Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

Khi giải các bài toán về hộp kín trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, đa số học sinh thường hay sử dụng phương pháp đại số và rất ngại dùng phương pháp giản đồ vectơ. Ở phương pháp đại số, học sinh thường hay lúng túng vì phải xét nhiều trường hợp hơn, biện luận nhiều khả năng và từ đó dẫn đến phải giải nhiều phương trình hơn – điều này là không hay khi làm bài thi trắc nghiệm. Phương pháp vectơ tỏ ra rất hiệu quả khi giải các bài toán điện xoay chiều....

Chủ đề:

  • chuyên đề vật lý
  • điện xoay chiều
  • phương pháp giải bài tập
  • phương pháp véc tơ
  • luyện thi đại học

Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

Nội dung Text: Dùng phương pháp vectơ trượt để giải bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh

Vì i không đổi nên ta chọn trục cường độ dòng điện làm trục gốc, gốc tại điểm O, chiều dương là chiều quay lượng giác.

Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

* Cách vẽ giản đồ véc tơ trượt

Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

Bước 1: Chọn trục nằm ngang là trục dòng điện,

điểm đầu mạch làm gốc (đó là điểm A).

Bước 2: Biểu diễn lần lượt hiệu điện thế qua mỗi phần bằng các véc tơ

\(\overrightarrow{AM};\overrightarrow{MN};\overrightarrow{NB}\)nối đuôi nhau theo nguyên tắc: R - đi ngang; L - đi lên; C - đi xuống.

Bước 3: Nối A với B thì véc tơ \(\overrightarrow{AB}\) chính là biểu diễn uAB

Nhận xét:

+ Các điện áp trên các phần tử được biểu diễn bởi các véc tơ mà độ lớn tỷ lệ với điện áp dụng của nó.

+ Độ lệch pha giữa các hiệu điện thế là góc hợp bởi giữa các véc tơ tương ứng biểu diễn chúng.

+ Độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện là góc hợp bởi véc tơ biểu diễn nó với trục i.

+ Việc giải bài toán là xác định độ lớn các cạnh và góc của tam giác dựa vào các định lý hàm số sin, hàm số cosin và các công thức toán học: \(\frac{a}{Sin\hat{A}}=\frac{b}{Sin\hat{B}}=\frac{c}{Sin\hat{C}}\)

Trong toán học một tam giác sẽ giải được nếu biết trước ba (hai cạnh 1 góc, hai góc một cạnh, ba cạnh) trong sáu yếu tố (3 góc và 3 cạnh).

+ a2 = b2 + c2 - 2bccos\(\hat{A}\) ; b2 = a2 + c2 - 2accos\(\hat{B}\) ; c2 = a2 + b2 - 2abcos\(\hat{C}\)

Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

III. Các công thức:

+ Cảm kháng: ZL = ωL

+ Dung kháng: ZC = \(\frac{1}{\omega C}\)

+ Tổng trở Z = \(\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}\)

+ Định luật Ôm: I =\(\frac{U}{Z}\Leftrightarrow Io=\frac{Uo}{Z}\)

+ Độ lệch pha giữa u và i: \(tan\varphi =\frac{Z_{L}-Z_{C}}{R}\)

+ Công suất toả nhiệt: P = UIcosφ = I2R +Hệ số công suất: K = cosφ = \(\frac{P}{UI}=\frac{R}{Z}\)

IV. Các ví dụ:

Ví dụ 1: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ.

Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

X là một hộp đen chứa 1 phần tử:R hoặc L hoặc (L, r) hoặc C, biết uAB=100\(\sqrt{2}\)cos100πt (V); IA =\(\sqrt{2}\)(A), P = 100 (W), C =\(\frac{10^{-3}}{3\pi }\)(F), i trễ pha hơn uAB. Tìm cấu tạo X và giá trị của phần tử.

Giải: Theo giả thiết i trễ pha hơn uAB và mạch tiêu thụ điện suy ra: Hộp đen là một cuộn dây có r ≠ 0.

Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

Ví dụ 2:

Cho mạch điện như hình vẽ:

Bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều năm 2024

UAB = 200cos100πt(V) ; ZC = 100Ω ; ZL = 200Ω; I = 2\(\sqrt{2}\)(A) ; cosφ = 1; X là đoạn mạch gồm hai trong ba phần tử (R0, L0 (thuần), C0) mắc nối tiếp. Hỏi X chứa những linh kiện gì ? Xác định giá trị của các linh kiện đó.

Upload - Home - Sách - Sheet nhạc - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác