Làm thế nào để mỗi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhiều hơn

Chi tiết Chuyên mục: Xã hội

Trong văn hóa truyền thống, gia đình được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất của quốc gia. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, việc nhà tuy nhỏ, nhưng lại là yếu tố cơ bản hình thành nên “quốc gia” và “thiên hạ”.

Triết học gia Lev Tolstoy từng nói rằng các gia đình hạnh phúc thì đều có điểm tương đồng, còn các gia đình bất hạnh thì có những điều bất hạnh khác nhau. Gia đình hạnh phúc là điều mà mỗi người đều mong muốn, chỉ cần một gia đình có 5 yếu tố cơ bản dưới đây thì chắc chắn sẽ hạnh phúc.

1. Vợ chồng yêu thương nhau

Trong một gia đình, chồng và vợ giống như đất và hoa. Nếu mối quan hệ vợ chồng không hòa thuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mối quan hệ trong nhà. Vợ chồng bất đồng thì mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, cha mẹ – con cái đều sẽ bị xấu đi.

Nếu giữa vợ chồng không có tình yêu thật sự, cả gia đình sẽ thiếu thốn tình yêu thương. Vợ chồng yêu thương nhau là sức đề kháng mạnh nhất của một gia đình, là sự giáo dục cơ bản nhất và tốt nhất dành cho con cái. Tình yêu thương to lớn nhất của một người cha dành cho con cái chính là yêu thương mẹ của chúng. Tình yêu thương lớn nhất mà một người mẹ dành cho con mình chính là sự ngưỡng mộ và đánh giá cao cha của chúng.

Một nửa của đứa trẻ đến từ người cha, nửa còn lại đến từ mẹ, nếu phủ nhận một trong hai thì có nghĩa là đã vô tình phủ nhận một nửa của trẻ. Ngoài ra, con cái là do tế bào của cha mẹ kết hợp với nhau tạo thành, vì vậy trong tiềm thức của mỗi đứa trẻ đều hy vọng cha mẹ mình hòa thuận, yêu thương nhau.

2. Thoải mái trò chuyện

Trò chuyện là yếu tố then chốt để duy trì hạnh phúc gia đình. Có việc gì đừng giữ trong lòng, hãy trò chuyện với người thân nhiều hơn, để mọi người hiểu mình hơn, như vậy sẽ có thể tránh được rất nhiều sự hiểu lầm và mâu thuẫn không cần thiết.

Cha mẹ và con cái rất cần sự trò chuyện, trao đổi với nhau trong cuộc sống, những gia đình thiếu sự giao tiếp chuyện trò sẽ khó có thể hạnh phúc. Tình yêu thương cần sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, nếu không chúng ta làm sao có thể cảm nhận được tình yêu thương giữa vợ – chồng, cha mẹ – con cái? Một cuộc hôn nhân mà không vợ chồng cảm nhận được tình yêu thì sao có thể sống với nhau cả một đời?

Vì vậy, mỗi ngày, những lúc ăn cơm, nghỉ ngơi hay trước khi đi ngủ, hãy đặt điện thoại và máy tính xuống để trò chuyện cùng nhau.

3. Tin tưởng lẫn nhau

Hai chú chim sống cùng nhau, chim trống nhặt hạt về đầy một tổ cho chim mái, do thời tiết nóng bức, hạt bị mất nước nên nhỏ đi, số hạt trong tổ có vẻ như chỉ còn lại một nửa ban đầu. Chim trống cho rằng chim mái ăn vụng nên đuổi chim mái đi. Vài ngày sau, trời mưa to mấy trận, không khí ẩm, hạt lại nở ra đầy một tổ. Lúc này chim trống vô cùng hối hận nói rằng: “Là mình đã trách lầm chim mái rồi!”

Giữa các thành viên trong gia đình cần tin tưởng lẫn nhau, rất nhiều gia đình đang êm ấm nhưng lại bị tan vỡ do sự hoài nghi. Vì vậy, hãy giữ lòng tin với người thân, tránh hoài nghi vô cớ, đừng để sự nghi ngờ hủy hoại hạnh phúc gia đình.

Gia đình là nơi không cần phải đề phòng, có thể thoải mái thư giãn, trò chuyện vui vẻ cùng nhau, đối xử chân thành, bất cứ lúc nào cũng cảm thấy được tin tưởng giữa các thành viên trong nhà.

