Bài tập cuối khóa module 2 môn Toán THCS violet

LƯU Ý:

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  1. Bài tập cuối khóa module 2: BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH Họ và tên học sinh: Phạm Ngọc T GV thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Thị B Lý do tư vấn, hỗ trợ: Giúp cho học sinh quản lí...

    • Yopovn
    • Chủ đề
    • 14/12/21
    • bài tập cuối khóa module 1 bài tập cuối khóa module 2 bài tập cuối khóa module 2 cán bộ quản lý bài tập cuối khóa module 2 cán bộ quản lý thcs bài tập cuối khóa module 2 cbql bài tập cuối khóa module 2 cbql thcs violet bài tập cuối khóa module 2 cbql thpt bài tập cuối khóa module 2 cbql tiểu học bài tập cuối khóa module 2 cơ sở lý luận bài tập cuối khóa module 2 giáo dục thể chất bài tập cuối khóa module 2 môn gdtc thcs bài tập cuối khóa module 2 môn giáo dục the chất bài tập cuối khóa module 2 môn khtn thcs bài tập cuối khóa module 2 môn ngữ văn thpt bài tập cuối khóa module 2 môn the dục bài tập cuối khóa module 2 môn tiếng việt bài tập cuối khóa module 2 môn toán bài tập cuối khóa module 2 môn toán thcs bài tập cuối khóa module 2 môn tự nhiên xã hội bài tập kiểm tra cuối khóa module 2 hướng dẫn làm bài tập cuối khóa module 2 đáp an bài tập cuối khóa module 2 môn tiếng việt đáp an bài tập cuối khóa module 2 môn toán đáp an bài tập cuối khóa module 2 môn toán thcs
    • Trả lời: 0
    • Diễn đàn: SÁCH, TÀI LIỆU GIÁO DỤC

Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Đáp Án Modul 2 Môn Toán Thcs Violet xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất ngày 08/04/2022 trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Đáp Án Modul 2 Môn Toán Thcs Violet để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 13.761 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Đáp Án Module 1 Môn Hóa Thcs
  • Đáp Án Câu Hỏi Tập Huấn Modul 1 Môn Sinh Học
  • Đáp Án Brain Test 2 Đầy Đủ [Liên Tục Cập Nhật]
  • Topdataps: Đáp Án Câu Hỏi Cho Heo Đi Học Trong Heo Đất Momo [ Cập Nhật Hàng Ngày ]
  • Đáp Án Trò Chơi Brain Out Đáp Án Trò Chơi Brain Out
  • đáp án module 1 môn toán thcs, đáp án modul 1 môn toán thcs, đáp án modun 1 môn toán thcs

    Hôm nay chúng tôi chia sẻ lại cho quý thầy cô đáp án module 1 môn toán thcs môn toán, để các thầy cô dễ dàng trao đổi. đáp án modul 1 môn toán thcs

    A. đáp án 11 câu hỏi phân tích module 1 môn toán thcs

    11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán THCS

    Sau khi học bài học, học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm số bậc nhất. Nhận biết được định nghĩa hàm số bậc nhất, xác định được các hệ số tương ứng. Thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc nhất. Áp dụng được kiến thức về hàm số bậc nhất trong các bài tập thực tiễn. Ý nghĩa của hàm số bậc nhất.

    Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

    Trong bài học, học sinh sẽ được thực hiệc các hoạt động:

    – Khởi động

    Hình thành định nghĩa hàm số bậc nhất

    Áp dụng giải bài tập thực tiễn

    Hướng dẫn tự học ở nhà

    Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

    Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:

    – Các phẩm chất: Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. Tính chính xác, kiên trì.

    – Các năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Năng lực mô hình hoá toán học. Năng lực giao tiếp toán học.

    Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

    Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Máy chiếu, loa, bảng, phiếu học tập.

    Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào [đọc/nghe/nhìn/làm] để hình thành kiến thức mới?

    Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu để hình thành kiến thức mới

    Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

    Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Học sinh biết được định nghĩa hàm số bậc nhất. Xác định được các hệ số a, b trong công thức của hàm số bậc nhất.

    Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

    Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là: Dựa vào định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dựa vào mục tiêu cần đạt. Đánh giá của giáo viên, đánh giá giữa học sinh với học sinh. Đánh giá thông qua trả lời miệng, đánh giá thông qua thao tác của học sinh. Đánh giá về ý thức, về kỹ năng trình bày qua hoạt động học của học sinh.

    Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

    Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như: sách giáo khoa, phiếu bài tập, Máy chiếu.

    Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào [đọc/nghe/nhìn/làm] để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

    Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu bài tập, các băng giấy để luyện tập vận dụng kiến thức mới:

    * Phiếu bài tập, máy chiếu: học sinh quan sát các hàm số xác định được hàm số bậc nhất. từ các hàm số bậc nhất đã xác định ở trên xác định các hệ số a, b trong công thức của hàm số bậc nhất Thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc nhất Áp dụng được kiến thức về hàm số bậc nhất trong các bài tập thực tiễn

    Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

    Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là học sinh nhận biết được hàm số bậc nhất, xác định được các hệ số tương ứng, áp dụng được kiến thức về hàm số bậc nhất trong các bài tập thực tiễn.

    Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

    Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.

    B. 20 câu hỏi trắc nghiệm – đáp án module 1 môn toán thcs

    – HS nắm được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

    – Nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng, vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.

    – HS được rèn kĩ năng vẽ hình xác định trung điểm của một đoạn thẳng

    – Rèn kĩ năng trình bày giải thích trung điểm của đoạn thẳng

    – Tự giác tích cực, nghiêm túc trong hoạt động tập thể để phát hiện ra kiến thức

    – Thấy được mối liên hệ giữa các môn học và thực tế.

    BÀI HỌC: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

    – Vẽ hình, tính toán cẩn thận, tích cực tư duy lôgic.

    [Thời gian: 45 phút]

    – Năng lực tự chủ và tự học

    MỤC TIÊU

    – Năng lực tính toán

    – N ăng lực mô hình hóa toán học

    – N ăng lực giải quyết vấn đề toán học

    – N ăng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học

    – N ăng lực giao tiếp toán học

    – Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.

    – Tính chính xác, kiên trì.

    – Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

    2.Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

    [10]

    Hoạt động 1: Khởi động [Trải nghiệm, khám phá]

    Mục tiêu: Trải nghiệm tình huống thực tế dẫn đến khái niệm trung điểm của đoạn thẳng thông qua trò chơi học tập.

    Phương pháp: Nêu vấn đề, trò chơi học tập, thuyết trình, vấn đáp.

    Hình thức: Nhóm 4 HS.

    ? Xác định điểm chính giữa thanh gỗ.

    HD: Ta đặt sợi dây đo chiêu dài của thanh gỗ.Ta gập đoạn sợi dây đó lại sao cho hai sợi mút dây [chỉ] trùng nhau. Sau đó ta đặt sợi dây vừa gập lên thanh gỗ ta sẽ tìm được điểm chính giữa của thanh gỗ.

    HĐ1 góp phần giúp HS phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học, giao tiếp toán học

    Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức

    Mục tiêu: HS nắm được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

    Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

    Hình thức: Cá nhân, nhóm

    [5]

    Giáo viên: điểm chính giữa của thanh gỗ vừa xác định là trung điểm.

    A M B

    GV: Qua hoạt động khởi động, em hãy cho biết: thế nào là trung điểm của đoạn thẳng?

    HS: Trả lời

    ? Lấy các VD thực tế có trung điểm

    Cầu bập bênh, cân đòn,…

    GV chốt kiến thức.

    A M B Định nghĩa

    Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng.

    HĐ2 góp phần giúp HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học

    [20]

    Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập

    Mục tiêu: Nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng, vẽ được trung điểm của đoạn thẳng. Xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

    Phương pháp: PP gợi mở vấn đáp, PP trực quan.

    Hình thức: Cá nhân.

    ? Muốn xác định một điểm có phải là trung điểm của một đoạn thẳng AB dài 5 cm, ta cần làm như thế nào?

    HS. Trả lời

    [Gv hướng dẫn trả lời : những cách nào để xác định trung điểm:

    C¸ch 1: Dïng th­íc th¼ng cã chia kho¶ng, com pa

    C¸ch 2: GÊp giÊy

    C¸ch 3: Dïng d©y gÊp]

    Chú ý: Một đoạn thẳng chỉ có duy nhất một trung điểm. Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB

    + Cách 1:Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = 2,5 cm

    + Cách 2: Gấp giấy. Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy trong. Gấp giấy sao cho điểm B A. Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M của AB cần xác định

    HĐ3 góp phần giúp HS phát triển N ăng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học; năng lực giao tiếp toán học.

    [5]

    Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng thực tiễnMục tiêu: Áp dụng xác định trung điểm của đoạn thẳng vào một số bài toán thực tiễn

    Phương pháp: PP gợi mở vấn đáp, PP trực quan, hoạt động nhóm

    Hình thức: Nhóm 2 hs, cá nhân

    GV cho HS làm bài tập 1

    – GV chia nhóm 2 hs, động theo nhóm.

    – GV yêu cầu HS đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm.

    – GV kiểm tra, đánh giá, cho điểm và sửa sai [nếu có] các nhóm.

    GV cho HS làm bài tập 2

    Hoạt động cá nhân

    Hoạt động nhóm

    Bài 1: 2 bạn cùng 1 bàn chia đôi chiều dài bàn đang ngồi.

    Bài 2: Ông An có tấm ván dài 2m . Ông muốn cắt tấm ván bằng nhau làm xích đu trong vườn cho 2 cháu gái, nhưng không có thước chia độ dài. Các em hãy chia giúp ông An.

    HĐ4 góp phần giúp HS phát triển N ăng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học; năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy toán học.

    [4]

    Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng [hướng dẫn tự học ở nhà, chuẩn bị bài sau]

    Mục tiêu: HS chủ động làm các bài tập về nhà

    Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

    Hình thức: Cá nhân

    Xác định Điểm nằm giữa, điểm chính giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

    Bài 1: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài hai đoạn thảng AM và MB, biết AB = 4cm.

    Bài 2: Gọi C là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài hai đoạn thảng AC và BC, biết AB= 6cm.

    Bài 3: Cho điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Ox lấy điểm M sao cho OM = 4cm. Trên tia Oy lấy điểm N sao cho ON=2cm. Gọi A, B lần lượt là trung điểm của OM và ON.

    a] Chứng tỏ O nằm giữa A và B.

    b] Tính độ dài đoạn thẳng AB

    Bài 5: Khoảng cách từ một đầu bập bênh đến điểm tựa là 1m. Tính chiều dài của bập bênh?

    Năng lực tư duy và lập luận logic toán học; Sử dụng công cụ, phương tiện toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Năng lực tự chủ và tự học,

      Rút kinh nghiệm, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung

    ……………………………………………………………………………………

    GIAO-AN-trung điểm của đoạn thẳng.doc.doc

    Bai-soan-chuan_tia phân giác của một góc chúng tôi

    Link full Giáo án

    PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC

    ID BÀI VIẾT: AB15102016

    III. CHUẨN BỊ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THCS, các môn Toán, lý, hóa, sinh, sử địa, gdcd, gdtc.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đáp Án Heo Đi Thi Momo Hôm Nay
  • Đáp Án Trò Chơi Heo Đi Thi Trên Momo
  • Đáp Án Câu Hỏi Tập Huấn Modul 2 Đại Trà
  • Ôn Thi Bằng Lái Xe Máy
  • Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 6 Môn Địa Lý
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đáp Án Module 1 Môn Toán Tiểu Học
  • Đáp Án Môn Toán Mô Đun 1 Thpt
  • Đáp Án Modul 2 Cán Bộ Quản Lý
  • Đáp Án Tự Luận Modul 2 Cbql
  • Ngành Marketing Xu Hướng Thời Đại 4.0
  • Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs

    A. Câu hỏi Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất

    [tải xuống ở cuối mục]

    Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Toán?

    Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học 1.Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

    Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.

    2.Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

    Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.

    3.Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

    Dạy học giải quyết vấn đề [dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề] là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

    5.Vận dụng dạy học định hướng hành động

    Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.

    6.Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học

    Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử [E-Learning], mạng trường học kết nối.

    7.Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

    Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy…

    8.Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

    Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học…

    9.Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

    Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.

    Link tải xuống

    Câu hỏi Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất,.docx

    B. câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS.

    [tải xuống ở cuối mục]

    Một số phương pháp dạy học tích cực

    1. Phương pháp dạy học nhóm

    * Bản chất

    Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

    Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.

    * Quy trình thực hiện

    Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

    Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ

    – Xác định nhiệm vụ các nhóm

    – Thành lập nhóm

    Làm việc nhóm

    – Chuẩn bị chỗ làm việc

    – Lập kế hoạch làm việc

    – Thoả thuận quy tắc làm việc

    – Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

    – Chuẩn bị báo cáo kết quả.

    Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

    – Các nhóm trình bày kết quả

    – Đánh giá kết quả.

    * Một số lưu ý

    . Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS.

    . Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:

    – Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?

    – Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?

    – HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?

    – Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?

    – Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?

    – Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?

    2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

    * Bản chất

    Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.

    * Quy trình thực hiện

    Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:

    – HS đọc [hoặc xem, hoặc nghe] về trường hợp điển hình

    * Một số lưu ý

    – Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.

    – Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.

    3. Phương pháp giải quyết vấn đề

    * Bản chất

    Dạy học [DH] phát hiện và giải quyết vấn đề [GQVĐ] là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.

    * Quy trình thực hiện

    – Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;

    – Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;

    – Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết [ tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị] ;

    – So sánh kết quả các cách giải quyết ;

    – Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;

    – Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;

    – Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.

    * Một số lưu ý

    # Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau:

    – Phù hợp với trình độ nhận thức của HS

    – Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS

    – Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS

    – Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải

    – Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.

    # Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý:

    – Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động.

    – HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề.

    – Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có.

    – Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau.

    4. Phương pháp đóng vai

    *Bản chất

    * Quy trình thực hiện

    Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

    – Các nhóm lên đóng vai.

    – GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

    * Một số lưu ý

    – Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép

    – Tình huống phải có nhiều cách giải quyết

    – Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước ” kịch bản”, lời thoại.

    – Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai

    – Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận

    – Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.

    – Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.

    5. Phương pháp trò chơi

    * Bản chất

    Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

    * Quy trình thực hiện

    – GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS

    – Chơi thử [ nếu cần thiết]

    – HS tiến hành chơi

    – Đánh giá sau trò chơi

    * Một số lưu ý

    – HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.

    – Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.

    – Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.

    – Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.

    6. Dạy học theo dự án [Phương pháp dự án]

    * Bản chất

    Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.

    Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

    * Quy trình thực hiện

    – Bước 1: Lập kế hoạch

    + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

    – Bước 2: Thực hiện dự án

    + Thu thập thông tin

    + Thực hiện điều tra

    + Tham vấn giáo viên hướng dẫn

    – Bước 3: Tổng hợp kết quả

    + Tổng hợp các kết quả

    + Xây dựng sản phẩm

    + Trình bày kết quả

    + Phản ánh lại quá trình học tập

    * Một số lưu ý

    . Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.

    . Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.

    . HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.

    . Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

    . Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.

    . Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

    Một số kĩ thuật dạy học tích cực

    * Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,…:

    – GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6…[tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,…]; hoặc điểm danh theo các màu [xanh, đỏ, tím, vàng,…]; hoặc điểm danh theo các loài hoa [hồng, lan, huệ, cúc,…]; hay điểm danh theo các mùa [xuân, hạ, thu, đông,…]

    – Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.

    * Chia nhóm theo hình ghép

    – GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5… mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5… HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có.

    – HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.

    – HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh.

    – Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.

    * Chia nhóm theo sở thích

    GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,…

    * Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.

    Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,….

    2.Kĩ thuật giao nhiệm vụ

    – Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

    + Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?

    + Nhiệm vụ là gì?

    + Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

    + Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

    + Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

    + Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

    + Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?

    – Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị

    3.Kĩ thuật đặt câu hỏi

    Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ.

    Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.

    Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:

    – Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo đ/k cho HS tham gia vào quá trình dạy học

    – Kiểm tra, đánh giá KT, KN của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với ND học tập

    – Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức

    Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    – Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

    – Đúng lúc, đúng chỗ

    – Phù hợp với trình độ HS

    – Kích thích suy nghĩ của HS

    – Phù hợp với thời gian thực tế

    – Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

    – Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính

    – Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc

    4.Kĩ thuật khăn trải bàn

    – HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.

    – Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm [ 4 hoặc 6 người.]

    5.Kĩ thuật phòng tranh

    Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.

    – GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.

    – Mỗi thành viên [ hoạt động cá nhân] hoặc các nhóm [hoạt động nhóm] phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.

    – Cuối cùng, tất cả các ph­ương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ph­ương án tối ­ưu.

    – Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.

    – Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,…và mỗi ” chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.

    Động não thường được:

    – Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề

    – Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau

    Động não có thể tiến hành theo các bước sau :

    – Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề [ có nhiều cách trả lời] cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

    – Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

    – Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

    – Phân loại các ý kiến.

    – Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng

    – Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.

    9.Kĩ thuật “Trình bày một phút”

    Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.

    Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:

    – Cuối tiết học [thậm chí giữa tiết học], GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?…

    – HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.

    – Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.

    10.Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

    – Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.

    11.Kĩ thuật ” Hỏi và trả lời”

    Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.

    Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:

    trả lời câu hỏi đó.

    – HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời.

    – HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,… Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại.

    12.Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”

    – Nhóm “chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học

    – Một em trưởng nhóm “chuyên gia” [hoặc GV] sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời “chuyên gia” giải đáp, trả lời.

    13.Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”

    – Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.

    – Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

    14.Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”

    – GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/… mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.

    – HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

    – HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.

    Lưu ý: GV cần hướng dẫn HS cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được nhiệm vụ của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.

    15.Kĩ thuật “Viết tích cực”

    – GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.

    Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai.

      Kĩ thuật “đọc hợp tác” [còn gọi là đọc tích cực]

    Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS.

    Cách tiến hành như sau:

    – GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc.

    – HS làm việc cá nhân:

    + Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/phần đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng.

    + Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra.

    + Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình.

    + Tóm tắt ý chính.

    – HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc [nếu có], thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc đọc.

    – HS nêu câu hỏi để GV giải đáp [nếu có].

    Lưu ý: Một số câu hỏi GV thường dùng để giúp HS tóm tắt ý chính:

    – Em có chú ý gì khi đọc ………… ?

    – Em nghĩ gì về………………. ?

    – Em so sánh A và B như thế nào?

    – A và B giống và khác nhau như thế nào?

    – …

    17.Kĩ thuật “Nói cách khác”

    – GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hãy liệt kê ra giấy khổ lớn 10 điều không hay mà thỉnh thoảng người ta vẫn nói về một ai đó/việc gì đó.

    – Tiếp theo, yêu cầu các nhóm hãy tìm 10 cách hay hơn để diễn đạt cùng những ý nghĩa đó và tiếp tục ghi ra giấy khổ lớn.

    Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. Phim nên tương đối ngắn gọn [5-20 phút]. GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem.

    – HS xem phim

    – Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.

    – Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp.

    – Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn khác trong lớp về bài đọc.

    câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS..docx

    C. Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

    Ngoài ra còn một số phương pháp và kỹ thuật khác được chúng ta lồng ghép trong bài giảng của mình để đạt hiệu quả như kỹ thuật bể cá, …

    câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS..docx

    Câu trả lời của phần 9 câu hỏi phần tự luận modun2

    Câu 1:

    Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Toán?

    Trả lời:

    Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh.

    Vai trò của GV -HS : Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên:

    Thầy cô sẽ giúp học sinh chứng minh những giả thiết của các em và cùng các em tìm ra câu trả lời đúng.

    Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

    Giảng dạy khoa học dựa trên tìm tòi khám phá.

    Tiến trình của 1 giờ dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

    Bước 1: Đưa ra tình huống có vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết.

    Bước 2: Tổ chức các hoạt động để giải quyết vấn đề.

    Bước 3: Củng cố, định hướng mở rộng

    Tiến trình của một thực nghiệm: Gồm có 5 bước:

    B1:Đưa ra tình huống có vấn đề.

    B2:HS làm việc cá nhân hc theo nhóm [ đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích]

    B3:Tiến hành thực nghiệm.

    B4: So sánh kết quả với dự đoán.

    B5: Kết luận, mở rộng.

    Vai trò của người giáo viên:

    * GV là người hướng dẫn:

    – Đề ra những tình huống, những thử thách.

    – Định hướng các hoạt động.

    – Thu hẹp những cái có thể.

    – Chỉ ra thông tin.

    * Giáo viên là người trung gian:

    -Là nhà trung gian giữa “thế giới” khoa học [Các kthức & T.Hành] và HS

    -Đảm bảo sự đóan trước và giải quyết các xung đột nhận thức.

    -Hành động bên cạnh với mỗi học sinh cũng như với mỗi nhóm học sinh và cả lớp.

    Vai trò của học sinh trong giờ học với PPBTNB:

    -HS quan sát một hiện tượng của thế giới thực tại và gần gũi với chúng về đề tài mà từ đó chúng sẽ hình thành các nghi vấn.

    -HS tìm tòi, suy nghĩ và đề ra những bước đi cụ thể của thực nghiệm, hoặc chỉnh lí lại những ca thất bại nhờ tra cứu tư liệu.

    -HS trao đổi và lập luận trong QT hoạt động, chúng chia sẻ với nhau những ý tưởng của mình, cọ sát những quan điểm của nhau và hình thành những kết luận tạm thời hoặc cuối cùng bằng ghi chép, biết phát biểu.

    Như vậy là học sinh đã biết nghe lời người khác, hiểu người khác, tôn trọng người khác và biết bảo vệ ý kiến của mình.

    – Nhận biết được khái niệm PT bậc nhất một ẩn.

    – Giải được PT bậc nhất một ẩn.

    – Phát biểu được định nghĩa PT bậc nhất một ẩn. [GTTH]

    – Lấy được VD về PT bậc nhất một ẩn, xác định các hệ số a, b. [GQVĐ – TDLL]

    – Xây dựng được công thức giải PT bậc nhất một ẩn. [GQVĐ- TDLL]

    – Thực hiện giải được PT bậc nhất một ẩn. [GQVĐ – TDLL]

    – Định nghĩa PT bậc nhất một ẩn.

    – Dạykhái niệm nghiệm của PT bậc nhất một ẩn.

    – Xây dựng cách giải PT bậc nhất một ẩn.

    – Giải các PT bậc nhất một ẩn.

    – Dạy học bằng mô hình hóa.

    – Dạy học giải quyết vấn đề.

    – Dạy học tranh luận khoa học

    – Kĩ thuật khăn trải bàn.

    Máy chiếu,

    file trình chiếu.

