Bảo hiểm xã hội tính lãi như thế nào năm 2024

Đơn vị em là đơn vị trường học nên hay nâng lương cho giáo viên. Khi nào có quyết định nâng lương thì em làm báo tăng cho bảo hiểm xã hội, trước đó em vẫn nộp bảo hiểm xã hội với mức lương như thường. Khi có người chuyển đến hoặc chuyển đi, em có làm báo tăng và báo giảm trong tháng nhưng đến tháng sau bảo hiểm xã hội mới cập nhật. Quá trình tăng giảm em đều nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội nhưng vẫn bị tính lãi, em không hiểu lý do vì sao và có quy định nào tính lãi báo tăng giảm chậm hay không?

GIẢI ĐÁP:

Về vấn đề: Quy định về tính lãi báo tăng giảm chậm của bảo hiểm xã hội; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội:

“Điều 122: Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Bên cạnh đó, Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật nếu doanh nghiệp có hành vi chậm đóng bảo hiểm từ 30 ngày trở lên thì phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng, nộp tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Bảo hiểm xã hội tính lãi như thế nào năm 2024

Về quy định tính lãi khi đóng chậm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTC:

“1. Trường hợp chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lãi chậm đóng được xác định hằng tháng theo công thức sau:

Số tiền lãi phải thu phát sinh trong tháng (n) \= Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng (n-2) x Lãi suất chậm đóng (%/tháng)

Trong đó:

– (n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.

– (n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).

– Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg.

3. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải thu trong tháng gồm số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này“.

Bảo hiểm xã hội tính lãi như thế nào năm 2024

Trong trường hợp của bạn, bạn không nói rõ về việc báo tăng giảm vào thời điểm nào và thời điểm nào người lao động vào làm việc. Vậy nên chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

+) Nếu bạn khai báo tăng, giảm chậm dưới 30 ngày thì sẽ không phải đóng tiền lãi chậm đóng bảo hiểm;

+) Nếu bạn khai báo tăng giảm chậm từ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng tiền lãi chậm đóng.

Để làm rõ việc có bị truy đóng đúng hay không, bạn có thể liên lạc trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị mình đóng bảo hiểm để thắc mắc, hỏi rõ nguyên nhân việc bị tính tiền lãi chậm đóng hay tiền do các vấn đề khác.

Như đã biết, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH đầy đủ, đúng hạn cho cơ quan BHXH. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng quy định này. Nếu chậm nộp BHXH, doanh nghiệp còn phải đóng thêm tiền lãi. Vậy, tiền lãi chậm nộp BHXH được tính thế nào?

* Viết tắt:

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTNLĐ, BNN: Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH trong bao lâu bị tính lãi?

Chậm đóng tiền bảo hiểm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật BHXH năm 2014. Cùng với đó, khoản 3 Điều 122 Luật này đã quy định về việc xử lý vi phạm đối với hành vi này như sau:

Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;…

Theo đó, doanh nghiệp được phép chậm đóng BHXH dưới 30 ngày. Nếu chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên sẽ phải nộp thêm số tiền lãi cho Qũy BHXH.

Ví dụ: Doanh nghiệp A chọn đóng BHXH hằng tháng. Theo đó, thời hạn chậm nhất phải nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tháng 01/2022 là ngày cuối cùng của tháng 01 (31/01/2022).

- Nếu từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 01/03/2021, doanh nghiệp A nộp tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng 01 thì không bị tính lãi lãi chậm đóng.

- Từ ngày 02/03/2022 mới nộp các loại bảo hiểm trên cho tháng 01/2022 thì phải đóng số tiền lãi chậm đóng.

Xem thêm: Công ty chậm đóng BHYT, người lao động thiệt thế nào?

Bảo hiểm xã hội tính lãi như thế nào năm 2024
Hướng dẫn cách tính tiền lãi chậm nộp BHXH năm 2021 (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH mới nhất

Căn cứ Điều 37 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, phương thức tính lãi chậm đóng BHXH là ngày đầu hằng tháng. Theo đó, lãi chậm nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN sẽ được tính theo công thức sau:

(Đơn vị: Đồng)

Lcđi

\=

Pcđi

x

k

Trong đó:

* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki - Spsi (đồng)

- Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

- Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

- Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

- Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Năm 2022: Căn cứ Thông báo 89/TB-BHXH ngày 13/01/2022 của BHXH Việt Nam, mức lãi suất từ quỹ đầu tư từ quỹ BHXH năm 2021 là 4,39%/năm, lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 09 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 31/12/2021 là 3,26%/năm.

Do đó, mức lãi suất chậm đóng được áp dụng từ ngày 01/01/2022 như sau:

Loại bảo hiểm

Lãi chậm đóng bảo hiểm năm 2022

BHXH, BHTN

0,7316%/ tháng

BHYT

0,5434%/ tháng

Ví dụ minh họa

Doanh nghiệp A đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2022, doanh nghiệp A còn nợ số tiền đóng BHXH như sau:

+ BHXH, BHTN là: 50 triệu đồng;

+ BHYT là 10 triệu đồng;

Trong đó: số tiền phải đóng bảo hiểm của tháng 02/2022 là:

+ BHXH, BHTN: 25 triệu đồng

+ BHYT: 05 triệu đồng

Nếu đến ngày 02/3/2022, doanh nghiệp A mới đóng BHXH, BHTN, BHYT thì số tiền lãi chậm đóng được tính như sau:

Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là:

(50 triệu đồng - 25 triệu đồng) x 0,7316% \= 182.900 đồng

Tiền lãi chậm đóng BHYT là:

(10 triệu đồng - 05 triệu đồng) x 0,5434% = 27.170 đồng

Như vậy, tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thu thêm đối với doanh nghiệp A tại thời điểm nộp ngày 02/3/2022:

182.900 + 27.170 = 210.070 đồng

Trên đây là hướng dẫn cách tính lãi chậm nộp BHXH. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

1 năm đóng bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền?

một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH”.nullMức lãnh BHXH 1 lần khi chưa đóng đủ 1 năm - Hỏi đápbaohiemxahoi.gov.vn › hoidap › Pagesnull

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Do đó, trường hợp người lao động có lương 5 triệu thì mức đóng bảo hiểm hàng tháng như sau: Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 5 triệu = 10,5% x 05 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.nullNgười lao động lương 5 triệu đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền?ebh.vn › nghiep-vu-tong-hop › luong-5-trieu-dong-bao-hiem-bao-nhieunull

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu.nullĐóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? - eBHebh.vn › dong-bao-hiem-xa-hoi-bao-nhieu-nam-thi-duoc-huong-luong-huunull

Sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì bao lâu được đóng lại?

Vậy nên, trường hợp lao động đã rút BHXH 1 lần và đi làm ở công ty mới, người lao động sẽ được đóng lại BHXH nếu ký hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên với công ty đó.nullNgười lao động đã rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không? - eBHebh.vn › da-rut-bao-hiem-xa-hoi-co-dong-lai-duoc-khongnull