Bài soạn ngữ văn 8 tình thái từ

→ Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

  • Một số loại của tình thái từ:
    • Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng.....
    • Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,.....
    • Tình thái từ cảm thán: thay, sao,...
    • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,...

1.2. Sử dụng tình thái từ

Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp [quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…] khác nhau như thế nào?

Ngữ liệu SGK trang 81

  • Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau:
    • Bạn chưa về à? [Hỏi, thân mật, bằng vai].
    • Thầy mệt ạ? [Hỏi, lễ phép, người dưới hỏi ].
    • Bạn giúp tôi một tay nhé! [cầu khiến, thân mật ].
    • Bác giúp cháu một tay ạ! [cầu khiến, lễ phép].

→ Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp [quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,....]

Soạn bài Tình thái từ

I. Chức năng của tình thái từ

1. Nếu bỏ các từ in đậm đi:

  1. không phải câu nghi vấn nữa
  1. không phải câu cầu khiến nữa
  1. không là câu cảm thán nữa
  1. giảm đi mức độ lễ phép.

2. Từ "ạ" trong ví dụ d] thể hiện sự lễ phép ở mức độ cao hơn.

II. Sử dụng tình thái từ

- Khi nói với người ngang hàng thì có thể dùng từ "ạ", "nhé"

+ Bạn chưa về à?

+ Bạn giúp tôi một tay nhé?

- Khi nói với người hơn tuổi thì phải dùng từ "ạ"

+ Thầy mệt ạ?

+ Bác giúp cháu một tay ạ?

III. Luyện tập

Câu 1 [trang 81 sgk Văn 8 Tập 1]:

- Các từ in đậm là tình thái từ: b, c, e, i

- Các từ in đậm không phải tình thái từ: a, d, g, h

Câu 2 [trang 82 sgk Văn 8 Tập 1]: Giải thích nghĩa những từ in đậm:

  1. Chứ: dùng để hỏi
  1. Chứ: dùng để nhấn mạnh điều vừa nói
  1. Ư: thể hiện sự hoài nghi
  1. Nhỉ: thể hiện sự băn khoăn, thắc mắc
  1. Nhé: thể hiện sự nhắn nhủ, động viên
  1. Vậy: thể hiện sự miễn cưỡng
  1. Cơ mà: thể hiến sự khẳng định, an ủi.

Câu 3 [trang 85 sgk Văn 8 Tập 1]: Đặt câu

- Tớ đã bảo trước rồi mà.

- Cậu đi đâu đấy?

- Em đã lên 10 tuổi rồi đấy chứ lị.

- Anh chỉ còn 5 nghìn thôi.

- Cái bánh này 30 nghìn cơ.

- Thôi em cũng đành chấp nhận vậy.

Câu 4 [trang 85 sgk Văn 8 Tập 1]: Đặt câu hỏi

- Học sinh với thầy cô giáo: Cô có mệt không ạ?

- Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Chiều nay tớ qua rủ cậu đi học nhé?

- Con với bố mẹ, hoặc cô, dì, chú, bác: Mẹ vừa đi làm về ạ?

Câu 5 [trang 85 sgk Văn 8 Tập 1]: Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:

- Ha

- Nghen

- Mừ

của các em học sinh, Bộ Giáo dục đã cho tình thái từ một bài riêng trong sách giáo khoa để nhấn mạnh tính quan trọng và thiết yếu của nó không chỉ trong quá trình học tập và thi cử của các em mà còn trong giao tiếp thường ngày của mỗi con người. Bài viết ngày hôm nay HOCMAI viết về chủ đề: Soạn bài tình thái từ để hỗ trợ các em soạn bài trước tại nhà để khi tới lớp có thể dễ dàng kiếm điểm miệng thật cao như các em mong muốn.

I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ

Câu 1 [Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 80]:

Trong ví dụ a, nếu loại bỏ từ in đậm đi thì câu nói sẽ không còn là một câu nghi vấn nữa mà đã trở thành một câu trần thuật, tác dụng và ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

Trong ví dụ b, nếu loại bỏ từ in đậm đi thì câu sẽ không còn là câu cầu khiến nữa mà giống như một mệnh lệnh, một lời ra lệnh, làm mất đi giá trị biểu đạt cảm xúc của văn bản.

Trong ví dụ c, nếu loại bỏ từ in đậm đi thì câu nói sẽ mất đi giá trị biểu cảm, sự xót thương của tác giả với nhân vật được nói tới trong văn bản sẽ bị giảm bớt đi.

Trong ví dụ d, từ “ạ” biểu thị sự tôn trọng, lễ phép, tôn kính của học sinh đối với thầy cô giáo của mình.

II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ

Câu 2 [Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 80]:

Từ “à” được sử dụng trong trường hợp đối tượng giao tiếp ngang hàng với mình, có quan hệ thân thiết, nhằm mục đích nghi vấn.

Từ “ạ” được sử dụng trong trường hợp đối tượng giao tiếp thuộc vai vế trên mình, thể hiện sự tôn kính, lễ phép, tôn trọng.

Từ “nhé” được sử dụng trong trường hợp đối tượng giao tiếp ngang hàng hoặc dưới mình, thể hiện được sự thân thiết nhằm mục đích đề nghị được giúp đỡ.

III. TỔNG KẾT VỀ TÌNH THÁI TỪ

– Tình thái từ là những từ được cho thêm vào câu nhằm mục đích cấu tạo thành câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến để bộc lộ sắc thái, cảm xúc, thái độ, tình cảm của người nói hoặc người viết.

