Bộ tiêu chuẩn iso 14000 gồm bao nhiêu nhóm chính

Khẳng định tầm quan trọng của ISO 14000 đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cung cấp các công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp các đơn vị này nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trường.

Nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 như một phương pháp hữu hiệu hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa.

Hiện nay, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 như một phương pháp hữu hiệu hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường.

Cụ thể, ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo dõi ảnh hưởng của tổ chức, doanh nghiệp đến môi trường. Từ đó, giảm thiểu tác động gây tổn hại đến môi trường cũng như đưa ra phương pháp quản lý và cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào áp dụng tiêu chuẩn này.

Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là đưa cho các tổ chức khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với các nhu cầu về kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình, bản chất, và vận dụng vào các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ...

Khẳng định tầm quan trọng của ISO 14000 đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cung cấp các công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp các đơn vị này nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Để xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, doanh nghiệp phải có sự cam kết và đưa ra một chính sách môi trường được toàn thể nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Ngoài ra, phải thực hiện kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường liên quan đến doanh nghiệp.

ISO 14000 gồm nhiều tiêu chuẩn, bao gồm: Các hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems): ISO 14001, ISO 14004; - Các đánh giá về môi trường (Environmental Auditing): ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012; Các đánh giá về hoạt động môi trường (Environmental Performance Evaluation): ISO 14021; Các đánh giá về hoạt động môi trường (Environmental Performance Evaluation): ISO 14021; Đánh giá vòng đời (Life-cycle Assessment): ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042, ISO 14043; Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (Environmental Aspects in Product Standards): ISO 14060.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996. Trải qua nhiều cải tiến, cập nhật để phù hợp với bối cảnh thực tế ở mỗi thời điểm, hiện nay bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có tổng cộng 17 tiêu chuẩn. Tại sao tiêu chuẩn ISO 14000 được xem như “chìa khóa phát triển bền vững” của doanh nghiệp? Hãy cùng Môi trường Hợp Nhất theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Bộ tiêu chuẩn iso 14000 gồm bao nhiêu nhóm chính

1. Các tiêu chuẩn chính trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, xác định và kiểm kê khí nhà kính, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, v.v… Dưới đây là một số tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000.

- ISO 14001: Đặc điểm kỹ thuật của Hệ thống quản lý môi trường;

- ISO 14004: Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ;

- ISO 14006: Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn kết hợp thiết kế sinh thái.

- ISO 14010 – ISO 14015: Kiểm toán môi trường và các hoạt động liên quan.

- ISO 14012: Hướng dẫn kiểm toán môi trường – Tiêu chuẩn năng lực đối với kiểm toán viên môi trường.

- ISO 14020 – 14025: Nhãn mác & phát minh môi trường

- ISO 14031: Đánh giá các hoạt động môi trường;

- ISO 14031 – ISO 14032: Đánh giá hiệu suất môi trường.

- ISO 14040 – ISO 14043: Đánh giá vòng đời của sản phẩm

- ISO 14046: Quản lý môi trường – Dấu chân nước

- ISO 14050: Từ vựng về quản lý môi trường

- ISO 14064: Khí nhà kính: Đo lường và giảm khí nhà kính phát thải.

- ISO guide 64: Hướng dẫn đề cập tới khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm.

Bộ tiêu chuẩn iso 14000 gồm bao nhiêu nhóm chính

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000

Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời cung cấp các phương pháp quản lý và cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này. Vì vậy, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000.

3. Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 vào sản xuất, kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

3.1. Tuân thủ đúng quy định về bảo vệ môi trường

Áp dụng tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Vì vậy, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro pháp lý và bị xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường.

3.2. Cải thiện hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp

- Tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tiết kiệm chi phí hạch toán môi trường, nhờ vậy giúp tối ưu chi phí cho việc vận hành doanh nghiệp.

- Giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nhờ việc giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường và chi phí xử lý rác thải nên giảm bớt các khoản đóng thuế về môi trường.

- Giảm thiểu sử dụng năng lượng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho bản thân doanh nghiệp và cả toàn xã hội.

3.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Tiêu chuẩn ISO 14000 là giấy thông hành giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là những nơi có yêu cầu khắt khe về môi trường.

- Nâng cao độ uy tín trong mắt khách hàng và đối tác.

3.4. Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền và cộng đồng

- Nâng cao nhận thức về quản lý môi trường và ý thức bảo vệ môi trường;

- Giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các quy định về môi trường;

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền và cộng đồng.

- Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các tổ chức xã hội.

Bộ tiêu chuẩn iso 14000 gồm bao nhiêu nhóm chính
Tiêu chuẩn ISO hướng đến là bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa)

Để xây dựng và áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường, doanh nghiệp cần có sự cam kết và đưa ra chính sách môi trường được tất cả các thành viên trong công ty nhất trí. Ở nước ta, nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 như một giải pháp hữu hiệu nhằm hướng đến các mục tiêu bảo vệ môi trường.

Tóm lại, tiêu chuẩn ISO 14000 giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO: 14000 giúp doanh nghiệp nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với môi trường và có các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường.

4. Tài liệu tham khảo

Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo nội dung và hình ảnh từ các nguồn tổng hợp.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường cần tra cứu, cập nhật hiệu lực pháp luật của từng điều luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!