Bộ nào phát triển nhất trong bộ linh trưởng

Cá rô phi có các giá trị về nhiệt độ 5,6oC, 30oC, 42oC; cá chép: 2oC,28oC, 44oC. Điều giải thích nào đúng đối với sự thích nghi về nhiệt độ của 2 loài cá trên?

A

Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì nhiệt độ cực thuận thấp hơn.

B

Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì nhiệt độ giới hạn dưới thấp hơn.

C

Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì nhiệt độ giới hạn dưới và giới hạn trên trên không quá thấp và quá cao so với cá chép.

D

Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt lớn hơn ở cá rô phi.

Trong lớp thú phải kể đến bộ linh trưởng thuộc ba họ khác nhau gồm họ cu li, họ khỉ, họ vượn, với 26 loài và phân loài. Trong đó có 5 loài, phân loài đặc hữu gồm voọc Cát Bà, voọc quần đùi trắng, voọc mũi hếch, chà vá chân xám, khỉ đuôi dài côn đảo. Thú linh trưởng được xem là những loài chỉ thị cho sức khỏe hệ sinh thái, thước đo của mức độ đa dạng sinh học, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với đời sống văn hóa, tinh thần và khoa học phục vụ con người.

Việt Nam đã tăng cường đầu tư, xây dựng và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học trong đó có các loài linh trưởng, với 2,2 triệu ha rừng đặc dụng được thành lập và 30 vườn quốc gia, 114 khu bảo tồn loài và sinh cảnh.

Tuy vậy, các loài thú linh trưởng Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, do nguyên nhân là hầu hết các loài linh trưởng đang phải sống trong các sinh cảnh nhỏ hẹp, bị chia cắt như quần thể voọc mũi hếch tại Hà Giang và Tuyên Quang, voọc cát bà tại Cát Bà – Hải Phòng, voọc quần đùi trắng tại Vân Long – Ninh Bình…

Bộ nào phát triển nhất trong bộ linh trưởng

Ngoài việc mất nơi sống, thiếu nguồn thức ăn, còn có hiện tượng suy thoái nguồn gen do đồng huyết, cận huyết đối với các loài linh trưởng. Bên cạnh đó, chất lượng rừng suy giảm, sự xâm lấn do các hoạt của con người, khả năng lây các bệnh dịch từ con người, nhiễu động nơi sống làm giảm khả năng sinh sản, sống sót của các loài thú linh trưởng.

Đặc biệt, nạn săn bắn, buôn bán trái phép các loài thú linh trưởng ngày càng gia tăng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhiều loài linh trưởng đến nguy cơ tuyệt chủng. Các loài linh trưởng bị săn bắn, buôn bán nhiều gồm chà vá chân nâu, chà vá chân xám, khỉ đuôi dài, vượn đen má trắng.

Hiện nay có duy nhất 1 trung tâm cứu hộ các loài thú linh trưởng tại Vườn quốc Cúc Phương được hình thành năm 1993, trung tâm đã cứu hộ trên 260 cá thể, sinh sản thành công 240 cá thể và tái thả lại tự nhiên trên 50 cá thể; còn các trung tâm cứu hộ khác như Sóc Sơn, Củ Chi, Cát Tiên mang tính chất cứu hộ đa loài. Các trung tâm cứu hộ này thiếu nguồn nhân lực, không có một cơ chế tài chính bền vững, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài trợ nước ngoài.

Để bảo tồn và phục hồi các loài thú linh trưởng, Việt Nam cần có một kế hoạch hành động quốc gia kịp thời và tổng thể, có chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi săn bắt, nuôi nhốt, giết mổ, buôn bán trái phép. Thành lập hệ thống trung tâm cứu hộ thú nói chung và linh trưởng nói riêng; quy hoạch hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn, trong đó ưu tiên cho các khu bảo tồn thú linh trưởng.

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trong đó ưu tiên, đặt hàng các nghiên cứu về phân bố, tập tính, bảo tồn các loài thú linh trưởng. Cần tổ chức chiến dịch tuyên truyền bảo vệ linh trưởng, đặc biệt nhắm đến đối tượng săn bắn, tiêu thụ thú linh trưởng.

Đồng thời, nước ta nên có quy định cụ thể quản lý các loại dụng cụ súng, bẫy săn, phát triển các mô hình du lịch sinh thái bền vững và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia.

