Bị mẻ răng cửa phải làm sao

Cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà đang được nhiều người “truyền tai” nhau đó là dùng dũa mài răng, mua sáp nha khoa và chất hàn trám để tự hàn răng. Nhưng liệu các cách này có thật sự hiệu quả và có hồi phục được thẩm mỹ không? Hãy tham khảo bài viết sau để có câu trả lời và tìm được phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

1/ 3 cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà

nhiều thành viên trên các group làm đẹp và răng miệng chia sẻ cho nhau cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà đơn giản nhanh chóng. Dưới đây là 3 cách phục hồi răng bị mẻ được chia sẻ nhiều nhất:

Mài răng

Răng bị mẻ một chút đặc biệt là răng cửa thì các thành viên thường khuyên nhau cách phục hồi răng cửa bị mẻ bằng cách dùng dũa hoặc các vật sắc nhọn để màu cho các chiếc răng bằng nhau. Nhưng cách này chỉ khuyến cáo khi bạn bị mẻ răng ngang và nhỏ.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau: dùng dũa mài chiếc răng bị mẻ và các răng bên cạnh cho chúng bằng nhau. Như vậy bạn đã có thể cải thiện được tình trạng răng bị mẻ nhanh chóng, không mất đến 30 phút mà lại tiết kiệm được chi phí.

Mài cho các răng bằng nhau trên cùng hàm

Dùng sáp nha khoa

Sáp nha khoa được biết đến là vật dụng “cứu cánh” cho các bạn thực hiện niềng răng. Vì sáp có công dụng giảm đau, giảm cảm giác khó chịu khi đeo niềng. Và chúng được làm chủ yếu bằng sáp mật ong nên an toàn, lành tính với cơ thể con người.

Sáp có màu trắng đục rất giống với màu răng nên nhiều người đã mua sáp nha khoa để gắn lên chiếc răng đã bị sứt mẻ. Nhưng thực hiện bằng phương pháp này bạn sẽ phải thực hiện mỗi ngày 1 lần, bởi sáp không thể tồn tại lâu trong khoang miệng, dễ dàng bị tan chảy sau khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ.

Bạn có thể lấy 1 miếng sáp nha khoa, răng mẻ lớn thì sẽ cần miếng sáp lớn vậy tùy vào tình hình răng miệng của bản thân mà bạn có thể lấy lượng sáp phù hợp. Sau đó định hình miếng sáp sao cho chúng giống phần răng đã mất và cuối cùng là đính lên răng.

Dùng sáp nha khoa để hàn răng mẻ có hồi phục được không?

Trám răng mẻ

Cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà bằng miếng trám nha khoa là phương pháp có thể kéo dài nhất trong cả 3 cách trên. Nhưng cách thực hiện thì cần phải tỉ mỉ, tốn nhiều chi phí hơn mài răng và dùng sáp nha khoa. Bạn có thể dễ dàng mua vật liệu này tại các hiệu thuốc, phòng khám nha khoa.

Cách thực hiện cũng giống với dùng sáp, nhưng bạn cần thực hiện tỉ mỉ, nhanh tay hơn vì chất liệu hàn trám sẽ nhanh khô hơn sáp. Ngoài ra bạn có thể để chất trám lên răng sau đó định hình, chỉnh sửa chúng sao cho giống phần răng bị mất nhất.

Trám răng mẻ tại nhà

Với 3 cách phục hồi răng mẻ bên trên bạn sẽ rất nhanh chóng hoàn thành và chi phí của chúng chỉ có vài trăm nghìn nhưng liệu chúng có thật sự đảm bảo an toàn cho hàm răng của bạn?

2/ Những cách xử lý răng bị mẻ tại nhà có đem lại hiệu quả?

Cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà mà nhiều bạn chia sẻ bên trên về cơ bản sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng răng bị sứt mẻ. Nhưng trên thực tế tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của răng miệng và tổng thể của bạn:

  • Có thể gây viêm nhiễm nếu các chất liệu hàn trám không được đảm bảo vệ sinh hoặc khi thực hiện phục hồi răng bị mẻ tay của bạn không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể làm cho răng, nướu bị nhiễm trùng
  • Việc mài răng ngắn lại có thể ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng bên trong. Khi lớp men răng bên ngoài bảo vệ bị mài mỏng hoặc hết thì vi khuẩn rất dễ tấn công răng gây sâu răng, viêm tủy
  • Răng không được phục hồi đúng cách có thể dẫn đến tình trạng lộ tủy, lộ ngà răng lâu ngày gây viêm nhiễm, hỏng răng. Lúc này để bảo vệ hàm răng bạn cần phải nhổ răng bị mẻ

