Atiso đỏ là gì

Bông atisô được quảng cáo với công dụng mát gan và bổ máu bày bán trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Trên những xe đẩy này, người bán treo sẵn tấm bảng giấy bìa giới thiệu: “Hoa atisô đỏ mát gan, bổ máu, giải nhiệt”. Những “núi” hoa đỏ thẫm này thu hút sự chú ý, nhiều người tấp xe vào hỏi mua. Ngoài hoa atisô tươi, người bán còn bán các hũ xirô atisô ngâm đường.

Rộ mùa hoa

Dọc tuyến đường Cộng Hòa, Trường Chinh [Q.Tân Bình] có hơn chục xe đẩy bán hoa atisô.

Bà Vi, người bán, nói hoa được lấy về từ Đà Lạt và tư vấn hoa atisô đỏ có rất nhiều công dụng như mát gan, bổ máu, giải nhiệt, chống lão hóa, chống mệt mỏi... Giá 1kg bông atisô đỏ là 35.000 đồng, lúc nở rộ rẻ hơn, tầm 30.000 đồng/kg.

Cũng theo bà Vi, hoa này rất hút khách, có ngày bán được cả trăm ký. Khách có người mua cả chục ký và đặt hàng để hôm sau quay lại mua tiếp.

Tương tự, một người bán hoa atisô đỏ tên Nga trên đường Nguyễn Đình Chiểu [Q.Phú Nhuận] nói hoa atisô đỏ có thể chữa bệnh đái tháo đường, ung thư... Sau khi tách phần nhụy hoa, cánh hoa được bán với giá 40.000 đồng.

Theo chị này, cánh hoa dùng ngâm xirô, làm mứt, có thể ăn sống hoặc nấu canh chua [cánh hoa có vị chua]. Phần đài hoa phơi khô hãm như trà để uống, có công dụng mát gan. Khách mua hoa được tặng kèm tờ giấy photo công dụng cũng như hướng dẫn cách làm xirô từ hoa atisô đỏ. Trên đấy có cả số điện thoại.

Chị này dặn: “Nếu cần lấy số lượng lớn, cứ gọi trước một buổi, sáng gọi là chiều sẽ giao tận nhà, bao nhiêu cũng có”. Theo người bán, hoa atisô do gia đình trồng ở Bình Thuận và “trấn an” khách: “Ở Bình Thuận hoa này trồng nhiều lắm, còn xuất cả ra nước ngoài. Không phải hàng Trung Quốc đâu”.

Nói về lý do mua hoa atisô đỏ, chị Nguyễn Diệu Linh [Q.Bình Thạnh] kể thấy người ta treo bảng nói hoa này mát gan, giải độc nên mua về dùng: “Trời nắng nóng, tôi mua về làm xirô uống giải nhiệt. Uống thử thấy cũng ngon”.

Theo chị Diệu Linh, người bán nói hoa có nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe nên chị lên mạng tìm hiểu, thấy nhiều người khen nên yên tâm.

Cũng với lý do được biết hoa có nhiều tác dụng tốt, anh Nguyễn Ngọc Đông [Q.Tân Bình] mua để ngâm đường làm xirô uống dần. Còn có thể chữa được nhiều bệnh như quảng cáo hay không, anh chưa biết.

Không chỉ bày bán trên đường, hiện nhiều người còn giới thiệu và bán hoa atisô đỏ tươi hoặc mứt, xirô atisô đỏ trên các trang mạng, mạng xã hội, nhắm đến công dụng làm đẹp da, chống lão hóa, giảm cholesterol... Giá bán rẻ hơn, chỉ tầm 25.000/kg hoa tươi, có giảm giá khi mua số lượng nhiều. Khách hàng từ nhiều nơi khác như Biên Hòa, Vũng Tàu... cũng đặt mua.

Không phải thần dược

Trao đổi về công dụng của hoa atisô đỏ [có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa], bác sĩ Nguyễn Minh Nhiên, khoa y học cổ truyền Bệnh viện Bình Tân, TP.HCM, cho biết hoa có nguồn gốc ở Tây Phi, được trồng lấy ngọn và đài hoa làm rau chua, thuốc, đài hoa có màu đỏ tím sẫm để pha nước giải khát.