    Phiếu học tập

    – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với PT bậc nhất một ẩn.

    – Dạy học khám phá, mô hình hóa.

    Câu 3:

    Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.

    Để giúp giáo viên đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:

    Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập.

    Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em trong quá trình học ở trường phổ thông. Căn cứ vào vở ghi học sinh, giáo viên biết được việc học hành của các em đồng thời có thể sử dụng để đánh giá quá trình học tập của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinh sao cho đạt được hiệu quả mong muốn.

    Đối với cấp THCS, trong mỗi hoạt động học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn ngay từ đầu năm học đầu cấp, rèn luyện cho các em thói quen ghi vở, các hoạt động ghi chép này hoàn toàn chủ động, sáng tạo của học sinh, tránh trường hợp ghi chép một cách máy móc theo ý áp đặt của giáo viên như chép bảng. màn hình… vào vở mà học sinh không hiểu gì.

    Để làm được điều này, ngay từ đầu, trong mỗi hoạt động học giáo viên cần lưu ý cho học sinh ghi chép vở theo những bước sau đây:

    – Ghi chép nhiệm vụ của hoạt động mà thầy, cô giáo chuyển giao vào vở. Nhóm trưởng cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghi nhiệm vụ này vào vở cá nhân.

    Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh [một em nào đó, nhất là các em chưa tự tin] để báo cáo. Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên nên tránh: Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề… làm mất tập trung hoạt động của nhóm; Nói chung chung và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích…

    Giáo viên cần: Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo; Bỏ thói quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm…

    Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình dạy học. Dù sau này các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu thì bảng vẫn là dụng cụ gần gũi, thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập ở mọi nơi mọi chỗ.

    Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh: Dùng bảng như là bình phong để treo bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ, vẽ nhanh được trên bảng…; chép tất cả nội dung bài học lên bảng…

    Giáo viên cần: Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả lớp, tên bài học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh [nếu cần thiết] và hệ thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách thức hoạt động, yêu cầu thiết bị và học liệu cũng như sản phẩm của hoạt động…; Ghi những điểm cần khắc sâu như công thức, mệnh đề… để các em lưu ý khi hệ thống hóa kiến thức; tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở bảng phụ, slide và các tài liệu khác một cách quá thái không cần thiết…

      Tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề

    Hoạt động khởi động [tạo tình huống xuất phát] rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. Hoạt động nàỳ cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.

    Như vậy, hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.

    Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết.

    Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh: Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều khiển việc này; lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản [vấn đề với câu lệnh what?]; Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này…

    Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học; coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.

    Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận thức ra chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương pháp để trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học…

    Khi hệ thống hóa kiến thức, GV cần biên soạn [có thể làm phiếu học tập] các câu hỏi lý thuyết, các bài tập cơ bản [tốt nhất là câu hỏi tự luận] đảm bảo sao cho đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành mà mục tiêu bài học đã đặt ra. Có thể tổ chức cho các em trải nghiệm trước khi “chốt” lại các kiến thức của toàn bài học.

      Kết thúc bài học và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà

    Trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Thông thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy [nếu không tiếp tục dạy ở tiết sau], giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở trên lớp lại, có thể lúc đó công việc trên lớp vẫn còn dang dở.

    Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm, từng em ở trong lớp. Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học sinh để giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà [ngoài lớp] có thể hướng dẫn:

    1. a] Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà… và vận dụng vào thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.
    2. b] Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

    Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với các môn KHTN nhất là các môn có nhiều thí nghiệm thực hành như Vật lí, Hoá học, Sinh học… Hoạt động này giúp HS trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, điển hình là học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Ở đây HS có thể tự làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm.

    Giáo viên nên tránh: Thực hành thí nghiệm thay cho HS [trừ thí nghiệm biểu diễn trên lớp]; Áp đặt HS làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của GV.

      Kĩ thuật theo dõi HS đánh giá quá trình học tập

    Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Ở đây, GV được quan sát, “mục sở thị” các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em trong quá trình học ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học [nếu quan sát được]. Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

    Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS, động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em; Đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá…;

    GV cần tránh: Ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính không có minh chứng kết quả học tập; Thiên vị, không tạo cơ hội cho các em được đóng vai, nhất là khi tổ chức học hợp tác như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,…; Bỏ qua những HS bị bỏ rơi, lười học tập mà không tìm hiểu nghuyên nhân, không có sự trợ giúp kịp thời; Bỏ quên những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của HS…

      Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học

    Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động học. Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng, video… có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.

    GV chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà thực tế khó thực hiện, mang tính nguy hiểm… hoặc không thực hiện được: phản ứng hạt nhân, mô phỏng chuyển động của các hành tinh…

    Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, GV cần: Chuẩn bị chu đáo các thiết bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính,…; Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến thức bài học…; Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip… phù hợp với cách tổ chức hoạt động.

    Câu 4:

    Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

    Trước mỗi một vấn đề cần giải quyết, bạn cần phải đánh giá xem nó có thực sự quan trọng hay không, có cần giải quyết ngay lập tức hay không. Bởi nếu vấn đề đó không quá gấp gáp thì bạn nên dành thời gian để suy xét và đánh giá một cách kỹ càng; đồng thời bạn cũng có thể ưu tiên giải quyết các vấn đề khác cấp bách hơn, quan trọng hơn nhằm giảm thiệt hại và rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

      Xác định chủ sở hữu của vấn đề

    Bước tiếp theo trong quá trình giải quyết vấn đề đó chính là bạn cần xác định xem chủ sở hữu của

    vấn đề đó là ai bởi không phải bất cứ vấn đề, tình huống phát sinh nào có ảnh hưởng tới bạn cũng

    cần chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có đủ thẩm quyền và năng lực để xử lý tình huống đó thì bạn hoàn toàn có thể chuyển vấn đề đó sang cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm giải quyết. Tuyệt đối không hành động hoặc tự ý giải quyết khi vấn đề không nằm trong phạm vi quản lý và quyền hạn của bạn để tránh gây ra hiểu lầm hoặc những mâu thuẫn khác không đáng có.

    Một người chưa nắm rõ được vấn đề của mình thực sự là gì thì sẽ không thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó. Để hiểu được trọng tâm của một vấn đề bất kỳ nào đó mà bạn gặp phải trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

    Tính chất của vấn đề có khẩn cấp và quan trọng hay không?

    Nguồn gốc xảy ra vấn đề nằm ở đâu? Bản chất của vấn đề là gì?

    Có điểm gì đặc biệt cần lưu ý khi giải quyết vấn đề hay không?

    Phạm vi ảnh hưởng của vấn đề nếu không được giải quyết là như thế nào?

    Những nguồn lực nào cần có để giải quyết được vấn đề này?

    Một kỹ năng nữa cũng rất quan trọng nằm trong kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đó chính là khả năng lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Sau khi vấn đề đã được phân tích một cách kỹ càng và chi tiết thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra một loạt các giải pháp để giải quyết nó. Bài toán được đặt ra ở đây đó chính là làm sao để chọn được giải pháp tốt nhất trong số các giải pháp đã đề ra?

    Theo lý thuyết được nêu ra trong các cuốn sách kỹ năng giải quyết vấn đề thì một giải pháp được gọi là tối ưu nếu thỏa mãn đồng thời cả 3 đặc điểm sau đây:

    Giải pháp có thể khắc phục được bản chất của vấn đề trong dài hạn

    Giải pháp có tính khả thi và hoàn toàn có thể thực hiện được trong phạm vi nguồn lực sẵn có.

    Giải pháp có tính hiệu quả đối với vấn đề cần giải quyết.

    Sau khi đã lựa chọn được cho mình giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề thì bước tiếp theo sẽ là tiến hành thực thi giải pháp. Trong quá trình này, bạn cần lưu ý một số điểm đặc biệt như:

    Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp để giải quyết vấn đề?

    Thời gian để thực thi giải pháp sẽ kéo dài trong bao lâu? Cần những nguồn lực nào?

    Ngay cả sau khi đã giải quyết được vấn đề thì bạn cũng đừng nên bỏ qua bước đánh giá giải pháp thực hiện. Bạn cần dành thời gian tổng kết lại những hiệu quả đạt được và kèm theo những ảnh hưởng ngoài dự kiến [nếu có]. Những tổng kết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc nâng cao kinh nghiệm và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong những lần tiếp theo.

    Về cơ bản có những điểm khác mhư trong mục tiêu dạy học chú trọng đến phát triển năng lực học sinh do đó phương pháp và kỹ thuật dạy học ppải đáp ứng được yêu cầu này. ngoài ra các pp và ktdh được giới thiệu cũng phù hợp với chuỗi hoạt động của học sinh hơn, phù hợp với thiết bị dạy học và vật liệu dạy học.trong quy trình lựa chọn ktdh và pp dạy học mới cũng tăng cường các hoạt động khám phá, trải nghiệm của học sinh giúp học sinh chủ động hơn trong việc phát triển năng lực chứ không nặng về chiếm lĩnh chi thức

    Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng

    Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập

    Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS

    Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS

    Câu 7: GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

    Theo tôi là tương đôí phù hợp với mục têu dạy học và đối tượng học sinh. Vì vấn đề đượ cần được

    tìm hiểu và giải quyết ở đây gắn liền với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của học sinh và nhận thức của học sinh có thể giải quyết được.

    Câu 8:

    Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.

    Trả lời

    ưu điểm của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ là tích hợp được rất nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực vào giờ học.

    Hạn chế. huẩn bị tiết dạy công phu, mất nhiều thời gian, thời lượng cho tiết học nhiều

    – Hướng dẫn làm bài tập:

    + Lựa chọn, sử dụng PP, KTDH theo quy trình đã tìm hiểu.

    + Thể hiện việc lựa chọn, sử dụng, PP, KTDH thông qua chuỗi hoạt động học.

    + Tự đánh giá và đánh giá chéo cho đồng nghiệp bằng cách nhận xét và sử dụng tiêu chí trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH.

    [2] Hoạt động tìm tòi và khám phá

    [3] Hoạt động thực hành, luyện tập, vận dụng

    Trong hoạt động này, GV sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với mục tiêu cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cụ thể hướng HS đáp ứng năng lực hoặc thành phần năng lực đã xác định trong mục tiêu dạy học. Cần có những câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn để HS phát triển được thành phần vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của năng lực khoa học tự nhiên.

    [4] Hoạt động mở rộng

    GV tổ chức, định hướng cho HS giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, có thể ở mức độ cao. HS có thể thực hiện hoạt động này trên lớp, ngoài lớp, ở nhà hoặc cộng đồng.

    và Chi tiết hoá mỗi hoạt độngGV cần chi tiết hoá mỗi hoạt động học cụ thể. Điều quan trọng là cần

    đảm bảo mỗi hoạt động đều phải hướng đến một hoặc một số mục tiêu dạy học đã đặt ra ban đầu. Cần lưu ý rằng bản thân một hoạt động học là một chỉnh thể bao gồm mục tiêu dạy học, tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá mức độ đạt

    pháp củng cố, điều chỉnh của cả thầy và trò.