Răng và nướu bị tổn thương, viêm nhiễm

  • Các cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà chỉ thường áp dụng khi bạn bị mẻ răng cửa và bị mẻ nhỏ còn những trường hợp răng trong cùng bị mẻ, mẻ chân răng thì hầu như chúng k có tác dụng
  • Các chuyên gia nha khoa nhận định rằng trám răng bằng sáp nha khoa chỉ phục hình được chiếc răng đã mất chứ về khả năng ăn nhai, công dụng thì sáp nha khoa k thể giúp bạn có thể ăn nhai bình thường

Với vô vàn những tác hại mà cách phục hồi răng mẻ tại nhà mang lại thì với răng mẻ lớn hay nhỏ bạn cũng nên tới nha khoa để thăm khám và điều trị. Như vậy mới đảm bảo phục hồi được hết mọi vấn đề của chiếc răng bị mẻ.

3/ Phục hình răng bị mẻ bằng cách nào tốt nhất ?

Các chuyên gia nha khoa khuyên rằng khi răng bị mẻ hãy nên đến ngay nha khoa để thăm khám, phục hình vì các cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà không phải là giải pháp an toàn, tối ưu nhất dành cho bạn. Khi đến nha khoa tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hàn trám răng mẻ

Với các trường hợp phục hồi răng cửa bị mẻ nhỏ các bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám. Chất liệu hàn trám là Composite có màu sắc y như răng thật, bạn sẽ không sợ bị bong, bật hay lộ miếng trám. Và sau khi phục hình chiếc răng bị mất thì bác sĩ sẽ chiếu tia laser xanh làm cho miếng trám được bám chắc hơn vào răng.

Miếng trám có thể tồn tại được trong khoảng thời gian từ 5 – 7 năm thì bạn nên đi thay miếng trám mới vì lúc này chúng không còn chắc chắn và đã bị bám màu.

Cách xử lý răng bị mẻ tốt nhất là bọc răng sứ với mọi trường hợp mẻ lớn, mẻ ngang răng, mẻ chân răng. Các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, sửa soạn lại một chút và bôi thuốc tê cho bạn nên bạn không cần lo lắng về việc bọc răng sứ bị mẻ có đau không.

Chỉ mất khoảng thời gian thực hiện 2 ngày bạn đã có được hàm răng trắng sáng, đều đẹp và hiệu quả lâu dài. Tuổi thọ của bọc răng sứ có thể kéo dài lên tới hơn 30 năm, thời gian dài hơn rất nhiều hàn trám răng. Vì vậy khi bạn muốn tìm một phương pháp lâu dài, hiệu quả thì bọc răng sứ chính là phương pháp tốt nhất.

trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ khác nhau nhưng chúng được chia làm 2 loại theo chất liệu:

  • Răng sứ kim loại: Lớp lõi kim loại bên trong và được phủ một lớp mão sứ bên ngoài
  • Răng toàn sứ: Cấu tạo hoàn toàn từ sứ, sứ được ưa chuộng là emax, cercon

Dòng sứ được khuyên dùng nhiều nhất là răng toàn sứ vì chúng có độ thẩm mỹ cao hơn, không bị đen viền nướu sau 2 – 3 năm sử dụng và có tuổi thọ cao hơn. Mão sứ được bọc bên ngoài chiếc răng bị mẻ sẽ bảo vệ răng không bị vi khuẩn tấn công vậy nên khi có điều kiện kinh tế tốt bạn nên thực hiện phương pháp này.

Bọc răng sứ là phương pháp cải thiện mẻ tốt nhất

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

Trên đây là các thông tin về cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà và với những tác hại như vậy nếu không may bạn đã áp dụng thì hãy đến ngay nha khoa để các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Răng cửa bị mẻ gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin trong giao tiếp và hàng loạt vấn đề như khả năng ăn nhai, cản trở phát âm,…Vậy đâu đâu là cách khắc phục tối ưu!

Răng cửa bị mẻ là tình trạng xảy ra ngoài ý muốn, như té ngã, chấn thương. Thậm chí có thể tủy răng bị viêm khiến răng yếu và dễ bị mẻ hoặc do bạn thiếu Canxi nặng trong khi phải chịu lực nhai thường xuyên, liên kết mô răng không còn rắn chắc nên dễ bị sứt mẻ,… Nhưng dù lý gì thì việc răng cửa bị mẻ cũng khiến chúng ta gặp không ít phiền toái.

