Bài tập tính giá trong quản trị xuất nhập khẩu năm 2024

Công ty TNHH Behn Meyer ký hợp đồng số 7403202 với Công ty Casio Computer Co., Ltd nhập khẩu mặt hàng đàn organ điện tử Casio, số lượng 185 chiếc, đơn giá nguyên tệ 171 USD/chiếc/FOB Arimura – Japan. Thanh toán nhờ thu trả ngay (D/P), tổng trị giá hóa đơn (FOB): 31.635 USD.

Cước vận tải (F): USD 500. Tỷ giá tính thuế: 20.879 VND/USD.

biết thuế nhập khẩu: 7%; Thuế GTGT: 10%. Hãy tính thuế cho lô hàng trên.

Bài 2: Thuế NK, tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng

Công ty Thực phẩm Sản xuất và Thương mại Sài Gòn ký hợp đồng với Công ty Vin Délimité de Pays mặt hàng nhập khẩu: Rượu vang làm từ nho tươi, độ cồn trên 15%, chai 500ml, số lượng 1.500 chai, đơn giá nguyên tệ 72 USD/chai/CIF Cát Lái, HCM. Tổng trị giá hóa đơn: 108.000 USD, thanh toán bằng L/C không hủy ngang. Tỷ giá: 21.135 VND/USD.

Thuế nhập khẩu: 50%; thuế tiêu thụ đặc biệt: 25%; Thuế GTGT 10%

Hãy tính thuế cho lô hàng trên?

Bài 3: Thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng

Công ty TNHH Bao bì nhựa Thành Phú ký hợp đồng với Công ty Ananbond Limited nhập khẩu mặt hàng túi nhựa polyetylen (LLDPE), số lượng 10.500 kgs, đơn giá nguyên tệ 4 USD/kg/FOB Delhi – India. Tổng trị giá hóa đơn: 42.000 USD. Cước phí vận tải (F): 4.500 USD. Phí bảo hiểm (I): 2.500 USD.

Tỷ giá tính thuế: 21.450 VND/USD.

Thuế nhập khẩu: 15%; Thuế bảo vệ môi trường: 40.000 đồng/kg; Thuế GTGT: 10%. Hãy tính thuế cho lô hàng trên?

1. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan

Trị giá hải quan được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:

  1. Phương pháp trị giá giao dịch;
  1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
  1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóanhập khẩu giống hệt/tương tự;
  1. Phương pháp trị giá khấu trừ;

đ) Phương pháp trị giá tính toán;

  1. Phương pháp suy luận.

Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.

Xem thêm: Khóa học XNK Saigon Academy

2. Phương pháp trị giá giao dịch

Trị giá giao dịch phương pháp đầu tiên trong việc xác định trị giá hải quan. Đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Bài tập tính giá trong quản trị xuất nhập khẩu năm 2024

Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:

  1. Giá mua ghi trên hóađơn thương mại;
  1. Các khoản điều chỉnh;
  1. Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóađơn thương mại.

3. Điều kiện áp dụng

Bài tập tính giá trong quản trị xuất nhập khẩu năm 2024

  1. Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóasau khi nhập khẩu;
  1. Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóacần xác định trị giá hải quan;
  1. Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóanhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóanhập khẩu mang lại;
  1. Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

2.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu

Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F).

Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu;

Một số ví dụ liên quan:

Ví dụ 1: Giá trị tiền hàng và tiền cước vận tải

Công ty cổ phần quốc tế TopChoice có xuất khẩu 01 lô hàng cho khách ở Philippines theo hình thức giao hàng cho công ty chuyển phát nhanh DHL. Khi thanh toán tiền thì khách hàng thanh toán cả tiền hàng và tiền vận chuyển cho DHL vào tài khoản công ty. Vậy khi khai báo tờ khai xuất khẩu thì công ty khai điều kiện FOB hay FCA? Trị giá hóa đơn thì chỉ khai trị giá tiền hàng hay cả trị giá tiền hàng và tiền vận chuyển?

Trả lời:

Trường hợp này, Công ty phải tách phí vận chuyển và chi phí thanh toán cho lô hàng khi khai báo trị giá hàng hóa xuất khẩu và phải thể hiện số tiền gốc của lô hàng trên hóa đơn thương mại.