– Tình thái từ gồm một số từ thường được dùng như sau đây:

  • Nghi vấn: à, hử, chưa, sao, hả, chăng, chẳng…
  • Cầu khiến: với, nào, đi…
  • Cảm thán: ôi, á, sao, thay…
  • Bộc lộ sắc thái khác: mà, nhé, ạ, cơ…

– Khi nói hoặc viết cần chú ý sử dụng tình thái từ một cách phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp [thái độ, tuổi tác,quan hệ , tình cảm…].

B. LUYỆN TẬP TÌNH THÁI TỪ

Câu 1 [Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 81]:

Hướng dẫn giải bài:

– Tình thái từ là các từ in đậm ở các câu: b, c, e, i.

– Những từ in đậm không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h.

Câu 2 [Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 82]:

Hướng dẫn giải bài:

Ý nghĩa của các tình thái từ:

  1. Tình thái từ nghi vấn “chứ”: được dùng để hỏi, những điều muốn hỏi có thể ít nhiều đã được người hỏi biết trước câu trả lời.
  1. Tình thái từ cảm thán “chứ”: được dùng để nhấn mạnh điều vừa thực hiện.
  1. Tình thái từ nghi vấn “ư”: được dùng để biểu lộ sự thắc mắc, hoài nghi.
  1. Tình thái từ nghi vấn “nhỉ”: được dùng để biểu lộ sự nghi vấn, băn khoăn.
  1. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm “nhé”: được dùng để biểu thị thái độ mong cầu, thân thiết.
  1. Tình thái từ cảm thán “vậy”: được dùng để bày tỏ sự đồng ý một cách miễn cưỡng.
  1. Tình thái từ “cơ mà”: được dùng để biểu thị thái độ an ủi, động viên một cách thân tình.

Câu 3 [Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 83]:

Đặt câu với tình thái từ: mà, thôi, cơ, đấy, chứ lị, vậy

Hướng dẫn giải bài:

– Con đây mà mẹ!

– Hôm nay netflix ra tập phim mới đấy!

– Thế có ức chế không cơ chứ lị!

– Mình cùng đi thôi nào!

– Em thích con búp bê này cơ!

– Anh chọn con màu đen đi vậy để em chọn con màu trắng!

– Con có nghe lời mẹ mà.

– Hôm nay, em được điểm 10 môn vật lý đấy.

– Nó ăn nhiều thế chứ lị.

– Anh chỉ muốn những điều tốt nhất cho em thôi.

– Em muốn mua mấy quyển sách kia cơ.

– Để em làm hết cho vậy.

Câu 4 [Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 83]:

Hướng dẫn giải bài:

Đặt câu với tình thái từ nghi vấn:

– Học sinh nói với thầy cô giáo: Thưa cô! Bài tập về nhà giới hạn từ bài nào đến bài nào ạ?

– Bạn nam nói với bạn nữ cùng tuổi nhau: Cậu có nhớ tên của bạn nữ ngồi cạnh tớ không nhỉ?

– Con nói với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì: Mẹ đi làm về rồi ạ mẹ?

Câu 5 [Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 83]:

Hướng dẫn giải bài:

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:

+ Hén [nhỉ]: Ở đây đông vui quá hén!

+ Mừ [mà]: Tui đã bảo với cô rồi mừ!

+ Ha [như từ “hả” trong từ ngữ toàn dân]: Chiếc váy này đẹp quá trời ha?

+ Nghen [nhé]: Em ở nhà trông nhà cho chị nghen.

+ Há [nhỉ]: Nóng quá chú Tòng há!

+ Mừ [mà]: Má hứa với con rồi mừ mà lại quên!

+ Đa [nhỉ]: Bữa nay coi bộ thời tiết xấu dữ đa.

Bài viết tham khảo thêm:

  • Soạn bài Trợ từ, thán từ
  • Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
  • Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét

Bài học Soạn bài tình thái từ đến đây đã kết thúc. Các em học sinh đã thật sự chăm chỉ và cố gắng hết mình để theo hết bài học này. HOCMAI rất mong muốn được đồng hành cùng các em và được chứng kiến các em trưởng thành hơn mỗi ngày. Những bài soạn bài tiếp theo đều được HOCMAI tổng hợp tại website

Tình thái từ là gì lớp 8?

- Tình thái từ là loại từ có thể thể hiện rất rõ cảm xúc, thái độ thông qua lời nói, vì vậy, cần thể hiện được sự lễ phép, lịch sự với người lớn tuổi, đặc biệt nên thêm từ ạ vào cuối câu. Ví dụ: Con chào bố mẹ ạ. Con vừa đi học về ạ. - Khi muốn thể hiện sự miễn cưỡng có thể đặt từ "vậy" ở cuối câu.

Tình thái từ và thán từ là gì?

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người sử dụng. Tình thái từ có thể được sử dụng ở câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Các từ thường được dùng làm tình thái từ sẽ gồm: à, há, chăng, nhỉ, nhé, đi, nào, sao, cơ, mà, dạ , vâng,…

Biểu thị sắc thái tình cảm là gì?

20]: “Sắc thái biểu cảm là nội dung biểu hiện bổ sung chỉ rõ thái độ đánh giá tình cảm của người nói đối với đối tượng được đề cập, được nhận thức trong các đơn vị ngôn ngữ”.

Tính thái ngủ là gì?

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị tình cảm, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ. Về vị trí thì tình thái từ thường đứng ở cuối câu để nhấn mạnh cảm xúc, thái độ của người sử dụng.

Chủ Đề