Bưu điện văn hóa xã tu tra lâm đồng năm 2024

Được kỳ vọng là những "cánh tay nối dài", cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông, sách báo… đến với người dân vùng nông thôn, thế nhưng, sau một thời gian ngắn hoạt động, Bưu điện Văn hóa xã [BĐ VHX] đang lâm vào tình cảnh… cửa đóng, then cài!

Được kỳ vọng là những “cánh tay nối dài”, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông, sách báo… đến với người dân vùng nông thôn, thế nhưng, sau một thời gian ngắn hoạt động, Bưu điện Văn hóa xã [BĐ VHX] đang lâm vào tình cảnh… cửa đóng, then cài!

BĐ VHX Hà Lâm cũng chẳng khá hơn

Đìu hiu cảnh chợ chiều!

Theo thống kê sơ bộ của ngành Bưu điện, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 111 điểm BĐ VHX; trong đó, có 15 điểm tạm ngưng hoạt động, 40 điểm không phát sinh doanh thu từ dịch vụ bưu chính - viễn thông và 30 điểm có doanh thu dưới 100.000 đồng/ tháng. Số BĐ VHX được lắp đặt internet công cộng là 74 điểm, nhưng chỉ 11 điểm có phát sinh doanh thu từ dịch vụ này [400.000 đồng/ điểm/ tháng], 63 điểm còn lại chưa phát sinh doanh thu. Mỗi năm, doanh thu từ dịch vụ bưu chính - viễn thông của các điểm BĐ VHX chỉ được vài trăm triệu đồng. Trong khi đó, số tiền mà Bưu điện Lâm Đồng bỏ ra để chi trả cho nhân viên tại các điểm BĐ VHX từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng. “Nhiều điểm thu không đủ chi, ngành phải cấp kinh phí bù lỗ” - Bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, cho biết.

Ghi nhận tại nhiều điểm BĐ VHX, dù đang trong thời gian mở cửa, nhưng vẫn không hề có bất kỳ ai ra vào giao dịch. Khảo sát các điểm BĐ VHX Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Ngãi, Lộc Tân [huyện Bảo Lâm], Đạ Lây, Triệu Hải [huyện Đạ Tẻh] và Mađaguôi, Hà Lâm [huyện Đạ Huoai]…, chúng tôi nhận thấy, hầu hết những điểm bưu điện này đang rơi vào tình trạng “thoi thóp”, hiệu quả với đời sống xã hội ngày càng mờ nhạt.

Tại điểm BĐ VHX Lộc Tân, phải đợi đến hơn 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi mới gặp được chị Ka Brối, giao dịch viên. Ka Brối đã phải cùng chồng con vào sinh sống ngay bên trong BĐ VHX để tiết kiệm chi phí đi lại. Chị tâm sự: “Trước tôi, tại đây đã có 4 người làm việc, nhưng vì không chịu được cảnh ế ẩm và đồng lương quá thấp nên đành bỏ cuộc!”. Công việc hằng ngày của chị Ka Brối là mở cửa, làm vài việc lặt vặt, chuyển công văn, giấy tờ [nếu có] rồi nghỉ. Mỗi ngày, chị Ka Brối mở cửa bưu điện đúng 4 giờ vào thời gian cố định. Ngoài ra, chị còn mở thêm các dịch vụ khác như bán sim, card điện thoại…, nhưng rồi cũng không cạnh tranh lại với nhiều điểm bán lẻ khác. “Chiếc máy tính kết nối internet duy nhất ở đây cũng phải chuyển đi nơi khác, vì chẳng có ai thèm đến truy cập. Sách báo cũng không có người đọc. Còn chiếc điện thoại cố định giờ chỉ dành cho việc liên lạc với Bưu điện huyện Bảo Lâm mà thôi!” - Chị Ka Brối ngán ngẩm.

Trên thực tế, không riêng gì BĐ VHX Lộc Tân “vắng như Chùa Bà Đanh”, mà BĐ VHX Đinh Trang Hòa [huyện Di Linh] và BĐ VHX Lộc Ngãi [huyện Bảo Lâm]… cũng lâm vào cảnh đìu hiu chợ chiều. Mặc dù vẫn đảm bảo chức năng là điểm bưu điện văn hóa, nhưng mặt bằng của 2 điểm bưu điện này còn được dùng để làm quán… bán cà phê! Chị Phạm Thị Phương Tuyền, giao dịch viên của BĐ VHX Lộc Ngãi, phân trần: “Mấy năm trước, thỉnh thoảng còn có người đến giao dịch thư từ, gửi bưu phẩm hay gọi điện thoại… Nhưng giờ đây, cả năm chẳng có được một cuộc gọi!”.

