Các bài tập tăng chiều cao cho nữ 23 tuổi

Dưới đây là số thời gian bạn cần ngủ mỗi ngày tùy theo mỗi đối tượng:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: 14–17 giờ
  • Trẻ sơ sinh 3–11 tháng tuổi: 12–17 giờ
  • Trẻ mới biết đi 1–2 tuổi: 11–14 giờ
  • Trẻ nhỏ 3–5 tuổi: 10–13 giờ
  • Trẻ em 6–13 tuổi: 9–11 giờ
  • Thanh thiếu niên 14–17 tuổi: 8–10 giờ
  • Người lớn 18–64 tuổi: 7–9 giờ
  • Người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên: khoảng 7–8 giờ.

Như vậy, giấc ngủ chất lượng là một bí quyết cách tăng chiều cao sau tuổi dậy thì mà ít người biết. Ngủ nhiều hơn thậm chí có thể kích thích việc sản xuất hormone HGH. Vì vậy, bạn nên ngủ trưa thay vì thức để làm việc hoặc tán gẫu cùng bạn bè. Ngoài ra, nên tập thói quen đi ngủ vào lúc 22 giờ bởi đây là thời điểm mà xương phát triển tốt nhất.

4. Tăng chiều cao bằng cách tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích, giúp tăng cường cơ và xương, duy trì cân nặng khỏe mạnh và thúc đẩy sản xuất HGH. Trẻ em nên tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày với các bài tập như:

  • Các bài tập củng cố sức mạnh như hít đất [chống đẩy] hoặc gập bụng.
  • Bài tập linh hoạt, như yoga.
  • Các hoạt động aerobic, nhảy dây hoặc đi xe đạp.

Đối với người lớn muốn tăng chiều cao tuổi 20, tập thể dục là cách tăng chiều cao hữu hiệu nhất. Ngoài ra, vận động thường xuyên cũng có những lợi ích như duy trì sức khỏe tổng thể và làm giảm nguy cơ loãng xương.

Bí quyết tăng chiều cao tuổi 20 Loãng xương xảy ra khi xương trở nên yếu hoặc giòn, dẫn đến mất mật độ xương. Điều này có thể khiến bạn “lùn đi”. Để giảm nguy cơ bị loãng xương, bạn hãy thử đi bộ, chơi quần vợt hoặc tập yoga vài lần trong tuần.

5. Tăng chiều cao tuổi 20: Vận động đúng tư thế

Tư thế xấu có thể làm cho bạn trông thấp hơn chiều cao thực tế. Khom lưng cũng có thể khiến lưng gù và bạn bị “lùn” đi.

Nếu bạn thường xuyên khom lưng, xương sẽ quen với tư thế như vậy và dần dần khiến bạn bị khom lưng. Biết cách đứng, ngồi và ngủ đúng tư thế tuy không phải là cách tăng chiều cao sau tuổi 20 nhanh nhất nhưng chính là chìa khóa giúp bạn duy trì chiều cao.

Bạn cũng có thể thực hành các bài tập để cải thiện tư thế theo thời gian. Nếu bạn không biết bắt đầu như thế nào, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn hình thành một thói quen tập thể dục phù hợp.

>> Có thể bạn quan tâm: 10 bài tập giúp bạn cải thiện tư thế hiệu quả

6. Uống đủ nước

Uống nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố mà còn giúp quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra tốt hơn. Một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi 20 hiệu quả là: Uống đủ 2 – 2,5l nước mỗi ngày.

>> Có thể bạn quan tâm: 4 hình thức tập luyện cần thiết cho sức khỏe toàn diện

7. Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và nước ngọt

Tốt nhất bạn nên loại bỏ thức uống có gas và thức uống có cồn như bia, rượu khỏi thực đơn tăng chiều cao tuổi 20. Đồng thời, hạn chế hút thuốc lá cũng là một trong các cách giúp tăng chiều cao ở tuổi trưởng thành hiệu quả. Nguyên nhân là vì:

  • Trong nước ngọt chứa khá nhiều photpho sẽ làm suy yếu sức khỏe của xương và làm giảm đi sự phát triển của xương.
  • Những chất nicotin và cadimi trong thuốc lá sẽ gây phá hủy tế bào xương và nghiêm trọng hơn là làm loãng xương.
  • Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm cản trở quá trình hình thành tế bào xương mới.

Tăng chiều cao cho người trưởng thành liệu có khó?

Độ tuổi tăng chiều cao hiệu quả nhất

Tuổi dậy thì [từ 14 đến 18 tuổi] được xem là giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao, bởi đây là lúc mà hệ xương khớp tăng trưởng vượt trội và cơ thể có khả năng đạt đến chiều cao tối ưu.

Sự thật là nhiều người trong chúng ta vẫn quan niệm rằng, con gái sau 18 và con trai sau 20 tuổi sẽ không thể tăng thêm chiều cao được nữa. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây lại bác bỏ quan điểm trên và cho rằng sau độ tuổi này, việc cải thiện chiều cao sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không thể. Lý do vì hormone tăng trưởng vẫn tiếp tục được bài tiết sau giai đoạn dậy thì.

