Bài anh văn nói về vườn quoc gia

Đến Pù Mát du khách sẽ được chiêm ngưỡng khu rừng săng lẻ thuần loài cách khu hành chính của vườn khoảng 40km, rộng khoảng 100ha. Đây là khu rừng cổ thụ, cao khoảng 50m và toả bóng mát quanh năm, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Thiên nhiên ở đây thật kỳ diệu với những tán lá xanh còn đọng những giọt sương vào mỗi buổi sáng, tiếng chim hót chuyền cành khi bình minh lên.

Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm [hay còn gọi là thác Kèm] trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung. Cách thị trấn Con Cuông khoảng 20km về phía Nam, thác Kèm hùng vỹ ở độ cao 150m. Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối. Người Thái gọi thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng. Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim. Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài [hoa của trời], ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng [cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km]. Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài Phong lan và làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà”. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn. Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá.

1. Vị trí địa lý VQG Pù Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 160km theo đường quốc lộ, toạ độ địa lý của vườn: 18 46′ – 19 12′ Vĩ độ Bắc. 104 24′ – 104 56′ Kinh độ Đông. Ranh giới của vườn: phía Nam có chung 61km với đường biên giới Lào. Phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang [huyện Tương Dương]. Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn [huyện Con Cuông]. Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn [huyện Anh Sơn]. 2. Diện tích Toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An. Diện tích vùng lõi 94.275ha [sau hiệu chỉnh năm 1999] và vùng đệm khoảng 100.000ha nằm trên diện tích 16 xã. Huyện Tương Dương gồm 4 xã: Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang, Tam Thái. Huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê, Chi khê. Huyện Anh Sơn gồm 5 xã: Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn. 3. Địa hình – địa mạo Khu vực có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Các đỉnh dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800  1000m, địa hình hiểm trở. Phía Tây Nam của VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc. Ở đó nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang diễn ra. Nằm trong khu vực còn có khoảng 7.057ha núi đá sỏi và phần lớn diện tích nằm ở vùng đệm của VQG, chỉ có khoảng 150ha nằm trong vùng lõi. 4. Đất đai, thổ nhưỡng – Đất đai VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc, quá trình kiến tạo địa chất được hình thành qua các kỷ Palezoi, Đề vôn, Các bon, Pecmi, Tri at…đến Mioxen cho tới ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của dãy Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxinin, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên 4 dạng địa mạo chủ yếu sau: + Núi cao trung bình: Nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên 2000m. [Phulaileng cao 2711m, Rào cỏ cao 2286m], địa hình vùng này rất hiểm trở, đi lại cực kỳ khó khăn. + Kiểu núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền và có độ cao từ 1000m trở xuống, cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn. + Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao thấp hơn gồm thung lũng các sông suối khe Thời, khe Choang, khe Khặng [sông Giăng] và bờ phải sông Cả. + Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình karst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200 – 300m. Cấu tạo phân phiến dày, màu xám đồng nhất và tinh khiết. – Thổ nhưỡng Các loại đất trong vùng đã xác định: + Đất feralit mùn trên núi trung bình [PH], chiếm 17.7%, phân bố từ độ cao 800 -1000m dọc biên giới Việt Lào. + Đất feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp [F], chiếm 77.6%, phân bố phía Bắc và Đông Bắc VQG. + Đất dốc tụ và đất phù sa D, P chiếm 4.7%, phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn sông Cả. + Núi đá vôi [K2] chiếm 3.6% phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn sông Cả. 5. Khí hậu thuỷ văn VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hoá và khác biệt lớn trong khu vực. – Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm 23 – 240C, tổng nhiệt năng từ 8500 – 87000C. + Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C [tháng giêng]. + Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng [từ tháng 4 đến tháng 7]. Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 290C. Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42.70C ở Tương Dương vào tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%. – Chế độ mưa ẩm: Vùng nghiên cứu có lượng mưa ít đến trung bình, 90% lượng nước tập trung trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 và thường kèm theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2, 3, 4 có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5, 6, 7 là những tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất. + Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 đến 86%, mùa mưa lên tới 90%. Tuy vậy nhưng giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường do thời kỳ nóng kéo dài. – Thuỷ văn: Trong khu vực có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Các di lưu phía hữu ngạn như khe Thơi, khe Choang, khe Khặng lại chạy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả. + Cả 3 con sông trên đều có thể dùng bè mảng đi qua một số đoạn nhất định. Riêng khe Choang và khe Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu. + Nhìn chung mạng lưới sông suối khá dày đặc, do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xẩy ra.

