Biển là gì, đảo là gì

[5] Thềm lục địa: Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước nào có thềm lục địa tự nhiên quá rộng thì thềm lục địa có thể mở rộng ra không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều sẽ mang những đặc điểm khác nhau về lãnh thổ, có quốc gia sẽ tiếp giáp với biển, có quốc gia sẽ không. Tuy nhiên, với quy định của Luật biển quốc tế được có hiệu lực thì mỗi quốc gia đều sẽ có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc quy định các quy chế pháp lý về đảo, quần đảo lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Vậy, đảo, quần đảo là gì?

Luật Biển Việt Nam năm 2012, Điều 19 quy định:

“1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”.

Trên thực địa, có đảo nổi - khi thuỷ triều lên cao nhất vẫn không bị ngập nước, có đảo chìm - khi nước thuỷ triều lên thì bị ngập. Đảo có thể nằm riêng biệt, có thể nằm cạnh nhau tạo thành những quần đảo [như quần đảo Philippin có tới trên 7.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành]. Tuỳ theo vị trí tọa lạc, có thể chia đảo thành ba loại: đảo lục địa, đảo của đới chuyển tiếp từ lục địa đến đại dương và đảo đại dương. Ngoài ra, tuỳ theo lịch sử hình thành, đảo có thể được phân thành 2 loại: đảo núi lửa và đảo san hô. Đảo núi lửa xuất hiện do kết quả hoạt động của núi lửa ở đáy biển. Đảo san hô được hình thành do sản phẩm của các quần thể san hô, đá vôi san hô.

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 [gọi tắt là Công ước năm 1982] đã khẳng định: “Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” [Điều 121]. “Quần đảo là một nhóm các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối giữa và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử” [Điều 46]. Như vậy, nội hàm khái niệm về đảo, quần đảo trong Luật Biển Việt Nam là thống nhất với Công ước năm 1982.

Căn cứ theo Điều 20 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, quy định về các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo như sau:

+ Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

+ Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

+ Nội thủy của các đảo, quần đảo được xác định theo Điều 9 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

“ Điều 9. Nội thuỷ

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.”

+ Lãnh hải của các đảo, quần đảo được xác định theo Điều 11 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

“ Điều 11. Lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.”

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải của các đảo, quần đảo được xác định theo Điều 13 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

“ Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.”

+ Vùng đặc quyền kinh tế của các đảo, quần đảo được xác định theo Điều 15 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

“ Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.”

+ Thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo Điều 17 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

“ Điều 17. Thềm lục địa

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.”

Khái niệm biển đảo là gì?

Theo Công ước Luật biển 1982 thì đảo được hiểu một vùng đất hình thành một cách tự nhiên xung quanh được bao bọc bởi nước mà khi thủy triểu lên thì vùng đất này vẫn không bị nhấn chìm.

Khái niệm quần đảo theo Luật Biển Việt Nam là gì?

Theo Luật Biển Việt Nam 2012 định nghĩa: Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Khái niệm chủ quyền biển đảo là gì?

Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Trong vùng này, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.

Dạo và bán đảo là gì?

Nếu đảo là vùng đất bị bao phủ bốn mặt bởi nước biển thì bán đảo là một mảnh đất bị nước che phủ bởi ba mặt. Một hòn đảo tách rời hoặc một phần đất biệt lập còn bán đảo không phải một phần tách biệt hoặc một phần đất biệt lập mà có một mặt gắn với đất liền.

Chủ Đề