Ví dụ 2: Xuất khẩu với điều kiện CIF

Công ty Yokohama Technical Đà Nẵng là doanh nghiệp chế xuất có xuất khẩu lô hàng với giá CIF, phía đối tác có yêu cầu công ty thể hiện tiền hàng, phí vận chuyển và phí bảo hiểm rõ trên chứng từ xuất khẩu. Vậy khi khai tờ khai hải quan xuất khẩu, công ty phải khai như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp này, Công ty phải tách riêng từng khoản mục phí vận chuyển, phí bảo hiểm và chi phí thanh toán cho lô hàng khi khai báo trị giá hàng hóa xuất khẩu và phải thể hiện số tiền này trên hóa đơn thương mại.

Ví dụ 3: Xuất khẩu hàng sửa chữa còn bảo hành

Công ty TNHH cosmos industrial co., ltd tạm xuất hàng sửa chữa còn bảo hành, khi tái nhập thì không phải thanh toán. Vậy khai báo trị giá tính thuế như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định: “Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập khẩu về Việt nam thuộc đối tượng chịu thuế, thì trị giá tính thuế là chi phí sửa chữa thực trả theo hợp đồng ký kết với phía nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp, liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá.”

Nếu hàng hoá Công ty tạm xuất ra nước ngoài để sửa chữa nếu còn trong thời hạn bảo hành và giữa Công ty và đối tác có thoả thuận bằng văn bản là không phải thanh toán phí sửa chữa thì khi tái nhập trị giá tính thuế của hàng hoá là không đồng (0 đồng).

2.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu

Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bao gồm chi phí vận tải (F) và chi phí bảo hiểm (I) nếu có.

Ví dụ 1: Phân bổ phí bảo hiểm

Công ty Cổ phần Thương Mại và đầu tư MP Việt Nam ký hợp đồng mua hàng với đối tác theo giá FOB. Phương thức thanh toán L/C, cho phép giao hàng từng phần. Theo yêu cầu của Ngân hàng, khi mở L/C chúng tôi phải mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị lô hàng (110% trị giá FOB), mức phí: 0.15% x 110% trị giá FOB. Hợp đồng được phía đối tác giao thành nhiều lần. Vậy với mỗi lô hàng về, công ty phải tính và phân bổ phí bảo hiểm như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định: “Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên” là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế trong trường hợp xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch.

Trường hợp lô hàng nhập khẩu nhiều lần và mở nhiều tờ khai nhưng có chung chứng từ bảo hiểm và áp dụng phưong pháp trị giá giao dịch thì tại mục “Mã phân loại trị giá” trên tờ khai nhập, Công ty phân bổ khoản tính khoản điều chỉnh trị giá tính thuế (phí bảo hiểm) theo cách thủ công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng.

Ví dụ 2: Quy đổi trị giá tính thuế từ FOB, CNF sang CIF

Công ty Decotex Co., Ltd là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Công ty muốn hỏi tỷ lệ qui đổi trị giá tính thuế từ FOB, CNF sang CIF cho hàng nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không trong trường hợp không có chứng từ về chi phí vận tải và bảo hiểm?

Trả lời:

Hiện nay, không có quy định quy đổi trị giá tính thuế từ giá FOB hoặc CFR sang giá CIF đối với hàng nhập khẩu. Đề nghị công ty liên hệ với đối tác xuất khẩu và các đại lý hãng bảo hiểm hoặc vận tải để nộp phí cũng như được cung cấp các chứng từ chứng minh việc đã nộp tiền bảo hiểm hoặc chi phí vận chuyển cho lô hàng nhập khẩu.

3. Các khoản điều chỉnh cộng

3.1. Điều kiện áp dụng

Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

– Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;

– Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.

Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách quan, định lượng được để xác định trị giá hải quan thì không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

3.2. Các khoản điều chỉnh cộng khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch

– Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới.

– Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu.

– Chi phí đóng gói hàng hóa.

– Khoản trợ giúp, bao gồm:

+ Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hóa nhập khẩu;

+ Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;

+ Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu;

+ Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.

– Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.

Ví dụ 1: Phí bảo hiểm và chi phí đào tạo

Công ty TNHH Công nghiệp Việt Nam có lô hàng nhập khẩu, điều kiện giao hàng trên hợp đồng là EXW, sử dụng phần mềm khai báo hải quan ECUS5.

  1. Công ty mua bảo hiểm hàng nhập khẩu cho lô hàng trên, mua 1 lần cho toàn bộ lô hàng, trong khi lô hàng này được giao làm 2 lần nên công ty chúng tôi sẽ mở 2 tờ khai nhập khẩu khi hàng về.

Vậy tôi phải khai báo trên tờ khai nhập khẩu phí bảo hiểm cho lần 1 và lần 2 như thế nào?

