Bổ trung ích khí sinh tân chỉ khát là gì năm 2024

Thạch hộc là thân tươi hay khô của nhiều loài thạch hộc: hoàn thảo thạch hộc (thạch hộc hoa gừng); mã tiên thạch hộc, hoàng thảo thạch hộc; thiết bì thạch hộc hoặc kim thoa thạch hộc, họ lan. Thạch hộc mọc hoang hay được trồng.

Thạch hộc thu hái quanh năm; cuối xuân, hạ và thu thì càng tốt. Dùng tươi thì sau khi thu hái, bỏ đất là được, để chỗ râm mát, ẩm ướt. Nếu dùng khô, bỏ sạch rễ lá, đồ hay nướng mềm, bỏ vỏ thô, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo và mát.

Về thành phần hóa học, thạch hộc chứa alkaloid sesquiterpen (dendrobin, nobilin, dendroxin, dendramin, dendrin...) và các alkaloid khác. Theo Đông y, thạch hộc vị ngọt nhạt, hơi mặn, tính hàn; vào kinh vị và thận. Có tác dụng tư âm, thanh nhiệt, ích vị sinh tân dịch, chỉ khát. Chữa bệnh nhiệt hại tân dịch, miệng khô buồn phiền háo khát; sau khi hết bệnh, chứng hư nhiệt vẫn còn; chứng vị hư, vị nhiệt biểu hiện ăn kém, nôn khan, môi miệng khô lở loét. Liều dùng 8 - 16g/ngày.

Bổ trung ích khí sinh tân chỉ khát là gì năm 2024

Cháo thạch hộc rất tốt cho người bệnh viêm dạ dày mạn (vị nhiệt âm hư).

Thạch hộc được dùng làm thuốc trong các trường hợp

Sinh tân, chỉ khát: Trị chứng bệnh nhiệt phạm đến tân dịch, môi khô, miệng khát.

Bài 1: thạch hộc 15g, sắc uống. Trị sốt, khát nước, miệng khô. Nếu sốt cao, thêm thạch cao 30g, tri mẫu 12g.

Bài 2 - Thanh nhiệt bảo tân thang: thạch hộc tươi, sinh địa tươi, mạch đông tươi, thiên hoa phấn mỗi vị 12g, tang diệp 8g. Sắc uống.

Bài 3 - Thạch hộc thang: thạch hộc, mạch môn (bỏ lõi), sinh địa, viễn chí, phục linh, huyền sâm mỗi vị 10g; chích thảo 5g. Sắc uống. Tác dụng dưỡng vị giải nhiệt.

Trị chứng vị nhiệt: Trị chứng dạ dày nóng, nôn mửa, chân răng sưng, trong miệng lở loét.

Bài 1 - Thạch hộc thanh vị thang: thạch hộc, phục linh, biển đậu, đơn bì, xích thược mỗi vị 12g; hương nhu, quất bì, chỉ xác mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống khi còn nóng. Trị chứng sốt âm ỉ sau khi lên sởi, nôn mửa.

Bài 2 - Thanh vị dưỡng âm thang: thạch hộc, mạch môn, thiên hoa phấn, bạch biển đậu mỗi vị 12g; bắc sa sâm 16g, giá đậu tươi 16g. Sắc uống. Chữa viêm dạ dày mạn, mồm miệng lở loét, nôn khan.

Chữa tiêu khát: thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 24g, tri mẫu 16g, mạch môn 12g, sa sâm 20g, xuyên liên 4g. Sắc uống.

Trị hư lao gày mòn:

Bài 1: thạch hộc 6g; mạch môn, ngũ vị tử, đảng sâm, chích thảo, câu kỷ tử, ngưu tất, đỗ trọng mỗi vị 5g. Sắc uống, ngày 1 thang. Tác dụng dưỡng khí, bổ huyết, ích thận, cường dương.

Bài 2: thạch hộc 15g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 9g, đảng sâm 9g, câu kỷ tử 9g, đương quy 6g, đỗ trọng 3g. Sắc uống. Tác dụng bồi dưỡng cơ thể, sinh tinh bổ huyết, tráng kiện gân cốt.

Chữa ho đầy hơi: thạch hộc 6g, mạch môn 4g, trắc bách 4g, trần bì 4g. Sắc uống.

