Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, khi mà bé chưa biết lẫy, và thời gian nằm trên giường chiếm đa số trong ngày.

Thông thường, khi thấy con có hiện tượng này, nhiều mẹ sẽ nghĩ là con mình chắc chắn thiếu canxi và vội vã bổ sung vitamin D cho con. Tuy nhiên, mẹ nên hiểu, đây chỉ là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể bé mà thôi.

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

Rụng tóc vành khăn còn có thể là vì tóc bé thuộc dạng tóc mỏng, yếu. Bé lại nằm nên tóc sẽ dính vào khăn, nệm… gây rụng. Bạn chỉ cần tăng cường cho bé bú nhiều hơn sữa mẹ, tạo cho con những giấc ngủ sâu, và lựa chọn những chất liệu phù hợp để làm gối đầu cho bé là được.Vậy nên, nếu thấy bé rụng tóc vành khăn, các mẹ đừng vội mặc định là bé đang bị còi xương nhé. Tốt nhất mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ để có giải pháp can thiệp thích hợp. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn và có biện pháp xử lý đúng, kịp thời nha. Chúc mẹ và các con luôn khỏe mạnh. 

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Chào các mẹ, mình là thành viên mới tham gia DD. Các mẹ cho mình hỏi, con trai mình được 4 tháng thì có hiện tượng rụng tóc đằng sau đầu, theo hình vành khăn. Mình cũng đọc thấy đó có thể bị còi xương, mình đang cho uống Sterogyl ngày 5 giọt theo người khác mách bảo, Bé mới uống được khoảng 2 tuần nay, nhưng chưa đi khám bác sĩ. Các mẹ có biết nên đi khám ở đâu không? cho mình địa chỉ với? Xin cảm ơn các mẹ nhiều!

Mẹ có biết, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường gặp ở những trẻ bị còi xương, thiếu hụt vitamin D. Vậy, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và giải pháp cải thiện thế nào cho hiệu quả? Mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng phổ biến

Khi mới sinh ra, tóc trẻ sẽ mọc dần dài ra thường gọi là tóc máu. Và đến khi 2-3 tháng tuổi, sự suy giảm của các hormone nội tiết mà mẹ truyền cho trẻ trong thời kỳ bào thai, làm cho tóc máu của trẻ sẽ bắt đầu rụng dần. 

Rụng tóc vành khăn là tình trạng rụng tóc thành một vòng tròn ở khu vực sau gáy, tạo thành hình vành mũ ở xung quanh đầu. Quá trình rụng tóc thường xảy ra trong khoảng 8-12 tuần tuổi, sau đó sẽ mọc trở lại vào khoảng 3-7 tháng. Dẫu vậy, phải đến khoảng 2 tuổi, tóc của trẻ mới dày có thể dày và đẹp trở lại. 

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn?Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bệnh lý khá phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

Trẻ rụng tóc vành khăn do thiếu vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D được xem là nguyên nhân chủ yếu gây rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Bởi đây là vi chất chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển tóc, lông và móng. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, nhất là trẻ dưới 4 tháng tuổi là độ tuổi bị rụng tóc vành khăn phổ biến nhất. 

Trẻ mới ốm dậy, sử dụng thuốc cũng có thể bị rụng tóc vành khăn nhiều hơn so với trẻ bình thường.

Để đảm bảo trẻ có được sức khỏe tốt nhất, bố mẹ hãy quan sát xem liệu trẻ có thuộc vào một trong những nguyên nhân kể trên hay không. Sau khoảng 2 tháng, nếu bố mẹ đã loại trừ được các lý do gây rụng tóc vành khăn kể trên và không thấy trẻ cải thiện tình trạng này thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Tóc trẻ mỏng và trẻ nằm nhiều

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

Trẻ rụng tóc vành khăn do tóc mỏng và nằm nhiều

Trẻ mới sinh sẽ chủ yếu là nằm ngửa, làm cho vùng phía sau đầu sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài, khiến tóc trẻ khó mọc hơn. Với những trẻ tóc mỏng, dễ rụng thì tình trạng rụng tóc vành khăn sẽ còn xuất hiện nhiều hơn so với những trẻ khác.

Với những trường hợp trẻ có những mảng da đầu trống không có tóc mọc, thì rất có thể da đầu trẻ đang bị nấm. Khi đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý bởi nếu để tình trạng này kéo dài nấm da đầu sẽ bị lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể.

3. Cách cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

Tắm nắng thường xuyên bổ sung vitamin D giúp trẻ cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn

Biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh sẽ là mấu chốt quan trọng nhất để có thể đưa ra cách điều trị phù hợp:

  • Với trẻ bị rụng tóc do nằm sai tư thế: Mẹ hãy thay đổi tư thế nằm của con, tránh đặt trẻ nằm quá nhiều và quá lâu ở cùng tư thế. 
  • Với trẻ bị rụng tóc do trẻ thiếu vitamin D: Mẹ cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vi chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày của con như: tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu,… Bên cạnh đó, tắm nắng cũng là cách tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ. Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp các tiền Vitamin D biến thành Vitamin D có lợi cho cơ thể trẻ, không chỉ giúp giảm thiểu và ngăn ngừa rụng tóc mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Thời gian tắm nắng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là là 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần tắm nắng trong 5 – 7 phút.
  • Với trẻ rụng tóc do bệnh lý như nấm da đầu sẽ cần sử dụng các loại thuốc có công dụng kháng nấm. Còn với các triệu chứng do suy tuyến yên, suy tuyến giáp, thuốc, dị ứng thì mẹ cần đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác và có giải pháp điều trị phù hợp.
  • Ngoài ra, mẹ cũng không nên quá bao bọc bé trong nhà trong giai đoạn sơ sinh. Vào một vài ngày có nắng sớm hay chiều mát, mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài để hít thở khí trời trong lành, sẽ giúp trẻ cứng cáp và hạn chế tình trạng rụng tóc vành khăn hiệu quả. Thường xuyên vệ sinh chăn, chiếu và gối, không nên đội mũ quá lâu, mũ chật và thường xuyên giữ vệ sinh mũ nón cho trẻ.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh để có những biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách và tạo điều kiện thuận lợi giúp bé yêu phát triển tốt nhất.

Theo Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ (ALHA), việc rụng tóc ở trẻ nhỏ xảy ra phổ biến hơn người trưởng thành. Việc rụng tóc ở trẻ không nhiều đáng ngại vì hầu hết các bệnh nhân rụng tóc là trẻ em sẽ được điều trị thành công nếu được chuẩn đoán đúng. Do vậy ALHA khuyên rằng cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia nhi khoa khi thấy có tình trạng rụng tóc của con. 

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

1. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì?

Rụng tóc có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Rụng tóc vành khăn là tình trạng trẻ rụng tóc nhiều, đặc biệt là ở phía sau gáy như hình vành khăn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh có thể là tình trạng rụng một phần hoặc toàn bộ tóc trong vài tháng đầu đời.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và ở mỗi trẻ lại có tốc độ hồi phục khác nhau. Do vậy để chắc chắn hơn về tình trạng của con, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên nha nhi khoa khi gặp vấn đề này.

2. Nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn

Trong vòng đời của một sợi tóc, nang tóc trong giai đoạn tăng trưởng tạo cho sợi tóc phát triển ổn định từ 2 – 6 năm, trung bình là 3 năm. Tiếp theo có một giai đoạn chuyển ngắn khoảng 3 tuần khi nang tóc thoái hóa. Cuối cùng là giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) khoảng 3 tháng, nang tóc trong giai đoạn này không hoạt động.

Chu kì 3 giai đoạn này lặp đi lặp lại. Hầu hết các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rụng tóc là do một trong số nguyên nhân sau:

2.1. Là một dấu hiệu cảnh báo trẻ còi xương

Calci là một thành phần cấu tạo lên xương, răng, tóc,… Bộ Y tế cảnh báo, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng còi xương của trẻ. Ngoài việc thiếu calci (ít hơn), một yếu tố khác có thể dẫn đến tình trạng còi xương là thiếu vitamin D. Trên thế giới, đã có những báo cáo việc thiếu hụt vitamin D do gen di truyền lặn gây ra chứng rụng tóc toàn phần. Do vậy, mẹ cần xem xét đầu tiên là con có được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hay không.

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

2.2. Thay đổi nồng độ hormone

Đây là nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở hầu hết trẻ sơ sinh. Việc giảm hormone ở trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ khi mới sinh ra. Những người mới làm mẹ cũng sẽ bị rụng tóc với lý do tương tự. Việc rụng tóc sẽ được cải thiện trong một khoảng thời gian sau khi mà bé điều chỉnh được nồng độ hocmoon trong cơ thể.

2.3. Telogen effluvium

Đây là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến ở hầu hết trẻ em. Mỗi ngày có khoảng 50-150 sợi tóc bị rụng đi và được thay thế bằng những sợi tóc mới. Các nguyên nhân gây gián đoạn vòng đời bình thường của tóc như sốt cao, thừa vitamin A, căng thẳng kéo dài… làm tăng giai đoạn chuyển tiếp và giảm thời gian nghỉ ngơi của nang tóc. Điều này khiến tăng số lượng sợi tóc rụng trong một ngày. Kết quả là chỉ sau 6-16 tuần, hói một phần hoặc toàn phần có thể xuất hiện.

Không có một xét nghiệm nào giúp chuẩn đoán tình trạng này, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ nhi khoa. Thông thường tình trạng này, có thể được cải thiện sau từ 6 tháng đến 1 năm sau loại bỏ các nguyên nhân.

2.4. Tổn thương tóc do tác dụng ngoại lực

Đây là nguyên nhân phổ biến khác gây rụng tóc. Thông thường thì có khả năng là do lực kéo tóc như buộc tóc quá chặt, dùng bím tóc chặt. Nếu bạn quan sát tư thế ngồi của con thấy con thường xuyên tỳ vào vật cứng như giường, ghế, hoặc liên tục cọ xát vào đệm ở cùng một bên đầu cũng có thể khiến tóc bé rụng. Vấn đề này dễ dàng giải quyết bằng cách quan sát và điều chỉnh tư thế cho bé.