Niềm tin cũng là tiền đề để giáo dục con trẻ. Nếu cha mẹ và con cái thiếu đi sự tin tưởng nhau, các con không nhận được sự giáo dục của cha mẹ thì tương lai sẽ khó có thể phát triển toàn diện.

4. Đặt mình vào vị trí của người khác

Đặt mình vào vị trí của người khác là một phẩm chất đạo đức cơ bản. Từ xưa đến nay, cho dù những người không cùng khu vực, dân tộc, tôn giáo và văn hóa nhưng họ đều nói những điều mang cùng ý nghĩa như “Đừng làm cho người khác những điều mà mình không muốn”, “Muốn người khác đối xử với mình ra sao thì hãy đối xử với họ như thế”.

Trong gia đình, vợ và chồng giữ những vai trò khác nhau, điều này quyết định sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề của họ. Vì thế, việc đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ là việc rất cần thiết và cũng là cách tốt nhất để vợ chồng thấu hiểu lẫn nhau, gìn giữ gia đình hòa thuận.

Đặt mình vào vị trí của người khác cũng là cách tốt nhất để quản lý các mối quan hệ trong gia đình, nắm vững được cách này thì có thể giải quyết được mọi việc một cách hữu hiệu, hóa giải các vấn đề trong gia đình, làm cho gia đình hòa thuận để tất cả các thành viên đều được sống vui vẻ.

5. Có không gian độc lập

Giữa vợ và chồng cần có sự quan tâm, chăm sóc và hy sinh – đây là điều rất quan trọng – nhưng nếu một người hạn chế người kia quá nhiều, quan tâm quá mức thì sẽ khiến họ cảm thấy không có tự do. Thay đổi bản thân để thỏa mãn ý muốn của đối phương, mất đi sự độc lập để gìn giữ tình cảm, điều này nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.

Thật ra có không gian độc lập sẽ giúp các mối quan hệ tình cảm được ổn định. Có những bậc phụ huynh thường quên mất điều này, quá mức quan tâm yêu thương con cái khiến những đứa con cảm thấy “ngạt thở”.

Có một cậu bé học sinh lớp 10 nói rằng mình thật sự không chịu nổi tình yêu thương của mẹ nữa rồi, mẹ quan tâm quá nhiều, mỗi ngày con mặc gì, dậy mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ, thậm chí chơi với ai, mẹ cũng đều sắp xếp. Mẹ luôn phải nắm rõ tình hình của con, khi bạn học gọi điện thoại đến, mẹ phải nghe trước, ngày nào cũng yêu cầu phải nói suy nghĩ của mình với mẹ v.v… Khiến cậu bé cảm thấy mình như đang bị quản thúc tại gia, không có sự riêng tư của mình.

Mỗi người đều cần có không gian riêng. Yêu thương nhưng vẫn có sự riêng tư mới là tình yêu hạnh phúc. Nếu bạn không thể cho người mình yêu sự tự do thì bạn hoàn toàn không thật sự yêu người đó. Trong tình yêu, hôn nhân và quá trình giáo dục con cái, người ta luôn cần sự tự do, nếu không họ sẽ nhanh chóng cảm thấy bị ràng buộc, ngột ngạt tới mức không thể chịu nổi.

Vậy nên, trong gia đình, giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái đều cần có một không gian riêng tư nhất định và sự tôn trọng không gian riêng của nhau.

Giữ gìn không gian độc lập của mỗi cá nhân thì gia đình mới thật sự ngập tràn tình yêu thương.

Ngọc Hương

Mục lục bài viết

  • 1. Đáng tin cậy
  • 2. Dành thời gian cho cha mẹ.
  • 3. Khen ngợi cha mẹ.
  • 4. Thể hiện tình cảm.
  • 5. Tự cảm thấy hạnh phúc.
  • 6. Làm việc nhà.
  • 7. Chuẩn bị một bữa ăn thật ngon.
  • 8. Quan tâm, chăm sóc đến anh chị em của bạn.
  • 9. Hỏi thăm.

Có thể chúng ta chưa giàu có, không có nhiều tiền bạc của cải nhưng chỉ cần làm được một vài điều này, chúng ta cũng có thể khiến cho cha mẹ cảm thấy được an ủi.

