Bảng cân đối kế toán mẫu công ty năm 2024

Mẫu bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vậy, mẫu Bảng cân đối kế toán hiện nay thế nào?

\> Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về bảng cân đối số phát sinh

Tìm hiểu một số thông tin về mẫu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Theo đó, thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán có thể biết được toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Dựa vào Bảng cân đối kế toán có thể đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cơ sở để lập Bảng cân đối kế toán gồm:

– căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).

\> Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán mẫu công ty năm 2024

Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Bảng cân đối kế toán mẫu công ty năm 2024

Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

\> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán mẫu công ty năm 2024

Ý nghĩa bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Bảng cân đối có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính, từ đó có những kế hoạch quản lý tài chính phù hợp. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán được thể hiện thông qua phần tài sản và phần nguồn vốn của doanh nghiệp, cụ thể:

– Đối với phần tài sản

  • Bảng cân đối kế toán giúp phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
  • Các số liệu trong bảng cân đối kế toán ở phần tài sản giúp phản ánh quy mô và những loại tài sản của doanh nghiệp được tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc hình thức phi vật chất. Từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quan về quy mô vốn cũng như mức độ phân bổ sử dụng vốn.

– Đối với phần nguồn vốn

  • Bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp, điều này giúp doanh nghiệp nắm rõ những khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải trả. Đồng thời, giúp các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Về mặt kinh tế, các số liệu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu và quy mô các nguồn vốn được huy động và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Bảng cân đối kế toán mẫu công ty năm 2024

Kết cấu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều chia làm 5 cột, gồm các cột:

– Cột “ Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”,

– Cột “Mã số”;

– Cột “Thuyết minh”;

– Cột “ Số cuối năm”;

– Cột “Số đầu năm”.

Bảng cân đối kế toán có kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang và gồm hai phần: Tài sản và nguồn vốn. Cụ thể:

\> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm Hải Phòng

Phần tài sản

Phần này phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất.

Phần tài sản được chia thành: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó:

– Tài sản ngắn hạn gồm:

  • Vốn bằng tiền
  • Đầu tư ngắn hạn
  • Các khoản phải thu
  • Hàng tồn kho

– Tài sản dài hạn gồm:

  • Nợ phải thu dài hạn
  • Tài sản cố định
  • Đầu tư XDCB dở dang
  • Đầu tư tài chính dài hạn

Phần nguồn vốn

Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu. Trong đó:

– Nợ phải trả:

  • Nợ ngắn hạn: Vay ngắn hạn, Nguồn vốn chiếm dụng
  • Nợ dài han: Vay dài hạn, Nợ dài hạn

– Nguồn vốn của chủ sở hữu:

  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu
  • Các quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận
  • Lợi nhuận chưa phân phối

Trên đây là tìm hiểu về mẫu bảng cân đối kế toán của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website https://thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

thaiphonggroup

Xin chào! Tôi là Vũ Anh Thơ – CEO Thái Phong Group. Tôi là một doanh nhân. Trong vòng hơn 5 năm qua, tôi đã đồng hành giúp đỡ cho hàng nghìn người có sự thay đổi trong cuộc sống và công việc kinh doanh.