Bánh chưng xanh Khắc Tưởng mua ở đầu

Dây chuyền sản xuất đầy sáng tạo và tiết kiệm thời gian đó là của anh Phạm Khắc Tưởng [quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh]. Nhờ áp dụng cơ giới hoá vào việc gói bánh chưng, tốc độ hoàn thiện một chiếc bánh chỉ còn bằng 1/10 so với cách gói truyền thống.

Anh Phạm Khắc Tưởng [quận Thủ Đức, TP.HCM] là chủ dây chuyền gói bánh chưng bằng máy. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Cầm trên tay chiếc bánh chưng vuông vức, anh Tưởng tâm sự. Anh vốn là giám đốc tài chính và hành chính của một tập đoàn nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Tuy vậy, trong anh luôn có một niềm đam mê với máy móc, kỹ thuật.

Trong một lần tình cờ cùng bạn bè chung vui tổ chức gói bánh chưng, anh Tưởng nhận thấy có quá nhiều công đoạn thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ. Anh ấp ủ tạo ra một dây chuyền sản xuất loại bánh mang hương vị thơm đặc trưng mỗi dịp Tết đến xuân về mà lại đảm bảo hơn trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mong muốn ban đầu của anh chỉ là tạo ra một chiếc máy chiết xuất tinh chất lá riềng để giảm bớt vất vả cho người làm bánh bởi đây là khâu cực kỳ mất nhiều thời gian, công sức. Nhưng rồi sau 2 năm, anh không chỉ dừng lại ở chiếc máy vắt tinh chất lá riềng mà còn cải tạo ra cả một hệ thống hơn 10 máy phục vụ cho việc gói bánh chưng. Mỗi chiếc máy phụ trách một công đoạn như rửa lá, vo gạo, thái thịt heo cho tới buộc lạt.

Gần như tất cả các khâu đều được cơ giới hoá, giúp năng suất gói bánh tăng gấp 10 lần. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Anh Tưởng cho biết, bản thân anh rất kỹ tính trong việc ăn uống. Khi đã quyết định đầu tư thời gian, công sức làm bánh chưng, anh muốn đó phải là những chiếc bánh tinh tuý, đạt chất lượng nhất có thể. Chính vì vậy, ngay từ khâu nguyên liệu được anh lựa chọn những loại nông sản tinh hoa của các vùng miền như nếp Điện Biên, đậu xanh Long Xuyên, tiêu Phú Quốc...

Để tạo ra một chiếc “bánh chưng 4.0”, những chiếc lá dong, lá riềng được rửa bằng máy, sục khí ô zôn để xử lý dư lượng hóa học còn sót lại trên lá. Đậu xanh sau khi được ngâm, rửa hoàn toàn tự động, hẹn giờ cho đậu ngấm đủ nước theo yêu cầu sẽ được đem ra vắt bằng máy ly tâm để đảm bảo thấm muối tốt hơn, giúp thời gian bảo quản bánh lâu hơn.

Đặc biệt, với mong muốn tạo ra loại bánh thơm ngon, đẹp mắt và tốt cho sức khoẻ như bí quyết cổ truyền của người xưa, những chiếc lá riềng tươi được anh Tưởng chiết tách bằng máy và sử dụng ngay trước kho oxy hoá. Nhờ vậy, bánh chưng khi nấu xong có màu xanh mướt và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được.

"Bánh chưng công nghệ" có màu xanh mướt của riềng, rất rền bánh và thơm ngon. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Với thịt lợn trong thời kỳ giá cả leo thang, anh Tưởng chọn mua của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Thịt lợn trước khi ướp gia vị được rửa, vắt, xâm và xắt từng miếng đều đặn bằng máy.

Đậu xanh thì được chọn lọc, đưa vào nồi hấp chín rồi xay nhuyễn trong thời gian rất ngắn, thay vì giã khổ cực như trước kia. Sau khi có thành phẩm là những viên đậu mịn màng, đậu sẽ được đưa vào khuôn ép thành miếng cùng với thịt tạo thành nhân bánh hoàn chỉnh.

