Bà la môn giáo là gì năm 2024

Kinh sách Phật thuộc Phật giáo Nguyên Thuỷ cũng như Phật giáo đại thừa thường xuyên nhắc đến những tư trào triết học và tín ngưỡng tôn giáo đồng đại hay sớm hơn Phật Thích Ca. Đến với Bà la môn giáo dưới cái nhìn của Phật giáo, Đức Thích Ca đã thực hiện được hai cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng và giải phóng giai cấp trong xã hội đương thời. Niềm tin duy nhất của tín đồ Bà la môn là tin vào thượng đế, làm thế nào để mình được hoà chung với thượng đế vĩnh hằng.

  1. DẪN NHẬP Kinh sách Phật thuộc Phật giáo Nguyên Thuỷ cũng như Phật giáo đại thừa thường xuyên nhắc đến những tư trào triết học và tín ngưỡng tôn giáo đồng đại hay sớm hơn Phật Thích Ca. Đến với Bà la môn giáo dưới cái nhìn của Phật giáo, Đức Thích Ca đã thực hiện được hai cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng và giải phóng giai cấp trong xã hội đương thời. Niềm tin duy nhất của tín đồ Bà la môn là tin vào thượng đế, làm thế nào để mình được hoà chung với thượng đế vĩnh hằng. Tuân theo những nghi thức tôn giáo chưa đủ phối hợp với thượng đế chí tôn, mà tín đồ Bà la môn còn phải thực nghiệm bằng bản thân mình sự trong sáng tuyệt đối, lòng vị tha vô bờ bến, sự khắc kỷ mạnh mẽ, sự tôn kính chân lý, sự bất bạo động. Để thực hiện thành công hai cuộc cách mạng đó. Đức Thế Tôn đã đưa ra một chân lý, một sự thật của cuộc đời, phủ định lại những tư tưởng cuồng tính mê mờ của Bà la môn giáo.

