Ca sĩ và nghệ sĩ khác nhau như thế nào

Những tác phẩm nhiếp ảnh trên đá ông Vỹ gọi là thạch ảnh, nhân đó người ta gọi ông là nhà thạch ảnh. Đầu năm nay, ông Vỹ lại cho ra mắt một công trình sáng tạo mới cũng độc nhất vô nhị là phóng ảnh trên xương lá khô - hầu hết là lá bồ đề Ấn Độ, loại lá có xương và vân cứng và dày, khó phân hủy. Loại ảnh trên xương lá này, ông Vỹ gọi là diệp ảnh. Trong phóng sự truyền hình trên cũng nhắc tới ông Vỹ vốn là nhạc sĩ và là nhà thơ. Thế nhưng họ vẫn gọi ông là nghệ nhân, như cách gọi những người thợ dệt chiếu, cũng ở Quảng Nam, phát trên chương trình Nét đẹp Việt phát ngay sau đó.

Theo tôi, gọi như thế là không chính xác. Ông Vỹ đích thực là một nghệ sĩ.

Nhân đây xin có vài ý kiến về sự khác biệt giữa nghệ sĩ và nghệ nhân. Nghệ sĩ có hai dạng: Nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch là những nghệ sĩ sáng tác. Ca sĩ, diễn viên là những nghệ sĩ trình diễn. Mặc dù chỉ trình diễn nhưng họ vẫn có những sáng tạo trong vai diễn, trong phong cách hát. Sáng tạo để không trùng lặp, tạo cá tính, phong cách riêng. Riêng đạo diễn là một dạng nghệ sĩ đặc biệt. Tuy họ thường không trực tiếp sáng tác ra kịch bản nhưng họ lại góp phần sáng tạo rất quan trọng để chuyển một kịch bản thành một vở kịch hay hoặc dở, một bộ phim thành công hay thất bại về mặt nghệ thuật.

Nghệ nhân cũng có hai dạng: Dạng thứ nhất là nghệ nhân chế tác, là những người khéo tay làm ra những sản phẩm đẹp theo một mô hình mẫu có sẵn, như những người thợ đá chế tác ra những pho tượng theo một tượng mẫu hoặc những thợ vẽ vẽ lại những panô quảng cáo theo hình mẫu có sẵn. Dạng nghệ nhân thứ hai là những người trình bày những điệu hát, điệu múa theo cách thức dân gian bình thường theo những khuôn mẫu từ trước, ít có tính sáng tạo. Hầu hết những nghệ nhân trình bày dân ca, dân vũ đều là những người dân bình thường, ca hát nhảy múa tại các lễ hội xong họ lại trở về công việc thường ngày kiếm sống.

Viết thì tách bạch ra như thế nhưng mọi cái đều tương đối. Có những nghệ nhân tài năng và nhân cách lớn được xã hội kính trọng. Và không thiếu những người được gọi là nghệ sĩ nhưng thiếu tài, thiếu tư cách, tuy vẫn là hội viên hội văn học này, hội nghệ thuật kia. Chỉ cần bỏ tiền in vài tập thơ - hiện nay khá lạm phát nhà thơ - hay vẽ một số tranh trừu tượng - cho dễ vẽ - bỏ tiền mở triển lãm chơi rồi nhờ hai hội viên chính thức giới thiệu vào hội X, hội Y thì trở thành hội viên hội Y, hội X ngay!

Trở lại chuyện ông Vỹ. Ông say mê sáng tạo, bứt phá, lúc nào cũng thích cái mới. Ông đã bỏ gần 20 năm, cầm cố cả nhà cửa để theo đuổi niềm đam mê sáng tạo. Và như trong phóng sự truyền hình đã nói: Cuối cùng thần nghệ thuật cũng đã mỉm cười với ông nhưng họ vẫn gọi ông là nghệ nhân. Theo tôi, chưa cần đến chuyện ông Vỹ vốn là nhạc sĩ, nhà thơ với bút danh Lê Nguyên Vỹ, chỉ việc ông tạo ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật in phóng ảnh đã xứng đáng gọi ông là nghệ sĩ. Và cũng như nhiều nghệ sĩ vẫn phải làm công việc của một nghệ nhân để mưu sinh. Nhưng ông vẫn là những nghệ sĩ đích thực!

PHẠM CHU SA

Video liên quan

Chủ Đề