Cũng như nhiều loại thảo dược khác, nhờ “công nghệ” truyền thông mà công dụng của các loại cây cỏ thảo dược được “nâng tầm” để thuận tiện cho việc kinh doanh. Do đó người dùng càng cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Theo bác sĩ Minh Nhiên, bụp giấm có vị chua, lợi tiểu, mát gan, lọc thận... Thành phần của cây có nhiều loại có lợi cho sức khỏe như acid ascorbic giúp tăng sức đề kháng, bền thành mạch máu tốt cho mạch máu, với người bị bệnh trĩ giúp hạn chế chảy máu, giúp cơ tim khỏe hơn, tốt cho người hay bị chứng hồi hộp đánh trống ngực... Alkaloid và L-arginine có tác dụng giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp...

Nhưng bác sĩ Nhiên nhấn mạnh đây là một loại thực phẩm hỗ trợ chức năng, không độc, cũng không hại, không phải là thuốc để có tác dụng điều trị bệnh lý nền có sẵn. Lưu ý là cần sử dụng đúng liều lượng và đặc biệt cần được khám trước khi sử dụng để tránh làm bệnh có sẵn nặng hơn như gan và thận phải làm việc nhiều hơn, khiến bệnh nhân bệnh suy gan, suy thận nặng hơn. Hoặc không tốt cho người bị dạ dày bởi bụp giấm có tính acid cao.

Atisô đỏ có thể dùng tươi hoặc khô tùy ý, hoặc chế biến thành mứt, xirô dùng như loại nước giải khát thanh nhiệt.

“Cũng như nhiều loại thảo dược khác, nhờ “công nghệ” truyền thông mà công dụng của các loại cây cỏ thảo dược được “nâng tầm” để thuận tiện cho việc kinh doanh. Do đó người dùng càng cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng

Bác sĩ NGUYỄN MINH NHIÊN

MINH PHƯỢNG - DIỆU NGUYỄN,

Cây Hibiscus thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta, có thể trồng trong các vườn gia đình để lấy đài hoa làm nước uống và làm thuốc. Hoặc có thể phơi khô và bảo quản để pha nước trà uống hàng ngày.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g trà Hibiscus có năng lượng là 49 kcal, 11,31g hydrat carbon [đường bột], 0,64g lipid [chất béo], 0,96g protein, 14µg vitamin A, 0,011mg vitamin B1, 0,028mg vitamin B2, 0,31mg vitamin B3, 12mg vitamin C, 215mg Ca, 1,48mg Fe, 51mg Mg, 37mg P, 208mg K, 6mg Na...

Hoa Hibiscus.

2. Một số lợi ích sức khỏe của trà Hibiscus

2.1 Là thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa

Cây bụp giấm rất giàu các chất chống ôxy hóa như beta-carotene, vitamin C và anthocyanin giúp cải thiện một số tình trạng sức khỏe trên diện rộng.

Chất chống ôxy hóa phá hủy các phân tử có hại là các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do gây ra thiệt hại cho các tế bào góp phần gây ra các bệnh như ung thư, bệnh tim và đái tháo đường. Trong khi cơ thể sử dụng chất chống ôxy hóa của riêng mình để chống lại tác hại của các gốc tự do, thì thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

2.2 Chống lại chứng viêm

Theo một số nghiên cứu trên động vật và một số nghiên cứu nhỏ trên người đã cho thấy khả năng chống viêm của cây Hibiscus. Viêm đóng một vai trò trong sự phát triển của nhiều bệnh tật, bao gồm ung thư, hen suyễn, bệnh Alzheimer, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp. 

Uống trà Hibiscus có thể cung cấp các tác dụng chống viêm hữu ích từ thành phần các chất chống viêm, chống ôxy hóa.

2.3 Hỗ trợ cải thiện huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, suy tim và bệnh thận. Trong các thử nghiệm lâm sàng, uống trà Hibiscus có thể hỗ trợ cải thiện huyết áp.

Tuy nhiên, Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Hoa Kỳ chỉ ra rằng, trà Hibiscus và các biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược khác chỉ làm giảm và điều hòa huyết áp ở những người mới xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp. Chúng không thể thay thế thuốc chữa bệnh cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp.

2.4 Hỗ trợ giảm cholesterol

Trà hoa Hibiscus mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Cholesterol cao là một vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến rất nhiều người và góp phần gây ra các bệnh nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Một nghiên cứu được công bố năm 2011 đã chỉ ra, việc dùng trà Hibiscus hai lần một ngày trong liên tục 15 ngày giúp tăng cholesterol tốt.

