Bị ngứa đầu nhũ hoa là bệnh gì

Phát ban ở ngực xuất hiện tương tự như phát ban trên các bộ phận khác của cơ thể, thường gây ngứa, phồng rộp hoặc đau, nhưng đôi khi không gây đau hay ngứa. Phát ban vú xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có ung thư vú dạng viêm, chị em cần hết sức lưu ý.

Phát ban ở ngực là gì?

Phát ban ở ngực [vú] là tình trạng mẩn đỏ và kích ứng vùng da trên vú. Thông thường, phát ban vú gây ngứa, tróc vảy, đau hoặc phồng rộp, nhưng đôi khi chỉ là những đốm nhỏ trên da, không đau và không ngứa. Các thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả phát ban ở vú bao gồm viêm da và phát ban.

Phát ban vú có thể ảnh hưởng đến vùng trên ngực, dưới ngực, giữa hai vú hoặc vùng da xung quanh núm vú. Mặc dù phần lớn những người bị phát ban vú là do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng, nhưng một số trường hợp có thể là dấu hiệu của ung thư vú, cần được thăm khám và tầm soát sớm.

Nguyên nhân gây phát ban da vú

Tình trạng ngực phát ban ở mỗi người khác nhau về vị trí, hình thái và mức độ. Bên cạnh đó, phát ban ngực cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là những yếu tố sau:

1. Áp-xe vú

Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng, đỏ, đau và có thể có mủ do vi khuẩn gây ra. Ở những chị em đang cho con bú, áp xe vú có thể là do viêm vú không được điều trị, còn ở những chị em không cho con bú, áp xe vú thường là hậu quả của chứng giãn ống tuyến vú .

1. Ung thư vú dạng viêm

Ung thư vú dạng viêm là một dạng ung thư vú hiếm gặp và nguy hiểm. Căn bệnh này thường xuất hiện dưới dạng phát ban hoặc vùng da bị kích thích. Ngoài ra, ung thư vú dạng viêm còn ngăn chặn các mạch bạch huyết trong da vú.

3. Áp xe tuyến bã dưới quầng vú

Áp xe dưới quầng vú là khối nhiễm trùng chỉ gặp ở khu dưới quầng vú [quầng vú là vùng da thẫm màu xung quanh núm vú]. Khi tuyến bã dưới quầng vú bị áp xe, phát ban da vú là điều khó tránh khỏi.

4. Viêm vú

Viêm vú là tình trạng các mô vú bị sưng viêm, thường xảy ra ở những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, tất cả chị em phụ nữ, đặc biệt là người hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường đều nên cẩn trọng với bệnh viêm vú. Các triệu chứng của viêm vú phát triển nhanh, bao gồm: Ban đỏ, đau, da ấm khi chạm vào, sốt…

Viêm vú có thể gây phát ban đỏ và đau quanh vú

5. Viêm da núm vú

Viêm da núm vú là tình trạng phát ban đỏ, có vảy trên và hình thành xung quanh núm vú. Phát ban núm vú có thể gây ngứa hoặc không ngứa.

6. Bệnh Paget vú

Paget vú là một loại ung thư vú hiếm gặp [chiếm khoảng 1-4% trong tất cả số ca ung thư vú]. Ban đầu, bệnh chỉ ảnh hưởng đến da núm vú, sau đó có thể lan sang quầng vú.

Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh paget vú là phát ban vú ngứa ran, đỏ trên núm vú; da bong tróc, sần sùi và dần dần dày lên; xói mòn núm vú hoặc núm vú thụt vào trong; rò rỉ dịch màu vàng từ núm vú…

7. Giãn ống tuyến vú

Giãn ống dẫn sữa là tình trạng ống dẫn sữa bị mở rộng, đôi khi có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng như núm vú tiết dịch đặc, trắng như kem đánh răng, đỏ và đau ở núm vú, rò núm vú [thỉnh thoảng]…

8. Một số bệnh lý khác

Ngoài những bệnh liên quan đến vú, phát ban ở ngực còn xuất phát từ những bệnh lý da liễu điển hình, chẳng hạn:

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng [chàm] là tình trạng da khô, ngứa, mẩn đỏ và viêm da. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, trong đó có da vú.