Món ăn thuốc có thạch hộc

Nước đường thạch hộc: thạch hộc 15g (nếu tươi 30 - 60g), ngọc trúc, mạch môn, sa sâm, sơn dược mỗi vị 15g; mía tươi (róc vỏ, cắt khúc, ép lấy nước) 100g, nước lượng thích hợp. Tất cả nấu nhỏ lửa trong khoảng 30 phút - 1 giờ, gạn nước uống. Thích hợp cho người bệnh sốt cao mất nước, miệng khô, đau rát họng, nôn khan, ăn kém.

Cháo thạch hộc: thạch hộc tươi 15 - 20g, gạo tẻ 80g, nấu cháo, ăn với đường trắng. Dùng tốt cho người bệnh viêm dạ dày mạn (vị nhiệt âm hư).

Trà thạch hộc: thạch hộc tươi 15g, đường trắng lượng thích hợp, cho vào ấm, đổ nước sôi hãm như pha trà. Thích hợp cho người âm hư nội nhiệt họng khô khát nhưng ngại ăn uống.

Trong Đông y, thoát vị thuộc phạm vi của chứng sán khí, nguyên nhân chủ yếu là do khí hư hạ hãm.

Biểu hiện là tinh thần mệt mỏi, khí vận hành không thông suốt, cơ thể thường đau vô cớ, cơ thịt nhão, vận động suy giảm… dẫn tới các chứng bệnh như sa dạ dày, sa dạ con, trĩ ngoại (lòi rom), tiêu chảy mạn tính, tâm trạng không ổn định, giảm sút các chức năng sinh lý như miễn dịch, tiêu hóa, bài tiết…

Đối với chứng thoát vị, Đông y thường dùng bài 'Bổ trung ích khí 'để điều trị. Đây là một bài thuốc cổ phương kinh điển có tác dụng bổ khí thăng dương, đối với tất cả các chứng thoát vị (sán khí): Nội tạng bị sa xuống có kết quả trị liệu tương đối khả quan.

Bổ trung ích khí sinh tân chỉ khát là gì năm 2024

Các vị thuốc trong bài thuốc chữa chứng thoát vị

- Thành phần bài thuốc: Hoàng kỳ 24gam, cam thảo 10gam, nhân sâm 12gam, đương quy 10gam, trần bì 12gam, thăng ma 12gam, sài hồ 12gam, bạch truật 12gam.

- Cách bào chế: Hoàng kỳ mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ cuống, đương quy tẩy rượu, trần bì bỏ xơ trắng. Các vị trên + nước 1800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml.

- Công dụng: Điều bổ tỳ vị, thăng dương ích khí.

- Cách dùng: Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

- Ứng dụng lâm sàng: Chữa các chứng do khí hư, khí trệ phát nhiệt, làm cho âm nang sưng to khi mệt nhọc, lao động nặng hoặc chạy nhảy kèm theo mình nóng ra mồ hôi, khát nước nhưng thích uống nước ấm, đau đầu sợ lạnh hoặc các chứng khí hư hạ hãm, thoát giang, sa tử cung…

- Phương giải bài thuốc:

+ Hoàng kỳ: Có tác dụng giải độc, cố biểu, liễm hãn, bổ khí, ích huyết; dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, huyết hư, thiếu máu, chóng mặt, kém ăn, các bệnh ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm.

+ Nhân sâm: Có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát; dùng trong trường hợp tỳ hư, ăn kém, mỏi mệt, ho, phiền khát hay thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu.

Bổ trung ích khí sinh tân chỉ khát là gì năm 2024

Thăng ma, vị thuốc dùng trong các trường hợp khí hư hạ hãm dẫn thoát vị

+ Cam thảo: Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.

+ Bạch truật: Có tác dụng bổ tỳ vị, trừ thấp nhiệt, sinh tân dịch; dùng trong các trường hợp công năng của tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, bụng đầy trướng, đau, buồn nôn, phù thũng, tiểu tiện khó khăn, chữa sốt ra mồ hôi.

+ Đương quy: Có tác dụng bổ huyết, điều kinh, lợi gan, thông huyết, tiêu sưng.

+ Sài hồ: Có tác dụng thông khí, nhuận gan, thăng dương; dùng trong trường hợp ngực sườn đau trướng, sa dạ con. ‎+ Trần bì: Có tác dụng kiện tỳ, lý khí, táo thấp; chủ trị thượng vị đầy trướng, ăn kém, nôn mửa, tiêu chảy.

+ Thăng ma: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thăng dương; dùng trong các trường hợp trung khí bị hạ hãm dẫn đến các chứng như sa trực tràng, sa dạ con.

‎Cơ thể khỏe mạnh được quyết định bởi thể chất, các vị thuốc trong bài thuốc hợp với nhau trong có tác dụng