B.NỘI DUNG I.Khái quát về Bà la môn giáo Bà la môn giáo với tinh thần cực mạnh trong sự tưởng tượng về thần linh đã tạo nên một thế giới thần thánh vô cùng phức tạp, đa dạng phong phú và huyền bí. Thần linh với hình dáng con người hoặc con người dị dạng, ba đầu, bốn tay…. Nếu từ phía hình thức mà nhìn vào thì Bà la môn giáo là một thế giới đầy thần tượng thần linh và quái vật với những nghi lễ phức tạp bao trùm bởi những huyền thoại và sử thi. Bà la môn có hai bình diện. Bình diện dân gian và tín ngưỡng thể hiện nhu cầu tồn tại đại chúng của tín ngưỡng, bình diện triết học tin rằng đấng thượng đế chí tôn có một nội lực và nội lực đó đã biểu hiện ra một vũ trụ hư ảo gọi là Maya (hư ảo), mà cái hư ảo ấy phản ánh cái hiện hữu, nhưng không phải là hiện hữu vĩnh hằng. Bà la môn giáo chia xã hội làm bốn đẳng cấp chính: Giai cấp Bà la môn (Brahmin): gồm những giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái, họ tự nhận mình là cao thượng, sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma), thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Giai cấp Sát đế lị (Krhatriya): là hàng vua chúa quý phái tự cho mình sanh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng. Giai cấp Vệ Xá (Veisja): là những thương gia, chủ điền, tin mình sinh ra từ bụng Phạm Thiên, có nhiệm vụ chăn nuôi, làm nông nghiệp, thủ công nghiệp, nói chung là đảm đương về mặt kinh tế trong xã hội. Giai cấp Thủ đà la (Soudra): là hạn hạ tiện, nô lệ, tin mình sinh ra từ gót chân Phạm Thiên, mặt dù họ làm công cho toàn xã hội, họ có thể bị bán hay giết đi, họ chẳng có tí quyền nào, họ giữ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai câp trên. Ngoài ra, còn một đẳng cấp gọi là Paria, những người trong đẳng cấp này là lớp cùng khổ, con cháu những người nô lệ hoặc tù binh. Họ không được phép sống trong cộng đồng của bốn đẳng cấp trên. II.Bản chất của Bà la môn dưới cái nhìn của đạo Phật 1.Đạo đức của Bà la môn giáo đối với đạo Phật Bà la môn giáo vốn là tôn giáo chính thống của người Ấn độ trước khi có đạo Phật. Đối với Bà la môn giáo có đạo đức, trước tiên phải biết tổ chức lễ bái và tế đàn. Vì thông qua lễ bái và tế đàn, con người có thể giao tiếp với thần linh, được thần linh ban phúc và cứu hoạ. Nhưng người dân bình thường không thể trực tiếp tổ chức tế đàn mà phải nhờ giáo sĩ Bà la môn. Và chỉ giáo sĩ Bà la môn mới đọc thông được sách Vệ đà. Do vậy đạo đức cũng có nghĩa là tôn trọng, cung phụng, cúng dường nhiều lễ vật cho giáo sĩ Bà la môn. Có thể nói, nền đạo đức của Bà la môn giáo là một thứ đạo đức nghi lễ chuộng hình thức bề ngoài, ít hay không liên quan gì đến nội tâm. trong khi đạo đức Phật giáo chủ yếu là một nền đạo đức nội tâm, rất coi trong tính chất thiện hay ác của dụng tâm. Chúng ta đã biết văn học Vệ đà phát triển tới đỉnh cao nhất với các tập Upanishad, ở đây nền đạo đức của Bà la môn giáo đã bớt hình thức hơn, đi sâu vào nội tâm hơn. “Trong vương quốc của ta, không có kẻ cắp. Không nghèo đói, không người say rượu. Không kẻ vô đạo, không ai dốt nát. Không có nam nữ tà dâm…” Nhưng điều mâu thuẩn là trong giai đoạn cuối của tư tưởng Upanishad, đạo đức mang nặng tính siêu hình và trở thành hầu như vô nghĩa. Một khi đã tin giáo sĩ Bà la môn là mẫu mực của đạo đức, thì mỗi hành vi, lời nói của giáo sĩ đều là hay, là đúng và người dân thường chỉ việc bắt chước làm theo mà thôi, dù cho hành vi lời nói đó trên thực tế không có giá trị đạo đức. “Kẻ nào đã biêt Ta (atman) thì dù nó có hành động gì, thế giới cũng không bị tổn thương, dù là giết cha, giết mẹ, dù là trộm cắp, phá thai…” Tập Upanishad tuyên bố rằng: “Cũng như lửa thiêu cháy củi vậy, một người biết được cái ấy sẽ thiêu cháy mọi hành vi tội lỗi của mình, trở thành trong sạch thanh tịnh, giải thoát khỏi già và chết”. Trước tri thức hình như đạo đức mất hết giá trị và ý nghĩa. “Cái ấy”ở đây ý nói biết được lý thuyết về năm ngọn lửa huyền bí, sẽ không bị nhiễm ô bởi những tội lỗi. Đồng thời trong văn học Upanishad đã manh nha tư tưởng siêu việt lên cả thiện và ác. “ Một con người có tri thức, sẽ vươn được tới cõi mà sẽ không còn có sự phân biệt đạo đức giữa cái thiện và cái ác nữa”. Cũng không khác gì văn học Upanishad, Phật giáo rất đề cao sự hiểu biết. “ Chính vì do không hiểu biết, không nắm chắc được bốn chân lý, hỡi các thầy, mà các thầy cũng như Ta, quanh quẩn mãi trong vòng sanh tử luân hồi.” Sự hiểu biết, tức trí tuệ là một trong ba môn học cơ sở của Phật giáo. Hai môn kia là giới (đạo đức) và định (thiền định). Như vậy, đạo Phật cũng đề cao tri thức, trí tuệ, không kém gì văn học Upanishad nhưng điều khác nhau là đạo Phật đồng thời cũng đề cao cuộc sống đạo đức, và chống lối tri thức tự biện suông, tách rời thực tế. Đối với đạo Phật trí tuệ bao giờ cũng đi kèm với đạo đức. “Người có đạo đức và trí tuệ, công bằng, nói sự thật, làm đúng công việc của mình, thì người đó sẽ thân thiết với thế gian.” 2.Sự khác nhau giữa tư tưởng Bà la môn với đạo Phật Một điều mọi người đều công nhận là kinh Phật có phê phán nhiều mặt lễ bái, lễ nghi của Bà la môn giáo. Nhưng cũng chính khía cạnh lễ nghi đó của Bà la môn giáo đã gây ra tư trào chống đối trong các tập Upanishad. Kinh phật phản đối xu hướng lễ nghi và nhấn mạnh xu hướng sống đạo đức, nhưng không nhắc gì đến Upanishad . điều này chứng tỏ, tư tưởng cơ bản của đạo Phật không chống đối gì mấy những dòng tư tưởng chính trong các tập Upanishad. