Bài tập về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VỀ CÁC PHÉP TU TỪ, Chủ đề các biện pháp tu từ lớp 6, Bài tập về các biện pháp tu từ lớp 6, Bài tập Thực hành về các biện pháp tu từ, Văn lớp 6 biện pháp tu từ, Giáo án ôn tập các biện pháp tu từ lớp 6, Bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa, Các biện pháp tu từ lớp 6, Bài tập về các biện pháp tu từ có đáp an

CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VỀ CÁC PHÉP TU TỪCỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VỀ CÁC PHÉP TU TỪ

A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Hệ thống và củng cố lại các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã học
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nắm chắc đặc điểm các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã học .
2.Kĩ năng:Phát hiện và cảm thụ các phép tu từ trong thơ, văn.
- Biết phân tích giá trị của các phép tu từ , sử dụng hiệu quả phép tu từ.

3. Thái độ:- Biết vận dụng các phép tu từ khi diễn đạt.
- Có ý thức trau chuốt lời văn .
4.Năng lực : Năng lực phát hiện, so sánh, tư duy, hợp tác,phân tích.
C.Các hoạt động dạy học:
1, Ổn định lớp:
2, Bài cũ: Trình bày bài tập 2
3, Bài mới:
Hoạt động 1:Củng cố phần lí thuyết ? Thế nào là phép so sánh?



? Mô hình đầy đủ của một phép so
sánh?
1.So sánh :là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Mô hình cấu tạo đấy đủ của một phép so sánh gồm:
+ Vế A[ nêu tên sự vật, sự việc được so sánh]
+ Vế B [ nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A]
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ ngữ chỉ ý so sánh [gọi tắt là từ so sánh]










? Có mấy kiểu so sánh?






? Thế nào là phép nhân hóa?






? Có những kiểu nhân hóa nào thường
gặp?












? Thế nào là phép ẩn dụ?






? So sánh phép ẩn dụ với phép so
sánh?












? Thế nào là hoán dụ?





? Tác dụng của phép tu từ hoán dụ?


? So sánh hoán dụ và ẩn dụ?
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nêu trên có thể biến đổi ít nhiều:
+ Các từ ngữ chỉ phương tiện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
- Có hai kiểu so sánh là:
+ So sánh ngang bằng.
+ So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là
Vd: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
ra.
Dượng Hương Thư khi chèo thuyền
vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư
ở nhà.
2. Nhân hoá: Là gọi hoặc tả con vật, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Các kiểu nhân hoá thường gặp là:
+ Dùng những từ ngữ gọi người để
gọi vật. [Từ đó, lão Miệng, bác Tai,
cô mắt, cậu chân, cậu tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không
ai tị ai cả
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. [Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong...]
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người: Trâu ơi ta bảo...
3. Ẩn dụ:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
Vd: Thuyền đi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
* Ẩn dụ khác với so sánh là: ẩn dụ là cách so sánh ngầm, trong đó sự vật đuợc so sánh [A] bị ẩn đi chỉ xuất hiện sự vật dùng để so sánh [B], ẩn dụ hàm xúc hơn bóng bẩy hơn trong cách diễn đạt.
VD : So sánh: Mặt đẹp như hoa, da trắng như phấn. ẩn dụ: Mặt hoa, da phấn. [ta có thể liên tưởng mặt đẹp như hoa, mặt tươi như hoa, mặt thắm như hoa, da trắng như phấn, da mịn như phấn]
4.Hoán dụ:
- Ho¸n dô lµ c¸ch gäi tªn sù vËt, hiÖn t­îng, kh¸i niÖm nµy b»ng tªn cña mét sù vËt hiÖn t­îng, kh¸i niÖm kh¸c cã quan hÖ gÇn gòi víi nã.
Vd: Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn.
- T¸c dông: T¨ng søc gîi h×nh, gîi c¶m cho sù diÔn ®¹t.
*Ẩn dụ và hoán dụ:
- Ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng
Vd: Người cha mái tóc bạc
- Hoán dụ dựa trên quan hệ gần gũi.
Vd: Vì sao Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Hoạt động 2:Luyện tập:
Bài 1: Xác định biện pháp tu từ trong các ví dụ dưới đây? Gạch chân dưới các hình ảnh tu từ.
a.Lúa đã chen vai đứng cả dậy.
[Trần Đăng]

b. Việt Nam là một cái vườn đẹp, trên đó nở rất nhiều hoa, ra rất nhiều trái.
Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa, trong ấy mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều mầu sắc.[Nguyễn Tuân]
c. Súng vẫn thức vui mới giành một nửa
Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi. [Tố Hữu]d.Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. [Ca dao]
Bài 2:Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn sau:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau,để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đoàn kéo nhau lặng lẽ bay
đi". [Lao xao - Duy Khán]
Bài 3: Tìm các câu thơ, văn có sử dụng các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.[ cho hs chơi trò chơi  Ai nhanh hơn ai]
- Chỉ rõ các phép tu từ ở các câu thơ, câu văn vừa tìm được và nêu tác dụng của các phép tu từ đó.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn từ
8 -12 câu tả cảnh đẹp một đêm trăng, qua đó diễn tả tình yêu quê hương. Đoạn văn có sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc và biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá. Gợi ý :
a. Phép tu từ nhân hoá: Lúa chen vai đứng dậy.
b. Phép tu từ so sánh :
- Việt Nam là một cái vườn đẹp
- Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa
- Mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều mầu sắc.
c. Phép tu từ nhân hoá:
- Súng vẫn thức.
- sương biếc nhớ người đi.

d. Phép tu từ so sánh :
Tấc đất - tấc vàng



* Gợi ý:
- So sánh: Thơm như mùi mít chín.
- Nhân hoá: ong bướm mà biết đánh lộn nhau đuổi, hiền lành, bỏ chỗ, rủ nhau.
- Hoán dụ: Cả làng thơm.
-> Làm cho đoạn văn miêu tả thêm gợi hình ảnh, sinh động, thiên nhiên, các loài hoa, loài vật càng gần gũi thân thương với con người hơn.




- Hs thi tìm





Gợi ý:
- Hs lựa chọn những hình ảnh tiêu
biểu để miêu tả về đêm trăng.
- Dùng từ láy, tính từ phù hợp có giá
trị biểu cảm.
- Trình bày trước lớp
- Hs nhận xét chéo
- Gv tổng hợp ý kiến và bổ sung Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học : - Ôn lại văn các văn bản
- Làm tiếp bài tập 3

Video liên quan

Chủ Đề