Bắt đầu năm học mới vào ngày lễ nào

Còn hơn một tuần nữa, tiếng trống trường sẽ vang lên bắt đầu cho một năm học mới, năm học 2023-2024. Dấu ấn sâu đậm nhất trong đời học sinh là bắt đầu từ lễ khai giảng.

Bắt đầu năm học mới vào ngày lễ nào
Lễ khai giảng của học sinh trên cả nước sẽ diễn ra vào ngày 5.9. Ảnh: Nguyễn Hùng

Thường lễ khai giảng sẽ bao gồm 2 phần: Lễ và hội.

Phần lễ cần phải được tổ chức trang trọng súc tích với các nghi thức: Chào cờ, hát quốc ca, đọc thư của Chủ tịch Nước, diễn văn khai giảng, đánh trống khai giảng. Diễn văn khai giảng của hiệu trưởng cần ngắn gọn.

Trong lễ khai giảng, điều học sinh, phụ huynh, thầy cô muốn nghe chính là những lời nhắn nhủ, nhắc nhở, động viên, chia sẻ của thầy/cô hiệu trưởng thay vì những số liệu, thành tích đạt được trong năm học qua, phương hướng năm học này như thế nào.

Riêng với học sinh đầu cấp, việc trường tổ chức đón chào các em trong lễ khai giảng như thế nào mới là quan trọng. Không khí của buổi lễ sẽ tạo cho các em cảm giác an tâm, phấn khởi, hào hứng cho một năm học mới, bậc học mới.

Trong phần hội, các trường sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian, vui tươi và sinh động cho học sinh tham gia.

Một số trường vì quá chú trọng hình thức, quá long trọng vấn đề đại biểu đến dự lễ khai giảng nên đã huy động học sinh đứng xếp hàng vẫy cờ, hoa chào đón đại biểu. Tôi cho rằng, điều này không cần thiết, nên tạo không khí thân thiện gần gũi giữa đại biểu với thầy cô và học sinh trong ngày lễ khai giảng là tốt nhất.

Về thời gian, buổi lễ khai giảng diễn ra trong khoảng 45 phút là hợp lý, tránh việc học sinh ngồi lâu dưới nắng chói chang và nhất là không nên bắt các em xếp hàng cầm cờ đón các đại biểu. Vì đây là buổi lễ khai giảng dành cho học sinh, học sinh là trung tâm chứ không phải là đại biểu.

Nhiều trường sau khi kết thúc lễ khai giảng đã bắt đầu dạy học và cũng có trường cho học sinh nghỉ sau khi lễ khai giảng. Việc có học sau khai giảng hay không là tùy thuộc chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cá nhân tôi cho rằng, sau khi làm lễ khai giảng nên cho các em được nghỉ để buổi lễ khai giảng lắng đọng lại trong tâm trí các em được đẹp nhất, tạo tâm lý thoải mái, tâm thế tốt nhất để các em bước vào chặng đường dài học tập mà không cảm thấy áp lực ngay từ buổi đầu tiên đến trường dự lễ khai giảng.

Tất cả các từ mà các bạn sinh viên vừa dẫn (khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường) đều là từ Hán - Việt, cùng nằm trong một trường nghĩa liên quan tới “nhà trường” nói chung. Mỗi một từ lại được hình thành từ các thành tố ghép lại và dĩ nhiên, ngữ nghĩa gốc của chúng là khác nhau.

Khai, có nghĩa là “mở, mở đầu”. Nghĩa này ta thường gặp trong các từ, như: khai bút (viết hoặc vẽ lần đầu tiên vào dịp đầu năm - khai bút đầu xuân), khai hoả (hoả: lửa, khai hoả: bắt đầu nổ súng), khai mạc (mạc: màn, khai mạc: bắt đầu, mở đầu (hội nghị, cuộc thi, hội diễn…), khai trường (trường: nơi tụ họp) có 2 nghĩa: 1. Bắt đầu mở một công trường (nghĩa này quá cũ, ít dùng); 2. Bắt đầu năm học mới ở nhà trường (thường sau đợt nghỉ hè). Mọi người chúng ta, nhất là các thế hệ học sinh, hẳn còn nhớ vào tháng 9 năm1945, Bác Hồ đã có bức thư gửi toàn thể các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Khai trường cũng gần nghĩa với tựu trường (tựu: tới, tựu trường: (học sinh) tập trung tại trường vào đầu năm học...). Bình thường, ta hoàn toàn có thể nói: Chúng mình gặp nhau vào ngày khai trường; hay Đợi đến ngày tựu trường, chúng mình sẽ gặp nhau…

