Basic yoga là gì

Loạn vì quá nhiều trường phái

Từ yoga cổ điển được sáng tạo hàng nghìn năm trước, đến nay, yoga được nhân rộng ra thế giới và cải biên rất nhiều. Có 8 loại yoga phổ biến nhất: Ashtanga [Power], Hatha, Vinyasa, Bikram, Iyengar, Yin, Gentle, Kundalini yoga.

Chị Mai Phương, 30 tuổi, Dịch Vọng chia sẻ: “Tôi tập yoga hằng ngày. Nhưng trung tâm của tôi đưa ra rất nhiều lớp tập [hatha yoga, hot yoga, power yoga…]. Nói thật, nhiều khi tôi bị loạn. Tôi cứ đến và vào lớp tập chứ thực sự không biết thể loại yoga đó là gì và có tác dụng như thế nào”.

Còn chị Minh Duyên, 26 tuổi lại có tâm tư khác: “Mình có dáng người nhỏ nhưng bụng lại rất nhiều mỡ. Mình muốn tập lớp yoga tập trung vào cơ bụng, giảm mỡ nhanh. Tuy nhiên, tới trung tâm mình nhận được bảng lịch học với đa dạng các thể loại yoga. Mình loay hoay không biết chọn loại yoga nào”.

Ngoài băn khoăn trên của chị Duyên và chị Phương, câu hỏi “có nên tập hết tất cả các thể loại yoga hay tập trung vào một loại yoga” cũng khiến nhiều người đau đầu.

Tạp chí Yoga journal thế giới cho biết, mỗi loại yoga có những tác dụng riêng biệt. Đầu tiên phải khẳng định, bạn có thể tập một loại yoga để giải quyết triệt để vấn đề hoặc tập nhiều loại yoga khác nhau để đa dạng hoá, không gây nhàm chán. Điều quan trọng là bạn cần biết loại yoga đó là gì và có tác dụng như thế nào, tập trung vào phần nào của cơ thể.

Chẳng hạn, nếu một ngày bạn muốn ra mồ hôi nhiều hơn, tăng cường sức mạnh cơ thể, bạn có thể chọn lớp Power yoga; Ngày hôm sau, bạn muốn thư giãn cơ thể, tập trung vào sâu bên trong tâm thức thì có thể chọn thể loại Yin [chủ yếu tập trung vào hít thở, thiền].

Nội dung, tác dụng từng loại yoga

Để có thể lựa chọn hình thức yoga phù hợp với nhu cầu bản thân bạn cần biết nội dung và tác dụng của từng loại.

Hatha yoga: Hatha yoga là loại yoga nhẹ nhàng, phù hợp cho người mới bắt đầu tập hoặc cho những người rèn luyện yoga đã thành thạo thư giãn. Với thể loại này, bạn sẽ được học các thế yoga cơ bản, luyện thở, kỹ thuật thư giãn và thiền

Vinyasa là thể loại yoga kết nối giữa chuyển động và hơi thở, tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng. Theo tiếng Ấn Độ, từ “vinyasa” có nghĩa là “kết nối”. Từng chuyển động được kết hợp nhịp nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Bạn có thể kết hợp chuỗi động tác từ chào mặt trời, chiến binh, cân bằng, uốn lưng và duỗi cơ ở tư thế ngồi. Mỗi buổi tập “vinyasa” sẽ kết thúc bằng tư thể nghỉ ngơi. Không có khuôn phép ngặt nghèo hay chuỗi động tác nào đặc biệt trong lớp tập Vinyasa. Mỗi chuỗi yoga được hình thành dựa trên nhu cầu cũng như sức sáng tạo của giáo viên khi kết hợp các thế yoga với một cách nhuần nhuyễn và logic.

Ngoài ra, ở lớp tập vinyasa, các giáo viên có thể xây dựng một bài tập thiên về tinh thần nhiều hơn khi kết hợp giữa các bài tập thở, niệm chú [Om chanting] và thiền. Tuỳ thuộc vào từng cấp độ, lớp vinyasa yoga có thể ở mức độ nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ. Nếu bạn là người mới tập, hãy thử tập những chuỗi động tác nhẹ nhàng sau đó hãy thử thách ở những lớp tập nâng cao, khó hơn. 