1. Đáng tin cậy

Dù bạn có hứa ngàn điều nhưng không làm bất cứ gì cả thì cũng không bằng hứa một điều và cố gắng hoàn thành lời hứa đó. Nếu bạn muốn làm cho cha mẹ hạnh phúc, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là làm sao để xứng đáng với sự tin tưởng nơi họ. Cha mẹ của bạn có thể sẽ rất lo lắng nếu bạn luôn im lặng, giấu mọi chuyện trong lòng cho nên hãy tâm sự, hãy giải bày nỗi buồn cũng như niềm vui trong cuộc sống hàng ngày của bạn với họ. Dù là vấn đề gì thì khi chia sẻ với bố mẹ bạn cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà đừng lo lắng, căng thẳng hay xấu hổ, bố mẹ luôn ở đó để lắng nghe tâm tư của bạn. Cũng có thể họ biết nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Chỉ cần lên kế hoạch và giao tiếp đúng cách, bạn sẽ có được cuộc trò chuyện như mong đợi. Hãy nhớ rằng, bố mẹ lo lắng là vì họ quan tâm và luôn mong những điều tốt đẹp nhất cho bạn, vậy nên có thể họ sẽ vui vì bạn muốn nghe lời khuyên từ họ khi gặp rắc rối. Mọi vấn đề và sự ngượng ngùng sẽ không tự biến mất nếu bạn luôn tìm cách né tránh trò chuyện với bố mẹ. Hãy giải tỏa những căng thẳng đó bằng cách tâm sự thật cởi mở với họ. Bố mẹ sẽ luôn cố gắng để thấu hiểu và việc giải quyết vấn đề bằng cách này sẽ giúp bạn bớt lo lắng và căng thẳng

2. Dành thời gian cho cha mẹ.

Không nhất thiết là phải dành cả ngày để ở cạnh họ mà không làm gì cả, bạn có thể chỉ cần trò chuyện, nấu ăn, ăn uống, dã ngoại cùng với họ một buổi sáng hay vài tiếng đồng hồ cũng đã làm họ rất vui vẻ rồi. Nếu bạn là người bận rộn, hãy chọn những ngày cuối tuần để ở cạnh họ và làm họ vui vẻ. Đừng khiến cho họ cảm thấy bạn cần công việc hoặc những người khác hơn là họ.Nếu bạn không thường xuyên nói chuyện với bố mẹ thì hãy bắt đầu bằng cách nói về những điều nhỏ bé diễn ra trong cuộc sống. Khi đã hình thành nói quen chia sẻ mọi thứ với bố mẹ thì bố mẹ sẽ dễ dàng thấu hiểu bạn hơn, đồng thời điều này cũng khiến bạn gần gũi với họ hơn. Không bao giờ là quá muộn để trò chuyện với bố mẹ. Dù bạn đã không nói chuyện với bố mẹ hàng năm trời, hãy bắt đầu bằng những câu đơn giản, bạn có thể nói những điều như: “Lâu rồi con không nói chuyện với bố mẹ, bố mẹ dành chút thời gian trò chuyện với con nhé”. Chắc chắn bố mẹ bạn sẽ rất cảm động và cởi mở với bạn hơn.

3. Khen ngợi cha mẹ.

Hãy dành cho họ những lời khen chân thành nhất, những điều mà bạn rất yêu, rất tôn trọng ở họ và rằng bạn rất biết ơn họ. Họ sẽ thấy rất hạnh phúc vì bạn thực sự rất tôn trọng và đề cao họ như một người con có hiếu.

4. Thể hiện tình cảm.

Một cái ôm, một lời nói hoặc bất kỳ cử chỉ yêu thương nào cũng có thể làm trái tim và tâm hồn họ lay động. Có thể bạn cảm thấy những điều này rất ngớ ngẩn nhưng rồi bạn sẽ nhận ra việc cho cha mẹ biết bạn yêu họ nhiều như thế nào rất quan trọng.

Thể hiện tình cảm với cha mẹ - ảnh minh họa

5. Tự cảm thấy hạnh phúc.

Một cách để làm cho cha mẹ bạn hạnh phúc là bản thân bạn phải tự cảm thấy thật sự hạnh phúc, cho dù đó là vì người yêu tuyệt vời của bạn, sự nghiệp thành công hay bất cứ điều gì khác. Mong muốn của họ không có gì hơn là thấy bạn thật sự vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống.

