Báo cáo viên pháp luật quy định như thế nào năm 2024

Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016, cụ thể như sau: Báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP, Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật gửi đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện) và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do.Theo đó văn bản đề nghị miễn nhiệm phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm:- Họ và tên;- Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;- Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;- Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm, cơ quan có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Quyết định miễn nhiệm được gửi tới Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm và báo cáo viên pháp luật bị miễn nhiệm.Trường hợp văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không có đầy đủ các thông tin theo quy định trên thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin. Kể từ khi Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành, người bị miễn nhiệm chấm dứt tư cách báo cáo viên pháp luật.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật), trang 285.

Xem Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

Điều 36 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Xem Trang thông tin điện tử Công tác thống kê ngành Tư pháp/Chuyên mục “Thông tin thống kê”/Biểu mẫu số 06, https://moj.gov.vn/cttk/chuyenmuc/Pages/thong-tin-thong-ke.aspx.

Khoản 1 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định “Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật”.

Đơn cử như công chức ở bộ phận tiếp công dân tại cấp xã: Trong giờ hành chính công chức phải hướng dẫn cho người dân kê khai, điền các thông tin vào biểu mẫu khi đề nghị giải quyết thủ tục hành chính (có thể phải hướng dẫn nhiều người cùng một lúc hoặc hướng dẫn nhiều lần đối với một người – vì người dân điền mẫu sai nhiều lần). Sau giờ hành chính, công chức có mới có thời gian để ghi hồ sơ công việc vào sổ sách hoặc cập nhật vào máy tính, phần mềm. Việc này cứ lặp đi lặp lại từ tuần này sang tuần khác, trong nhiều tháng, nhiều năm khiến công chức thẩy bị quá tải, áp lực đối với công việc.

Tỷ lệ báo cáo viên pháp luật cấp huyện không tham gia phổ biến pháp luật trực tiếp là 15,3%; cấp tỉnh là 19,6% và cấp trung ương là 29,5%.

Cho tôi hỏi: Với chức danh báo cáo viên pháp luật thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định của pháp luật hiện hành? câu hỏi của chị Trúc Quỳnh (Hà Nội).

Báo cáo viên pháp luật quy định như thế nào năm 2024
Mục lục bài viết

  • Báo cáo viên pháp luật là chức danh gì? Đáp ứng tiêu chuẩn nào?
  • Báo cáo viên pháp luật có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định?
  • Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên bao gồm những tài liệu, giấy tờ gì?

Báo cáo viên pháp luật là chức danh gì? Đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:

Báo cáo viên pháp luật

1. Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

  1. Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
  1. Có khả năng truyền đạt;
  1. Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

3. Thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được quy định như sau:

  1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận;
  1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh;
  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện.

4. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có quyền miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp báo cáo viên pháp luật tổ chức rà soát, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.

5. Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Theo đó, báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Cũng theo quy định này thì báo cáo viên pháp luật cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;

- Có khả năng truyền đạt;

- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm.

+ Trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

Báo cáo viên pháp luật quy định như thế nào năm 2024

Báo cáo viên pháp luật là chức danh gì? Đáp ứng tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

Báo cáo viên pháp luật có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định?

Tại Điều 36 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật như sau:

Quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật

(1) Báo cáo viên pháp luật có các quyền sau đây:

- Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Được hưởng thù lao và chế độ theo quy định của pháp luật.

(2) Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công; truyền đạt chính xác nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bị cấm khác;

- Hằng năm, báo cáo về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do mình thực hiện với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.

Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên bao gồm những tài liệu, giấy tờ gì?

Theo Điều 4 Thông tư 21/2013/TT-BTP quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật

1. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được lập thành 01 bộ, bao gồm:

  1. Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3 của Thông tư này;
  1. Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện), ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đó, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản.

Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên bao gồm những tài liệu, giấy tờ sau:

- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3 của Thông tư này;

- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].