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác nhau: . Chủ thuyết Upanishad chỉ dành cho một số ít người có trình độ, vốn có xu hướng sinh hoạt tôn giáo. Còn Phật giáo nhằm tới số đông, kể cả những người bình thường nhất trong xã hội. Phật giáo là tôn giáo của đại chúng. . Chủ thuyết Phật giáo nhấn mạnh khả năng của bản thân mỗi người trong sự nghiệp giác ngộ và giải thoát, còn Bà la môn giáo đặt hy vọng nhiều ở sự giúp đỡ của người khác và của thần thánh.” 3.Tư tưởng chủ trương những biện pháp giải thoát Các tập thánh điển Vệ đà của Bà la môn giáo cho rằng, biện pháp tốt nhất là cầu nguyện và tế đàn. Vào thời kỳ trước các tập Upanishad, thì tế đàn và nghi lễ trở nên vô cùng phức tạp. Các tập Upanishad không phải hoàn toàn bác bỏ cầu nguyện và tế đàn nhưng cho rằng hiệu quả không lớn. Các tập Upanishad sau cùng nhấn mạnh vai trò của trí tuệ (vidya), kèm theo sự chế ngự dục vọng và một thái độ bình thản đối với danh lợi thế gian. Theo chủ thuyết Upanishad, Thế giới hiện tượng khách quan, không phải thực có, không có thực thể, chỉ có Atman, cái Ta thật, là thật có. Atman và Brahma là một, hoà đồng Atman và Brahma là giải thoát. Theo đạo Phật, cả thế giới khách quan và tâm thức cũng đều là vô thường và vô ngã, tức là không thực thể, và bát chánh đạo là con đường trung đạo dẫn người tu đến cứu cánh giải thoát. 4.Đạo Phật trước chế độ đẳng cấp Bà la môn giáo Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế, chế độ đẳng cấp được đạo Bà la môn bênh vực như một thiết chế thiêng liêng, do chính Phạm Thiên Brahma đặt ra và được ghi lại trong sách thánh Vệ đa.ø Phạm Thiên của Bà la môn giáo cũng như các tôn giáo phương Tây gọi thượng đế hay chúa trời vậy. “Chỉ có giai cấp Bà la môn là tối thượng, các đẳng cấp khác đều thua kém. Chỉ có người Bà la môn mới có màu da trắng, những người khác đều da đen. Chỉ có người Bà la môn được sinh ra và nuôi dưỡng trong sạch. Những người khác không được như vầy. Chỉ có người Bà la môn mới có con cháu chân chính của Phạm Thiên, được Phạm Thiên tạo ra, là nối nghiệp và thừa tự của Phạm Thiên…” Bọn giáo sĩ Bà la môn suy tôn Phạm Thiên là đấng tạo thế, là vị thần linh tối thượng, rồi tự cho mình là con cháu chân chính của Phạm Thiên, cho nên đẳng cấp Bà la môn cũng là đẳng cấp tối thượng trong xã hội Ấn độ. Như vậy chế độ đẳng cấp bất công được bọn giáo sĩ Bà la môn hợp thức hoá bằng tôn giáo. Phật Thích Ca tuy với lòng từ rộng lớn, xem mọi người trong thế gian này đều bình đẳng, bất cứ người nào cũng không thoát khỏi cảnh khổ của sinh lão bệnh tử. Nhưng ngài cũng không bàng quan với số phận cùng khổ của hàng triệu dân Ấn độ. Ngài khuyên mọi người không nên mê tín quyên uy, dù rằng quyền uy đó được xác nhận bởi truyền thống kinh sách hay là giáo điều tôn giáo. Mọi người nên biết dùng lý trí của mình để xet đoán việc gì là phải là thiện. Thiết chế đẳng cấp, xã hội cũng vậy, phải được chúng ta xét đoán bằng lý trí. Ngài còn khuyên mọi người không nên tin vào những huyền thoại nhảm nhí, nói rằng chỉ có đẳng cấp Bà la môn mới từ miệng Phạm Thiên sinh ra, còn đẳng cấp khác thua kém hơn. Ngài nói người Bà la môn cũng từ bụng mẹ sinh ra, hoàn toàn giống như mọi người khác. Cũng như trong sự nghiệp tu đạo, người Bà la môn không có lợi thế gì hơn những người khác. Mọi người đều cố gắng tu hành tinh tấn trên con đường đạo mà Như Lai đã vạch ra cuối cùng sẽ được giải thoát. Một trong những tác hại lớn của chế độ đẳng cấp là nó tạo ra những mặc cảm vô lý, khiến cho ai sinh ra là Bà la môn thì thường tự cao, tự đại, ai sinh ra Thủ đà la thì tự ty, cam tâm với số phận đen đủi của mình. Đức Phật đả phá bốn giai cấp Ấn độ, di sản của Bà la môn để lại. Ngài cho rằng: xã hội giai cấp là mầm móng thối hoá, nguyên nhân của chiến tranh, mọi bất công đau khổ của con người cũng từ đây trỗi dậy. Ngài thường nói “không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn. Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ”. Với thuyết lý chân thật của Ngài, đã thành công hy hữu lật đỗ được chế độ độc tài cố hữu của Bà la môn và chiếm được địa vị độc tôn tại vùng Trung Ấn suốt dòng lịch sử của đời Ngài. Sự chiến thắng này không phải bằng sương máu và nước mắt mà ngược lại bằng tình thương bao la, đánh bại mọi tư tưởng đương thời, san bằng mọi giai cấp xã hội. “Mọi người sợ hình phạt Mọi người sợ tử vong Lấy mình làm thí dụ Không giết không bảo giết”