Nấm da Candida

Bệnh nấm da Candida là nhiễm trùng da và niêm mạc da do nấm men gây ra, phổ biến nhất là Candida albicans. Khi nhiễm loại nấm này, trên da sẽ xuất hiện những đốm màu đỏ, ngứa, rát và có thể sưng lên. Những vùng da thường ẩm ướt, ít thông thoáng sẽ dễ bị nấm men xâm nhập, bao gồm nếp nhăn dưới vú.

Viêm mô tế bào [nhiễm trùng da và mô dưới da dễ lan rộng]

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở các lớp sâu của da. Bệnh thường khởi phát đột ngột và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm da vú

Viêm da vú là tình trạng da xung quanh vùng vú bị viêm đỏ, ngứa và đau rát. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, vùng phát ban da vú sẽ khu trú tại một điểm nhỏ hoặc lan tỏa rộng trên bề mặt da vú.

Phát ban và phù mạch trong mề đay

Mề đay là tình trạng da phát ban, biểu hiện đặc trưng với các nốt sần và ngứa. Khi người bệnh nổi mề đay không được điều trị sớm và đúng cách sẽ có thể đối diện nguy cơ phù mao mạch dị ứng: sưng phù mặt, mi mắt, môi…

Bệnh mề đay hình thành những vùng ban đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm ngực

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch mạn tính tức hệ thống miễn dịch tự tấn công chính các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh gây ra các mảng da đỏ, ngứa ngáy và có vẩy trắng.

Ghẻ

Ghẻ là bệnh ngoài da do một loại ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei hominis [cái ghẻ] gây ra.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là một bệnh lý mạn tính thường gặp, đặc trưng bởi những ban đỏ hoặc bong tróc vảy. Ngoài những mảng ban đỏ, khô hiện diện ở chân mày, mang tai, da đầu… chị em mắc bệnh lý này có thể nhận thấy da vú phát ban.

Bệnh zona

Bệnh zona [dân gian hay gọi giời leo] là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster [VZV] – virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Triệu chứng đặc trưng của bệnh zona là nổi ban đỏ và dần dần biến thành mụn nước, tập trung theo từng đám.

Bên cạnh những bệnh lý đã kể tên, phát ban ở ngực còn được cho là liên quan đến các vấn đề như dị ứng với thực phẩm, phản ứng với một số loại thuốc, kích ứng với đồ trang sức, xà phòng, nước hoa hoặc dị ứng với các kháng nguyên ngoài trời như cỏ, phấn hóa, lông thú nuôi…

Dấu hiệu đi kèm phát ban da vú

Phát ban vú thường đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Tùy thuộc từng nguyên nhân, chị em có thể nhận thấy phát ban xảy ra cùng với những biểu hiện sau đây:

  • Đỏ, ấm hoặc sưng và đôi khi bầm tím.
  • Ngứa ngáy và đau.
  • Tạo mủ hoặc tiết dịch.
  • Ho, sổ mũi, đau họng, sốt và ớn lạnh.
  • Nhức đầu.
  • Cứng khớp và đau khớp.
    Phát bạn vú đi kèm với triệu chứng sốt cần đến gặp bác sĩ thăm khám ngay lập tức

Ngực phát ban không chỉ là vấn đề da liễu, mà có thể tiềm ẩn những bệnh lý nghiêm trọng, cần xử lý sớm. Vậy nên, để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến phát ban và những triệu chứng đi kèm nói trên, chị em nên đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng.

Khi nào người bị phát ban ở vú cần gặp bác sĩ?

Các bác sĩ khuyến cáo, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra ngay khi chứng phát ban vú không đáp ứng với việc tự chăm sóc tại nhà. Đặc biệt, những trường hợp có các triệu chứng đi kèm phát ban như mô tả dưới đây, cần thăm khám ngay lập tức:

  • Sốt hoặc đau
  • Đau dữ dội.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng phát ban ngày càng nặng lên.
  • Vết thương lâu lành hoặc không lành.
  • Các vệt đỏ xuất phát từ điểm phát ban.
  • Có chất lỏng màu vàng hoặc màu xanh lá cây chảy ra từ những đốm phát ban.
  • Sờ thấy cục hoặc khối u bên dưới khu vực bị phát ban đỏ.
  • Sưng hạch bạch huyết ở nách hoặc cổ.
  • Núm vú phẳng hoặc thụt vào trong.
  • Da vú sần sùi như vỏ cam.