2.5. Rụng tóc do nấm, hắc lào

Nấm da tấn công vào cả nang tóc và sợi tóc, là một bệnh lý da liễu. Biểu hiện của bệnh lý này là những nốt hói loang lổ với màu đỏ, vảy bong tróc (và đôi khi là những chấm đen nơi tóc bị gãy). Hãy gặp chuyên gia da liễu ngay nếu trẻ có tình trạng này.

2.6. Tình trạng nguy hiểm

Suy giáp, suy tuyến yên có thể khiến tóc trẻ bị rụng. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm nhưng may mắn là hiếm gặp

Trong các nguyên nhân trên, ba nguyên nhân thường gặp và có thể dễ dàng thay đổi cho bé là chế độ dinh dưỡng và tư thế nằm. Các tình trạng bệnh lý như bệnh da liễu nấm, hắc lào hay suy giáp, suy tuyến yên cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để con được tiếp nhận điều trị sớm nhất.

3. Các việc cần làm khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn:

3.1. Rụng tóc vành khăn là thiếu calci?

Bé bị rụng tóc vành khăn Webtretho

Rất nhiều cha mẹ hiểu rằng rụng tóc vành khăn là biểu hiện của việc thiếu calci. Bởi thông thường mọi người hiểu rằng, calci là một thành phần cấu tạo lên xương, răng, móng, tóc,… Nên thiếu bổ sung thiếu calci thì chắc chắn còi xương, rụng tóc – điều này đúng nhưng chưa đủ. Bổ sung đủ calci cũng chưa chắc là hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh. Thiếu vitamin D cũng có thể giảm hấp thu calci ở ruột, gây thoái hóa xương để duy trì nồng độ calci máu dẫn tới còi xương ở trẻ, loãng xương ở người lớn.

Ngoài ra, còn có vai trò của Vitamin K2 trong việc gắn Calci vào xương, cũng vitamin D giúp cân bằng nồng độ calci máu. Do vậy, một hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh thì cần bổ sung đầy đủ calci và cả vitamin D, K.

3.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé

Còi xương có thể dẫn đến những nguy cơ để lại di chứng vĩnh viễn như chân vòng kiềng, thấp còi, biến dạng các xương dài,… Rụng tóc vành khăn là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho tình trạng này. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu calci tại ruột của trẻ, duy trì nồng độ calci máu ổn định. Thông thường, nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ có thể liên quan đến việc thiếu hụt một hoặc cả hai yếu tố này. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về calci và vitamin D.

Trước tiên trong giai đoạn mang thai, mẹ có bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân đặc biệt là calci và vitamin D hay không?

Thông thường nếu mẹ bổ sung không đủ, trẻ sinh ra và cả mẹ đều sẽ thiếu hụt hai nguồn này.

Sau sinh, bé được bổ sung dinh dưỡng qua sữa mẹ hay sữa công thức?

Với việc bé bổ sung bằng sữa mẹ, sự thiếu hụt vitamin D có thể xảy ra do sữa mẹ không thể có đủ lượng vitamin D mà bé cần.

Với sữa công thức mẹ cần tính toán xem lượng sữa bé uống có đủ bổ sung khoảng 400 IU vitamin cần cho bé hay không?

Thông thường, các thực phẩm trong tự nhiên rất hiếm thực phẩm có nguồn vitamin D lớn đủ cung cấp một lượng vitamin D cho bé và mẹ. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D phải kể tới như dầu gan cá, cá hồi, cá ngừ,… tuy nhiên với trẻ sơ sinh sẽ khó bổ sung qua thực phẩm. Nhiều người sẽ cho rằng bổ sung qua việc cho trẻ tắm nắng, tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần tránh tuyệt đối ánh mặt trời dưới mọi hình thức.

Chính vì vậy thực phẩm chức năng chứa vitamin D đặc biệt vitamin D3 nên là ưu tiên bổ sung vitamin D cho trẻ. Bên cạnh đó có các sản phẩm bổ sung vitamin D3K2 trên thị trường cũng nên được xem xét lựa chọn để bé được cung cấp cả vitamin D và vitamin K2.

Nếu không hoàn toàn xác định được việc bổ sung cho bé như thế nào là đủ và dùng sản phẩm nào cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tìm tới chuyên gia để được tư vấn chế độ dinh dưỡng và bổ sung calci, vitamin D, vitamin K2 hợp lý.

» Xem thêm: Top 5 sản phẩm bổ sung vitamin D3 K2 cho trẻ tốt nhất hiện nay

3.3. Việc thay đổi nồng độ hocmoon

Việc thay đổi nồng độ hocmoon là nguyên nhân không thể can thiệp được. Sau một thời gian từ 6 tháng đến 1 năm bé sẽ tự điều chỉnh và tóc sẽ mọc lại bình thường.

Xem thêm: Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh cảnh báo dấu hiệu gì? (imiale.com)