Bài tập đọc hiểu về phong cách ngôn ngữ năm 2024

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

(GV chuyển giao nhiệm vụ, Hs tự học).

Yêu cầu đọc bài trong sgk, nhẩm cầu trả lời, sau đó đối chiếu với

nội dung kiến thức sau ( không phải ghi vào vở).

  1. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

a.Tìm hiểu ngữ liệu:

- Cuộc hội thoại diễn ra ở:

+Không gian (địa điểm): khu tập thể X

+Thời gian: buổi trưa

- Nhân vật giao tiếp:

+Lan, Hùng, Hương (nhân vật chính) quan hệ bạn bè (vai vế) bình đẳng trong giao tiếp

+Mẹ Hương, người đàn ông: (nhân vật phụ), mẹ Hương quan hệ ruột thịt vớ Hương, người

đàn ông quan hệ xã hội (vai vế) họ đều là bề trên.

- Nội dung giao tiếp: báo đến giờ đi học

- Hình thức: gọi đáp

- Mục đích: để dến lớp đúng giờ

- Đặc điểm ngôn ngữ:

+Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, ới, với, chứ, chết thôi…

+Sử dụng các ngôn ngữ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch…

+Câu: ngắn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược: Hương ơi!, hôm nào cũng chậm…

  1. Khái niệm “ngôn ngữ sinh hoạt”

Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ tình cảm, đáp ứng

những nhu cầu trong cuộc sống.

2.Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- Dạng nói:(đây là dạng chủ yếu): độc thoại, đối thoại..

- Dạng viết:nhật kí, thư thừ, nhắn tin…

- Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời nói trong đời sống, nhưng đã được gọt giũa, biên tập và

phần nào mang tính ước lệ, cách điệu giống như các tín hiệu nghệ thuật: lời nói của nhân vật

trong kịch, tuồng, chèo, tryện, tiểu thuyết…

*Ghi nhớ: (sgk)

3. Luyện tập

* Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

- Lời nói: tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng.

- “Lựa lời”: lựa chọn từ ngữ, cách nói (nói phải suy nghĩ, chịu trách nhiệm về lời nói của

mình)

-“Vừa lòng nhau”: tôn trọng người nghe, giữ phép lịch sự, vui lòng người nghe.

Ý nghĩa của câu câu ca dao: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng, và có văn hóa

* Vàng thì thử lửa, thử than

1. Ngôn ngữ khoa học được sử dụng trong lĩnh vực khoa học, tiêu biểu trong các văn bản khoa học: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công nghệ…

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học

- Tính khái quát, trừu tượng

- Tính lý trí, logic

- Tính khách quan, phi cá thể

II. Bài tập củng cố

Bài 1

Trong bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý (trong ngữ văn 12, tập 1) là một văn bản khoa học, hãy cho biết:

- Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì?

- Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

- Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Bài 2:

Hãy tìm các thuật ngữ khoa học, phân tích tính lý trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện trong đoạn trích sau

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của văn chương, văn học là nghệ thuật ngôn ngữ. Những điều đó đã được thừa nhận một cách hiển nhiên, dường như không có gì phải bàn cãi. Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ văn học, không chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Lịch sử văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch sử của ngôn ngữ văn học.

Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn. Sự thay đổi hệ hình văn học cũng đi liền với sự thay đổi của hệ hình ngôn ngữ văn học, và qua đó phản ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hóa tinh thần và các giá trị của quan niệm thẩm mỹ.

(Một số vấn đề trong nghiên cứu ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỉ XX- Nguyễn Văn Long)

Gợi ý trả lời:

Bài 1:

Văn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lý là văn bản khoa học

Văn bản trình bày những nội dung:

Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Luyện tập

- Văn bản này thuộc ngành khoa học xã hội

- Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản có những thuật ngữ khoa học: dẫn chứng, luận điểm, câu thơ, văn học, giải thích, bác bỏ, nghị luận…

Cách trình bày bố cục văn bản cũng theo hướng bài khoa học.

Thông tin bài mang tới là thông tin khoa học, giúp học sinh hiểu, biết làm bài tập nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Câu 2:

Các thuật ngữ khoa học:

Ngôn ngữ, chất liệu của văn chương, nghệ thuật ngôn ngữ, bình diện ngôn ngữ, văn chương, quan niệm thẩm mỹ, hệ hình văn học.

- Các thuật ngữ khoa học này liên kết chặt chẽ, logic với nhau trong một chỉnh thể, thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ văn học.