    Thông thường, mỗi hoạt động học thường có các bước:

    • Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
    • Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị “bỏ quên” trong quá trình tổ chức hoạt động.

    mattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

    Tra loi 9 cau hoi tham chúng tôi

    modul2_toan_Khung KHBD modn 2.docx

    Modul2_toan_nhom madano.docx

    Modul2_toan_KHBD_de nui.docx

    Modul2_toan_KH BÀI DẠY NHÓM CUTE.docx

    Tải xuống kế hoạch bài giảng modul 2 môn toán thcs

    Modul 2 môn toánmodul2_toan_Khung KHBD modn chúng tôi download

    Modul 2 môn toánModul2_toan_nhom chúng tôi download

    Modul 2 môn toánModul2_toan_KHBD_de chúng tôi download

    Modul 2 môn toánModul2_toan_KH BÀI DẠY NHÓM chúng tôi download

    Modul 2 môn toánKẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC.doc downlo

    KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC.doc download

    Mã bài viết: @T15102016

    --- Bài cũ hơn ---

  • Truyện: Em Dám Nói Em Không Tính Phúc
  • Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô Có Đáp Án Tham Khảo 2
  • Review 2 Cuốn Cambridge Ielts Trainer
  • Download Ielts Trainer Pdf Bản Đẹp
  • Giải Đề Thi Thật Ielts Writing Task 2
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đáp Án Mô Đun 02 Gvpt
  • Downnload Very Easy Toeic Second Edition Cd + Book Pdf
  • Very Easy Toeic: Nếu Chưa Có Căn Bản Hãy Luyện Cuốn Sách Này
  • Cam 9, Test 2, Reading Pas 2
  • Ielts Academic Reading: Cambridge 9, Test 2: Reading Passage 2; Venus In Transit; With Best Solutions And Detailed Explanations
  • Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn Tin

    Tìm hiểu xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực Đáp án câu hỏi mo dul 2 Môn tin

    Tìm hiểu một số PPDH phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại Đáp án câu hỏi modul 2 Môn tin

    Đáp án video modul 2 đại trà Đáp án câu hỏi modul 2 Môn tin

    Đánh giá nội dung 1 [Tính vào công thức điểm]

    1. Chọn đáp án đúng nhất

    Đâu không phải là nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?

    Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.

    Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.

    Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.

    Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, nghiên cứu.

    2. Chọn đáp án đúng nhất

    Quá trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân người phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp với các yếu tố cá nhân, đồng thời cũng đảm bảo các điều kiện theo nhu cầu, sở thích cá nhân theo từng người là nguyên tắc nào trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực?

    Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.

    Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa.

    Tạo môi trường để học sinh chủ động kiến tạo kiến thức.

    Đảm bảo tính cơ bản, cốt lõi, hiện đại của nội dung giáo dục.

    3. Chọn đáp án đúng nhất

    Việc tổ chức nhiều hơn về số lượng, đầu tư hơn về chất lượng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi học sinh phải huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề là nguyên tắc nào của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực?

    Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.

    Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.

    Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.

    Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa.

    4. Chọn đáp án đúng nhất

    Nội dung dạy học cần được chắt lọc là yêu cầu của nguyên tắc nào trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực?

    Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.

    Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.

    Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại.

    Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.

    5. Chọn đáp án đúng nhất

    Trong một bài dạy lịch sử, giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm Địa đạo Củ Chi. Việc làm này của giáo viên thể hiện rõ nhất nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực nào?

    Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.

    Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.

    Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại của nội dung dạy học.

    Kiểm tra, đánh giá theo năng lực.

    6. Chọn đáp án đúng nhất

    Chọn phương án phù hợp để điền vào chỗ trống.

    Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực được xem xét là ………… các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực

    chiều hướng lựa chọn và sử dụng

    bối cảnh lựa chọn và sử dụng

    yêu cầu lựa chọn và sử dụng

    quá trình lựa chọn và sử dụng

    7. Chọn đáp án đúng nhất

    Đâu không phải là yêu cầu cụ thể đối với việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học theo xu hướng hiện đại?

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học giúp HS nâng cao khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở HS.

    8. Chọn đáp án đúng nhất

    Ý nào sau đây đúng?

    a. Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển phẩm chất, năng lực người học.

    b. Giáo viên cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực theo một chiều hướng nhất định.

    c. Để phát triển phẩm chất, năng lực người học, giáo viên không cần theo xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

    d. Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực bắt buộc giáo viên phải sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhất.

    9. Chọn đáp án đúng nhất

    Phương pháp thực hành, phương pháp thực nghiệm là phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu nào là chủ yếu:

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.

    10. Chọn đáp án đúng nhất

    Sơ đồ tư duy, công não, dạy học dựa trên dự án là phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu nào là chủ yếu:

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại.

    Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.

    Đánh giá nội dung 2 [Tính vào công thức điểm]_modul2_tin_thcs

    Đánh giá nội dung 2 [Tính vào công thức điểm]

    B. Đặc điểm nội dung dạy học.

    C. Sở thích của giáo viên.

    3c. Báo cáo nhiệm vụ

    2b. Thực hiện nhiệm vụ

    4d. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    1a. Chuyển giao nhiệm vụ

    4. Chọn đáp án đúng nhất

    Nhóm phương pháp dạy học dựa vào luyện tập, thích ứng và hoàn thiện dần các mẫu kỹ năng, kỹ xảo hành động, các mẫu hành vi đã được đặt ra từ trước.

    Nó cũng tuân theo nguyên tắc sao chép, chỉ khác ở chỗ là sao chép hành vi và hành động, chứ không phải sao chép thông tin. Nhóm này được gọi là nhóm phương pháp dạy học gì?

    A. Nhóm phương pháp dạy học thông báo – thu nhận

    B. Nhóm phương pháp dạy học làm mẫu – tái tạo

    C. Nhóm phương pháp dạy học kiến tạo – tìm tòi

    * Có hoạt động xây dựng nhóm

    * Có sự phụ thuộc [tương tác] lẫn nhau một cách tích cực

    * Có ràng buộc trách nhiệm cá nhân – trách nhiệm nhóm

    * Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác

    A. Dạy học giải quyết vấn đề

    B. Dạy học dựa trên dự án

    C. Dạy học khám phá

    D. Dạy học hợp tác

    7. Chọn đáp án đúng nhất

    Trong dạy học Tin học thông qua một trò chơi trên máy tính của học sinh lớp 6, THCS với các thao tác ghép hình theo chữ và số, màu sắc, hình dạng. Vậy đó là dạng trò chơi [tương tự loại trò chơi thiết kế thủ công] nào?

    A. Trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ

    B. Trò chơi phát triển cảm giác và tri giác

    C. Trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy

    B. Từ lớp 8 đến lớp 12

    C. Từ lớp 6 đến lớp 12

    A. Phát huy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn; tổ chức và hướng dẫn hoạt động để HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong khám phá kiến thức, trong vận dụng tri thức giải quyết vấn đề.

    B. Góp phần phát triển NL đặc thù thông qua việc tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá; tạo môi trường cho HS trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng qua các bài tập, trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành.

    C. Vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

    D. Hình thành và phát triển NL chung thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập trên nền tảng GV phát huy những hiểu biết đã có của HS tiếp tục bồi dưỡng và phát triển các thành phần NL đặc thù.

    Đánh giá nội dung 3 [Tính vào công thức điểm]_modul2_tin_thcs

    Đánh giá nội dung 3 [Tính vào công thức điểm]

    [1] tổng quát, [2] học sinh, [3] giáo viên

    [1] chi tiết, [2] học sinh, [3] giáo viên

    [1] tổng quát, [2] bối cảnh, [3] giáo viên Quan điểm xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học

    Nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh

    Đặc điểm của các phương pháp, kĩ thuật dạy học

    Tiềm năng của HS và khả năng tổ chức hoạt động của HS

    Tạo cơ hội tốt nhất cho tập thể học sinh, nhóm học sinh và từng học sinh tự tin tham gia các kì thi đánh giá trên diện rộng

    Tạo cơ hội tốt nhất cho tập thể học sinh, nhóm học sinh và từng học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi

    Tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái để học sinh và giáo viên thực hiện hiệu quả các hoạt động học tập trong môn học và hoạt động giáo dục

    mức độ phù hợp của việc chọn và sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp

    mức độ học sinh đạt được kết quả trong các bài đánh giá

    mức độ hài lòng của phụ huynh, học sinh và giáo viên khi triển khai chương trình

    Đánh giá bối cảnh giáo dục

    Phác thảo các kịch bản sư phạm dự kiến

    Lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học

    2, 1, 4, 3

    2, 4, 1, 3

    1, 2, 4, 3

    Dạy học thông qua trò chơi

    Dạy học giải quyết vấn đề

    Dạy học thực hành

    Kĩ thuật sơ đồ tư duy

    Kĩ thuật KWL

    Kĩ thuật khăn trải bàn

    Mục tiêu dạy học, giáo dục

    Mục tiêu chương trình

    Yêu cầu cần đạt

    Chương trình giáo dục phổ thông 2022 được triển khai căn cứ trên hệ thống các quan điểm đổi mới về giáo dục phổ thông nhất là quan điểm phát triển phẩm chất, năng lực.

    Đúng

    Sai

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đáp Án Câu Hỏi Tập Huấn Modul 2 Môn Ngữ Văn Thcs
  • Tổng Hợp Các Dạng Bài Sách Market Leader Pre
  • Đáp Án Tự Luận Modun 2
  • Đáp Án Câu Hỏi Tự Luận Modul 2 Thcs
  • Đáp Án Cuộc Thi Trực Tuyến Tìm Hiểu Về Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đáp Án Chi Tiết Bộ Đề Ets 2022 Rc [Test 4
  • Đáp Án Chi Tiết Bộ Đề Ets 2022 Rc [Test 3
  • Hướng Dẫn Giải Chi Tiết Bộ Đề Toeic Ets 2022 [Test 1
  • Giáo Án An Toàn Giao Thông Lớp 3
  • Bộ Câu Hỏi Cuộc Thi Tìm Hiểu An Toàn Giao Thông Năm 2022
  • Đáp án mô đun 2 môn toán tiểu học, chúng tôi chia sẻ lại cho quý thầy cô đáp án module 2 môn toán tiểu học để quý thầy cô tham khảo. đáp án module 2 môn toán tiểu học, đáp án module 2 môn toán tiểu học, đáp án module 2 môn toán tiểu học, đáp án module 2 môn toán tiểu học, đáp án module 2 môn toán tiểu học, đáp án module 2 môn toán tiểu học

    đáp án module 2 môn toán tiểu học

    Định hướng chung, đặc điểm về phương pháp dạy học – đáp án mo dun 2 môn toán tiểu học

    Bài tập

    Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất:

    Đáp án đúng

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm với những biểu hiện cụ thể.

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực với những biểu hiện cụ thể.

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực với những biểu hiện cụ thể như tính kỉ luật, kiên trì; hứng thú và niềm tin trong học tập.

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm với những biểu hiện cụ thể như tính kỉ luật, kiên trì, chủ động, linh hoạ, độc lập; hứng thú và niềm tin trong học tập.

    Chọn các cặp đáp án đúng với nhau:

    2 PPDH môn Toán góp phần hình thành và phát triển – 2 Năng lực chung và năng lực đặc thù

    2 Môn Toán có nhiều cơ hội để phát triển NL tính toán – 2thông qua việc cung cấp KT, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng; hình thành và phát triển các thành tố cốt lõi của NL toán học

    3 Môn Toán góp phần phát triển NL tin học – 3 thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm sáng tạo

    4 Môn Toán góp phần phát triển NL ngôn ngữ – 4 thông qua rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học

    5Môn Toán góp phần phát triển NL thẩm mĩ – 5thông qua việc giúp HS làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên.