6. Làm việc nhà.

Bố mẹ bạn vừa phải xoay xở với hàng núi việc nhà để mọi thứ trong ngoài được gọn gàng sạch sẽ, vừa phải cật lực làm việc để lo cho bạn. Nếu muốn trả ơn cho bố mẹ ít ra là đôi chút, bạn nên tìm cách đỡ đần các việc trong nhà. Hãy phụ giúp một tay bằng cách giữ sạch nhà cửa và làm thay bố mẹ một số việc nội trợ. Dù còn nhỏ tuổi, bạn vẫn có thể làm được nhiều việc để bố mẹ thảnh thơi hơn, và ngôi nhà của bạn cũng luôn được ngăn nắp và ấm cúng. Đôi khi vì lười mà bạn cứ để rác hoặc những thứ không cần thiết chất đống trong phòng. Bạn hãy cầm túi rác đi quanh phòng và nhặt tất cả những thứ cần bỏ đi.Một sọt rác nhỏ đặt trong phòng sẽ rất hữu ích khi bạn cần vứt đi thứ gì đó. Nhớ đem rác ra ngoài khi sọt rác đầy.Việc này không những giúp cho phòng bớt bề bộn mà còn ngăn ngừa sâu bọ và côn trùng bị rác thu hút tìm đến. Rác còn bốc mùi trong phòng, do đó việc loại bỏ rác sẽ giúp căn phòng của bạn thơm tho hơn.

Lau chùi mọi thứ trong phòng, bạn có thể dùng giẻ cũ hoặc khăn lau để lau sạch bụi trên đồ nội thất. Có lẽ bạn sẽ thấy bụi bám nhiều ở những nơi như tủ đầu giường, tủ nhiều ngăn và bàn học. Dọn sạch mọi thứ trên giường, ngoại trừ ga trải giường và chăn. Nhét ga giường dưới các góc giường sao cho thật vuông vắn. Trải chăn lên giường và vuốt cho phẳng, sau đó gấp mép chăn trên đầu giường xuống. Xong xuôi, bạn có thể đặt lại gối hoặc những thứ bạn muốn để trên giường.Tốt nhất là bạn nên dọn giường vào mỗi sáng khi vừa thức dậy để nhớ làm ngay. Hơn nữa, điều này cũng đồng nghĩa là giường của bạn sẽ gọn gàng cả ngày, chỉ trừ khi bạn ngủ trên giường.Ga trải giường thường phải giặt cách hai tuần một lần, vì vậy, bạn phải nhớ lột ga trải giường mỗi khi bố mẹ bảo để ga gối của bạn luôn được sạch sẽ. Bạn nên sắp xếp quần áo gọn gàng để lúc nào quần áo cũng thẳng thớm khi mặc vào, hơn nữa còn tìm được dễ dàng. Nếu có quần áo vứt lung tung khắp phòng, bạn hãy phân loại quần áo sạch và bẩn. Bước này sẽ giúp bạn quyết định phải làm gì tiếp theo với các đống quần áo.Với quần áo sạch, bạn hãy treo vào tủ hoặc gấp và cất vào chỗ của chúng là các ngăn tủ quần áo. Với quần áo bẩn, bạn hãy gom lại và đem vào phòng giặt. Nếu bố mẹ cho phép, bạn có thể tự mình giặt quần áo, nhưng phải kiểm tra trước. Khi quần áo đã sạch, bạn hãy gấp và cất vào nơi thích hợp trong phòng. Nếu trong phòng bề bộn sách vở và đồ chơi, bạn hãy nhặt lên và tìm chỗ nào đó để cất. Nếu cứ để chúng nằm la liệt trên sàn thì thật khó đi lại trong phòng mà không giẫm phải thứ gì đó, và như vậy bạn có thể bị thương hoặc làm gãy hỏng đồ chơi, hoặc cả hai. Đừng chỉ vứt tất cả mọi thứ thành đống trong tủ, vì làm như vậy nghĩa là bạn chỉ chuyển các đống lộn xộn từ nơi này đến nơi khác trong phòng. Bạn cần có kệ hoặc hộp để cất đồ trước khi bắt đầu sắp xếp. Nếu không có đủ chỗ cho tất cả đồ đạc của mình, bạn nên xin bố mẹ vật đựng nào đó để cất, hoặc cân nhắc loại bỏ những món đồ mà bạn không còn dùng nữa. Sau khi mọi người ăn xong, bạn cần rửa bát đĩa và cất đi. Chẳng ai thích rửa bát cả, vì vậy thật là tốt nếu bạn có thể giúp bố mẹ rửa bát sau khi bố mẹ bạn đã phải tốn bao nhiêu công sức vào việc nấu nướng. Bắt đầu bằng việc gạt mọi mẩu thức ăn thừa trên bát đĩa để cho dễ rửa hơn. Nhớ dùng nước ấm và xà phòng để rửa sạch toàn bộ bát đĩa, cốc tách, thìa dĩa và nồi niêu xoong chảo. Nhớ dọn sạch các mẩu thức ăn trong bồn rửa khi đã rửa bát xong để lỗ thoát nước khỏi bị tắc. Lấy bát đĩa ra khỏi máy rửa bát. Nếu nhà có máy rửa bát, bạn hãy lấy bát đĩa ra khỏi máy sau khi đã rửa xong. Chờ vài phút cho nguội, vì bát đĩa sau khi rửa xong có thể còn nóng. Bạn nên cẩn thận kẻo bỏng. Cẩn thận khi cầm vào các vật sắc nhọn như dao hoặc dĩa. Bạn có thể bị thương nếu không cẩn thận. Nhớ cầm vào cán dao và tay cầm của đồ vật và chú ý nhìn mỗi lần với tay lấy thứ gì đó. Bụi đất, vụn thức ăn và các thứ khác rơi trên sàn có thể thu hút côn trùng tìm đến. Bạn hãy giúp bố mẹ quét rác, gom vào xẻng hốt rác và đổ đi. Quét sạch sàn nhà sau khi ăn xong là việc rất quan trọng, cả ở khu vực ăn uống lẫn nơi nấu nướng. Nếu bạn đã tương đối lớn và bố mẹ cho phép, bạn có thể hút bụi để làm sạch sàn nhà kỹ hơn.

