Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024

Làm thế nào nào để xác định và tính toán mức lương của người lao động trong Doanh nghiệp chuẩn nhất? Bài viết dưới đây Học Viện PMS sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về khái niệm bậc lương là gì, thủ tục và điều kiện xét nâng bậc lương cũng như cách tính bậc lương chính xác trong Doanh nghiệp.

Mục lục

Bậc lương là số lượng các cấp độ thăng tiến về mức lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi bậc lương tương ứng với một mức lương cơ bản, không tính các khoản phụ cấp, phúc lợi hay các thu nhập bổ sung khác.

Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024
Bậc lương là cấp độ về mức lương trong mỗi ngạch lương của người lao động

Ở mỗi ngạch lương nên có những số lượng bậc lương cụ thể để tạo ra sự biến động từ lương tối thiểu đến lương tối đa. Điều này đảm bảo sự công bằng và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Sự sắp xếp tăng dần của bậc lương trong thang bảng lương phản ánh sự gia tăng của hệ số và khả năng của nhân viên để thăng cấp, hướng tới mức lương cao hơn. Điều này không chỉ tạo động lực cho nhân viên mà còn duy trì tính công bằng trong Doanh nghiệp.

2. Bậc lương cơ bản phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024
Các yếu tố của bậc lương cơ bản

Bậc lương cơ bản phân chia số lượng phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Tùy vào yêu cầu trả lương của doanh nghiệp, số lượng bậc lương cơ bản có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu trả lương, có thể là kích thích tinh thần làm việc cho nhân viên hoặc tuân theo quan điểm quân bình.
  • Chênh lệch giữa mức lương tối thiểu và mức lương tối đa cho mỗi công việc, ngành nghề.
  • Yêu cầu về đào tạo, trình độ năng lực và độ phức tạp của công việc. Sự phức tạp của công việc có thể ảnh hưởng đến số lượng bậc lương cơ bản, với công việc phức tạp thì số lượng bậc lương cơ bản ít và ngược lại, công việc đơn giản có thể có nhiều bậc lương cơ bản.

3. Điều kiện để xét tăng bậc lương

3.1 Điều kiện xét tăng bậc lương trong Doanh nghiệp

Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024
Điều kiện xét tăng bậc lương trong Doanh nghiệp

Để thúc đẩy tinh thần làm việc, doanh nghiệp có thể quyết định giảm số lượng bậc lương, trong khi trả lương theo quan điểm công bằng có thể dẫn đến việc tăng số bậc lương. Điều kiện xét thường dựa trên quy chế nâng lương của doanh nghiệp, tập trung vào năng lực và hiệu suất của từng nhân viên. Một số tiêu chí thông thường bao gồm:

  • Hoàn thành công việc đúng số lượng và chất lượng theo hợp đồng lao động.
  • Tuân thủ quy định về kỷ luật lao động của bộ Luật và nội quy lao động của Doanh nghiệp.
  • Đạt thành tích xuất sắc và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Doanh nghiệp.

Quy chế nâng bậc lương thường cần những nội dung bao gồm các điều khoản về:

  • Đối tượng được nâng bậc lương.
  • Đặt ra điều kiện, tiêu chuẩn cho việc nâng bậc lương, cũng như việc nâng bậc lương sớm, đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc.
  • Xác định thời hạn cho quá trình nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc.
  • Quy định thời điểm cụ thể cho việc xét xem nâng bậc lương hàng năm đối với nhân viên.

Doanh nghiệp thường lập kế hoạch và công bố nâng bậc lương hàng năm, tuân theo quy chế và công bố công khai trong nội bộ Doanh nghiệp. Chế độ nâng bậc lương cũng được ghi rõ trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

3.2 Điều kiện xét tăng bậc lương đối với người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước

Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024
Điều kiện xét tăng bậc lương với người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước

Theo Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV, quy định về chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công nhân và viên chức Nhà nước, các điều cụ thể như sau:

Trong trường hợp cán bộ, công nhân, viên chức chưa được xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên môn và chức danh chuyên viên cao cấp, nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát và đang giữ bậc lương, họ sẽ được xem xét nâng bậc lương thường xuyên. Điều này chỉ thực hiện khi họ đáp ứng đủ thời gian giữa các bậc trong ngạch công chức hoặc trong chức danh và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên theo khoản 1 và 2 của Điều 2 trong Thông tư số 08/2013/TT-BNV và điều kiện này được duy trì trong suốt quá trình giữ bậc lương.