Iyengar yoga là một trường phái yoga được xây dựng dựa trên sự “đồng nhất” [alignment]. Song lớp tập Iyengar lại không theo chuỗi như Vinyasa. Những thế yoga trong Iyenga được giữ lâu hơn. Đồng thời, sau mỗi nhịp thở, bạn lại ép động tác sâu thêm một chút nữa. Giáo viên sẽ sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ như chăn, gạch …trong quá trình tập để đảm bảo bạn thực hiện đúng tư thế. Thường thì, bài tập Iyengar sẽ cần giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết nên nếu ở những lớp học đông, không nên áp dụng bài tập này. Tập luyện Iyengar sẽ giúp xây dựng sức mạnh, sự nhanh nhẹn và cân bằng.

Bikram [hot yoga] là loại yoga được tập trong phòng có nhiệt độ xấp xỉ 37-38 độ C. Tập luyện ở nhiệt độ này, chúng ta sẽ loại bỏ được độc tố, tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu, tăng tính linh hoạt của cơ bắp. Bikram yoga do ông Bikram Choudhury phát triển bao gồm 26 thế yoga được thực hiện theo trật tự cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Ashtanga [aka Power Yoga] do ông K. Pattabhi Jois phát triển. Cũng giống như vinyasa, ashtanga cũng kết hợp giữa hơi thở và chuyển động. Tuy nhiên, ở Ashtanga, trình tự bài tập sẽ được định sẵn.

Gentle Yoga

Gentle Yoga là sự kết hợp của các tư thế chậm và đơn giản, nhưng có tác động sâu sắc đến hệ cơ và xương. Đây là lớp học cơ bản, nhẹ nhàng và thư giãn nên rất phù hợp với những người mới bắt đầu, nhưng cũng không kém phần quan trọng cho những người đã có kinh nghiệm luyện tập trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương liên quan đến cơ và xương.

Kundalini yoga là bài tập, tập trung vào thở [pranayama] và các bài tập trọng tâm [core work]. Dòng Kundalini yoga sẽ giúp phát triển trí óc, nhận thức và ý thức. Mỗi động tác sẽ liên quan tới những kỹ thuật thở khác nhau, nhằm tăng cường tác dụng của tư thế. Có thể nói Kundalini là hình thức tập trung vào tinh thần và thiền hơn bất cứ dòng yoga nào khác. Nó tập trung vào hít thở, niệm chú, thiền và cử chỉ tay. Do đó, các bài tập chủ yếu được thực hiện trong tư thế ngồi.

Yin Yoga là trường phái yoga chậm dãi nhẹ nhàng do ông Paulie Zink, giáo viên yoga và chuyên gia võ thuật phát triển. Với trường phái này, các tư thế được giữ trong thời gian dài khoảng 5 phút/ thế. Với thời lượng này, các chuyên gia tin rằng nó sẽ tạo áp lực lên các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn và tăng sức dẻo dai.

Để có thể giữ được tư thế trong thời gian lâu như vậy, người tập thường phải sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ cũng như tập trong phòng có nhiệt độ cao từ 25-30 độ C. Hơi nóng trong phòng sẽ giúp cơ bắp giãn, đàn hồi hơn - điều kiện quan trọng để có thể giữ tư thế từ 3-5 phút. Giữ một tư thế trong thời gian dài đòi hỏi người tập phải có sự kiên trì và ý chí cao, tập trung vào hơi thở tương tự như cách tập thiền.

Công thức ở đây là lắng nghe cơ thể và lựa chọn hình thức yoga sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân. Trước khi luyện tập, bạn cần đặt ra cho bản thân 3 câu hỏi. Thứ nhất, bạn tập yoga để giảm cân, giữ dáng và khám phá kết nối giữa tâm trí – cơ thể? Nếu có thì hãy chọn những loại yoga mạnh như Power yoga, ashtanga yoga, bikram yoga. Thứ hai, Bạn có bị thương, có vấn đề gì về sức khoẻ hay không? Nếu có, hãy bắt đầu bằng lớp yoga chậm rãi nhẹ nhàng như Iyengar yoga để làm quen và tập cho cơ thể thích nghi với bài tập.