Việc điều trị chậm trễ có thể khiến bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, thay vì tự mua thuốc thoa/ bôi hoặc uống, chị em hãy dành thời gian đến bệnh viện kiểm tra nếu ngực phát ban nhiều ngày không khỏi.

Chẩn đoán phát ban da vú

Đối với phát ban ở ngực, quá trình thăm khám và chẩn đoán sẽ được tiến hành tuần tự từ khám lâm sàng đến cận lâm sàng, cụ thể như sau:

1. Khám thực thể

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào việc quan sát hình thái lớp da bên ngoài, bao gồm: hình dạng, mật độ, màu sắc, kích cỡ, cảm giác đau và phân bố của đốm ban trên da vú. Cùng với đó, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để thu thập một số thông tin về tiền sử bệnh, thời gian xuất hiện phát ban, cơ địa dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng…

2. Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để tìm dị nguyên gây dị ứng cũng như xác định yếu tố nhiễm khuẩn, từ đó loại trừ nguyên nhân gây phát ban da vú.

3. Sinh thiết da

Đây là thủ thuật được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh da liễu. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô da nhỏ ở vùng phát ban để tiến hành sinh thiết dưới kính hiển vi.

3. Siêu âm vú

Trường hợp phát ban ở ngực phát hiện có cục u, bác sĩ sẽ chỉ định làm siêu âm để đánh giá tình trạng khối u vú. Kết quả siêu âm sẽ giúp bác sĩ kết luận u vú là u ác tính hay lành tính để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Quá trình chẩn đoán phát ban vú có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Chị em nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng quy trình, đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Phát ban da vú có nguy cơ ung thư vú không?

Hầu hết các trường hợp phát ban ở ngực không liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, như đã chỉ ra ở phần nguyên nhân, da vú phát ban có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú dạng viêm hoặc bệnh Paget vú – một loại ung thư hiếm gặp, thế nên chị em cần đến bệnh viện kiểm tra và tầm soát sớm. Phát hiện sớm giúp tăng cơ hội điều trị thành công nếu có ung thư, nhờ đó bảo tồn tuyến vú và phục hồi sức khỏe tối ưu.

Cách điều trị phát ban ở ngực

Điều trị phát ban ngực phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, phác đồ chữa trị phát ban ở vú của mỗi người có thể khác nhau, chẳng hạn:

1. Phát ban da thông thường

Đối với phát ban do viêm da kích ứng, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi steroid, kết hợp tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng, bao gồm cả xà phòng, mỹ phẩm gây phản ứng dị ứng hoặc các chất liệu quần áo không phù hợp… Đối với phát ban do nhiễm virus, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus, thuốc giảm đau và hướng dẫn nghỉ ngơi khoa học.

Thoa thuốc để làm dịu các nốt ban trên ngực

Nếu chị em đang cho con bú, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị riêng. Điều này nhằm tránh một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.

2. Ung thư vú dạng viêm

Nếu xác định phát ban vú xuất phát từ bệnh ung thư vú dạng viêm, bác sĩ sẽ ngay lập tức lên phác đồ chữa trị để kịp thời kiểm soát bệnh, giúp bảo tồn tuyến vú cũng như sức khỏe của chị em.

3. Viêm vú

Điều trị viêm vú chủ yếu dựa vào thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Bác sĩ lưu ý, các triệu chứng của viêm vú ung thư vú dạng viêm có thể giống nhau, thế nên nếu sau một thời gian chữa viêm vú, triệu chứng phát ban ở ngực không biến mất hoàn toàn, người bệnh cần tái khám để chẩn đoán nguy cơ ung thư vú dạng viêm.

4. Áp xe vú

Phương pháp điều trị áp xe vú là dẫn lưu mủ từ vùng bị nhiễm bệnh ra ngoài. Nếu vùng nhiễm trùng nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng ống tiêm và kim tiêm để loại bỏ mủ dưới sự dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm. Nếu phạm vi nhiễm trùng lớn, bác sĩ có thể cần phải rạch một vết nhỏ để dẫn lưu mủ..

5. Giãn ống tuyến vú

Các triệu chứng giãn ống tuyến vú thường có thể tự cải thiện mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào. Tuy nhiên, một số trường hợp cần chườm ấm và uống kháng sinh để ống tuyến vú nhanh bình phục. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu loại bỏ ống tuyến vú bất thường.