Những biện pháp có thể tạo ra giống mới hoặc loài mới là 1. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy tế bào lai phát triển thành cơ thể và nhân lên thành dòng. 2. Nuôi cấy hạt phấn tạo thành dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng. 3. Nuôi cấy tế bào Soma thành mô sẹo để phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng. 4. Chọn dòng tế bào soma có biến dị, nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh và nhân lên thành dòng. 5. Gây đột biến, chọn lọc dòng đột biến mong muốn và nhân lên thành dòng. Tổ hợp đúng là:

Não linh trưởng đã được tiến hóa và phát triển rất cao, xét về tỷ trọng so với trọng lượng cơ thể thì loài linh trưởng có não lớn nhất so với các loài động vật. Cấu tạo này đem lại khả năng phát triển cao hơn của loài này so với các loài khác. Sự phát triển của não khỉ, một loài linh trưởng cũng như vậy.

Tại sao các loài linh trưởng thông minh?

TS Lê Khắc Quyết, Khoa Sinh học, Đại học Khao học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những người hiếm hoi nghiên cứu về loài linh trưởng cho biết, bộ Linh trưởng (Primates) bao gồm con người (humans), các loài vượn người (apes), các loài khỉ hầu (monkeys) và các loài bán hầu (prosimians). Loài bán hầu là nhóm linh trưởng nguyên thủy, có quan hệ gần với tổ tiên của tất cả các loài linh trưởng hiện nay. So với các loài khác, loài linh trưởng có bộ não lớn bất thường so với kích thước cơ thể và thông minh hơn. Điều này đặc biệt đúng với các loài linh trưởng có thân hình lớn. Khi các con tinh tinh nhìn vào gương, chúng tự nhận ra chúng. Sự tự nhận thức này đặc biệt hiếm trong giới động vật. Trước đây các nhà nhân chủng học tự nhiên cho rằng trí thông minh cao tương đối của các loài linh trưởng hình thành do chọn lọc tự nhiên trong quá trình tạo ra công cụ lao động. Tuy nhiên, so với các tổ ong hay tổ mối có cấu trúc vô cùng phức tạp thì điều này không đúng.

Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, não của các loài linh trưởng này được chọn lọc chủ yếu bởi tự nhiên, các mối quan hệ xã hội phức tạp. Mối quan hệ giữa các kỹ năng xã hội và trí thông minh có thể được thấy trong sự điều hành của các xã hội tinh tinh. Sự thành công của một cá thể thường đòi hỏi nó phải có khả năng học hỏi từ các cá thể khác, sáng tạo ra các tập tính mới, hiểu tình trạng và cảm xúc của các thành viên khác trong đàn và có thể sử dụng kiến thức này để đạt được các lợi thế. Các cá thể học hỏi cách làm thế nào để tác động và lôi kéo các cá thể khác. Các con đực trưởng thành cũng đồng nghĩa trở thành chuyên gia lừa gạt, dối trá và mưu mô. Một nghiên cứu thần kinh học đã phát hiện có một dạng lớn đặc biệt của một tế bào thần kinh hình con suốt trong não linh trưởng. Những tế bào thần kinh này nằm trong các khu vực của não bộ tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng.

Bộ nào phát triển nhất trong bộ linh trưởng
Ảnh minh họa.

Cảm xúc như con người

TS Lê Khắc Quyết cũng cho rằng, qua nghiên cứu cho thấy rất nhiều loài linh trưởng có những biểu hiện cảm xúc rất đa dạng và giống với những cảm xúc mà con người có. Đặc biệt là với các loài như Dã nhân (Gorilla), Tinh tinh (Chimpazee)... có những biểu hiện tình cảm giống với con người. Các loài linh trưởng là những loài thông minh và có khả năng thích nghi rất cao với các điều kiện môi trường khác nhau. Trong tiến hóa của các loài linh trưởng, có sự giảm theo trình tự kích thước mũi và trung khu khứu giác trên não. Các loài vượn cáo rất giống với các loài linh trưởng cách đây 50 - 60 triệu năm. Phần lớn các loài khỉ hầu và vượn người tiến hóa với mũi nhỏ tương đối như chúng ta, trong khi đó các loài vượn cáo có mõm dài giống như các loài cáo và gấu trúc Mỹ. Phần lớn các loài thú có cùng số lượng gene quy định các thụ cảm mùi vị ở mũi của chúng. Tuy nhiên, đa phần các gene này ở người không có chức năng như vậy. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 1.000 gene thụ cảm khứu giác ở người thì chỉ có khoảng 347 gene có chức năng. Các gene còn lại có những biến đổi làm cho chúng bất hoạt. Con người chúng ta có khả năng khứu giác kém với những hợp chất hóa học chuội ngắn nhưng tốt trong việc phân biệt các chuỗi dài phức tạp.