“Mọi người sợ hình phạt Mọi người thương sống còn Lấy mình làm thí dụ Không giết không bảo giết”

  1. KẾT LUẬN Qua sự trình bày ở trên, dưới cái nhìn của đạo Phật, ta thấy được tư tưởng Bà la môn chuận về hình thức lễ bái, tế thần, tin vào đấng siêu hình ảo tưởng, đặt niềm tin vào các thế lực thần bí siêu nhiên. Khác hẳn với đạo Phật, Phật giáo đi “ngược dòng”. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của Phật giáo trên mặt trận tư duy là đi ngược lại các khuynh hướng tà giáo, ngoại đạo, mê tín dị đoan của Bà la môn giáo. Trên mặt trận luân lý đạo đức thì đi ngược lại với những tình cảm, nếp nghĩ… hời hợt vốn thuộc về “bản năng”, thuộc “bẩm tính” của con người. Đức Phật khuyên bảo các đệ tửhãy là nương tựa của chính mình và không bao giờ tìm nơi nương tựa hay sự giúp đỡ từ ai khác_nhất là không nên đặt niềm tin vào các thế lực thần bí siêu nhiên.

THƯ MỤC THAM KHẢO

1.Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn độ, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1999. 2.Thích Quảng Độ (dịch), Nguyên Thủy Phật Giáo tư tưởng luận, Sài Gòn, 1971. 3.HT. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật Giáo Ấn Độ, GHPGVN: THPG TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1999. 4.Hoàng Tâm Xuyên, Mười Tôn Giáo lớn trên Thế Giới, Hà Nội: nxb Chính Trị Quốc Gia, 1999. 5.Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, tập 3, HCM: nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001. 6.Thích Mãn Giác, Lịch sử triết học Ấn độ, Ban tư thư viện đại học Vạn Hạnh, 1967.

[Trở về]


NGHÊ DŨ LAN: Đạo Bà La Môn (Brahmanism) cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ.

Đạo Bà

Đạo Bà-la-môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ. Đạo Bà-la-môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo.

Ai là người sáng lập ra Hindu giáo?

Không giống như những tôn giáo khác, Ấn Độ giáo không có một người sáng lập mà là sự kết hợp của rất nhiều tín ngưỡng khác nhau. Thời kỳ kinh Veda được viết ra được gọi là Thời kỳ Vệ Đà”, kéo dài khoảng năm 1500 TCN. Những nghi lễ như hiến tế và tụng kinh vô cùng phổ biến trong Thời kỳ Vệ Đà.

Đạo Hindu ở Ấn Độ tôn thờ ai?

Đạo Hindu thờ hơn một triệu các vị thần khác nhau, trong đó, ba vị thần quan trọng nhất là thần Shiva – đấng tạo hóa và thần Vishnu – đấng bảo vệ muôn loài và Brahma. Đã là người theo đạo Hindu, hầu hết ai cũng rất tin và sùng đạo, hàng ngày thờ cúng tại nhà và thường xuyên đến đền.