  1. Do lô hàng trên nhập khẩu lần đầu nên nhà cung cấp có cử chuyên gia kỹ thuật đến công ty để đào tạo. Chi phí đào tạo có thể hiện mục riêng trong Hợp đồng và Invoice.

Vậy khi khai báo trên tờ khai nhập khẩu, trị giá chi phí đào tạo chúng tôi phải khai báo như thế nào?

Trả lời:

  1. Khai báo phí bảo hiểm:

Lô hàng giao 2 lần, nhập khẩu tại 2 tờ khai, trường hợp có chung chứng từ bảo hiểm và áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thì tại mục “Mã phân loại trị giá” trên tờ khai nhập, Công ty phân bổ khoản tính khoản điều chỉnh trị giá tính thuế (phí bảo hiểm) theo cách thủ công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng.

  1. Phí đào tạo phát sinh khi nhập khẩu hàng hóa:

Theo ý kiến công ty thì khoản Chi phí đào tạo có thể hiện thành mục riêng trong Hợp đồng và Invoice và đây là giá phải thanh toán hay sẽ phải thanh toán theo thoả thuận nên được xem là khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hàng hóa để khai báo các loại thuế liên quan khi nhập khẩu.

Ví dụ 2: Chi phí huấn luyện, giám sát lắp đặt, chuyển giao công nghệ

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom có nhập khẩu 6 dây chuyền sản xuất dây điện có các chi phí sau:

  1. Chi phí huấn luyện và chuyến đi kiểm tra của 5 chuyên gia bên mua tại nhà máy của Bên Bán trước khi hàng xuống tàu (trước khi mua hàng, Bên Mua phải trả).
  2. Chi phí giám sát lắp đặt của chuyên gia Bên Bán tại nhà máy của Bên Mua (sau khi mua hàng, bên mua phải trả).
  3. Chi phí huấn luyện và chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy của Bên Mua (sau khi mua hàng, bên mua phải trả).

Căn cứ theo quy định về xác định trị giá hải quan công ty sẽ phải cộng chi phí số 1 vào trị giá tính thuế nhập khẩu và được trừ chi phí số 2 và số 3 ra khỏi trị giá tính thuế. Công ty hiểu như vậy có đúng không?

Trả lời:

  1. Chi phí huấn luyện và chuyến đi kiểm tra của 5 chuyên gia bên mua tại nhà máy của Bên Bán trước khi hàng xuống tàu (trước khi mua hàng, Bên Mua phải trả) là khoản điều chỉnh cộng.
  2. Chi phí giám sát lắp đặt của chuyên gia Bên Bán tại nhà máy của Bên Mua (sau khi mua hàng, bên mua phải trả) và (3) chi phí huấn luyện, chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy Bên mua (sau khi bán, sẽ do Bên mua trả) là khoản điều chỉnh trừ.

Theo quy định, khoản phải trừ bao gồm: Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.”

Ví dụ 3: Thiết kế bản vẽ và chi phí lắp đặt

Công Ty Điện Lực Miền Nam dự định nhập khẩu một dây chuyền thiết bị đồng bộ lắp đặt hệ thống cáp điện 110KV (có giấy chứng nhận thiết bị đồng bộ của Bộ Công Thương).

Tổng Trị giá hợp đồng: Gồm hàng hóa và thiết bị phụ kiện đi kèm hệ thống cáp điện 110 KV, thiết kế bản vẽ công trình và chi phí lắp đặt tại Việt Nam (Trị giá hàng hóa, thiết kế bản vẽ, chi phí lắp đặt tách riêng rõ ràng). Điều kiện giao hàng là CIP. Hỏi:

  1. Công ty đăng ký tờ khai theo loại hình nhập khẩu hàng đầu tư có thuế được không?
  2. Phần hàng hóa và thiết bị phụ kiện đi kèm kệ thống cáp điện 110Kv cung cấp cho công trình chúng tôi làm tờ khai nhập khẩu nhiều lần được không (theo từng đợt thi công)?
  3. Phần chi phí thuê thiết kế bản vẽ thi công và Chi phí thuê lắp đặt hệ thống cáp điện tại Việt Nam có phải là khoản trị giá phải cộng vào trị giá tính thuế hay không? Và Công ty phải khai khoản này như thế nào cho hợp lý?

