Bài học rút ra từ câu chuyện chữ quan liêu viết thế nào

269

5512

Truyện ngắn

/vhnt/truyenngan/

718211

Chữ “quan liêu” Bác Hồ viết như thế nào?

0

5510

Văn hóa - Nghệ thuật

vhnt

/vhnt/

Chữ “quan liêu” Bác Hồ viết như thế nào?

Cập nhật lúc 15:33, Thứ Tư, 18/05/2011 [GMT+7]

Vào ngày 11/5/1952, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với học viên lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương, anh em quây quần xung quanh Bác nghe Bác kể chuyện dặn dò. Cuối buổi Bác cầm một cái que nói: - Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết không nhé. Anh em hưởng ứng: “Vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung thì nhẩm lại kiến thức của mình. Người chỉ biết tiếng Việt thì băn khoăn: Có chữ gì khó mà không đọc được nhỉ? Bác vẽ một vạch ngang trên mặt đất, rồi hỏi: - Chữ gì nào? Cả lớp hò lên: - Thưa Bác chữ “mất ạ” Bác khen: - Giỏi đấy. Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ mất. Chưa kịp hỏi anh em đã “ồn” lên: - Chữ “nhị” ạ. Bác động viên: - Giỏi lắm. Người gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ. - Chữ “tam” ạ. Bác cười: - Khá lắm. Rồi người vạch thêm một gạch nữa dưới chữ tam. - Chữ gì nào? Các vị đớ người ra. Vạch đầu tiên Bác viết vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được song song cho lắm, vạch thứ tư dài nhất có vẻ đã cong lắm rồi. Bác giục: - Thế nào? Các nhà “mác-xít”? Bác lại cầm que vạch thêm một vạch, rồi 2 vạch dọc từ trên xuống, ban đầu thì thắng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã queo, vạch thứ ba thì quẹo, vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt. Bác đứng dậy: - Chịu hết à? Có thế mà các chú không đoán ra… các chú biết cả đấy. Rồi để que xuống đất Người giải thích: - Chủ trương chính sách của Đảng đúng đắn… Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã tả hữu, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trường, đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm đầy tớ nhân dân, mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết mà vẫn làm. Còn cái các chú học thì các chú lại ít làm. Học viên cả lớp đứng im và không ai bảo ai, đều suy nghĩ về những lời căn dặn của Bác. Qua câu chuyện, Bác đã dạy cho cán bộ thấy được tác hại của “quan liêu”. Chỉ cần mỗi cấp hiểu sai một chút thì khi đến với nhân dân chính sách đó không còn giá trị nữa, thậm chí còn gây hại cho dân. Lời dạy của Bác là lời truyền đạt cho Đảng viên, cán bộ hiểu được nguy cơ, tác hại của bệnh “quan liêu”, một căn bệnh nguy hiểm trong mọi chế độ. Từ đó phải biết đấu tranh, phòng chống và loại trừ “quan liêu” ra khỏi bộ máy chính quyền, bộ máy chính trị của Đảng, để xây dựng Đảng thật trong sạch và vững mạnh.

Nguyễn Quang Hà

,

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Kính thưa Ban giám khảo, quý thầy cô và các bạn học sinh thân mến Em tên : Lê Thị Ngọc Huyền là học sinh lớp 4A. Kính thưa quý thầy cô và các bạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Và nhất là trong thời đại ngày nay, một bộ phận Đảng viên, cán bộ công nhân viên chức nhà nước đặc biệt là đối tượng cán bộ lãnh đạo, có chức, có quyền mà không biết yêu thương nhân dân, không biết gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân dân mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”.. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức cả Người là một biện pháp quan trọng để cán bộ đảng viên và tổ chức Đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái “ có tính nghiêm trọng” về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Câu chuyện em kể sau đây có tên “ CHỮ QUAN LIÊU VIẾT THẾ NÀO” Trích trong cuốn Bác Hồ với chiến sĩ; NXB Quân đội Nhân dân ,sẽ giúp mỗi cán bộ Đảng viên và tổ chức Đảng suy ngẫm về điều này: Câu chuyện của em xin được phép bắt đầu. Năm 1952, trong một lần Bác Hồ đến thăm lớp "chỉnh huấn" chính trị cán bộ trung, cao cấp, anh em quây quần xung quanh nghe Bác kể chuyện, dặn dò. Cuối buổi, Bác cầm một cái que nói: Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết không nhé! Anh em hưởng ứng "Vâng ạ! Vâng ạ!". Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc thì "nhẩm" lại kiến thức của mình, người không biết tiếng nước ngoài thì băn khoăn có chữ gì khó mà không đọc được nhỉ? Bác vẽ một cái vạch ngang trên mặt đất rồi hỏi: Chữ gì nào? Tưởng chữ "Phạn", chữ "cổ đại" nào chứ chữ này ai mà không biết. Cả lớp hò lên: Thưa Bác chữ "nhất" ạ. Bác khen: Giỏi đấy. Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi, anh em đã ồn lên: Chữ "nhị" ạ. Bác động viên: Giỏi lắm. Người gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ. Chữ "tam" ạ... Bác cười: Khá lắm. Rồi Người gạch thêm một gạch nữa dưới chữ "tam", chữ gì nào? "Các vị" đớ người ra, nhìn vào vạch đầu tiên thì vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch
  2. một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được "song song" cho lắm, vạch thứ tư dài nhất, có vẻ đã "cong" lắm rồi... tiếng Pháp thì không phải. Tiếng Hán chữ "tứ" viết khác cơ! Bác giục: Thế nào, các nhà "Mác- xít"? Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã "queo". Vạch ba thì "quẹo", vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt... Bác đứng dậy: Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra... các chú biết cả đấy... Để que xuống đất, Bác nói: Chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn... đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã "tả hữu", đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm "đày tớ nhân dân" mà chỉ muốn làm "quan cách mạng". Cho nên chữ ấy là chữ "quan liêu". Các chú không học nhưng biết mà vẫn làm. Còn cái các chú học thì các chú lại ít làm... Học viên cả lớp đứng im, không dám nhìn Bác. Qua câu chuyện bác đã dạy cho các cán bộ, chiến sĩ thấy được tác hại của  việc hiểu sai chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chỉ cần mỗi cấp  hiểu sai một chút thì khi đến với nhân dân chính sách đó không còn giá trị  nữa, thậm chí còn gây hại cho dân. Qua câu chuyện và lời dạy của Bác cũng chính là lời truyền đạt cho các  đảng viên, cán bộ công nhân viên chức chúng ta ngày nay hiểu được nguy  cơ và tác hại của bệnh “Quan liêu”­ một căn bệnh nguy hiểm và khá phổ  biến trong mọi chế độ, từ đó phải biết đấu tranh phòng chống và loại trừ  quan liêu ra khỏi bộ máy chính quyền, bộ máy chính trị của Đảng ta, xây  dựng một tổ chức thật sự trong sạch, vững mạnh. Câu chuyện của em đến đây là hết, cuối lời em xin chúc ban giám khảo,  quý thầy cô và các bạn được dồi dào sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt  đẹp.