May mắn hơn, do được đầu tư hệ thống máy vi tính từ Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” [gọi tắt là Dự án BMGF-VN] của Quỹ Bill và Melinda Gates, nên điểm BĐ VHX Lộc Phú [Bảo Lâm] tình hình có vẻ bớt “ảm đạm” hơn. Chị Nguyễn Thị Thành, giao dịch viên có thâm niên làm việc hơn 10 năm, cho hay: “Nhờ có Dự án BMGF-VN hỗ trợ cho mấy bộ máy vi tính, nên doanh thu của BĐ-VHX Lộc Phú từ tiền truy cập internet cũng được 1 - 2 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, sau khi hạch toán, khoản thu này vẫn không đủ chi. Vì vậy, sau thời gian mở cửa, từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút, tôi phải đi làm thêm những việc khác để kiếm sống”. Ngoài điểm BĐ VHX Lộc Phú được cung cấp Dự án BMGF-VN, toàn tỉnh Lâm Đồng còn có thêm 27 điểm được lắp đặt hệ thống internet công cộng từ chương trình này. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, bà Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng thừa nhận, những điểm được hưởng lợi từ Dự án BMGF-VN cũng chỉ hoạt động cầm chừng.

Hoạt động cầm chừng, có cũng như không! Đó là chưa kể hệ thống những điểm BĐ VHX được đầu tư xây dựng từ năm 1998, đến nay hầu hết cơ sở vật chất, trang thiết bị [tủ, giá sách, bàn ghế] đã bị xuống cấp, nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa.

Nguyên nhân kém hiệu quả của BĐ VHX là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Điện thoại bàn, điện thoại di động, internet… trở nên phổ biến, đáp ứng kịp thời các kênh thông tin của người dân ở vùng nông thôn, đã ngày càng làm mờ nhạt vai trò của BĐ VHX. Mặt khác, bản thân các điểm BĐ VHX không bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội cũng như những kênh thông tin tiện ích khác. Sách báo phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ở khu vực nông thôn tại BĐ VHX nghèo nàn cả về số lượng lẫn chất lượng. Đa số các điểm BĐ VHX mà chúng tôi có dịp khảo sát đều không còn tủ sách, hoặc còn cũng chỉ lèo tèo vài ba cuốn nằm chỏng trơ trên giá, chẳng ai ngó ngàng tới. Nhiều giao dịch viên tại các điểm BĐ VHX cho biết, hằng năm Thư viện tỉnh Lâm Đồng có cung cấp sách báo cho bưu điện, nhưng số người dân đến đọc hầu như không có. “Giờ Bưu điện mở cửa, chúng tôi còn bận đi làm. Đến lúc xong việc, thì Bưu điện lại đóng cửa. Nói thật, cho tới giờ này, chúng tôi cũng chẳng biết ở BĐ VHX có bao nhiêu đầu sách và gồm những loại sách gì!” - Nhiều người dân nêu lên nghịch lý.

BĐ VHX hoạt động kinh doanh thua lỗ, dẫn đến thu nhập của nhân viên quá thấp, chỉ với mức lương hơn 1 triệu đồng/ tháng, không đủ để trang trải cuộc sống gia đình. Nhân viên BĐ VHX đành tự thân xoay xở, bằng cách vừa là giao dịch viên, vừa làm bưu tá, lại kiêm thêm việc bán bảo hiểm ô tô - xe máy, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện; thu tiền điện, nước; quản lý và chi trả tiền lương hưu... để tạo thêm thu nhập.

Loay hoay tìm hướng đi

Trong quá khứ, vai trò của BĐ VHX là không thể phủ nhận. Nhưng ngày nay, vai trò đó đang đứng trước thách thức lớn và có nguy cơ mất chỗ đứng trên thị trường bưu chính - viễn thông. “Phải chăng BĐ VHX đã hoàn thành xong “sứ mạng lịch sử” và đã đến lúc bị… “khai tử”?”. Trước câu hỏi trên, bà Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Ngọc khẳng định: “BĐ VHX vẫn là thiết chế quan trọng trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, sự tồn tại của BĐ VHX là cần thiết. Do đó, cần phải có những phương án, giải pháp hữu hiệu để có thể duy trì và phát triển loại hình văn hóa này”. Song, cũng theo bà Ngọc, để nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm BĐ VHX, rất cần sự chung tay, hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, chứ không đơn thuần là nhiệm vụ của riêng ngành Bưu điện.

Mới đây, ngày 14/2/2014, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ kinh phí cho các điểm BĐ VHX. Vì theo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tăng cường tổ chức phục vụ sách báo tại điểm BĐ VHX giai đoạn 2013 - 2020, hoàn toàn là hoạt động công ích, vì mục tiêu phục vụ cộng đồng, nên cần có sự chung tay, góp sức từ nhiều phía; đặc biệt, là từ nguồn ngân sách địa phương, nhằm tạo thêm cơ hội cho người dân được tiếp cận nguồn tri thức, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũng đang cố gắng tìm mọi giải pháp để vực dậy các điểm BĐ VHX, như phối hợp với ngành văn hóa, thể thao và du lịch làm công tác “xã hội hóa” đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, kiến nghị chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các điểm BĐ VHX và tăng thu nhập cho nhân viên phục vụ. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, với sự phát triển rầm rộ của công nghệ thông tin như hiện nay, thì BĐ VHX hoạt động không hiệu quả là tất yếu. Vậy, có cần thiết tồn tại BĐ VHX?

Chủ Đề