6. Bệnh Paget vú

Điều trị bệnh Paget vú cũng như bất kỳ bệnh ung thư vú nào khác. Một người có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ khối u và xạ trị, hoặc phẫu thuật cắt bỏ vú nếu bệnh ở giai đoạn nặng.

Song song với các biện pháp điều trị y khoa, những cách chăm sóc sức khỏe khoa học tại nhà cũng hữu ích trong quá trình cải thiện phát ban và các triệu chứng liên quan, bao gồm ngứa và đau.

Cải thiện phát ban da vú tại nhà thế nào?

Khi vùng ngực bị phát ban, mọi người nên áp dụng những cách tự chăm sóc khoa học để cải thiện tình trạng này một cách tốt nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc phát ban ở ngực tại nhà, người bệnh có thể tham khảo:

  • Tắm nước ấm hoặc đắp khăn ấm lên vùng da bị phát ban trong vài phút để làm dịu mẩn đỏ.
  • Thoa kem dưỡng ẩm không mùi.
  • Không gãi, không chà xát, tác động mạnh lên vùng da bị phát ban.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Tránh mặc đồ lót quá chật, quần áo bó sát cơ thể.
  • Ngưng sử dụng các hóa chất tác động lên da như xà phòng, sữa tắm,…
  • Tránh mặc áo ngực quá chật, bó sát cơ thể. .
  • Chú ý không làm trầy xước vùng da vú bị phát ban.

Phòng ngừa phát ban ở ngực [vú] như thế nào?

Phát ban ở ngực là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau và không phải căn bệnh nào cũng có thể ngăn chặn hoàn toàn. Điều này có nghĩa rất khó để phòng tránh tuyệt đối tình đối tình trạng phát ban vú. Dẫu vậy, chúng ta có thể giảm nhẹ nguy cơ phát ban vùng ngực nếu làm tốt những điều sau:

  • Duy trì vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, giữ cho vùng da ngực luôn sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm.
  • Không dùng chung khăn tắm hoặc quần áo với người khác.
  • Chủ động tránh các tác nhân gây dị ứng.
  • Đến gặp bác sĩ nếu da ngực phát ban không rõ nguyên nhân dù đã thực hiện lối sống khoa học.

Phát ban ở ngực [vú] không nguy hiểm nếu là triệu chứng của bệnh da liễu. Ngược lại, đây cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú, nên cần thăm khám và tầm soát sớm.

Tại sao cho con bú lại ngứa đầu tí?

Một số bà mẹ nghĩ rằng nhũ hoa là một nơi không tiếp xúc bên ngoài và cũng không tiết dịch như vùng kín nên sẽ sạch sẽ và không cần thay áo lót thường xuyên. Tuy nhiên, khi cho con bú, có thể sữa sẽ đọng lại, việc không vệ sinh sạch sẽ, sẽ khiến cho cặn bẩn tích tụ và gây ngứa xung quanh nhũ hoa.

Tại sao nhũ hoa bị thâm ở tuổi dậy thì?

Tại sao nhũ hoa bị thâm ở tuổi dậy thì? Câu trả lời là trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động của hormone, màu sắc nhũ hoa có thể trở nên sậm hơn so với trước. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi bé gái kết thúc giai đoạn dậy thì.

Làm thế nào để hết ngứa đầu tí?

Thường thì ngứa núm vú hay tuyến vú sẽ giảm sau khi bạn được thăm khám và chữa trị các nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa đầu ti. Những cách khác bạn có thể áp dụng để giảm nhẹ sự ngứa ngáy khó chịu là sử dụng thuốc không kê đơn hoặc chăm sóc da bằng việc tắm rửa bằng xà phòng nhẹ cùng nước ấm.

Nhũ hoa bị thâm đen phải làm sao?

Làm hồng nhũ hoa bằng laser kết hợp với tinh chất Peeling được coi là công nghệ trị thâm nhũ hoa tối ưu nhất hiện nay. Tinh chất Peeling được thoa lên vùng da thâm sạm ở nhũ hoa, thẩm thấu sâu trong da, ngăn cản các hắc sắc tố sản sinh, đồng thời phân giải melanin ở trong da.

Chủ Đề