    Chọn phát biểu không là đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực, phẩm chất môn Toán là:

    Đáp án đúng

    Nhấn mạnh đến kết quả đầu ra, dựa trên những gì HS làm được [có tính đến khả năng thực tế của HS]. Khuyến khích HS tìm tòi, khám phá tri thức toán học và vận dụng vào thực tiễn. Đích cuối cùng cần đạt là phải hình thành được NL học tập môn Toán của HS.

    Nhấn mạnh đến cách học, yếu tố tự học của người học. GV là người hướng dẫn và thiết kế, còn HS phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết toán học của riêng mình.

    Tập trung vào đánh giá sự phát triển NL học tập môn toán của người học bằng nhiều hình thức: tự đánh giá, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá thông qua sản phẩm của HS…. Tăng cường quan sát, nhận xét cụ thể bằng lời, động viên, giúp HS tự tin, hứng thú, tiến bộ trong học tập môn Toán.

    Xây dựng môi trường DH tương tác tích cực. Phối hợp các HĐ tương tác của HS giữa các cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc HĐ cùng cả lớp và HĐ tương tác giữa GV và HS trong quá trình DH môn Toán.

    Chọn đáp án đúng

    Đáp án đúng

    • .Chọn lựa và tổ chức nội dung DH không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học toán học mà ưu tiên những nội dung phù hợp trình độ nhận thức của HS tiểu học, thiết thực với đời sống thực tế hoặc có tính tích hợp, liên môn, góp phần giúp HS hình thành, rèn luyện và làm chủ các “kỹ năng sống”.
    • Xây dựng môi trường DH tương tác tích cực. Phối hợp các HĐ tương tác của HS giữa các cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc HĐ cùng cả lớp và HĐ tương tác giữa GV và HS trong quá trình DH môn Toán
    • Nhấn mạnh đến kết quả đầu ra, dựa trên những gì HS làm được [có tính đến khả năng thực tế của HS]. Khuyến khích HS tìm tòi, khám phá tri thức toán học và vận dụng vào thực tiễn. Đích cuối cùng cần đạt là phải hình thành được NL học tập môn Toán của HS.
    • Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ, thiết bị DH môn Toán [đặc biệt là ứng dụng công nghệ và thiết bị DH hiện đại] nhằm tối ưu hóa việc phát huy NL của người học.

    Bài tập về dạy học phát triển năng lực – modul 2 môn toán tiểu học

    Trong năng lực toán học có những năng lực thành tố nào ?

    Đáp án đúng

    • Năng lực tư duy và lập luận toán học
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác
    • Năng lực giải quyết vấn đề toán học
    • Năng lực mô hình hoá toán học
    • Năng lực tự chủ và tự học
    • Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán
    • Năng lực giao tiếp toán học

    Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:

    Đáp án đúng

    Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận

    Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

    Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.

    Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.

    đáp án module 2 môn toán tiểu học – Lý thuyết kiến tạo trong dạy học

    Hãy nêu tinh thần cốt lõi của dạy học kiến tạo?

    Dạy học kiến tạo khẳng định vai trò của người học trong quá trình học tập và các thức người học thu nhận được những tri thức cho bản thân.

    Khi vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học môn Toán GV cần chú ý thực hiện những loại công việc nào?

    đáp án module 2 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học hợp tác

    Thầy/cô hãy cho biết một số lưu ý khi vận dạy học hợp tác vào dạy học môn Toán ở cấp tiểu học.

    giáo viên cần lựa chọn nội dung không quá khó và không quá dễ. nội dung đưa ra phải huy động ý kiến công sức của nhiều học sinh.

    Mô đun 2 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học tích hợp

    Nêu các hình thức dạy học tích hợp trong môn Toán ở cấp tiểu học?

    Tích hợp theo chiều ngang

    Tích hợp theo chiều dọc

    Lấy một ví dụ thể hiện tinh thần dạy học tích hợp trong môn Toán ở cấp tiểu học.

    Tích hợp dạy học trải nghiệm: Bài hình hộp chữ nhật: giáo viên tổ chức cho học sinh qua rát các đồ vật thật có hình dạng hộp chữ nhật từ đó nhận biết được hình dạng và đặc điểm của hình.

    Mô đun 2 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

    Trong trích đoạn video ” Lập bảng cộng” nội dung dạy học đã được tổ chức thành tình huống có vấn đề như thế nào?

    Phân tích cách giải quyết vấn đề của HS trong trích đoạn video “Đề-xi-mét”?

    Học sinh suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề về đề – xi – mét.

    Ở các trích đoạn trên GV đã tổ chức những hoạt động gì để hỗ trợ HS tìm tòi giải quyết vấn đề?

    Mô đun 2 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học dự án

      Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

    Thầy cô hãy nối các bước sau cho tương ứng với quy trình thực hiện theo dự án?

    Xây dựng kế hoạch

    Thực hiện kế hoạch

    Trình bày sản phẩm của dự án

    Đánh giá dự án

    Mô đun 2 môn toán tiểu học – Các kĩ thuật dạy học

    Bài tập

    Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của Dạy học hợp tác:

    Đáp án đúng

    Tạo ra sự tác động tương hỗ qua lại trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm theo mối quan hệ hai chiều, không qua trung gian.

    Mỗi thành viên trong nhóm cùng làm việc với nhau, hướng tới một mục đích học tập chung, một nhiệm vụ chung cần giải quyết.

    Học sinh là chủ thể tích cực kiến tạo nên kiến thức của bản thân dựa trên tri thức hoặc kinh nghiệm có từ trước.

    Mỗi thành viên trong nhóm phải xác định được ý thức, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ, công việc chung của cả nhóm.

    Nối các cặp đáp án với nhau

    2Tích hợp theo chiều ngang – 2 là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch kiến thức này với kiến thức, kĩ năng thuộc mạch kiến thức khác.

    2Tích hợp theo chiều dọc – 2 là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm [còn gọi là vòng tròn xoáy trôn ốc].

    Đặc điểm nào là đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

    Nội dung học vấn được tổ chức thành các tình huống dạy học HS được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải là thông báo tri thức dưới dạng sẵn có

    Người học có tính tự lực cao

    HS được học bản thân việc học

    Định hướng hành động cho người học

    HS học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ khôn phải chỉ nghe GV giảng một cách thụ động

    Nối các cặp đáp án sau đây

    2 Kĩ thuật khăn trải bàn – 2 là một kĩ thuật DH thể hiện quan điểm học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

    2 Kĩ thuật mảnh ghép – 2 là một kĩ thuật DH thể hiện quan điểm/chiến lược học hợp tác trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm.

    4 Dạy học theo trạm – 4 là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm học sinh khác nhau.

    Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của dạy học theo trạm:

    Đáp án đúng

    Tạo ra một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể

    Học sinh xem trước các bài giảng qua mạng, sau đó giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu

    Học sinh sẽ được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và thu thập các dữ kiện, từ đó giúp học sinh tiến bộ thông qua các hoạt động

    Học sinh được thực hành, được khám phá và thử nghiệm trong quá trình học tập

    Chương trình GDPT môn Toán 2028 cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức sau:

    Đáp án đúng

    Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Hoạt động thực hành và trải nghiệm

    Số, Đại số và một số yếu tố Giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất

    Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Một số yếu tố thống kê và xác suất.

    Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn

    Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là hoạt động thực hành và trải nghiệm toán học ở tiểu học:

    Đáp án đúng

    Hoạt động ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Hoạt động ngoại khoá toán học

    Hoạt động tham gia câu lạc bộ ngoại ngữ

    Hoạt động giao lưu học sinh có năng khiếu toán.

    Hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao.

    Lựa chọn mục tiêu, xây dựng nội dung phương pháp và kĩ thuật dạy học

    Kiểm tra và đánh giá

    Chọn đáp án đúng

    Đáp án đúng

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là quá trình và kết quả

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là quá trình và nội dung

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là nội dung và kết quả.

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là nội dung và phương pháp.

    Nối các cặp đáp án đúng với nhau

    2 Nội dung bài học 2 là sự cụ thể hoá nội dung chương trình môn học mà chương trình môn học có tính pháp lí nên giáo viên cần bám sát nội dung chương trình, không dạy cho học sinh những nội dung ngoài chương trình quy định.

    2 Tăng cường nội dung thực hành, nhất là qua hoạt động ứng dụng 2 được HS tiến hành chủ yếu vào thời gian ngoài giờ lên lớp ở gia đình, tại cộng đồng dân cư

    3 Nội dung phải phù hợp và phục vụ cho việc giúp HS 3 đạt được mục tiêu của bài

    4 Nội dung không phù hợp với mục tiêu 4 thì NL tương ứng cần phát triển cho HS không đạt được

    5 Kiến thức thực tiễn sẽ giúp HS hiểu rõ hơn bản chất của tri thức khoa học 5 tạo cho học sinh có thêm hứng thú học tập qua đó góp phần phát triển năng lực thực tiễn

    Phát biểu nào sau đây không phải là quan điểm cần quán triệt khi lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh:

    Đáp án đúng

    Coi trọng việc phát triển tư duy của học sinh

    Thiết kế và tổ chức một chuỗi các hoạt động học tập cho học sinh

    Chú trọng đến dạy học sinh cách học và phát triển khả năng tự học của học sinh.

    Căn cứ vào mục tiêu bài học đã xác định; nội dung bài học đã dự kiến.

    Khi thiết kế và tổ chức một bài học thì giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phương pháp trên cơ sở nào:

    Đáp án đúng

    Căn cứ vào mục tiêu bài học đã xác định .

    Căn cứ vào sách giáo khoa

    Căn cứ vào nội dung bài học đã dự kiến Căn cứ vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp

    Căn cứ vào cơ sở vật chất, điều kiện thực tiễn của địa phương .

    Cấu trúc của bài học theo tiếp cận năng lực là:

    Đáp án đúng

    Trải nghiệm, phân tích, luyện tập, thực hành.

    Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra bài học, thực hành luyện tập

    Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra bài học, thực hành luyện tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

    Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra bài học, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

      Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

    Quy trình thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo phát triển năng lực học sinh:

    Nghiên cứu bài học

    Thiết kế các hoạt động học tập

    Thiết kế kế hoạch bài học

    Kết nối với chúng tôi

    Chúng tôi luôn cởi mở với các vấn đề, câu hỏi và đề xuất của bạn, vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi. Đây là trang tài liệu miễn phí mà chúng tôi cung cấp và chúng tôi sẽ không tính phí bạn một đồng nào, Nhưng xin lưu ý rằng chúng tôi nhận được hàng trăm email mỗi ngày và chúng tôi không thể trả lời từng email một. Nhưng hãy yên tâm, chúng tôi đã đọc mọi tin nhắn mà chúng tôi nhận được. Đối với những người mà chúng tôi đã giúp đỡ, vui lòng quảng bá bằng cách chia sẻ bài đăng của chúng tôi với bạn bè của bạn hoặc chỉ cần thích trang Facebook của chúng tôi . Thank you!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đáp Án Mô Đun 2 Môn Lịch Sử [Thpt]
  • Đáp Án Trắc Nghiệm Mô Dun 2 Gdcd Thcs
  • Đáp Án Mô Đun 2 Môn Giáo Dục Thể Chất [Thpt]
  • Đáp Án Mo Dun 1 Môn Lịch Sử Và Địa Lí Tiểu Học
  • Đáp Án Trắc Nghiệm Tập Huấn Mô Đun 2 Môn Đạo Đức
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đáp Án Câu Hỏi Modul 2 Môn Tin Thcs
  • Đáp Án Mô Đun 02 Gvpt
  • Downnload Very Easy Toeic Second Edition Cd + Book Pdf
  • Very Easy Toeic: Nếu Chưa Có Căn Bản Hãy Luyện Cuốn Sách Này
  • Cam 9, Test 2, Reading Pas 2
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

    Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS phổ thông chịu sự chi phối của các yếu tố chủ yếu:

    Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực

    u hướng hiện đại được hiểu là khuynh hướng, chiều hướng mang tính mới, tiên tiến. Xu hướng hiện đại về PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực được xem xét là chiều hướng lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực. Xu hướng hiện đại về PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực

    Vận dụng linh hoạt các PP/KT dạy học.

    Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học

    Góp phần phát triển phẩm chất chủ yếu thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập.

    Giúp HS ghi nhớ hệ thống tri thức bài học.

    Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

    Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

    Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

    Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh

    Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

    Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một bài học trong môn Ngữ văn?

    Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

    Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

    Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

    Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

    Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

    Trả lời:

    Các PP/KTDH vừa tìm hiểu trong thực tiễn nhà trường:

    Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

    *Phương pháp dạy học + Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. +Phương pháp hoạt động nhóm

    + Kĩ thuật vấn đáp, đặt câu hỏi

    *Kĩ thuật dạy học

    + Kĩ thuật thuyết trình vấn đáp

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tổng Hợp Các Dạng Bài Sách Market Leader Pre
  • Đáp Án Tự Luận Modun 2
  • Đáp Án Câu Hỏi Tự Luận Modul 2 Thcs
  • Đáp Án Cuộc Thi Trực Tuyến Tìm Hiểu Về Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Đáp Án Trắc Nghiệm Tập Huấn Mô Dun 2 Đầy Đủ Các Môn
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đáp Án Câu Hỏi Tập Huấn Modul 1 Môn Sinh Học
  • Đáp Án Brain Test 2 Đầy Đủ [Liên Tục Cập Nhật]
  • Topdataps: Đáp Án Câu Hỏi Cho Heo Đi Học Trong Heo Đất Momo [ Cập Nhật Hàng Ngày ]
  • Đáp Án Trò Chơi Brain Out Đáp Án Trò Chơi Brain Out
  • Đáp Án Đề Thi Hsk 3
  • đáp án module 1 môn hóa thcs, đáp án modul đáp án module 1 môn hóa thcs đáp án module 1 môn hóa thcs đáp án modun 1 môn hóa thcs

    Hôm nay chúng tôi chia sẻ lại cho quý thầy cô đáp án module 1 đáp án modul 1 môn hóa thcs để các thầy cô dễ dàng trao đổi. đáp án modul 1 môn toán thcs

    A. đáp án 11 câu hỏi phân tích modul 1 môn hóa thcs – đáp án module 1 môn hóa thcs

    11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa THCS

    – Tiến hành được thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm, chứng minh trong phản ứng hóa học khối lượng của các chất được bảo toàn

    – Biết vận dụng định luật để làm bài tập .

    – Viết được phương trình chữ của các phản ứng hóa học

    – Viết được công thức về khối lượng của phản ứng hóa học

    – Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự

    Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

    Trong bài học, học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động:

    – Xem Clips và trả lời các câu hỏi

    Thí nghiệm kiểm chứng tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứn

    – Hoạt động theo nhóm do giáo viên phân công

    – Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong phiếu học tập

    – Báo cáo kết quả

    – Theo dõi các nhóm báo cáo và nhận xét

    – So sánh về tổng khối lượng các chất phản ứng và tổng khối lượng các chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học ?

    – Hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập số 2.

    – Tham gia trò chơi theo nhóm củng cố lại kiến thức của bài học

    Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

    Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:

    1/ Phẩm chất

    – Chăm chỉ: chăm học, ham học hỏi, có ý thức tự giác trong học tập

    – Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động, không ỷ lại, tôn trọng tập thể

    2/ Năng lực:

    – Học sinh tích cực chủ động trong học tập nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học.

    – Học sinh nghiêm túc và tích cực trong hoạt động nhóm, phát biểu được ý tưởng của bản thân và của nhóm về các nội dung bài học.

    – Rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

    – Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.

    – Hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm.

    – Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.

    – Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”

    – Giải thích được cơ sở khoa học của định luật bảo toàn khối lượng [dựa vào bản chất phản ứng hóa học dẫn đến sự bảo toàn số lượng nguyên tử các nguyên tố trong phản ứng hóa học].

    – Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng của các chất trong một số phản ứng cụ thể. –

    – Tiến hành thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm từ đó rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.

    – Vận dụng được các kiến thức để giải quyết một số bài tập đơn giản.

    Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

    Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:

    – Sách giáo khoa

    – Phiếu học tập

    – Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm gồm:

    NaOH, dd phenolphthalein, dd CuSO 4, dd FeCl 3

    + Cân điện tử, bảng phụ, nam châm to, bút dạ xanh, công tơ hút

    Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào [đọc/nghe/nhìn/làm] để hình thành kiến thức mới?

    * Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:

    · Đọc kênh chữ trong SGK để giải thích định luật

    · Đọc phiếu học tập xác định nhiệm vụ học tập

    · Xem clip để tìm kiếm thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi của GV

    · Nghe câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của các bạn

    · Làm thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm

    · Làm các bài tập định tính và định lượng

    Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

    Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

    · Hoàn thành phiếu học tập

    · Làm được thí nghiệm

    · Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

    · Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn khối lượng

    · Giải thích được định luật BTKL

    · Áp dụng định luật làm được các bài tập vận dụng

    Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

    Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là:

    Giáo viên cần nhận xét, đánh giá học sinh dựa vào:

    – Mục tiêu bài học đã đưa ra ở đầu bài,

    – Đánh giá tinh thần hợp tác, tự học tự rèn, tính tự chủ, có trách nhiệm trong các hoạt động học

    – Đánh giá khả năng tư duy, phản biện của học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi, tính chính xác trong các phiếu học tập và làm bài tập, các thí nghiệm kiểm chứng, thao tác làm thí nghiệm

    Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

    Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:

    · Phiếu học tập số 2 có ghi 2 bài tập vận dụng định luật BTKL

    · Bảng phụ, bút lông

    · Bảng phụ ghi 4 câu hỏi cho HS tham gia trò chơi do giáo viên tổ chức

    Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào [đọc/nghe/nhìn/làm] để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

    Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu học tập để luyện tập vận dụng kiến thức mới:

    · HS đọc 2 bài tập trong phiếu học tập số 2, vận dụng kiến thức đã học làm 2 bài tập này

    · Nghe giáo viên giao nhiệm vụ, luật chơi

    · Chia lớp thành 4 đội chơi, cử nhóm trưởng, thư kí, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm

    Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

    Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

    Học sinh phải biết áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được:

    Khối lượng của các chất trong phản ứng

    – Viết được công thức về khối lượng của phản ứng

    – Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng

    Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

    *Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.

    – Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.

    – Đánh giá định tính và định lượng.

    – Đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, quan sát.

    – Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học.

    – Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.

    B. 20 câu hỏi trắc nghiệm – đáp án module 1 môn Hóa học thcs – kế hoạch bài dạy cuối khóa

    BIEN-DOI-VAT-LI-BIEN-DOI-HOA-HOC 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THCS, các môn Toán, lý, hóa, sinh, sử địa, gdcd, gdtc.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đáp Án Module 1 Môn Toán Thcs
  • Đáp Án Heo Đi Thi Momo Hôm Nay
  • Đáp Án Trò Chơi Heo Đi Thi Trên Momo
  • Đáp Án Câu Hỏi Tập Huấn Modul 2 Đại Trà
  • Ôn Thi Bằng Lái Xe Máy
  • --- Bài mới hơn ---

  • Hỏi Đáp Về Adobe Photoshop : 45 Câu Hỏi Thường Gặp !
  • Hướng Dẫn Thi Olympic Học Sinh Sinh Viên Toàn Quốc Lần Thứ Iii
  • Reading Challenge 1 2Nd – Answer Key / Reading
  • Review Collins Reading For Ielts – Cuốn Sách Luyện Reading Tại Nhà Không Nên Bỏ Lỡ
  • Hướng Dẫn Đáp Án Câu Hỏi Tự Luận Module1 Tập Huấn Thcs
  • Rate this post

    Tài liệu tập huấn modul 2 đại trà Cập nhật  15h12 ngày 15/12/2020

    Câu hỏi tập huấn modun 2 đại trà Cập nhật  15h12 ngày 15/12/2020

    Đáp án câu hỏi tập huấn modul 2 Môn toán

    Đáp án câu hỏi tự luận modul 2 thcs

    Câu hỏi Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất,

    Câu hỏi Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất,.docx

    câu hỏi Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS..docx

    Trả lời 7 câu hỏi tham khảo

    Trả lời 7 câu hỏi tham khảo.docx

    Đáp án trắc nghiệm modul 2 TRẮC NGHIỆM MODUL 2.docx

    Tìm hiểu về phẩm chất, năng lực trong chương trình GDPT 2022

    Câu hỏi ôn tập

    1Tình huống 1: Trong giờ kiểm tra một tiết môn Toán, dù không biết làm bài nhưng Nam vẫn kiên quyết không xem bài của bạn.

    2

    Tình huống 2: Trong một buổi giao lưu với người nước ngoài, cô giáo bất ngờ vì chỉ mới vào lớp 6 nhưng Nam đã có thể giao tiếp một cách tự tin bằng Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.

    3

    Tình huống 3: Cô giáo ngạc nhiên về Hoa vì dù mới học qua một lần nhưng em đã soạn được một bài độc tấu pi-a-nô.

    4

    Tình huống 4: Dù còn nhỏ tuổi nhưng Hạnh đã có ý thức tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    5

    Tình huống 5: Tại buổi lễ trao giải Hội thi Ý tưởng sáng tạo, khán giả vỡ òa khi biết người đoạt giải là em học sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi với khả năng thiết kế và lập trình trò chơi trên điện thoại.

    6

    Tình huống 6: Tuấn rất hay gây chuyện với Hùng. Hôm qua, Tuấn còn cố tình làm cho Hùng té. Hùng biết nhưng vẫn khoan dung, chờ đợi sự thay đổi của Tuấn vì với Hùng tha thứ là cơ hội để nhận được sự yêu thương.

    1

    Phẩm chất trung thực

    2

    Năng lực ngôn ngữ

    4

    Phẩm chất trách nhiệm

    5

    Năng lực tin học

    Phẩm chất yêu nước

    Năng lực thể chất

    6

    Phẩm chất nhân ái

    Phẩm chất chăm chỉ

    3

    Năng lực thẩm mĩ

    Năng lực toán học

    Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

    Phần 2. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống –  Đáp án  modul 2 môn toán

    Câu hỏi ôn tập

    1. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống

    Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực trong hình 1 là

    .

    Vai trò của yếu tố này là trong sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực.

    2. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống

    Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực trong hình 2 là

    .

    Vai trò của yếu tố này là trong sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.

    3. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống

    Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực trong hình 3 là

    .

    Vai trò của yếu tố này: trong sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.

    4. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống

    Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực trong hình 4 là:

    Vai trò của yếu tố này: trong sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.