4. Thủ tục nâng lương theo quy định hiện hành

Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024
Thủ tục nâng lương theo quy định hiện hành

Căn cứ theo quy định, điều kiện và tiêu chuẩn, các đơn vị cần lập danh sách những cá nhân có khả năng cần xét tăng bậc lương thường xuyên và Thủ trưởng đơn vị sẽ trao đổi trực tiếp với cấp ủy, ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

Danh sách này sẽ được công khai niêm yết bởi Thủ trưởng, thời gian niêm yết danh sách không quá 10 ngày làm việc. Trên cơ sở các cá nhân công chức, viên chức đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn, hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ trình của cơ quan, đơn vị về việc đề xuất nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức; Tờ trình nêu rõ đối tượng được nâng bậc lương thường xuyên đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ.
  • Biên bản họp trao đổi thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về nâng bậc lương thường xuyên. Biên bản này cần nêu rõ tỉ lệ phần trăm (%) số lượng cán bộ, viên chức, công chức phê duyệt nâng bậc lương trước thời hạn trên tổng số lượng lao động trả lương của cơ quan hoặc đơn vị tính trước ngày 31/12 của năm.
  • Quyết định công nhận thành tích xuất xắc từ các cấp có thẩm quyền.
  • Quyết định nâng bậc lương gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức.
  • Quyết định bổ nhiệm (phê chuẩn) chức vụ lãnh đạo, quản lý gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức (đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý).
  • Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp hoặc quyết định chuyển xếp ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp mới (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Cách tính bậc lương trong Doanh nghiệp chính xác

Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024
cách tính bậc lương trong doanh nghiệp

Cách tính bậc lương trong các doanh nghiệp Nhà nước, công nhân viên chức Nhà nước và các lực lượng vũ trang ANQP được thực hiện dựa trên ngạch lương sẵn có. Quy trình tính mức lương theo bậc bao gồm ba bước chính:

  • Bước 1: Xác định bậc lương trong nhóm ngạch lương
  • Bước 2: Xác định hệ số lương tương ứng với từng bậc lương
  • Bước 3: Tính mức lương

Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng.

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở là mức lương cơ bản của người lao động tính theo tháng, được điều chỉnh theo văn bản pháp luật để phản ánh tình hình kinh tế tại thời điểm cụ thể.
  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định tương ứng với từng cấp trong từng ngạch lương.

Theo Nghị quyết số 70/2018/QH14, mức lương cơ sở từ 01/01/2023 đến 30/06/2023 là 1.400.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, Nghị quyết 69/2022/QH15 đã thông qua quyết định tăng lương cho cán bộ và viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/07/2023.

Quản lý bậc lương không chỉ là một khía cạnh quan trọng trong chính sách nhân sự mà còn là yếu tố quyết định động lực và sự công bằng trong môi trường làm việc. Việc hiểu rõ và áp dụng chính xác các nguyên tắc tính toán bậc lương đối với người lao động giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực nhân sự, đồng thời đảm bảo sự hài lòng và cam kết của nhân viên.

Cùng với đó, tại Học Viện Tư Vấn Doanh Nghiệp PMS có triển khai chương trình tư vấn thang bảng lương cho các Doanh nghiệp có quy mô lớn, giúp Doanh nghiệp xây dựng được thang bảng lương một cách khoa học, đảm bảo công bằng nội bộ, tương quan với bên ngoài cần phải xác định được giá trị công việc của từng vị trí công việc. Đây có thể là dịch vụ sẽ đem lại những lợi ích cho Doanh nghiệp, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi, 102 Nguyễn Xí, P26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Hotline: 0965 845 468 – 028 7300 6069
  • Email: [email protected]

Bậc lương và hệ số lương là gì năm 2024

Tác giả: Ms Minh Nguyễn là CEO tại Học Viện Đào Tạo - Tư Vấn PMS. Đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo Doanh Nghiệp.

Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu?

Bậc 1
Hạng II Hệ số lương 2,34
Mức lương (nghìn đồng) 3.486,6
Hạng III Hệ số lương 2,10
Mức lương (nghìn đồng) 3.129,0

Bảng lương giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp mới nhấtldld.quangbinh.gov.vn › Ban-in-507null

Hệ số lương 30 là bao nhiêu tiền?

Khi tuyển dụng vào có trình độ tiến sĩ, được xếp hạng kỹ sư (hạng III, mã số V. 05.02.07), bậc 3, hệ số lương 3,00, tương ứng với mức lương 4.470.000 đồng/tháng (tính theo lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng).

Lương bậc 1 là bao nhiêu tiền?

Văn bản áp dụng.

Lương bậc 2 hệ số 267 là bao nhiêu tiền?

Bậc 2, hệ số lương: 2.67, mức lương: 3.978.300 đồng. Bậc 3, hệ số lương: 3, mức lương: 4.470.000 đồng. Bậc 4, hệ số lương: 3.33, mức lương: 4.961.700 đồng.