Trả lời:

  1. Loại hình nhập khẩu: Trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa là một dây chuyền thiết bị đồng bộ lắp đặt hệ thống cáp điện 110KV (có giấy chứng nhận thiết bị đồng bộ của Bộ Công Thương) để tạo tài sản cố định của Công ty, nếu không thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu thì công ty được mở tờ khai theo loại hình Nhập đầu tư nộp thuế.
  2. Đối với phần hàng hóa và thiết bị phụ kiện đi kèm kệ thống cáp điện 110Kv cung cấp cho công trình Công ty có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nhiều lần tuỳ theo tiến độ, từng đợt thi công phù hợp với nhu cầu của Công ty.
  3. phần Phí bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật thì Công ty phải cộng vào khi tính trị giá tính thuế vì đây là các khoản phải cộng. Riêng chi phí lắp đặt tại Việt Nam thì khi nhập khẩu Công ty được trừ ra khỏi trị giá tính thuế vì đây là khoản phải trừ. Khoản phải trừ bao gồm: Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóabao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật,chi phí giám sát và các chi phí tương tự.”

Ví dụ 4: Phí thuê tàu, phí lưu giữ hàng hóa

Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn chuẩn bị nhập khẩu lô hàng Naptha, thuê nguyên tàu biển về cảng Nghi Sơn. Lô hàng này phát sinh các phí sau:

  1. Trị giá hàng hóa
  2. phí thuê tàu vận chuyển từ Nhật về Hồng Kông
  3. phí thuê tàu để lưu hàng tại Hồng Kông (dự kiến 3 tháng). phí này rất lớn do cầu cảng nội địa chưa sẵn sàng để nhận hàng.
  4. phí thuê tàu vận chuyển hàng từ Hồng Kông về Việt Nam.

Công ty muốn hỏi trị giá tính thuế của lô hàng này được tính bằng trị giá của hàng + phí thuê tàu vận chuyển từ Nhật về Hồng Kông + phí thuê tàu vận chuyển từ Hồng Kông về Việt Nam có đúng hay không?

Công ty không tính phí thuê tàu để lưu, giữ hàng tại Hồng Kông (phí thuê này tính theo ngày) có đúng hay không? Vì nó không liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa, chỉ liên quan tới lưu giữ hàng hóa.

Trả lời:

Theo quy định thì trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phí thuê tàu để lưu hàng tại Hồng Kông liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên phù hợp và đáp ứng các điều khoản phải cộng theo quy định. Như vậy phải cộng phí thuê tàu để lưu hàng tại Hồng Kông vào trị giá tính thuế hải quan.

Ví dụ 5: Cước phí vận chuyển nội địa

Công Ty Cổ Phần May Xuân Lộc là doanh nghiệp mới thành lập, chuyên sản xuất hàng may xuất khẩu. Do đó các lô hàng nhập khẩu nguyên phụ liệu về đều phải nộp thuế ngay.

  1. Với các lô hàng nhập khẩu giá EXW (giao hàng tại xưởng), trong phần tờ khai trị giá phải khai mục cước vận chuyển.

Vậy xin hỏi cước vận chuyển ở đây được tính như thế nào? Tính cước từ khi nhận hàng tại xưởng hay tính cước từ khi xếp hàng lên tàu, máy bay?

Các khoản phí Local Charge như phí vận chuyển hàng từ xưởng ra cảng, THC, phí Bill, phí thủ tục Hải quan ở đầu xuất có tính hay không?

  1. Với các lô hàng giá FOB (giao hàng lên tàu) thì cước chỉ tính từ khi xếp hàng lên tàu, tức là chỉ có mỗi tiền cước vận tải thôi đúng không?

Trả lời:

  1. trường hợp lô hàng nhập khẩu theo giá EXW, chi phí vận tải phải bao gồm các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải, các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa bao gồm: phí vận chuyển hàng từ xưởng ra cảng, THC, phí Bill…
  2. Trường hợp lô hàng nhập khẩu theo giá FOB, chi phí vận tải được xác định bởi các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ lan can tàu đến cửa khẩu nhập đầu tiên xác định trên hợp đồng vận tải, các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa.

Ví dụ 6: Phí vận chuyển nội địa đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ

Công ty là doanh nghiệp nội địa có nhập khẩu lô hàng theo loại hình A41 (Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) từ Công ty Sam Sung Thái Nguyên (doanh nghiệp chế xuất).

Vì Hợp đồng thể hiện điều kiện giao hàng là EXW và có phí vận chuyển nên khi khai báo có khai phí này vào Mục “mã phân loại phí vận chuyển” và được cộng dồn vào trị giá tính thuế, dẫn đến làm tăng tiền thuế phải nộp. Xin hỏi công ty khai báo như vậy có chính xác không?