7. Chuẩn bị một bữa ăn thật ngon.

Bạn không cần phải nấu cái gì đó quá cầu kỳ, có thể chỉ là một bữa cơm đơn giản thôi. Điều quan trọng không phải là bạn đã nấu một bữa ăn ngon mà là bạn đã dành thời gian để giúp đỡ cha mẹ. Bạn có thể gây bất ngờ cho họ bằng cách không cần dặn trước nhưng bạn đã chuẩn bị sẵn một bàn ăn đầy đủ, dinh dưỡng vào buổi trưa hoặc buổi tối. Nhớ bày đủ bát đĩa, cốc và các vật dụng cần dùng trong bữa ăn. Bạn cũng có thể tìm hiểu các cách bày bàn ăn hoặc gấp khăn ăn để bàn ăn trông đẹp mắt và mới mẻ hơn. Khi cả nhà ăn xong, bạn cũng có thể giúp bố mẹ một tay bằng cách dọn dẹp bàn ăn. Bỏ bát đĩa và bộ đồ ăn vào bồn rửa hoặc máy rửa bát để rửa sạch.

8. Quan tâm, chăm sóc đến anh chị em của bạn.

Nếu bạn muốn cha mẹ được hạnh phúc thì một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là luôn hòa thuận với anh chị em trong nhà. Đặc biệt, nếu bạn là anh chị lớn, hãy chịu trách nhiệm chăm sóc em mình để cha mẹ ít phải lo lắng hơn. Mọi người không phải lúc nào cũng lên tiếng nhờ bạn giúp, kể cả bố mẹ và các anh chị em của bạn. Vì vậy, bạn nên để ý xem mọi người có cần được giúp không. Chẳng hạn, nếu thấy bố đi mua thực phẩm về, bạn hãy hỏi bố có cần bạn xách các thứ vào nhà không. Hoặc khi mẹ đang nấu ăn, bạn hãy hỏi mẹ có cần bạn làm gì để giúp chuẩn bị bữa tối không. Mọi người có thể bảo rằng họ không cần bạn giúp, và như vậy cũng không sao. Điều quan trọng là bạn để tâm hỏi han, và người thân của bạn sẽ cảm kích vì điều đó.

9. Hỏi thăm.

Có thể cha mẹ bạn là người thường xuyên gọi điện hỏi thăm xem bạn đang làm gì, đang như thế nào,… chỉ để kiểm tra xem bạn có ổn hay không. Hãy làm điều như vậy đối với họ và họ sẽ cảm thấy rằng bạn cũng đang rất quan tâm, lo lắng cho họ và vui vẻ hơn.

Bộ phận tư vấn tâm lý - Công ty Luật Minh Khuê [-sưu tầm-]

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

Video liên quan

Chủ Đề