Page 2

YOMEDIA

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Phóng to

Thăm nhà máy cao su, xà phòng và thuốc lá Hà Nội, Người xem suất ăn bồi dưỡng giữa ca của công nhân [26-1-1961]

TT - Năm 1952, trong một lần đến thăm lớp "chỉnh huấn" chính trị cán bộ trung, cao cấp, Bác Hồ có thử đố chữ các học viên. Bác gạch một vạch ngang vừa phải, vạch thứ hai dài hơn hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài thêm và không còn song song, vạch thứ tư dài nhất thì đã cong lắm rồi...
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Các học viên đã "lục" hết vốn tiếng Trung, tiếng Pháp... ra nhưng vẫn không biết đấy là chữ gì đành chịu thua. Lúc ấy, Bác mới ôn tồn giải đáp: Chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn. Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện "tả hữu", đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân. Cho nên chữ ấy là chữ "quan liêu".

55 năm đã trôi qua, đất nước đã có nhiều thay đổi nhưng giá trị bài học năm nào của Bác thì vẫn còn nóng hổi đến tận bây giờ. Trong khi toàn Đảng, toàn dân đang tích cực tham gia xây dựng, làm giàu cho đất nước và bản thân thì thật đáng buồn khi có không ít vị cán bộ lại chỉ muốn thu lợi cho cá nhân. Cứ mỗi lần cơ quan điều tra hay báo chí phanh phui một vụ tiêu cực là một lần người dân lại thêm mất lòng tin.

Chính vì vậy, người đảng viên cần phải khắc sâu bài học về chữ "quan liêu" của Bác để không làm sai lệch đường lối, chính sách của Đảng. Trong công việc cũng như cuộc sống, người đảng viên cần thực hiện đúng pháp luật, không cậy quyền, cậy chức, không đặt ra những qui định nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Trong sinh hoạt, đảng viên không được quên nếp sống giản dị, cần tránh tư tưởng hưởng lạc, đề phòng "đạn bọc đường".

Đảng viên, với Bác, là người luôn nghĩ đến đời sống nhân dân, tai lắng nghe tiếng dân, mắt nhìn thấy nỗi khổ, những nguyện vọng chính đáng của dân, lời nói - việc làm phải song hành, không "đánh trống bỏ dùi". Người đảng viên coi chuyện đến với dân cũng như về nhà mình, đến bằng sự quan tâm đau đáu của mình chứ không phải đến từ vị trí của một người lãnh đạo bề trên.

Một dịp tết, Bác Hồ đến thăm nhà một người phụ nữ góa chồng rất nghèo khó. Chị cảm động tưởng như mình nằm mơ, Bác nói: "Bác không tới thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai!". Khi đi thăm một đơn vị sản xuất, Bác không đến hội trường vì biết nó đã đẹp rồi, mà đến xem nơi ăn ở của anh em công nhân, xem đời sống của anh em có tốt không. Với người nông dân, Bác cũng không đứng từ xa chỉ đạo mà xắn quần bước xuống ruộng làm cùng như một lão nông thực thụ!

Như vậy, muốn được người dân tin yêu thì người đảng viên nên "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm" như lời Bác dạy. Có như vậy thì từ đảng viên mới xứng đáng được viết hoa, có như vậy người dân mới tin.

"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Khi đã được sự đồng lòng của người dân thì cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí sẽ không còn khó khăn nữa. Người dân sẽ nghiêm túc chấp hành đường lối, chính sách, sẽ sống theo đúng pháp luật. Người dân sẽ mạnh dạn đấu tranh, tố cáo những sai phạm của cơ quan, chính quyền, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ. Lúc này, người đảng viên phải cùng đấu tranh, cùng nhân dân lôi cái xấu ra nghiêm trị trước ánh sáng, và đặc biệt phải bảo vệ người dân đến cùng trước những hành vi đe dọa của các đối tượng vi phạm.

TRẦN KHÁNH AN

Video liên quan

Chủ Đề