Trả lời:

trường hợp Công ty ký hợp đồng với DNCX xuất khẩu lô hàng giá EXW, Công ty không phải cộng phần cước phí vận chuyển nội địa vào trị giá tính thuế.

Ví dụ 7: Cước phí vận chuyển quốc tế

Công ty TNHH Tiến Hùng có nhận một lô hàng mẫu do khách hàng gửi bên Anh Quốc về theo đường hàng không qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL, tiền cước người gửi đã thanh toán hết cho lô hàng trên về tới Việt Nam.

Bên DHL khai báo với hải quan trị giá tính thuế cho lô hàng trên là 20£ nhưng hải quan không chấp nhận và yêu cầu phải cộng thêm cưới vận chuyển từ Anh Quốc về tới Hồ Chí Minh để xác định trị giá tính thuế. Xin hỏi cơ quan hải quan áp dụng trị giá tính thuế cho lô hàng trên theo Thông tư hay Nghị định nào?

Trả lời:

Trường hợp 1: Nếu công ty xuất trình được các giấy tờ chứng minh được tiền cước vận chuyển do người gửi hàng phải chịu theo thỏa thuận giữa hai bên và đã bao gồm luôn trong tiền hàng 20 bảng Anh thì công ty không phải cộng phần chi phí này vào trị giá tính thuế.

Trường hợp 2: Nếu người gửi hàng chỉ là người đứng ra đóng dùm công ty khoản cước phí vận chuyển theo thỏa thuận giữa hai bên thì khi xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, công ty phải cộng phần chi phí này vào trị giá tính thuế

4. Các khoản điều chỉnh trừ khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch

4.1. Điều kiện áp dụng

Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;

– Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

– Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.

4.2. Các khoản điều chỉnh trừ

– Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự;

– Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

– Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu.

– Khoản giảm giá:

+ Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;

+ Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;

+ Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.

Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;

Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan;

Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.

Ví dụ 1: Chi phí lắp đặt

công ty TNHH Điện Tử Foster Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có nhập một lô hàng máy móc thiết bị điện tử dùng phục vụ sản xuất trong nhà máy, loại hình A12 tạo tài sản cố định. Trên hợp đồng ngoài trị giá của các máy móc 17,000 usd còn thể hiện thêm chi phí lắp đặt 1000 usd (khi máy về đến nhà máy, thì nhân viên bảo trì của nhà cung cấp sẽ qua công ty để lắp đặt máy). Vậy xin hỏi chi phí lắp đặt này là khoản điều chỉnh cộng hay trừ? và có nộp thuế hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC, các khoản điều chỉnh trừ bao gồm chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự;

Đối với công ty, chi phí lắp đặt phát sinh sau khi nhập khẩu và phục vụ cho vận hành máy móc có liên quan là khoản điều chỉnh trừ theo quy định trên.

Nếu đã xác định là khoản điều chỉnh trừ, Công ty không phải khai báo và nộp thuế đối với phần chi phí lắp đặt đã xác định.

Ví dụ 2: Chi phí cử chuyên gia kỹ thuật lắp đặt

Công ty THNHH Hiệp phát đang có nhu cầu nhập 3 bộ phận chi tiết máy của dây chuyền sản xuất tấm ốp nhôm để phục vụ sản xuất. Tổng trị giá của hàng hóa là trên 40.000 USD.

Tuy nhiên, công ty có yêu cầu bên Bán cử chuyên gia kỹ thuật sang lắp rắp và chạy thử nghiệm xem các bộ phận này có đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật không. Bên bán yêu cầu công ty phải trả thêm 3000 USD cho chi phí lắp ráp và thử nghiệm.

Điều khoản thanh toán: 30% by T/T, 50% khi có vận đơn copy, 20% khi đã lắp ráp và chạy thử thành công.

Xin được hỏi, trong điều khoản 1 về Hàng hóa của hợp đồng ngoại thương, ngoài 40.000 USD giá trị tiền hàng, công ty có phải bổ sung chi phí 3000 USD không hay chỉ cần chỉ rõ trong Điều khoản 3: Giao hàng và Thanh toán là sẽ chi trả 3000 USD cho bên bán nếu chuyên gia kỹ thuật của họ sang lắp ráp. Giá trị tính thuế của hợp đồng sẽ là 40.000 USD hay 43.000 USD?

Trả lời:

Các khoản điều chỉnh trừ gồm có: “Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.”

