Bieu hien bệnh tay chân miệng là gì năm 2024

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây nên, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Giai đoạn khởi phát của tay chân miệng, trẻ có dấu hiệu đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy….Giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có triệu chứng viêm loét miệng, sốt (37,5-38 độ C), phát ban dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủyu tay, mông.

Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phụ dần sau 7-10 ngày. Tuy nhiên cũng có một tỉ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… thậm chí dẫn đến tử vong.

Bieu hien bệnh tay chân miệng là gì năm 2024

Tay chân miệng có triệu chứng phát ban dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủyu tay, mông.

Trong trường hợp trẻ có 1 trong 3 triệu chứng dưới đây, cha mẹ không nên chủ quan tự theo dõi tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. 3 dấu hiệu gồm:

- Trẻ sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt

- Trẻ giật mình: Trẻ mắc tay chân miệng có biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ nhớ chú ý để phát hiện triệu chứng này ở trẻ ngay cả khi trẻ đang chơi và quan sát xem tần xuất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Trẻ quấy khóc dai dẳng, kéo dài: Trẻ quấy khóc nhiều, thậm chí quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ rằng do bé có các nốt đau trong miệng nên quấy khóc nhưng thực tế đây là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau khiến trẻ kém ăn có thể dẫn đến hạ đường máu. Cha mẹ cần khắc phục bằng cách:

- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo loãng, sữa…

- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn như: Tắm cho trẻ bằng các loại nước tắm có tính sát trùng nhẹ như: nước lá chè xanh, lá chân vịt…

- Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thường ngoài da sau khi tắm

Bieu hien bệnh tay chân miệng là gì năm 2024

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo loãng, sữa…

Phòng ngừa tay chân miệng

-Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tại ra kháng thể với một loại virus nhất định. Trẻ có thể mắc tay chân miệng trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirrus. Do vậy cần phòng bệnh trong cộng đồng là biện pháp tốt bảo vệ trẻ khỏi tay chân miệng.

- Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi bế ẵm trẻ, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ.

- Nên ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

- Không mớm thức ăn cho trẻ

- Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống và đồ chơi khi chưa được khử trùng

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà, tay vịn cầu thang…bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng và năm nào cũng có thời điểm bùng phát dịch này. Chủ động nắm bắt các biểu hiện của bệnh tay chân miệng chính là cách giúp cha mẹ kịp thời xử trí và điều trị cho con trẻ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị, phòng ngừa bệnh, mời quý bậc phụ huynh cùng theo dõi các thông tin do MEDLATEC chia sẻ trong bài viết sau.

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây lan qua con đường nào?

Bệnh tay chân miệng thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus và có thể lây từ người sang người. Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất khi bị mắc căn bệnh này. Thời điểm lý tưởng nhất để virus phát tán trong cộng đồng đó là giai đoạn ủ bệnh, bởi vì thời gian này biểu hiện của bệnh chưa bộc lộ rõ nên rất khó để phát hiện.

Dưới đây là những con đường lây truyền virus tay chân miệng ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý:

  • Virus lây qua giọt bắn, dịch tiết từ miệng và mũi, thậm chí là chất thải của người bệnh.
  • Trẻ cầm nắm đồ vật, đồ dùng, đồ chơi bị nhiễm virus.

Bieu hien bệnh tay chân miệng là gì năm 2024

Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu và phải sinh hoạt tại môi trường tập thể như lớp học. Do đó, các bậc phụ huynh hãy chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để tránh nguy cơ lây nhiễm từ các nguồn bệnh nêu trên.

2. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ qua các giai đoạn

Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà triệu chứng tay chân miệng ở mỗi thời kỳ sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh:

Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh còn chưa rõ ràng và thường kéo dài trong khoảng 3 - 6 ngày.

Giai đoạn khởi phát:

Ở giai đoạn này bệnh sẽ bao gồm những biểu hiện như:

  • Trẻ bị sốt từ nhẹ đến cao: ban đầu là 37,5 - 38 độ C, sau đó cao dần từ 38 - 39 độ C.
  • Đau răng và miệng, chảy nhiều dãi.
  • Đau họng, biếng ăn.
  • Tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát:

  • Trẻ xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng, lợi, má, lưỡi. Đường kính của vết bỏng nước khoảng 2 - 3mm. Chúng rất dễ vỡ khi có ma sát khiến trẻ bị đau đớn khi ăn uống.
  • Phát ban tại các vị trí khác nhau, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân, mông. Những nốt phát ban có hình bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, có thể nằm ẩn hay mọc lồi trên da, không gây đau ngứa.
  • Biểu hiện toàn thân: ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trẻ có dấu hiệu rối loạn tri giác, bị co giật thậm chí là mê sảng.