Theo anh Phạm Khắc Tưởng, những chiếc bánh chưng do anh tạo ra có sự khắc biệt từ hình thức vuông thành, sắc cạnh, có tính thẩm mỹ cao. Bánh được làm bằng máy hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bởi trong suốt quá trình sơ chế, bàn tay con người đều không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu. Do xử lý bằng máy nên thời gian xử lý nguyên liệu sẽ nhanh hơn, đảm bảo độ tươi ngon, vì những nguyên liệu như nếp, đậu rất dễ hư hỏng.

Hiện nay, anh Tưởng chưa hợp tác kinh doanh bánh chưng với các hệ thống bán lẻ mà chủ yếu cung cấp sản phẩm cho người thân quen. Ảnh: Quỳnh nguyễn

“Trong 2 năm qua mình đã trải qua vài chục lần thử nghiệm mới điều chỉnh được lực ép đủ để bánh chín rền, không bị hấy hoặc nhão. Việc áp dụng kỹ thuật vào nấu bánh bằng những thông số chuẩn sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Nếu nói bánh chưng truyền thống ngon ngơn bánh chưng công nghệ thì thực sự mình chưa thấy có luận điểm nào chứng minh được điều này”, anh Tưởng khẳng định.

Được biết, hiện sản phẩm bánh chưng công nghệ của anh Tưởng được một số siêu thị đặt vấn đề tiêu thụ nhưng chưa có quyết định hợp tác nào cụ thể. Mặt khác, hiện cơ sở sản xuất của anh cũng chỉ đủ cung cấp những người thân quen, chưa đủ số lượng cho các kênh phân phối.

Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Tưởng cho biết, để chuẩn bị Tết Canh Tý 2020, dây chuyền của anh dự định sẽ cho ra lò khoảng 1000 chiếc bánh theo đơn đã đặt trước, thời gian gói bánh từ 17-29/12 âm lịch.

Việc làm bánh chưng hoàn toàn xuất phát từ đam mê nên anh không đặt nặng vấn đề thương mại. Tuy nhiên, nếu phản ứng của thị trường tích cực anh sẽ xem xét, cân nhắc để chuẩn bị thêm nguồn lực để đủ cung ứng rộng rãi hơn.

Bánh khá đẹp vuông vắn, bánh thơm ngậy với thịt và đỗ xanh

Thấy việc gói bánh chưng truyền thống cho chiếc bánh không đều, nhân bánh bị lệch… anh Phạm Khắc Tưởng [Q Thủ Đức, TP.HCM] đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu chế tạo thành công máy gói bánh chưng. Tất cả công đoạn rửa lá, trộn đậu, gói... đều làm bằng máy, công nhân chỉ điều khiển thiết bị.

Theo ghi nhận của chúng tôi, các nguyên liệu đầu vào như gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo đều được anh Tưởng nhập từ nguồn gốc rõ ràng và nếp nương từ tỉnh Điện Biên đưa về. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đảm bảo trong suốt quá trình sơ chế. Trung bình 1 phút dây chuyền cho ra 1 chiếc bánh nặng 1,5kg, sau đó bánh được hút chân không để bảo quản bánh được lâu hơn.

Theo ghi nhận của PV, dây chuyền này trung bình mỗi ngày xuất xưởng khoảng 500 bánh và có khoảng 8 người thợ phụ trách các công đoạn... Giá bán khoảng 180.000 đồng cái.

Hình ảnh dây chuyền sản xuất bánh chưng bằng máy:

Dây chuyền rửa lá dong

Để chiếc bánh có được màu xanh đẹp, anh Tưởng nghiền lá giềng xay vắt nước trộn với gạo

Gạo sau khi vo sạch, ngâm sẽ được trộn đều với nước mầu từ lá giềng.

Đỗ xanh nhân thịt được đổ ra khuôn gói với bánh

Gạo nếp, đậu xanh nhân thịt được thực hiện theo dây chuyền

Gói buộc lạt bánh chưng trông rất chắc à vuông vắn
​​

Chiếc bánh đã hoàn thành đạt về chất lượng và mẫu mã.

Bánh được đưa vào nồi luộc trong thời gian 8 tiếng

Ông Tưởng chỉnh nhiệt độ để luộc bánh đúng thời gian và nhiệt độ

Chiếc bánh đã được luộc chín

Bánh được bóc ra và dùng lạt đan xéo cắt thành 8 miếng thơm ngậy

Hạt gạo béo ngậy bởi nhân đỗ và thịt

Video liên quan

Chủ Đề