nhiệm kỳ thứ năm, rời chính trường với tư cách là nhà lãnh đạo phục vụ lâu thứ hai của Đức sau Thế chiến thứ hai, chỉ kém 10 ngày so với kỷ lục của cựu Thủ tướng Helmut Kohl.

"Tôi đã sử dụng mọi thứ trong khả năng của mình để cố gắng ngăn chặn tình trạng này", bà Merkel nói khi bình luận về hành động quân sự của Nga ở Ukraine trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Đức Die Zeit ngày 29/4.

“Việc nó thất bại không phải là bằng chứng cho thấy nỗ lực đó là sai", nữ cựu Thủ tướng Đức nhấn mạnh và nói thêm, ngoại giao là "điều cần thiết".

Bà Merkel nhiều lần bảo vệ chính sách của mình đối với Nga. Bà gọi những nỗ lực giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea năm 2014 thông qua Thỏa thuận Minsk là đúng.

"Tôi ủng hộ những nỗ lực ngoại giao này", nữ chính trị gia kỳ cựu nói, đồng thời cho biết thêm rằng bà "rất lo lắng" về Ukraine.

"Tôi vô cùng đau buồn khi có khá nhiều người không quan tâm đến điều này", bà Merkel thừa nhận. Theo bà, tại Hội đồng châu Âu, Đức và Pháp đã nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Cựu Thủ tướng Đức cho biết bà đã trao đổi rất nhiều với cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko và đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky.

"Tổng thống Zelensky rất chỉ trích các Thỏa thuận Minsk. Ông ấy đã nói điều này trong chiến dịch tranh cử của mình và lưu ý rằng nó không khả thi", bà Merkel nói. Cựu lãnh đạo Đức cho biết thêm, theo các nhà lãnh đạo chính trị Ukraine, Thỏa thuận Minsk không được ủng hộ rộng rãi ở Ukraine và rất khó thực hiện nó về mặt chính trị.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Die Zeit, được công bố vào ngày 7/12/2022, bà Merkel từng tuyên bố rằng các Thỏa thuận Minsk năm 2014 là một nỗ lực để Ukraine "câu" thêm thời gian. Bà nói "mọi người đều hiểu rõ" rằng xung đột đã bị đóng băng và vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi rời nhiệm sở đó, cựu Thủ tướng Đức đã bảo vệ chính sách của mình đối với Nga và nói rằng bà không tự trách mình về tình hình ở Ukraine.

Bà cũng nhấn mạnh rằng không có lời biện minh nào cho việc Nga tấn công Ukraine. "Đó là một sự vi phạm khách quan đối với tất cả luật pháp quốc tế và mọi thứ cho phép chúng ta sống trong hòa bình ở châu Âu. Nếu chúng ta bắt đầu quay ngược thời gian qua nhiều thế kỷ và tranh cãi xem phần lãnh thổ nào sẽ thuộc về ai, thì sẽ chỉ có chiến tranh mà thôi. Đó không phải là một lựa chọn."

Cựu thủ tướng cũng khẳng định bà không ngây thơ trong đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin. “Ngoại giao không sai chỉ vì nó không hiệu quả", bà Merkel nói.

Bà cũng đã bảo vệ quan điểm phản đối của mình đối với việc Ukraine và Gruzia gia nhập NATO vào năm 2008. Vào thời điểm đó, NATO cam kết rằng hai nước sẽ tham gia vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng từ chối kích hoạt "kế hoạch hành động thành viên" để cho phép hai nước tham gia liên minh trong vòng 5- 10 năm.

Hồi tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích bà Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, cho rằng động thái của họ (ngăn cản Ukraine gia nhập NATO) rõ ràng là một "tính toán sai lầm" khiến Nga càng quyết đoán hơn.

Sau cuộc phỏng vấn của bà Merkel vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông thấy tuyên bố của bà hoàn toàn bất ngờ và đáng thất vọng.