Răng bị mẻ gây mất thẩm mỹ và có thể gây đau đớn nếu không điều trị sớm do tuỷ răng bị ảnh hưởng

1. Mẻ răng cửa là gì

Cấu tạo bình thường của răng gồm 3 lớp: Men răng, ngà răng, tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc răng, tạo độ cứng cho răng. Do đó tình trạng mẻ răng cửa xảy ra nếu răng bị tác động một lực tác động mạnh vào làm tổn thương lớp men răng. Răng thường bị mẻ ở phần đỉnh múi hay vùng cạnh cắn làm cho răng lởm chởm và sắc nhọn hơn,...thông thường bạn sẽ bị mẻ răng cửa hàm trên, tuy nhiên một số trường hợp mẻ răng hàm dưới.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sứt, mẻ răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sứt răng cửa. Tuy nhiên những lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:

  • Bị chấn thương: Răng bị chấn thương do va đập một lực từ bên ngoài hay va chạm vào một vật cứng gây ra nứt và mẻ răng
  • Cắn vật cứng: Xảy ra khi răng cố cắn các vật cứng như nắp chai, đũa, đá cắn hay dùng các loại thức ăn quá cứng 
  • Nghiến răng: Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ, hai hàm răng nghiến siết vào nhau sẽ khiến men răng bị bào mòn, yếu đi và dễ nứt, mẻ.
  • Bệnh lý về răng miệng: Răng bị sâu, viêm nha chu, viêm tuỷ,...làm cho răng chở nên nhạy cảm, gây sứt mẻ khi nhai thức ăn
  • Thiếu hụt khoáng chất: răng chắc khỏe cũng một phần là do cơ thể được bổ sung đầy đủ. Nếu răng thiếu canxi, flour, khoáng chất dễ có nguy cơ cao bị vỡ, mẻ răng hơn khi nhai.
  • Bị bào mòn: Sử dụng nhiều loại thực phẩm có tính axit cao như cam chanh, dâu, cà phê, rượu, đồ chua,..... răng sẽ bị yếu và nhạy cảm hơn. 
  • Do tuổi tác cao: những người trên 50 tuổi men răng thường yếu đi do thời gian và tuổi tác nên sẽ dễ bị mẻ răng hơn

3. Hậu quả khôn lường khi răng cửa bị mẻ

Mẻ răng cửa có sao không, nó gây ra những vấn để nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày và sức khỏe răng miệng. Có thể kể đến hậu quả dễ nhìn thấy nhất chính làm mất thẩm mỹ cho nụ cười, không tự tin trong giao tiếp. Không những vậy, răng bể ở vị trí này còn gây khó khăn khi phát âm những âm cần bật hơi như “th”, “ph”, “s”…

Răng bị bể mẻ rất nhạy cảm, yếu hơn so với các răng nguyên vẹn. Đặc biệt là răng cửa có vai trò cắn, xé thức ăn, mà thực phẩm nếu không được xử lý nghiền nhỏ trước sẽ khiến dạ dày, ruột phải hoạt động nhiều và mạnh hơn. Lâu ngày, gây ra một số bệnh tiêu hóa.

Ngoài ra khi răng bị nứt, mẻ có thể làm lộ ngà răng, khiến răng bị nhạy cảm, đau nhức. Việc để lộ 1 phần của răng cũng khiến răng dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hình thành các bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu, áp xe răng…Hậu quả là gây mất răng hoàn toàn và phá huỷ đến các răng kế cận.

4. Cách xử lý khi gặp tình trạng răng sứt mẻ tại nhà

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta rất dễ gặp phải tình trạng bị mẻ răng cửa. Do đó phải trang bị một số kiến thức nhất định để biết cách xử lý tình huống khi gặp phải tình trạng này

  • Phải lập tức nhổ mảnh răng vỡ ra ngoài, đặc biệt là khi ăn. Nhổ thức ăn lẫn với mảnh vỡ, tránh tiếp tục nhai và nuốt sẽ gây nguy hiểm
  • Vệ sinh những răng còn lại bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và những mảnh vụn còn sót lại. Tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào răng gây ra tình trạng tổn thương và nhiễm trùng

  • Trườm lạnh bằng một túi đá lạnh hoặc khăn lạnh lên trên khu vực vết thương để ngăn ngừa vết thương trở nên sưng tấy.

  • Nếu thấy ngà răng có màu vàng hoặc màu đỏ, tủy răng bị lộ ra ngoài, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức.

5. Răng cửa bị mẻ phải làm sao?

Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân, mức độ mẻ răng của mỗi người khác nhau, thì việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp là điều cần thiết nhất. Không những đảm bảo ăn nhai tốt mà còn hạn chế tổn thương răng lan rộng hơn, hạn chế vi khuẩn tấn công vào mô răng bị hư tổn.