    Tìm hiểu về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực

    Đáp án  modul 2 môn toán

    Câu hỏi ôn tập

    1. Chọn các đáp án đúng

    Khi thiết kế các hoạt động học cho học sinh trong kế hoạch bài dạy, giáo viên cần bám sát vào các tiêu chí nào trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH?

    Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

    Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

    Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

    Mức độ phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương và các trường học.

    Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

    2. Chọn các đáp án đúng

    Các nguyên tắc dạy học và giáo dục nào phát triển phẩm chất, năng lực?

    [Chọn nhiều nguyên tắc đúng]

    Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại.

    Chú trọng hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của khái niệm, định luật, học thuyết khoa học.

    Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.

    Chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ khá rõ.

    Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.

    Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.

    Tăng cường dạy học, giáo dục phân hoá.

    Tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học, có quan tâm đôi chút đến khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

    Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

    3. Chọn các đáp án đúng

    Các yêu cầu nào đối với GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực?

    GV cần tổ chức chuỗi hoạt động học để HS chủ động khám phá những điều chưa biết.

    GV cần đầu tư vào việc lựa chọn các phương pháp, KTDH và giáo dục phát triển PC, NL phù hợp.

    GV cần tăng cường cung cấp kiến thức chuyên sâu cho HS.

    GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu.

    GV tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác.

    Tìm hiểu xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực

    Câu hỏi ôn tập

    1. Chọn đáp án đúng nhất

    Hãy hoàn thành phát biểu sau đây bằng cách điền vào chỗ trống.

    Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH gắn liền với các phương tiện dạy học hiện đại. Xu hướng này phản ánh mối quan hệ …………… giữa PPDH, KTDH và phương tiện dạy học. GV cần phải khai thác các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện ……………… như các ứng dụng, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông… nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong dạy học.

    hữu nghị – một cách cẩn trọng

    hữu nghị – công nghệ

    hữu cơ – hiện đại

    hữu cơ – thông dụng

    2. Chọn đáp án đúng nhất

    Phát biểu nào sau đây là đúng nhât?

    Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực luôn định sẵn vì mỗi PP và KTDH chỉ phát triển được một PC, NL nhất định.

    Chiều hướng lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển PC, NL người học.

    Xu hướng hiện đại về PP, KTDH được hiểu là khuynh hướng, chiều hướng mang tính mới, tiên tiến trong lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH mới, tiên tiến hướng đến rèn luyện các kĩ năng ghi nhớ nhanh trong quá trình phát triển PC, NL người học.

    Xu hướng hiện đại về PP, KTDH được hiểu là khuynh hướng, chiều hướng mang tính mới, tiên tiến trong lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH nhằm hướng đến lựa chọn một PP, KTDH vì mỗi PP, KTDH chỉ phát triển được một PC, NL nhất định.

    3. Chọn các đáp án đúng

    Đâu không phải là chiều hướng hiện đại về lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho người học?

    Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thú và lòng say mê học tập cho HS

    Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; phát triển tư duy sáng tạo ở HS

    Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH quen thuộc đã được sử dụng nhiều.

    Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH hình thành và phát triển kĩ năng thực hành, phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống

    Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH rèn luyện các kĩ năng học và ghi nhớ nhanh giúp tiếp thu lượng lớn kiến thức.

    Tìm hiểu một số PPDH phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại

    Đáp án video modul 2 đại trà

    Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Toán?

    Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Toán ở THCS

    Phương pháp dạy học tích cực 2022 – 2022

    .

    Trả lời

    10 câu hỏi trắc nghiệm hỗ trợ 100% trong 60s

    10 câu hỏi lựa chọn, ghép nối

    Đánh giá nội dung 3 [Tính vào công thức điểm]

    Kế hoạch bài dạy cuối khóa

    Toán học [Bổ sung thêm phương pháp dạy học phù hợp]

    Bản sao của TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC.docx

    Bản sao của TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC.docx

    Môn toán thcs bài tính chất 3 đường trung tuyến 

    Tải xuống

    ID bài viết: ABC15102015

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đáp Án Trong Tiếng Tiếng Anh
  • Đáp Án [答案] – Luân Tang [倫桑]
  • Viện Sư Phạm Kỹ Thuật
  • Đáp Án Môn Eg14
  • 788 Câu Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô – P1
  • --- Bài mới hơn ---

  • Tìm Đáp Án, Giải Bài Tập Mai Lan Hương Lớp 7 Tập 2, Bài Tập Tiếng Anh Lớp 7 Tập 2
  • Bài Tập Tiếng Anh Mai Lan Hương 9 Phần V Vi
  • Bài Tập Tiếng Anh Lớp 9 Có Đáp Án Tác Giả Mai Lan Hương
  • Bài Tập Tiếng Anh 8
  • Bài Tập Tiếng Anh Có Đáp Án Lớp 8 Tác Giả Mai Lan Hương
  • Đáp án kiểm tra cuối khóa mô đun 2 môn Toán là đáp án để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành bài tập trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên module 2

    Phần bài học

    //drive.google.com/file/d/1QM19nKBAfw_M9bOpKaYqn2HIY9q5BtL-/view

    Phần bài tập

    1. PPDH môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù – Đ

    2. Môn Toán có nhiều cơ hội để phát triển NL tính toán thông qua việc cung cấp KT, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng; hình thành và phát triển các thành tố cốt lõi của NL toán học Đ

    3. Yêu cầu của phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là: A

    4. Chọn phát biểu không là đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực, phẩm chất môn Toán là: C

    5. Một trong những yêu cầu của dạy học phát triển năng lực, phẩm chất môn Toán là: A

    6.Một trong những yêu cầu cần đạt của năng lực giải quyết vấn đề ở cấp tiểu học là: B

    7. Phát biểu nào sau đây không phải là quan điểm cần quán triệt khi lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh: D

    8. “ … là những hoạt động của học sinh, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập” C

    9. “ … hướng tới việc học sinh được thực hành, được khám phá và thử nghiệm trong quá trình học tập” D

    11. Thiết bị dạy học có những chức năng sau: B

    12. Các hình thức đánh giá kết quả giáo dục Toán học gồm: B

    13. Nội dung đánh giá kết quả giáo dục Toán học tập trung vào: D

    14. Phát biểu nào sau đây là định hướng xác định nội dung môn Toán: A

    15. Phát biểu nào sau đây là một trong những quan điểm cần quán triệt khi lựa chọn PPDH phát triển năng lực học sinh: B

    16. Nội dung bài học là sự cụ thể hoá nội dung chương trình môn học mà chương trình môn học có tính pháp lí nên giáo viên cần bám sát nội dung chương trình, không dạy cho học sinh những nội dung ngoài chương trình quy định. Đ

    17. Tăng cường nội dung thực hành, nhất là qua hoạt động ứng dụng tạo cho học sinh có thêm hứng thú học tập qua đó góp phần phát triển năng lực thực tiễn S

    18. Chọn đáp án là hoạt động thực hành và trải nghiệm toán học ở tiểu học: 1 2 4

    19. Khi thiết kế và tổ chức một bài học thì giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phương pháp trên cơ sở:

    Căn cứ vào mục tiêu bài học đã xác định .

    Căn cứ vào nội dung bài học đã dự kiến

    Căn cứ vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp

    Căn cứ vào cơ sở vật chất, điều kiện thực tiễn của địa phương.

    20. Nối cột A với cột B để được phát biểu đúng:

    21. Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất: D

    22. Chọn các đáo án là năng lực thành tố của năng lực toán học: 1 3 4 6 7

    23. Yêu cầu cần đạt của năng lực mô hình hoá toán học của HS cấp Tiểu học là: C

    24. Môn Toán góp phần hình thành phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua: A

    25. Chọn đáp án đúng A

    27. Phát biểu nào sau đây không phải là vai trò của thiết bị dạy học đối với phương pháp dạy học A

    28. Cấu trúc của bài học theo tiếp cận năng lực là: C

    29. Nối cột A với cột B để được phát biểu đúng:

    30. Nối cột A với cột B để được phát biểu đúng:

    31. Định hướng chung trong dạy học phát triển năng lực toán học cho HS trong Chương trình môn Toán 2022 là: 1 2 3

    32. Những năng lực nào sau đây không phải là năng lực thành tố của năng lực toán học: 2

    33. Chương trình GDPT môn Toán 2022 cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức sau: C

    34. Sơ đồ tư duy là: B

    35. Khi thiết kế và tổ chức một bài học thì giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phương pháp trên cơ sở: 1 3 4 5

    36. Tổ chức tiến trình hoạt động học tập trong mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực là: 1 2 3

    37. Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc: B

    38. Chọn phát biểu không là đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề D

    39. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về nguyên tắc, tiêu chuẩn lựa chọn nội dung học tập cốt lõi của môn Toán C

    40. Chọn các đáo án là năng lực thành tố của năng lực toán học 1 3 4 6 7

    42. Phát biểu nào sau đây là đúng: B

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kế Hoạch Bài Dạy Modun 2 Tất Cả Các Môn
  • Đáp Án Môn It05
  • Mơ Thấy Mơ Cá Đánh Số Đề Gì
  • 48 Câu Đố Vui Hại Não Cực Hay
  • Trắc Nghiệm Lý Thuyết Vật Lý 12 Chương 1 Cực Hay Có Đáp Án
  • --- Bài mới hơn ---

  • Đáp Án Môn Toán Mô Đun 1 Thpt
  • Đáp Án Modul 2 Cán Bộ Quản Lý
  • Đáp Án Tự Luận Modul 2 Cbql
  • Ngành Marketing Xu Hướng Thời Đại 4.0
  • Đáp Án Olympic English 2022
  • Đáp án mô đun 1 môn toán tiểu học, chúng tôi chia sẻ lại cho quý thầy cô đáp án module 1 môn toán tiểu học để quý thầy cô tham khảo.

    Đáp án trắc nghiệm mo dun 3

    A. Đáp án module 1 môn toán tiểu học

    Định hướng chung, đặc điểm về phương pháp dạy học – đáp án mo dun 1 môn toán tiểu học

    Bài tập

    Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất:

    Đáp án đúng

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm với những biểu hiện cụ thể.

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực với những biểu hiện cụ thể.

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực với những biểu hiện cụ thể như tính kỉ luật, kiên trì; hứng thú và niềm tin trong học tập.

    Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm với những biểu hiện cụ thể như tính kỉ luật, kiên trì, chủ động, linh hoạ, độc lập; hứng thú và niềm tin trong học tập.

    Chọn các cặp đáp án đúng với nhau:

    1 PPDH môn Toán góp phần hình thành và phát triển – 1 Năng lực chung và năng lực đặc thù

    2 Môn Toán có nhiều cơ hội để phát triển NL tính toán – 2thông qua việc cung cấp KT, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng; hình thành và phát triển các thành tố cốt lõi của NL toán học

    3 Môn Toán góp phần phát triển NL tin học – 3 thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm sáng tạo

    4 Môn Toán góp phần phát triển NL ngôn ngữ – 4 thông qua rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học

    5Môn Toán góp phần phát triển NL thẩm mĩ – 5thông qua việc giúp HS làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên.

    Chọn phát biểu không là đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực, phẩm chất môn Toán là:

    Đáp án đúng

    Nhấn mạnh đến kết quả đầu ra, dựa trên những gì HS làm được [có tính đến khả năng thực tế của HS]. Khuyến khích HS tìm tòi, khám phá tri thức toán học và vận dụng vào thực tiễn. Đích cuối cùng cần đạt là phải hình thành được NL học tập môn Toán của HS.