_ Khi nói đến Yoga thì thông thường người tập yoga sẽ quen thuộc với những tên gọi như Ashtanga yoga hay Hatha yoga… trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Ashtanga yoga là gì nhé.
_ Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 bước hay 8 nhánh của Yoga. Asht có nghĩa là 8, Anga có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người. Một trong những trường phái yoga cổ xưa và rất phổ biến ở Ấn Độ, bao gồm tất cả các khía cạnh của yoga. Ashtanga yoga còn có tên gọi khác là Patanjali yoga hay Raja yoga [Yoga hoàng gia]. Là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức sống.

*Lợi ích và hiệu quả của Ashtanga yoga _ Giúp cơ bắp trở nên dẻo dai. _ Toàn bộ cơ thể được luyện tập _ Sức mạnh cốt lõi tăng cường _ Giảm stress, giải tỏa căng thẳng _ 8 nhánh của Ashtanga yoga được giải thích cụ thể như sau:

1] Yama [Điều khiển]: Đây được xem là phần quan trọng nhất của Yoga. Yêu cầu người tập yoga cần phải có các phẩm chất đạo đức như: chân thật, không bạo lực, không trộm cắp, tâm hồn trong sáng, không chiếm đoạt và mong muốn sở hữu những gì không phải của mình. Đây là những phẩm chất cơ bản nhất của người đang tập yoga.

2] Niyama [Quy tắc ứng xử]: Nếu như Yama là những tiêu chuẩn đạo đức mang tính xã hội bên ngoài thì ngược lại Niyama là cách luyện tập hướng đến nội tại bên trong, tịnh tâm, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài giúp ích cho việc ngồi thiền định sâu. Bao gồm sự trong sạch của thể chất và tinh thần, nhiệt tình và hăng hái, có 1 cái tâm sáng suốt.

3] Asana [Tư thế]: Một trong những bước mà người tập yoga trải nghiệm và thực hành nhiều nhất. Asana trong tiếng Phạn có nghĩa là tư thế yoga, các động tác yoga nhằm luyện tập cho sức khỏe mạnh mẽ, cơ thể dẻo dai, cảm giác tinh thần thư thái.

4] Pranayama [Kiểm soát hơi thở]: Đây là hình thức tập trung và kiểm soát hơi thở, mục đích chính là lưu trữ năng lượng hỗ trợ cần thiết khi thiền. Theo quan niệm của yoga, hơi thở bao gồm khí bên ngoài và bên trong cơ thể, giữa con người và vũ trụ.

5] Pratyahara [Làm chủ cảm xúc]: Kiểm soát và khống chế các giác quan để tập trung vào bên trong cơ thể, tránh được những tác động của thế giới bên ngoài.

6] Dharana [Tập trung]: Bước này là sự kết hợp của 2 bước là Asana và Pranayama tức là khi cơ thể được khỏe mạnh và khí huyết lưu thông bởi hơi thở thì việc tập trung vào công việc hiện tại sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn tránh được sự phân tâm bởi mọi thứ xung quanh.

7] Dhyana [Thiền định]: Đây là giai đoạn đạt được cảnh giới cao nhất của sự tập trung, không bị gián đoạn, toàn bộ hơi thở, cơ thể, cảm giác đều tập trung vào 1 vật thể hoặc hình ảnh nào đó, tâm trí yên tĩnh tập trung tới mức không còn 1 suy nghĩ nào.

8] Samadhi [Trạng thái phúc lạc]: Trạng thái này là đỉnh cao của thiền định mà người tập yoga luôn hướng tới. Đây là sự hấp thụ cân bằng, toàn bộ cơ thể và các giác quan đều trong tình trạng thiếp đi nhưng tâm trí thì hoàn toàn thức tỉnh và nhận thức được mọi thứ xung quanh.

[Nguồn Vyoga World] //vyogaworld.net Chèn link từ khóa “tập yoga”

Link: //vyogaworld.net/tin-tuc

Nếu bạn thấy yoga quá nhẹ nhàng, câu hỏi “ashtanga yoga là gì” có thể khiến bạn bối rối và thấy mình đã nhận định sai về các loại hình yoga đấy! 