Sự phát triển này nằm trong chuỗi chu trình tiến hóa. TS Lê Khắc Quyết cho hay, trong khi các loài linh trưởng co lại theo tiến trình nhiều triệu năm tiến hóa, có sự tăng ngược lại với khả năng nhìn của chúng. Nhiều loài có khả năng nhìn giống như con người. Tất cả các loài linh trưởng đều có khả năng nhìn bằng hai mắt với các thị trường trùng lặp quan trọng, kết quả là chúng có khả năng cảm nhận không gian ba chiều trong cùng một thời điểm. So với các loài động vật khác, não của loài linh trưởng lớn so với kích thước cơ thể chúng. Các vùng trên não được tham gia vào việc sử dụng tay, điều phối hoạt động của tay và mắt, sự nhìn lập thể có khả năng mở rộng đặc biệt. Những đặc điểm này có thể được chọn lọc tự nhiên do sự tiện ích của chúng đối với sự di chuyển trên cây và tìm thức ăn trong môi trường.

Tổ chức xã hội của các loài linh trưởng là phức tạp. Các loài linh trưởng được xem là những loài có tổ chức xã hội chặt chẽ và rất đa dạng về hình thức xã hôi (đời sống) như sau: Đơn lẻ như các loài cu li, các loài khỉ mắt trố (tarsiers)... Một vợ - một chồng như các loài vượn. Một đực - nhiều cái, như nhiều loài khỉ ăn lá. Nhiều đực - nhiều cái. Một cái - nhiều đực như một số loài khỉ sóc ở Nam Mỹ. Các loài động vật khác cũng có tổ chức xã hội chặt chẽ như ong, kiến, mối; các loài chim và thú khác.

Vượn lớn có thể tư duy như đứa trẻ 4 tuổi

Nếu không kể những khác biệt về hình thức, con người thực sự giống với các loài vườn người châu Phi về giải phẫu và di truyền, đặc biệt là các loài tinh tinh. So sánh về kiểu gene cho thấy, AND của con người và tinh tinh giống nhau đến 98,5%. 1,5% khác nhau ở các đoạn AND lặp. Con người có sự khác biệt lớn về các gene quy định việc kiểm soát tốc độ, khứu giác, thính giác, tiêu hóa protein và nhạy cảm. Những sự khác biệt này là do chúng ta đã tiến hóa so với chung từ cách đây 6 - 7 triệu năm. Những khác biệt đó tạo cho việc đứng thẳng và đi bằng hai chân, não bộ lớn hơn và có giọng nói của con người trở nên khác biệt.

Não bộ của con người lớn hơn gấp 2 - 3 lần so với vượn người lớn. Quan trọng hơn, tỷ lệ não bộ so với cơ thể người đặc biệt lớn hơn và vỏ não lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt là con người có khả năng giao tiếng bằng âm thanh phức tạp hơn nhiều so với các loài linh trưởng. Con người cũng là động vật duy nhất biết sử dụng ký hiệu như một phương tiện giao tiếp. Con người cũng có nhiều kiểu tổ chức xã hội phức tạp và đa dạng hơn. Đặc điểm khác biệt nhất là con người có khả năng tư duy tạo ra những công nghệ mới. Tuy nhiên, các loài vượn lớn cũng là những loài vật thông minh đáng kể, chúng có khả năng tư duy tương đương với một đứa trẻ 3 - 4 tuổi. Điều này đủ cho phép chúng học hỏi và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của người câm, điếc ở mức độ sơ đẳng.

Hiện vẫn chưa rõ ràng về số lượng các loài linh trưởng. Các con số khác nhau phụ thuộc vào các quan điểm phân loại học của mỗi nhà phân loại học linh trưởng. Một số tác giả cho rằng, có hơn 350 loài, nhưng số khác lại nêu chỉ có khoảng 190 loài linh trưởng hiện có trên Trái Đất. Sự không rõ ràng này hy vọng có thể được giải quyết phần nào trong tương lai với sự trợ giúp của công nghệ sinh học, đặc biệt những ứng dụng phân tích trình tự AND trong phân loại học.