Các nghiên cứu khác, bao gồm một đánh giá tổng hợp được công bố năm 2014 lại cho thấy, việc uống trà Hibiscus hoặc chiết xuất từ cây bụp giấm giúp tăng cholesterol tốt. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ giảm cholesterol xấu và triglycerid trong máu [triglycerid cao có thể là nguyên nhân gây mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…].

2.5 Hỗ trợ giảm cân

Không chỉ là một đồ uống thơm ngon, trà bụp giấm còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì trong trà có chứa các chất có thể kích thích quá trình sản xuất amylase trong cơ thể. Đây là enzym có chức năng phân hủy tinh bột, đường, tránh tích tụ mỡ thừa.

Nhưng để việc giảm cân thực sự hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng trà Hibiscus cần có một thực đơn lành mạnh và khoa học

2.6 Kháng khuẩn

Trà Hibiscus giàu vitamin C, là một dưỡng chất thiết yếu để tăng cường và kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch. Trà Hibiscus cũng được biết đến với tính chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, nó bảo vệ cơ thể khỏi bị cảm lạnh và cúm. Nó cũng được sử dụng để điều trị chứng khó chịu do sốt.

2.7 Hỗ trợ sức khỏe gan khi uống trà bụp giấm

Chiết xuất bảo vệ gan khỏi nhiều loại độc tố, có thể là do hoạt động chống ôxy hóa mạnh mẽ của trà bụp giấm.

2.8 Hỗ trợ giảm đau khi có kinh nguyệt

Uống trà Hibiscus giúp giảm đau trong kỳ kinh.

Uống trà Hibiscus thường xuyên giúp giảm bớt chứng chuột rút và đau bụng trong kỳ kinh. Nó cũng giúp phục hồi sự cân bằng nội tiết tố, có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của kinh nguyệt như sự thay đổi trạng thái, trầm cảm và ăn quá nhiều.

2.9 Chống trầm cảm

Trà Hibiscus chứa vitamin và khoáng chất như flavonoids có tính chống trầm cảm. Tiêu thụ trà Hibiscus có thể giúp làm dịu hệ thần kinh, tù đó làm giảm lo lắng và trầm cảm bằng cách tạo ra một cảm giác thoải mái trong tâm trí và cơ thể.

3. Cách pha trà hoa Hibiscus

Trà hoa Hibiscus có thể pha theo 2 cách là uống trà nóng hoặc trà lạnh:

- Trà nóng: Cho 2-4 muỗng đài quả hoa bụp giấm khô vào nước nóng vừa phải, ngâm kín trong 10-15 phút rồi lọc lấy nước uống. Nếu không uống được vị chua thì có thể thêm một chút mật ong vào trà cho dễ uống. 

Ngoài ra, vắt vài giọt chanh, vỏ cam quýt hay vài mẩu quế sẽ giúp tăng thêm hương vị thơm ngon của trà hoa Hibiscus. Nếu muốn uống trà lạnh thì hãy thêm một chút đá.

- Trà lạnh: Ngâm hoa Hibiscus khô trong nước 2 ngày [không yêu cầu đun sôi], sau đó lọc lấy nước uống. Trà hoa dâm bụt còn có thể ngâm trong nước đường hoặc mật ong để làm siro hoặc ngâm với rượu nhẹ để làm rượu vang rất tốt cho sức khỏe.

4. Uống trà Hibiscus đúng cách

Để những lợi ích sức khỏe của trà hoa Hibiscus phát huy hiệu quả, chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải [1-2 cốc/ngày]. 

Người bệnh đái tháo đường cần theo dõi mức đường máu thường xuyên trong khi uống trà hoa Hibiscus. 

Người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp chặt chẽ khi vừa dùng trà vừa sử dụng các thuốc hạ áp khác.

Không uống trà hoa bụp giấm trong các trường hợp sau:

  • Huyết áp thấp
  • Dùng thuốc có chứa chloroquine, thuốc sốt rét
  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Có tình trạng dị ứng sau khi uống trà
  • Mắc các bệnh về phổi [bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ho kéo dài].

5 loại trà thảo mộc tốt cho người mắc COVID-19 điều trị tại nhà

Xem thêm video đang được quan tâm:

10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19.


Video liên quan

Chủ Đề