Bị nấc cụt thường xuyên là bệnh gì

Cơ hoành là cơ lớn nằm ngay bên dưới phổi và phía trên dạ dày có nhiệm vụ giúp chúng ta thở. Nó di chuyển lên trên để đẩy không khí ra khỏi phổi và di chuyển xuống dưới để hút không khí vào. Cơ hoành thực hiện những vận động này thông qua tín hiệu được gửi đi từ não bộ.

Đôi khi, não của chúng ta ra tín hiệu cho cơ hoành di chuyển xuống mạnh hơn bình thường. Sự co thắt cơ bắp đột ngột, không tự nguyện này làm không khí bị hút vào phía sau cổ họng. Sau đó, khu vực cổ họng gần dây thanh âm nhanh đóng lại, do sự thay đổi áp lực này mà tạo ra tiếng nấc

Nấc cục là một hiện tượng xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt là sau khi ăn hoặc dùng đồ uống gây kích thích, hút thuốc lá, cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, trải qua một số cảm xúc tăng cao như hưng phấn hoặc căng thẳng…Trong hầu hết các trường hợp, cơn nấc cụt sẽ tự động biến mất sau vài phút.

Tuy nhiên, với những người bị nấc cụt trong thời gian dài và hiện tượng này xảy ra gần như vào mọi ngày, thì tốt nhất cần cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đang ẩn sâu trong cơ thể:

Trước hết, nấc cụt thường xuyên có thể được gây ra bởi các vấn đề về dạ dày. Trong trường hợp này, bạn bị nấc chủ yếu là vì dạ dày đầy hơi, do ăn nhiều thực phẩm cứng, khó tiêu hoặc cay.

Trong trường hợp nấc kèm theo ợ hơi thường xuyên, thậm chí là nấc một cách vô thức ngay cả khi không ăn uống gì, có thể bạn đã bị viêm dạ dày vì nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, và tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, một khi đã xuất hiện thêm hiện tượng khó chịu, đau ở vùng bụng.

Quá trình phát triển và xâm lấn của một số loại ung thư cũng có thể dẫn đến hiện nấc liên tục. Theo lý giải của các chuyên gia, ở một bệnh nhân ung thư gan, khối u khiến gan to ra, chèn ép và kích thích cơ hoành gây co thắt cơ hoành, vốn là căn nguyên của nấc cụt. Ngoài ra, trong thực tế lâm sàng, các bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư dạ dày cũng có thể ghi nhận hiện tượng nấc cụt liên tục.

Nấc cụt có thể là biểu hiện của các bệnh đang tiến triển bên trong cơ thể như xơ gan [sẹo màng trong gan], hay suy gan nhưng thường chúng sẽ xảy ra cùng với các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn, phù chân và bụng.

Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh thận mạn tính và bắt đầu bị nấc thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang kém hơn.

Người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng nấc cụt lặp đi lặp lại, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn tai biến mạch máu não sắp xảy ra. Cụ thể, những tổn thương nhỏ lẻ ở não bộ trong giai đoạn khởi đầu của đột quỵ sẽ làm rối loạn dây thần kinh thực vật, từ đó gây co thắt cơ hoành. Trong trường hợp bị nấc cụt liên tục kèm theo hiện tượng yếu tay chân, nói chậm, phát âm không rõ thì rủi ro xảy ra tai biến sẽ rất cao.

Nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ, không liên tục của cơ hoành và cơ liên sườn. Nếu có tác nhân nào đó kích thích cơ hoành gây co thắt, khiến không khí đi vào cổ họng và đập vào thanh quản. Lúc đó, dây thanh quản đóng lại đột ngột và tạo ra âm thanh “hic”.

Nấc cụt không quá 48 giờ, không do bệnh lý nghiêm trọng, có thể do:

  • Uống thức uống có gas
  • Uống nhiều rượu
  • Ăn nhiều
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Nuốt không khí [như nhai chewing gum]

Nấc cụt hơn 48 giờ có thể do các nguyên nhân như:

  • Dây thần kinh phế vị bị tổn thương hay bị kích thích như: do vật lạ kích thích màng nhĩ, u, nang [vùng cổ] hay bướu giáp phình to, viêm họng, viêm thanh quản.
  • Do nguyên nhân bệnh lý tiêu hoá: trào ngược, ...
  • Do bệnh lý làm rối loạn hệ thần kinh trung ương: viêm màng não, viêm não, chấn thương não, khối u, đột quỵ, bệnh lý sơ hoá thần kinh.
  • Do bệnh lý từ các cơ quan trong lồng ngực: chấn thương ngực, u trung thất, ..
  • Nhiễm độc do rối loạn chuyển hoá: tiểu đường, do rượu, suy thận, ....
  • Do dùng thuốc: dexamethasone, thuốc ngủ, an thần, ...
  • Sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật vùng ngực, bụng.
  • Bệnh lý tâm thần kinh.

Nấc cụt có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nếu nấc cụt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt thường ngày, khiến cơ thể bị căng thẳng và mất ngủ, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Làm sao để hết nấc cụt?

  • Thông thường nấc cụt sẽ tự hết
  • Nếu nấc cục kéo dài hơn 48 giờ, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây nấc cụt cũng như hỗ trợ điều trị kịp thời.

Một số biện pháp điều trị tại nhà

  • Nín thở trong vài giây hoăc lâu hơn.
  • Thổi hơi vào túi giấy.
  • Kéo lưỡi ra.
  • Nuốt 01 muỗng đường.
  • Uống ngụm nước lạnh.
  • Súc họng với nước.
  • Cắn quả chanh.
  • Gập gối lên sát ngực.

👉 Ngoài ra, đối với người hay bị nấc cụt có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống:

  • Tránh dùng thức uống có gas hay thức ăn tạo gas.
  • Không ăn thức ăn nhiều gia vị.
  • Ăn chậm, từng miếng nhỏ.
  • Tránh stress.

🇺🇸 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quốc tế Mỹ [AIH] là chuyên khoa nghiên cứu, khám và điều trị các bệnh lý về tai, mũi, họng và các cấu trúc liên quan đầu và cổ với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy nội soi, đo thính lực, CT-scan,…đáp ứng mọi nhu cầu khám và điều trị thông thường.

Bên cạnh đó, các Bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng hiểu rõ các vấn đề đang mắc phải, chẩn đoán và đánh giá các bệnh tai mũi họng phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp với mỗi khách hàng.

Chủ Đề