Do đó, nếu trong hợp đồng có điều khoản nêu rõ giá trị của hàng hoá là 40.000 USD và 3.000 USD là phí lắp ráp, thử nghiệm được tách riêng ra và thoả các điều kiện theo quy định nêu trên thì khoản phí lắp ráp, thử nghiệm này sẽ được loại trừ ra khi tính trị giá tính thuế.

Công ty không cần phải đưa khoản phí 3.000USD này vào Điều 1 của hợp đồng mà phải thể hiện ở Điều 3 của hợp đồng. Trị giá tính thuế đối với hàng hoá như Công ty nêu trên là: 40.000 USD.

Ví dụ 3: Chi phí lắp đặt, vận hành, trainning kỹ thuật

Công ty Cổ phần Bông Sen dự định nhập thiết bị máy móc từ nước ngoài, trên hợp đồng ngoại thương và invoice có thể hiện rõ phí lắp đặt, vận hành, training về kỹ thuật, chi phí máy bay phục vụ cho việc lắp đặt, training…

Vậy tất cả những chi phí này có phải cộng vào trị giá tính thuế để tính thuế hay là được giảm trừ không phải tính thuế? Nếu được giảm trừ không tính vào trị giá tính thuế thì có cần bổ sung thêm chứng từ gì để chứng minh hay chỉ cần hợp đồng và invoice thể hiện như vậy là được?

Trả lời:

lô hàng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty có phát sinh chi phí lắp đặt, vận hành, huấn luyện kỹ thuật và tiền vé máy bay phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành và huấn luyện kỹ thuật đó sẽ được điều chỉnh trừ khi xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Theo quy định, để được giảm trừ thì công ty phải đáp ứng điều kiện sau:

– Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;

– Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

– Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.

Chứng từ có liên quan ở đây chính là hợp đồng và Invoice.

Ví dụ 4: Cước vận chuyển quốc tế và cước vận chuyển nội địa

Công ty Damco Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu cho khách hàng, trên invoice nhập khẩu là giá CPT incoterm 2010 (trong đó có ghi rõ phần cước đường biển và đường bộ từ cảng về nhà máy tại Việt Nam). Khi khai thuế trên tờ khai, công ty lấy giá hàng (price), cộng với cước vận chuyển (sea freight) và không cộng cước vận chuyển đường bộ (inland freight) vào. Xin hỏi như vậy công ty đã xác định trị giá tính thuế đúng chưa, công ty có cần phải cộng cước vận tải đường bộ vào hay không?

Trả lời:

trong hợp đồng Công ty ký với đối tác xuất khẩu giá CPT và cước phí vận chuyển trong nội địa từ cảng nhập khẩu về kho công ty đã được tách rời khỏi chi phí vận tải quốc tế thì khi tính trị giá tính thuế nhập khẩu Công ty được phép trừ phần cước phí vận chuyển nội địa ra để tính thuế.

Ví dụ 5: Khoản giảm giá

Trên lô hàng của Công ty Cổ phần Nhất Phong có khoản giảm giá (Discount) 6% trên trị giá lô hàng.

Theo quy định, sẽ tính và nộp thuế trên trị giá chưa trừ khoản giảm giá, sau khi hoàn thành nhập khẩu và thanh toán cho lô hàng sẽ làm hồ sơ xin xem xét được trừ khoản giảm giá.

Xin cho hỏi thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ là bao lâu?

Trả lời:

Theo các quy định, trường hợp công ty hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng thì nộp hồ sơ đầy đủ như quy định như sau cho cơ quan hải quan để xem xét và quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá:

– Văn bản đề nghị được trừ khoản giảm giá sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng (bản chính);

– Bảng kê theo dõi thực tế việc nhập khẩu hàng hoá thuộc hợp đồng đối với trường hợp hàng hoá trong cùng một hợp đồng được nhập khẩu theo nhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau;

– Bảng công bố giảm giá của người bán theo số lượng hàng hoá mua bán; hoặc cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá; hoặc hình thức và thời gian thanh toán;

– Tất cả các tờ khai hải quan của hàng hoá nhập khẩu thuộc hợp đồng và bộ hồ sơ hải quan kèm theo;

– Chứng từ thanh toán của toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng.

thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ là bao lâu?

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá khi công ty nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định nói trên, không giới hạn thời gian nộp hồ sơ của công ty.

Đây là toàn văn nội dung về trị giá hải quan. Hãy tham gia khóa học xuất nhập khẩu để tìm hiểu chi tiết về trị giá hải quan.