Bách khoa năm nhất học ở chi nhánh nào năm 2024

Theo đó, mức học phí 23 - 29 triệu đồng/năm được Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng cho sinh viên chương trình chuẩn, tuyển sinh năm 2023 (tăng trung bình 1 triệu đồng/năm học so với mức đóng của năm học trước đó).

Bách khoa năm nhất học ở chi nhánh nào năm 2024
Ảnh minh họa (Nguồn: HUST)

Mức học phí được Đại học Bách khoa Hà Nội chia thành 5 nhóm ngành/chương trình đào tạo.

Nhóm 1, các ngành Cơ khí, Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin, Toán Tin, Sinh học - Thực phẩm đào tạo hệ chuẩn có mức thu từ 26 - 29 triệu đồng.

Nhóm 2, các ngành Kỹ thuật hóa học, Hóa học, Môi trường, Vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Dệt May, Kinh tế Quản lý, Công nghệ giáo dục, học phí từ 23 - 26 triệu đồng/năm.

Nhóm 3, các chương trình chất lượng cao, ELITECH từ 33 - 42 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có học phí 57 - 58 triệu đồng/năm học.

Nhóm 4, chương trình song bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế đóng 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh).

Nhóm 5, các chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (chương trình quốc tế) và liên kết đào tạo quốc tế (đối tác nước ngoài cấp bằng) mức phí 25 đến 30 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ, số tiền học phí cao nhất sẽ khoảng 75 - 90 triệu đồng/năm).

Đại học Bách khoa Hà Nội cũng quy định rõ mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% - 10% mỗi năm.

Để hỗ trợ sinh viên khó khăn, trường dành khoảng 60 - 70 tỷ đồng làm quỹ học bổng khuyến khích học tập cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Học bổng được xét theo học kỳ dựa trên kết quả học tập và rèn luyện theo ba mức khá - giỏ - xuất sắc.

Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 7.985 chỉ tiêu hệ đai học chính quy, trong đó 15 - 20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85 - 90% xét tuyển theo điểm thi (kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đánh giá tư duy).

Trường cũng mở thêm 3 mã tuyển sinh mới: Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ Nano, Công nghệ vật liệu polymer và compozit, chương trình tiên tiến Kỹ thuật sinh học (giảng dạy bằng tiếng Anh).

Trong năm 2023, tất cả các ngành/chương trình tuyển sinh đều sử dụng phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp. Đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy, không áp dụng đối với các ngành Ngôn ngữ Anh.

Đại học Bách khoa Hà Nội cũng lưu ý đối với các thí sinh đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau: Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên, IELTS (academic) 5.0 trở lên hoặc tương đương; hoặc Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh đạt yêu cầu của Đại học Bách khoa Hà Nội (sẽ được công bố sau). Đây là năm đầu tiên Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng chứng chỉ VSTEP trong xét tuyển. Mùa tuyển sinh năm 2022, chỉ duy nhất Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) sử dụng chứng chỉ này.

Về kỳ thi đánh giá tư duy, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức 3 đợt thi vào ngày 10/6, 17/6 và 8/7 tại 9 cụm thi: Hà Nội (10 trường đại học, học viện); Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng.

Bài thi đánh giá tư duy được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ (150 phút), với 3 phần thi: Tư duy toán học (60 phút), Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Câu hỏi được thiết kế theo thang đo tư duy với 3 mức: mức 1 – Tư duy tái hiện; mức 2 – Tư duy suy luận; mức 3 – Tư duy bậc cao.

Các thí sinh sẽ làm bài thi hoàn toàn trên máy tính với hình thức thi trắc nghiệm, nhiều loại hình câu hỏi: Chọn phương án đúng; Chọn câu trả lời đúng hoặc sai; điền đáp án; kéo/thả đáp án./.

Với việc thành lập thêm hai trường trực thuộc mới, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ có 5 trường trực thuộc gồm Trường Cơ khí, Trường Điện - điện tử, Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Trường Hóa và Khoa học sự sống, Trường Vật liệu.

Bách khoa năm nhất học ở chi nhánh nào năm 2024

Đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh: THY ANH

PGS Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã ra nghị quyết thành lập hai trường mới là Trường Hóa và Khoa học sự sống và Trường Vật liệu.

Theo đó, Trường Hóa và Khoa học sự sống được thành lập trên cơ sở Viện Kỹ thuật hóa học, Viện Khoa học và công nghệ môi trường và Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm cùng một trung tâm nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên. Hiệu trưởng nhà trường là PGS.TS Chu Kỳ Sơn.

Trường Vật liệu gồm Viện Khoa học và kỹ thuật vật liệu, Viện Dệt may, da giầy và thời trang, Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITIMS) và Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme. Hiệu trưởng nhà trường là PGS.TS Huỳnh Trung Hải.

Với việc thành lập hai trường trực thuộc mới, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ có 5 trường trực thuộc gồm Trường Cơ khí, Trường Điện - điện tử và Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Trường Hóa và Khoa học sự sống và Trường Vật liệu.

5 trường, 5 lĩnh vực mũi nhọn nghiên cứu sẽ đẩy mạnh hơn nữa năng lực nghiên cứu, năng lực giảng dạy của giảng viên, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trước đó, ngày 17-3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn công bố quyết định chuyển Trường đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đây là mốc dấu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội, thực hiện xây dựng mô hình tổ chức quản trị đại học.

Trường đại học Bách khoa Hà Nội thành lập năm 1956 và trở thành một trong những trường đại học hàng đầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Theo số liệu trước khi trường chuyển sang mô hình đại học, cơ sở này có 1.700 cán bộ viên chức. Tỉ lệ cán bộ giảng dạy trong toàn đại học có trình độ tiến sĩ hiện chiếm 75,5%, tỉ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm GS, PGS chiếm 24,6%...