Điều kiện kinh tế – xã hội

  1. Dân tộc Có 3 dân tộc chính trong 3 huyện thuộc khu vực VQG Pù Mát là Thai, Khơ Mú và Kinh. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Hơ Mông, Đan Lai, Poọng, Ơ Đu, Tày nhưng số lượng không lớn. Dân tộc Thái có dân số đông nhất [chiếm 66,89%] và ít nhất là dân tộc Ơ Đu [chiếm 0,6%]. 2. Dân số và lao động [đến tháng 4/2008] Tổng dân số 16 xã là 16.945 hộ với 93.235 nhân khẩu. Phần lớn dân cư phân bố trong 7 xã ở huyện Con Cuông [39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ] và 5 xã thuộc huyện Anh Sơn [38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ] còn lại thuộc 4 xã của huyện Tương Dương [15.753 nhân khẩu, 2.849 hộ], trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3 – 6 người, tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng. Dân số trong khu vực phân bố không đều giữa các xã, một số xã có dân số rất thấp như xã Tam Hợp huyện Tương Dương [7 người/km2], xã Châu Khê huyện Con Cuông [13 người/km2] có xã mật độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn [495 người/km2], xã Cẩm Sơn [421 người/km2] thuộc huyện Anh Sơn. Do dân số không đều nên lực lượng lao đông phân bố cũng không đều và tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn. Lực lượng lao động ở địa phương rất lớn, nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu. Phần lớn là các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số ít người làm trong các lĩnh vực khác như Y tế, Giáo dục, Dịch vụ. Việc dư thừa lao động, đời sống khó khăn khiến người dân đã vào VQG Pù Mát để khai thác lâm sản. Sản xuất Lâm nghiệp Các chương trình Lâm nghiệp được thực hiện như chương trình 327, 661. Hiện nay huyện Anh Sơn đã giao cho các hộ, các tập thể khoanh nuôi tu bổ, chăm sóc bảo vệ và trồng được 2.217ha rừng, huyện Tương Dương được 8.305ha, huyện Con Cuông được 30.280ha. Công tác trồng rừng cũng được chú trọng, cho đến thời điểm hiện nay. Diện tích rừng đã được trồng của huyện Anh Sơn là 2.853ha, Con Cuông là 3.350ha và Tương Dương là 206ha. Ngoài diện tích rừng trồng tập trung các huyện còn trồng được hàng triệu cây phân tán. Trong phạm vi VQG có 3 Lâm trường quốc doanh [Lâm trường Con Cuông, Lâm trường Anh Sơn và Lâm trường Tương Dương], hoạt động chủ yếu của các Lâm trường này là bảo vệ, tu bổ làm giàu rừng và khai thác. Bên cạnh các hoạt động truyền thống các Lâm trường trong khu vực còn là trung tâm dịch vụ về kỷ thuật, cây giống cho đồng bào địa phương. Các dự án phát triển kinh tế trong vùng Đối với xã vùng đệm thì chương trình lớn nhất về Lâm nghiệp [của Chính Phủ] là dự án 327, 661. Dự án 327 định canh định cư được thực hiện ở 3 bản đó là bản Cò Phạt, Khe Cồn, Bản Búng thuộc xã Môn Sơn. Nhằm ổn định dân cư, quy hoạch nương rẫy, xoá bỏ cây thuốc phiện. Ngoài ra còn có các dự án khác nữa như: Dự án về giao khoán đất rừng, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, giãn dân; dự án đầu nguồn sông Cả, sông Giăng do Chính phủ Thuỷ Điện tài trợ; dự án bảo vệ khai thác nguyên vật liệu giấy sợi; dự án trồng cây ăn quả như [cây cam, nhãn, vãi]; dự án bảo vệ rừng đầu nguồn, hỗ trợ lương thực; dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi, giống cây trồng [lúa, ngô…]; dự án trồng cây công nghiệp [tiêu] của huyện Anh Sơn; dự án “LNXH và BTTN” tỉnh Nghệ An; dự án khả thi đầu tư xây dựng VQG Pù Mát. Các hoạt động ảnh hưởng đến VQG Pù Mát: Từ lâu đời cuộc sống đồng bào dân tộc ở đây chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, cây thuốc…cho nhân dân trong vùng từ khi KBT được thành lập, các hoạt động phát rẫy không còn. Nhưng khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng vẫn còn phổ biến, các hoạt động của người dân ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và cảnh quan gồm: – Phát rẫy làm nương gây cháy rừng. – Khai thác gỗ, củi trái phép. – Săn bắt cá bằng mìn, kích điện, chất độc trên sông suối phá huỷ môi trường, huỷ diệt hệ thống động vật thuỷ sinh. – Chăn thả gia súc quá mức dưới tán rừng. – Các hoạt động khai thác lâm sản khác như: Lấy Trầm hương, Măng, cây thuốc, Mật ong, lấy Nứa, cây cảnh…

Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã quyết định thành lập hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía tây nam tỉnh Nghệ An: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Anh Sơn, huyện Anh Sơn với diện tích 1.500 ha và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thanh Thủy, huyện Thanh Chương với diện tích 7.000 ha. Hai khu bảo tồn trên sau này được kết hợp làm một để thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương [Bộ NN&PTNT, 1997].

Năm 1993, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tư Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát. Bản kế hoạch đầu tư này đã được Bộ Lâm nghiệp thẩm định theo văn bản số 343/LN-KH ngày 20/02/1995 và được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo Quyết định số 3355/QĐ-UB ngày 28/12/1995.

Ngày 21/11/1996, Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên khu Pù Mát, tỉnh Nghệ An, do EU tài trợ.

Ngày 21/5/1997, Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Khu BTTN Pù Mát và thuộc sự quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An.

Kế hoạch đầu tư mới cho Pù Mát được Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng năm 2000, đề xuất chuyển hạng mục quản lý rừng đặc dụng từ khu bảo tồn thiên nhiên thành vườn quốc gia. Bản kế hoạch đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 20/06/2000 theo Quyết định số 2113/QĐ-UB và được Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày 26/06/2000 theo Công văn số 2495/QĐ/BNN-KH. Ngày 8/11/2001, Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành Vườn Quốc gia. Theo Quyết định này, tổng diện tích VQG là 91.113 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569 ha. Pù Mát hiện thuộc sự quản lý tài chính của UBND tỉnh Nghệ An, trong khi kế hoạch quản lý được giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh.

Pù Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT với diện tích 91.113 ha [Cục Kiểm lâm, 2003], danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Con người