Phương pháp để khắc phục tình trạng răng cửa bị mẻ

Thông thường để khắc phục  tình trạng răng cửa bị nứt mẻ, có 3 giải pháp đó là: mài răng, trám răng và bọc răng sứ. Mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm riêng biệt

5.1. Trám răng

Răng cửa bị mẻ có trám răng được không? Câu trả lời là có đây là phương pháp thẩm mỹ để tái tạo lại răng hình thể của răng giống như ban đầu.

Phương pháp này có ưu điểm là thời gian chữa trị nhanh chóng. Chi phí cũng tương đối mềm dao động từ 200.000 – 1 triệu đồng/răng và tính thẩm mỹ cũng khá cao, bởi khi trám xong cũng sẽ màu sắc giống như răng thật.

Tuy nhiên, do độ bền của vết trám không cao, đặc biệt là vết trám ở vị trí răng cửa không có độ kết dính cao, nên sau một khoảng thời gian sử dụng thì miếng trám này rất dễ bong tróc ra. Không chỉ vậy, vì bản chất của vết trám có tính xốp nên rất dễ bắt màu thực phẩm, làm cho miếng trám có màu không cân xứng với màu răng thật gây mất thẩm mỹ của răng.

5.2. Mài răng

Thông thường, đối với những trường hợp răng bị mẻ ít thì có thể sử dụng phương pháp mài răng để mài cho bằng phẳng lại. Như vậy, nếu bị mẻ ngay răng cửa thì cũng phải mài răng cửa kế bên cho ngắn lại để 2 răng bằng nhau đảm bảo độ thẩm mỹ.

5.3. Bọc răng sứ thẩm mỹ

Trường hợp răng bị bể, vỡ, mẻ lớn hoặc thậm chí bị gãy ngang thân răng thì bọc răng sứ là một giải pháp phù hợp nhất bởi đây là phương pháp mang lại độ bền khá cao so với trám răng.

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp tối ưu để khắc phục tình trạng răng cửa bị sứt mẻ

Bọc sứ cho răng sứt mẻ có nhiều ưu điểm vượt trội: đem lại hiệu quả bền lâu thường từ 10 – 20 năm hoặc cả đời nếu chăm sóc tốt, quá trình điều trị nhanh chóng, có tính thẩm mỹ cao, có màu sắc, hình dáng như răng thật, chịu lực ăn nhai tốt. Tuy nhiên, phương pháp bọc răng sứ có chi phí đắt.

6. Điều trị mẻ răng cửa có lâu không?

Phục hồi răng cửa bị mẻ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng răng mẻ nhỏ hay lớn cùng với phương pháp điều trị mà khách hàng lựa chọn 

  • Với phương pháp mài răng hoặc trám thì chỉ cần mất khoảng từ 15-20p tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ là đã khắc phục xong
  • Với phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ thì mất khoảng từ 2-4 ngày để bọc và bạn phải đến nha khoa ít nhất 2 lần để phục hồi
  • Tuy nhiên nếu răng của bạn bị mẻ lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng tủy, gây ra chết tủy thì lúc này các bác sĩ sẽ cần phải điều trị tủy trước sau đó mới tiến hành  sửa răng cửa bị mẻ

Tỷ lệ người có hàm răng thẳng đều tự nhiên ở Việt Nam và các nước Châu Á khá thấp, do đó những người có hàm răng khấp khểnh, sứt mẻ khiến cho chúng ta thiếu tự tin trong giao tiếp.

Niềng răng là phương pháp giúp bạn có nụ cười đẹp, tự tin

Trong đó Niềng răng/ chỉnh nha là phương pháp an toàn, bảo tồn răng gốc được rất nhiều người lựa chọn để có được nụ cười tự tin khi gặp tình trạng răng hô, khấp khểnh.

Với những bạn sứt răng cửa mà răng khấp khểnh, xô lệch khi đi điều trị răng mẻ thì cũng có thể nhờ bác sĩ Nha khoa tư vấn thêm niềng răng cửa để có được hàm răng đẹp, phù hợp nhất.

Như vậy, qua bài viết trên hy vọng sẽ giải đáp được câu hỏi bị mẻ răng cửa phải làm sao của nhiều người và biết thêm những phương pháp làm đẹp răng phù hợp. Nếu có thông tin cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Thông tin liên hệ:

NHA KHOA THÀNH AN

Địa chỉ: 36 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: 

Hotline: 0988.622.996

Kết nối với fanpage: //www.facebook.com/nhakhoathanhan/

Hoặc bạn có thể để lại thông tin theo mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất có thể

Video liên quan

Chủ Đề