    Nhấn mạnh đến cách học, yếu tố tự học của người học. GV là người hướng dẫn và thiết kế, còn HS phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết toán học của riêng mình.

    Tập trung vào đánh giá sự phát triển NL học tập môn toán của người học bằng nhiều hình thức: tự đánh giá, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá thông qua sản phẩm của HS…. Tăng cường quan sát, nhận xét cụ thể bằng lời, động viên, giúp HS tự tin, hứng thú, tiến bộ trong học tập môn Toán.

    Xây dựng môi trường DH tương tác tích cực. Phối hợp các HĐ tương tác của HS giữa các cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc HĐ cùng cả lớp và HĐ tương tác giữa GV và HS trong quá trình DH môn Toán.

    Chọn đáp án đúng

    Đáp án đúng

    • .Chọn lựa và tổ chức nội dung DH không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học toán học mà ưu tiên những nội dung phù hợp trình độ nhận thức của HS tiểu học, thiết thực với đời sống thực tế hoặc có tính tích hợp, liên môn, góp phần giúp HS hình thành, rèn luyện và làm chủ các “kỹ năng sống”.
    • Xây dựng môi trường DH tương tác tích cực. Phối hợp các HĐ tương tác của HS giữa các cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc HĐ cùng cả lớp và HĐ tương tác giữa GV và HS trong quá trình DH môn Toán
    • Nhấn mạnh đến kết quả đầu ra, dựa trên những gì HS làm được [có tính đến khả năng thực tế của HS]. Khuyến khích HS tìm tòi, khám phá tri thức toán học và vận dụng vào thực tiễn. Đích cuối cùng cần đạt là phải hình thành được NL học tập môn Toán của HS.
    • Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ, thiết bị DH môn Toán [đặc biệt là ứng dụng công nghệ và thiết bị DH hiện đại] nhằm tối ưu hóa việc phát huy NL của người học.

    Bài tập về dạy học phát triển năng lực – modul 1 môn toán tiểu học

    Trong năng lực toán học có những năng lực thành tố nào ?

    Đáp án đúng

    • Năng lực tư duy và lập luận toán học
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác
    • Năng lực giải quyết vấn đề toán học
    • Năng lực mô hình hoá toán học
    • Năng lực tự chủ và tự học
    • Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán
    • Năng lực giao tiếp toán học

    Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:

    Đáp án đúng

    Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận

    Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

    Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.

    Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.

    Đáp án module 1 môn toán tiểu học – Lý thuyết kiến tạo trong dạy học

    Hãy nêu tinh thần cốt lõi của dạy học kiến tạo?

    Dạy học kiến tạo khẳng định vai trò của người học trong quá trình học tập và các thức người học thu nhận được những tri thức cho bản thân.

    Khi vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học môn Toán GV cần chú ý thực hiện những loại công việc nào?

    Đáp án module 1 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học hợp tác

    Thầy/cô hãy cho biết một số lưu ý khi vận dạy học hợp tác vào dạy học môn Toán ở cấp tiểu học.

    giáo viên cần lựa chọn nội dung không quá khó và không quá dễ. nội dung đưa ra phải huy động ý kiến công sức của nhiều học sinh.

    Mô đun 1 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học tích hợp

    Nêu các hình thức dạy học tích hợp trong môn Toán ở cấp tiểu học?

    Tích hợp theo chiều ngang

    Tích hợp theo chiều dọc

    Lấy một ví dụ thể hiện tinh thần dạy học tích hợp trong môn Toán ở cấp tiểu học.

    Tích hợp dạy học trải nghiệm: Bài hình hộp chữ nhật: giáo viên tổ chức cho học sinh qua rát các đồ vật thật có hình dạng hộp chữ nhật từ đó nhận biết được hình dạng và đặc điểm của hình.

    Mô đun 1 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

    Trong trích đoạn video ” Lập bảng cộng” nội dung dạy học đã được tổ chức thành tình huống có vấn đề như thế nào?

    Phân tích cách giải quyết vấn đề của HS trong trích đoạn video “Đề-xi-mét”?

    Học sinh suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề về đề – xi – mét.

    Ở các trích đoạn trên GV đã tổ chức những hoạt động gì để hỗ trợ HS tìm tòi giải quyết vấn đề?

    Mô đun 1 môn toán tiểu học – Bài tập về dạy học dự án

      Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

    Thầy cô hãy nối các bước sau cho tương ứng với quy trình thực hiện theo dự án?

    Xây dựng kế hoạch

    Thực hiện kế hoạch

    Trình bày sản phẩm của dự án

    Đánh giá dự án

    Mô đun 1 môn toán tiểu học – Các kĩ thuật dạy học

    Bài tập

    Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của Dạy học hợp tác:

    Đáp án đúng

    Tạo ra sự tác động tương hỗ qua lại trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm theo mối quan hệ hai chiều, không qua trung gian.

    Mỗi thành viên trong nhóm cùng làm việc với nhau, hướng tới một mục đích học tập chung, một nhiệm vụ chung cần giải quyết.

    Học sinh là chủ thể tích cực kiến tạo nên kiến thức của bản thân dựa trên tri thức hoặc kinh nghiệm có từ trước.

    Mỗi thành viên trong nhóm phải xác định được ý thức, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ, công việc chung của cả nhóm.

    Nối các cặp đáp án với nhau

    1Tích hợp theo chiều ngang – 1 là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch kiến thức này với kiến thức, kĩ năng thuộc mạch kiến thức khác.

    2Tích hợp theo chiều dọc – 2 là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm [còn gọi là vòng tròn xoáy trôn ốc].

    Đặc điểm nào là đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

    Nội dung học vấn được tổ chức thành các tình huống dạy học HS được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải là thông báo tri thức dưới dạng sẵn có

    Người học có tính tự lực cao

    HS được học bản thân việc học

    Định hướng hành động cho người học

    HS học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ khôn phải chỉ nghe GV giảng một cách thụ động

    Nối các cặp đáp án sau đây

    1 Kĩ thuật khăn trải bàn – 1 là một kĩ thuật DH thể hiện quan điểm học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

    2 Kĩ thuật mảnh ghép – 2 là một kĩ thuật DH thể hiện quan điểm/chiến lược học hợp tác trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm.

    4 Dạy học theo trạm – 4 là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm học sinh khác nhau.

    Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của dạy học theo trạm:

    Đáp án đúng

    Tạo ra một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể

    Học sinh xem trước các bài giảng qua mạng, sau đó giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu

    Học sinh sẽ được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và thu thập các dữ kiện, từ đó giúp học sinh tiến bộ thông qua các hoạt động

    Học sinh được thực hành, được khám phá và thử nghiệm trong quá trình học tập

    Chương trình GDPT môn Toán 2022 cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức sau:

    Đáp án đúng

    Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Hoạt động thực hành và trải nghiệm

    Số, Đại số và một số yếu tố Giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất

    Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Một số yếu tố thống kê và xác suất.

    Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn

    Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là hoạt động thực hành và trải nghiệm toán học ở tiểu học:

    Đáp án đúng

    Hoạt động ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Hoạt động ngoại khoá toán học

    Hoạt động tham gia câu lạc bộ ngoại ngữ

    Hoạt động giao lưu học sinh có năng khiếu toán.

    Hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao.

    B. Lựa chọn mục tiêu, xây dựng nội dung phương pháp và kĩ thuật dạy học

    Kiểm tra và đánh giá

    Chọn đáp án đúng

    Đáp án đúng

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là quá trình và kết quả

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là quá trình và nội dung

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là nội dung và kết quả.

    Mục tiêu dạy học theo phát triển năng lực phải làm rõ được hai yếu tố cơ bản là nội dung và phương pháp.

    Nối các cặp đáp án đúng với nhau

    1 Nội dung bài học 1 là sự cụ thể hoá nội dung chương trình môn học mà chương trình môn học có tính pháp lí nên giáo viên cần bám sát nội dung chương trình, không dạy cho học sinh những nội dung ngoài chương trình quy định.

    2 Tăng cường nội dung thực hành, nhất là qua hoạt động ứng dụng 2 được HS tiến hành chủ yếu vào thời gian ngoài giờ lên lớp ở gia đình, tại cộng đồng dân cư

    3 Nội dung phải phù hợp và phục vụ cho việc giúp HS 3 đạt được mục tiêu của bài

    4 Nội dung không phù hợp với mục tiêu 4 thì NL tương ứng cần phát triển cho HS không đạt được

    5 Kiến thức thực tiễn sẽ giúp HS hiểu rõ hơn bản chất của tri thức khoa học 5 tạo cho học sinh có thêm hứng thú học tập qua đó góp phần phát triển năng lực thực tiễn

    Phát biểu nào sau đây không phải là quan điểm cần quán triệt khi lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh:

    Đáp án đúng

    Coi trọng việc phát triển tư duy của học sinh

    Thiết kế và tổ chức một chuỗi các hoạt động học tập cho học sinh

    Chú trọng đến dạy học sinh cách học và phát triển khả năng tự học của học sinh.

    Căn cứ vào mục tiêu bài học đã xác định; nội dung bài học đã dự kiến.

    Khi thiết kế và tổ chức một bài học thì giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phương pháp trên cơ sở nào:

    Đáp án đúng

    Căn cứ vào mục tiêu bài học đã xác định .

    Căn cứ vào sách giáo khoa

    Căn cứ vào nội dung bài học đã dự kiến Căn cứ vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp

    Căn cứ vào cơ sở vật chất, điều kiện thực tiễn của địa phương .

    Cấu trúc của bài học theo tiếp cận năng lực là:

    Đáp án đúng

    Trải nghiệm, phân tích, luyện tập, thực hành.

    Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra bài học, thực hành luyện tập

    Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra bài học, thực hành luyện tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

    Trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra bài học, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

      Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

    Quy trình thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo phát triển năng lực học sinh:

    Nghiên cứu bài học

    Thiết kế các hoạt động học tập

    Thiết kế kế hoạch bài học

    Kết nối với chúng tôi

    Chúng tôi luôn cởi mở với các vấn đề, câu hỏi và đề xuất của bạn, vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi. Đây là trang tài liệu miễn phí mà chúng tôi cung cấp và chúng tôi sẽ không tính phí bạn một đồng nào, Nhưng xin lưu ý rằng chúng tôi nhận được hàng trăm email mỗi ngày và chúng tôi không thể trả lời từng email một. Nhưng hãy yên tâm, chúng tôi đã đọc mọi tin nhắn mà chúng tôi nhận được. Đối với những người mà chúng tôi đã giúp đỡ, vui lòng quảng bá bằng cách chia sẻ bài đăng của chúng tôi với bạn bè của bạn hoặc chỉ cần thích trang Facebook của chúng tôi . Thank you!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đáp Án Câu Hỏi Tự Luận Modul 2 Thcs Môn Toán
  • Truyện: Em Dám Nói Em Không Tính Phúc
  • Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô Có Đáp Án Tham Khảo 2
  • Review 2 Cuốn Cambridge Ielts Trainer
  • Download Ielts Trainer Pdf Bản Đẹp
  • Bạn đang xem chủ đề Đáp Án Modul 2 Môn Toán Thcs Violet trên website Phusongyeuthuong.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Video liên quan

    Chủ Đề