Bieu hien bệnh tay chân miệng là gì năm 2024

Bệnh tay chân miệng khiến vùng da quanh miệng trẻ xuất hiện những vết loét

Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có chung những biểu hiện của bệnh tay chân miệng nêu trên. Đôi khi trẻ chỉ bị loét miệng và không có nhiều biểu hiện đặc trưng. Tình trạng này dễ khiến cha mẹ bị nhầm với hiện tượng loét miệng thông thường. Có những trẻ lại xuất hiện hồng ban xen lẫn bóng nước, hoặc chỉ có một trong hai biểu hiện này.

Khi nhận thấy các dấu hiệu nêu trên ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có chỉ định điều trị phù hợp. Ở những bé bị nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh có thể thuyên giảm sau 7 - 10 ngày. Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện lạ cho thấy bệnh tình chuyển biến nặng như dưới đây thì cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay:

  • Sốt cao kéo dài (trên 39 độ C).
  • Ngủ nhiều mê man, ngủ gà, lơ mơ.
  • Không chơi, mệt mỏi, kém hoạt bát.
  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi, lạnh ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân.
  • Nhịp thở nhanh, khó thở, thở nông, khò khè, thở rút lõm lồng ngực, ngưng thở.
  • Ngồi không vững, run tay chân, run người, đi đứng loạng choạng.

3. Cách để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh và dễ dàng, có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Thêm vào đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tay chân miệng có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh (viêm não, viêm màng não, viêm não tủy,...) hay biến chứng và hô hấp và tim mạch (tăng huyết áp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch,...).

Do vậy, việc phòng ngừa căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết cần có sự hợp tác của các bậc phụ huynh thông qua thực hành những biện pháp sau:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi, thực phẩm luôn phải đảm bảo vệ sinh.
  • Nguồn thực phẩm của trẻ không được nhiễm hóa chất và các chất độc hại, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ về nguồn nước uống và sinh hoạt.
  • Các vật dụng như đồ chơi, quần áo, dụng cụ ăn uống mà trẻ dùng cũng phải được rửa sạch và tiệt trùng thường xuyên.
  • Không mớm cơm hay nhai cơm cho trẻ ăn vì sẽ khiến vi khuẩn từ miệng người lớn lây sang trẻ.
  • Không để trẻ dùng chung khăn mặt, cốc nước, chậu rửa, bát thìa và đồ dùng cá nhân với những trẻ khác.
  • Không để trẻ ngậm đồ chơi hay mút tay.
  • Lau rửa, quét dọn nhà cửa thường xuyên, nhất là những nơi trẻ hay chơi như sàn nhà, phòng của bé, tay nắm cửa,...
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng thì hãy cho trẻ nghỉ học, theo dõi tại nhà và đưa trẻ đi khám để không làm lây nhiễm sang bạn khác.

Bieu hien bệnh tay chân miệng là gì năm 2024

Hãy thường xuyên vệ sinh đồ chơi và vật dụng cá nhân của trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị tay chân miệng

Nhìn chung bệnh tay chân miệng ở trẻ bùng phát và lây lan rất nhanh. Cha mẹ hãy chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa dịch tay chân miệng cho trẻ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Nếu trẻ có những triệu chứng lạ, hãy đưa trẻ đi khám tại những bệnh viện và phòng khám uy tín để trẻ được phát hiện, điều trị bệnh kịp thời tránh tình trạng gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo dịch vụ thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC với những ưu điểm sau đây:

  • Là đơn vị y tế quy tụ đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, kinh nghiệm dày dặn và luôn tận tâm với nghề.
  • MEDLATEC với hệ thống các Chuyên khoa đa dạng từ Truyền nhiễm, Khoa Nhi, Sản phụ khoa, Hô hấp, Tim mạch, Thần kinh, Khoa Ngoại,... sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thăm khám của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Dịch vụ do MEDLATEC cung cấp luôn đảm bảo tính toàn diện: từ khám lâm sàng, cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,...), điều trị nội khoa và ngoại khoa, tiêm chủng vắc xin,...
  • MEDLATEC trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP giúp đảm bảo chất lượng xét nghiệm luôn chính xác và nhanh chóng.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp quý bậc phụ huynh có thêm những thông tin hữu ích về biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Để được tư vấn và hỗ trợ, mời quý bậc phụ huynh liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.