Ashtanga yoga là một loại hình yoga rất mạnh mẽ và năng động. Những bài tập ashtanga yoga đặc biệt phù hợp với ai yêu thích các động tác đốt nhiều calorie hay muốn nâng cao trình độ tập yoga của mình.

Để hiểu hơn về ashtanga yoga cũng như những lợi ích của chúng, những Điểm khác biệt giữa nó và các loại hình khác, bạn đừng bỏ qua phần chia sẻ dưới đây của LEEP.APP nhé.

Ashtanga yoga là gì?

Ashtanga yoga là một hệ thống yoga được ghi lại bởi nhà hiền triết Vamasa Rishi trong yoga korunta. Loại hình này bao gồm danh sách các nhóm asana khác nhau, cũng như giáo lý nguyên thủy về vinyasa, drishti, bandhas, mudras và triết học.

Ashtanga yoga bao gồm 8 nhánh là yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana, samadhi. 8 nhánh này của yoga sẽ giúp người tập yoga có cuộc sống kỷ luật hơn.

Mục đích của ashtanga yoga là để kiểm soát hơi thở và tạo ra sự thiền định khi di chuyển. Trình tự thiết lập của loại hình luyện tập này là một dòng chuyển động nhất quán được thiết kế để kéo giãn, tăng cường sức mạnh và hơi thở, đồng thời giúp năng lượng luân chuyển trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Thông thường có 6 cấp của ashtanga yoga. Hầu hết người tập ashtanga yoga sẽ gắn bó với cấp cơ bản. Nếu tập luyện ashtanga yoga thường xuyên, bạn sẽ thấy cơ thể bạn tiến bộ và thay đổi rất nhiều.

Mục đích của ashtanga yoga là để kiểm soát hơi thở và tạo ra sự thiền định khi di chuyển

4 lý do nên bắt đầu tập Ashtanga ngay

1. Ashtanga Yoga giúp cơ bắp trở nên dẻo dai

Lợi ích của Ashtanga yoga là gì ? Đầu tiên phải kể đến khả năng làm ổn định hệ xương sống, giải độc, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và khả năng chịu đựng của cơ thể.

Với chuỗi gồm 75 động tác thường mất từ 1 giờ 30 – 2 giờ để thực hiện. Chuỗi này bắt đầu bằng các tư thế Chào mặt trời, tiếp theo là tư thế đứng, ngồi, ngược và gập lưng trước khi giải lao.

2. Toàn bộ cơ thể được luyện tập với Ashtanga Yoga

Với những động tác kéo dãn, vặn xoắn, ép mình trong Ashtanga Yoga tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng xoa bóp các cơ quan nội tạng một cách nhẹ nhàng giúp chúng hoạt động mạnh mẽ hơn. Đây là điều mà không phải bộ môn thể thao nào cũng chú trọng.

Ngoài ra, các tư thế Ashtanga Yoga còn có nhiều tác động tới các vùng cơ rất khó tập nhất trên cơ thể như cơ đùi trong, bả vai… Như vậy đã giúp cơ thể có sự khỏe mạnh toàn diện.

3. Ashtanga Yoga giúp tăng cường sức mạnh cốt lõi

Duy trì luyện tập Ashtanga Yoga thường xuyên có tác dụng làm dịu tâm trí, mang tới sự điều hòa và điềm tĩnh cho trí óc, giúp tăng cường tập trung, trí nhớ trong công việc, học tập; giúp ngủ ngon hơn và giữ tinh thẩn sảng khoái.

Hơn nữa, Ashtanga Yoga còn rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện tinh thần; giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn và dễ đối mặt với những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày.

4. Ashtanga giúp giảm stress, giải tỏa căng thẳng

Đặc biệt, những bài tập Ashtanga Yoga là liều thuốc hiệu nghiệm cho tình trạng stress, căng thẳng, lo âu.  Ashtanga Yoga  với vô vàn tư thế có tác dụng giúp bạn trút bỏ những lo toan, phiền muộn trong cuộc sống; giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi tinh thần.