Con Cuông dưới thời Vua Triều Lý đã khai khẩn mở mang diện tích trồng trọt, mở thêm làng mới tập trung ở dọc Sông Lam vùng Nam Kim – Khe Bố; Vĩnh Hoà [ Tương Dương], vùng Cự Đồn [Con Cuông]. Vào thế kỷ XIII Con Cuông có tên là Mật Châu hay còn gọi là Kiềm Châu. Thế kỷ XV là thời kỳ hưng thịnh nhất của nhà Lê. Năm 1469 Lê Thánh Tông tổng hợp Châu Hoan và Châu Diễn Thành thừa Tuyên Nghệ An gồm 9 phủ, 25 Huyện, 2 Châu. Con Cuông là một bộ phận của Phủ Trà Lân, gồm 4 huỵên: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh. Sau Cách Mạng tháng 8 một phần đất của huyện Vĩnh Hoà đặt tên là Con Cuông gồm 4 tổng, 10 xã, hiện nay Con Cuông có 12 xã và 1 Thị trấn. Qua các thời đại nối tiếp nhau theo dòng lịch sử khai phá và xây dựng làng bản, ruộng đồng, thôn xóm, đó là công lao to lớn của đồng bào các dân tộc từ các thế hệ này đến thế hệ khác. Trong buổi đầu đồng bào nơi đây phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, giặc ngoại xâm và phong tục tập quán lâu đời. Con Cuông là huyện Miền núi ở phía Tây Nam Nghệ An, có lịch sử lâu đời từ thời kỳ văn hoá Hoà Bình xa xưa. Dải đất này đã từng chứng kiến và đã từng góp sức người sức của vào công cuộc đấu tranh võ trang lớn, làm nên “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn ghi lại như thế Con Cuông là quê hương của đồng bào các dân tộc ít người, có Chi bộ Đảng ra đời đầu tiên của các dân tộc thiểu số trong cả nước từ cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sông suối và núi đá 8.446 ha còn lại là diện tích thổ nhưỡng 157.817 ha [trong đó diện tích nhóm đất mùn vùng núi cao hơn 1.000m chiếm 38.019 ha phần lớn nằm trong diện tích rừng nguyên sinh Pù Mát]. Huyện Con Cuông có chiều dài 30 km, là huyện cửa ngõ Miền Tây Nam Nghệ An. Lưng dựa vào dãy trường sơn, phía Đông Bắc giáp Huyện Quỳ Hợp, Phía Tây Nam giáp dãy Trường Sơn, Đông Nam giáp Huyện Anh Sơn, phía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương. Sông Lam là con sông lớn nhất chạy qua Huyện dài 30 km, chia huyện thành bên tả 6 xã, bên hữu 6 xã và một Thị Trấn. Sông Lam có giá trị về giao thông và là nguồn cung cấp thực phảm lớn. Tuyến đường 7 chạy qua huyện Con Cuông dài 30 km là đường Quốc Lộ có tầm quan trong rất lớn. Thực dân Pháp gọi con đường này là “Chìa khoá Đông Dương”. Nơi có thể mở cửa cho việc ngự trị của chúng trên bán đảo quan trọng và giàu có này. Cùng cải tạo thiên nhiênvà tạo lập cuộc sống trên mảnh đất này có 4 dân tộc anh em: Thái, Đan Lai, [Thổ] Kinh, Hoa. Người Thái vào Con Cuông từ thế kỷ XIV. Họ biết làm nghề rừng, chăn nuôi, dệt thổ cẩm, trồng lúa nước. Đa số người Thái ở vùng núi thấp thường ở dọc sông suối và thung lũng. Người Đan Lai [Thổ – Lý hà] Truyền thuyết “Trăm cây nứa vàng, cái thuyền liền chèo” cho rằng họ từ Thanh Chương do bị bóc lột, loạn lạc nên chạy ngược lên. Họ sinh sống ở đâu nguồn Khe khặng [Môn Sơn], Khe nóng [Châu Khê], Khe Mọi [Lục Dạ] họ tìm nơi kín nhất nơi “Sơn cùng thuỷ tận” của đất nước để sinh sống ở đó. Đặc điểm của các người này là làm nương săn bắt hái lượm, làm hàng lâm sản. Người Kinh cũng đã lên đây sớm, giao lưu buôn bán với đồng bào dân tộc Thái, Thổ. Họ sống đan xen với đồng bào dân tộc Thái. Người Hoa chiếm số lượng rất ít, sống tập trung ở Thị trấn Con Cuông chủ yếu họ buôn bán làm kế sinh nhai.