Tuy nhiên, hiện nay mọi người ít dùng các từ khai trường, tựu trường mà thay vào đó là từ khai giảng. Ví dụ: Lễ khai giảng năm học mới; Trường tổ chức khai giảng muộn hơn 1 tuần; Buổi khai giảng rất long trọng... Giảng, với nghĩa là “giảng dạy” và nghĩa gốc của khai giảng là “bắt đầu công việc giảng dạy”. Tất nhiên, như các bạn vừa nói, tại các môi trường học đường, giảng dạy mới chỉ là một mặt, một phần việc (là dạy) do các giáo viên đảm nhiệm. Phần việc khác (học tập) là thuộc về phía học sinh, cũng rất quan trọng. Vậy có khai giảng, hiển nhiên phải có từ khai học (bắt đầu học tập). Hai cặp từ này có 1 thành tố chung (khai), 1 thành tố trái nghĩa (giảng/học) và nếu thế thì sẽ thành một “cặp đôi hoàn hảo”.

Tuy nhiên, khai học là một từ cũ, ít dùng và gần như không còn được sử dụng trong giao tiếp hiện nay. Chính vì vậy mà khai giảng trở thành từ đại diện, “gánh” luôn nhiệm vụ thể hiện một nghĩa chung là “bắt đầu, mở đầu một năm học, một khoá học”. Nói đến khai giảng là mọi người, từ giáo viên, học sinh đến các bậc phụ huynh đều biết phải chuẩn bị những gì cho ngày mở đầu năm học. Cũng bởi, ngày xưa, tựu trường chỉ có nghĩa là “ngày học sinh đến trường (sau kì nghỉ - như nghỉ hè, nhưng có thể là nghỉ đông hay nghỉ Tết)”, còn khai trường là “ngày bắt đầu mở cửa trường (sau đợt nghỉ hè, kết thúc năm học cũ)”. Học sinh tựu trường, dự khai trường sau đó giải tán, phải một vài ngày (hoặc một thời gian sau) mới tập trung trở lại và vào học chính khoá. Bây giờ, thường sau lễ khai giảng là hầu hết các trường tổ chức vào lớp luôn. Ngày khai giảng sẽ là ngày tập trung toàn thể, thực hiện một vài nghi lễ cần thiết, sau đó cả giáo viên và học sinh bắt tay ngay vào công việc giảng dạy và học tập.

Khai giảng năm học 2023 2024 vào ngày nào?

Hôm nay, ngày 5.9, học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.

Ngày Mấy khai giảng năm 2023?

Như vậy, cả nước sẽ khai giảng năm học mới 2023 2024 vào ngày 5/9/2023. Lễ Khai giảng năm học mới 2023 - 2024 được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng ngày 05/9/2023 (thứ Ba) với nội dung cụ thể như sau: - Từ 07 giờ 00 đến 07 giờ 30: Tập trung học sinh và đón học sinh đầu cấp.

Lễ khai giảng năm học mới vào ngày nào?

Kể từ ấy, ngày lễ khai giảng tại Việt Nam được ấn định vào ngày 05 tháng 9 hàng năm - trở thành một dịp quan trọng trong năm học của các cấp học tại Việt Nam.

Lớp 1 bắt đầu học ngày nào 2023?

Riêng học sinh khối lớp 1, cho phép các trường tiểu học tổ chức cho học sinh tựu trường sớm hơn một tuần, tức vào ngày 21/8/2023. Các trường khai giảng vào ngày 05/9/2023.