Phân biệt Ashtanga yoga và các loại hình yoga khác

1. Ashtanga yoga và vinyasa yoga

Kỹ thuật của vinyasa yoga là sự liên kết iữa chuyển động và hơi thở tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Vì vậy, có những điểm tương đồng ở hai loại hình này. Cả hai hình thức tập luyện này đều tạo nên sức nóng và sức mạnh trong cơ thể.

Sự khác biệt lớn nhất chính là sự tự do trong lớp vinyasa yoga. Trong khi, ashtanga yoga là một chuỗi được thiết lập sẵn. Mỗi lớp vinyasa yoga bạn tham gia sẽ khác nhau và có chủ đề hoặc tư thế chính để làm nóng cơ thể trước khi tập luyện.

Một trong các tư thế vinyasa yoga

2. Ashtanga yoga và hatha flow yoga

Tương tự vinyasa yoga, hatha flow yoga không có chuỗi tư thế được thiết lập sẵn. Hatha yoga là một loại hình yoga thụ động và tĩnh hơn nhiều so với ashtanga.

Hatha yoga không cần thiết lúc nào cũng có sự luân chuyển liên kết giữa các tư thế. Vì loại hình này tập trung vào lợi ích của từng động tác cụ thể và đi sâu hơn vào nó.

3. Ashtanga yoga và bikram yoga

Cả ashtanga yoga và bikram yoga đều có một chuỗi các tư thế. Sự khác biệt giữa bikram yoga và ashtanga yoga là bikram được tập luyện trong căn phòng nóng từ 36°C  đến 40°C và không bao gồm vinyasa hay chuỗi tư thế chào mặt trời.

Cả 2 phong cách đều có nhiều thách thức về thể chất. Tuy nhiên, ashtanga yoga có cách tiếp cận triết học sâu sắc hơn và xác định trọng tâm là tinh thần.

4. Ashtanga yoga và yin yoga

Mục đích của yin yoga không phải tạo nhiệt trong cơ thể. Thực tế, bạn có thể tập luyện phong cách này một cách rất ngầu. Yin yoga cực kỳ bị động và thực hiện phần lớn các tư thế trên sàn nhà và giữ tư thế trong khoảng 3 đến 15 phút.

Trong yin yoga, bạn phải tập luyện để nhắm tới các lớp sâu trong cơ thể, các mô và các khớp liên kết. Ở ashtanga yoga, bài tập hướng tới các lớp bề mặt của cơ thể thông qua các tư thế được giữ trong thời gian rất ngắn và các động tác di chuyển nhanh.

5. Ashtanga yoga và kundalini yoga

Ashtanga yoga là loại hình yoga thiên về thể chất. Trong khi, kundalini lại tập trung vào hơi thở và sự thiền định. Kundalini không có chuỗi tư thế được thiết lập và mục đích của nó là đánh thức nguồn năng lượng ẩn dưới đáy cột sống của chúng ta.

Năng lượng này được gọi là luân xa, hoạt động dọc cột sống và tới những trung tâm năng lượng trong cơ thể. Ashtanga yoga lại chú trọng hơn vào việc sử dụng hơi thở với chuyển động để tạo và giữ nguồn năng lượng [prana] trong cơ thể.

Kundalini yoga tập trung vào hơi thở và sự thiền định

6. Ashtanga yoga và iyengar yoga

Mục tiêu của iyengar là thực hiện từng tư thế với sự liên kết chính xác. Bạn có thể giữ tư thế trong một thời gian dài hơn để đảm bảo mình thực hiện chính xác. Có rất nhiều công cụ được dùng trong các bài tập iyengar để hỗ trợ sự liên kết các tư thế và cho phép bạn tận dụng tối đa từng tư thế.

Việc tập luyện yoga dù với mục đích gì, đối tượng lại ai, dễ hay khó muốn đạt hiệu quả cao đều cần chọn được phương pháp phù hợp. Hy vọng với những thông tin trên đến từ LEEP.APP có thể giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo

What Is Ashtanga Yoga? A Beginners Guide //somuchyoga.com/ashtanga-yoga/ Ngày truy cập: 19/2/2020

Ashtanga Yoga Background //www.ashtanga.com/html/background.html Ngày truy cập: 19/2/2020

Video liên quan

Chủ Đề