Văn hoá truyền thống

Đến đây quý khách sẽ được đón tiếp với những tình cảm chân thành của bà con và được thưởng thức những nét văn hoá dân tộc Thái qua điệu múa xoè, múa chăm và tiếng khèn cồng chiêng của họ và những thú vui uống rượu cần, múa lăm vông mang đậm dà bản sắc văn hoá dân tộc từ bao đời nay… Thưa quý khách, hiện nay chúng ta đang tiến về xã Lục Dạ, nơi có Bản Yên Thành với làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, các cô gái Thái đã rất khéo léo dưới bàn tay của mình dệt nên những chiếc váy, khăn, túi xách … rất đẹp. Nếu còn thời gian khi quay trở ra mời quý khách ghé thăm và mua sản phẩm này về làm kỷ niệm cho chuyến đi của mình. Tiếp giáp với xã Lục Dạ quý khách sẽ đến với mảnh đất Môn Sơn nơi đây đã ghi nhiều di tích lịch sử Cách mạng cao trào Xô-Viết Nghệ -Tĩnh 1930-1931 và nơi đây chi bộ Đảng miền Tây đã ra đời . Văn hoá dân gian của các dân tộc ở Con Cuông là những di sản quý hoá, kết tinh qua bao đời, thể hiện sức sáng tạo của cha ông. Nó phản ảnh cuộc sống một cách chân thực trong sáng, tế nhị, văn hoá dân gian gồm 2 bộ phận cấu thành là: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, phản ánh một cách chân thực cuộc sống của người dân nơi đây. Cuộc sống đấu tranh xây dựng văn hoá vật chất văn hoá tinh thần của bà con trong quá trình phát triển. Mỗi một dân tộc đều có vốn văn hoá riêng biệt, mang màu sắc riêng, ở dân tộc Thái, có điệu khắp, điệu xên có thể nói vốn văn hoá dân gian rất phong phú và đa đạng, không kể các làn điệu dân ca. Còn có đủ các loại hình như: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ…. Nền văn hoá đó phản ánh chân thực cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân cùng tư tưởng tình cảm tâm hồn của đồng bào miền núi, đặc biệt những cuộc vui khi uống rượu cần. Nét độc đáo của người Thái có những điệu khắp dành cho nam nữ thổ lộ tình cảm với nhau trong các ngày lễ hội. Hội xăng khan còn là ngày hội thi tài của nam nữ thanh niên, trong các ngày đó, các chàng trai, cô gái cùng các cụ già vui bên chum rượu cần, cùng uống rượu cần và nhảy múa, những điệu múa dân tộc rất đặc trưng. Bên cạnh đó múa xăng khan thường tổ chức 3 ngày 3 đêm vào cuối năm, cuộc vui trần gian do ông mo đứng ra tổ chức đóng các loại ma. Nhằm mục đích cầu cho mưa thuận, gió hoà dân làng làm ăn no đủ……

TỔ CHỨC BỘ MÁY

  1. Lãnh đạo: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu Vườn Quốc gia Pù Mát; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Vườn. Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của nhà nước. 2. Các phòng chuyên môn:
  2. Phòng Hành chính – Tổng hợp.
  3. Phòng Nghiên cứu Khoa học – Hợp tác quốc tế; 3. Các đơn vị trực thuộc: Hạt Kiểm lâm Vườn bao gồm: + Văn phòng Hạt. + Đội Kiểm lâm cơ động; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Thơi; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Tam Đình; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Choăng; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Bu; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Kèm; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cò Phạt; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Phà Lài; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Làng Yên; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cao Vều; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Tam Hợp; + Trạm Quản lý bảo vệ rừng Lục Dạ.

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

[theo Quyết định số 48/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Vườn quốc gia Pù Mát]

Chủ Đề