20 tuổi còn tăng chiều cao được không?

Nhiều người băn khoăn không biết liệu 20 tuổi còn cao được không? Về mặt lý thuyết, hormone tăng trưởng quyết định phần lớn chiều cao của một người. Bên cạnh đó, một vài yếu tố khác như gen di truyền, chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề này.

Theo đó, hormone tăng trưởng chiều cao càng sản sinh ra nhiều, cơ hội tăng chiều cao sẽ càng lớn. Muốn vậy, bạn có thể can thiệp bằng cách điều chỉnh lại thực đơn ăn uống, việc tập luyện, sinh hoạt hoặc thậm chí nhờ đến sự “trợ lực” từ các loại thực phẩm chức năng. Nói cách khác, chỉ bằng những thay đổi đơn giản trong thói quen sống hằng ngày, bạn có thể tăng chiều cao thêm những 3 đến 5cm cho đến năm 23 tuổi đấy!

Mặc dù khá khó khăn, nhưng vẫn có những cách để giúp bạn tăng chiều cao sau tuổi dậy thì. Hãy xây dựng cho mình một lối sống hợp lý, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ không chỉ cải thiện vóc dáng mà còn khỏe mạnh và luôn tràn đầy sức sống. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích cho kế hoạch tăng chiều cao sau tuổi 20 của bạn. Chúc bạn thành công!

Last Updated on 02/07/2022 by Khỏe Đẹp Là Vàng

Bạn đã bỏ lỡ giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì và không đạt được vóc dáng như mong muốn ở tuổi 23? Liệu 23 tuổi có thể tăng chiều cao không và có cách nào tăng chiều cao ở độ tuổi này hay không? Hãy cùng Khỏe Đẹp Là Vàng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau cũng như tìm hiểu về thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp phát triển thể chất tối ưu nhé.

23 tuổi có thể tăng chiều cao không, tăng bằng cách nào hiệu quả

Các giai đoạn phát triển chiều cao ở con người

Giai đoạn bào thai

Ở giai đoạn này, khả năng phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Thai nhi cũng có những thời kỳ tăng trưởng rõ rệt trong khoảng 40 tuần nằm trong bụng mẹ:

👉 20 tuần đầu tiên: Những thai nhi khỏe mạnh sẽ phát triển từ phôi thai đến khi đạt được chiều dài khoảng 25cm sau 20 tuần đầu.

👉 20 – 28 tuần: Ở cuối tuần 28, thai nhi có thể tăng từ 300 gram lên 1000 gram, chiều dài tăng lên khoảng 35 – 40cm. Kết quả này xảy ra do sự kích thích của các nội tiết tố, protein, biểu bì…

👉 28 – 40 tuần: Cùng với phát triển trí não, thể chất trong giai đoạn này cũng tăng trưởng mạnh. Thai nhi có thể đạt 50cm ở cuối thời kỳ, kết quả này còn tùy thuộc vào giới tính, gen di truyền và các biến số khác.

3 năm đầu đời

Đây là giai đoạn “vàng” thứ hai để trẻ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Cuối năm đầu tiên, trẻ sẽ tăng khoảng 25cm, sau đó cuối năm thứ 2 sẽ tăng thêm khoảng 11 – 13cm. Chiều cao trung bình của bé gái hai tuổi là 86cm, đối với bé trai cùng tuổi là 88cm. Tốc độ tăng trưởng ở năm thứ 3 sẽ chậm hơn hai năm đầu, trẻ tăng thêm trung bình 6,2cm/năm.

3 năm đầu tiên là thời gian trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất. Do đó, cha mẹ cần đầu tư dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, đảm bảo trẻ được bổ sung đủ các nhóm chất để không chỉ phát triển về chiều cao mà còn giữ được mức cân nặng hợp lý. Đồng thời, hãy hạn chế các tác nhân gây cản trở quá trình phát triển bình thường của con.

Tuổi dậy thì

Giai đoạn “vàng” cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao với tốc độ mạnh mẽ chính là những năm tháng dậy thì. Thông thường, tuổi dậy thì ở nữ diễn ra trong khoảng 10 – 16 tuổi, trong khi nam giới dậy thì muộn hơn khoảng 11 – 18 tuổi. Lúc này, chiều cao sẽ tăng lên liên tục, trong đó có 1 – 2 năm tăng trưởng vượt bậc để đạt mức tăng tối đa 10 – 15cm/năm.

Quá trình phát triển thể chất ở tuổi dậy thì tập trung vào khung xương và cơ bắp. Đây cũng là thời điểm trẻ có những rào cản nhất định đến từ môi trường xung quanh, đòi hỏi phải vượt qua nếu muốn đạt được chiều cao tốt. Những trẻ áp dụng chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi khoa học sẽ điều chỉnh được mức tăng trưởng tối ưu. Sau thời gian dậy thì, bạn có thêm 2 – 3 năm tăng chiều cao với tốc độ rất chậm.

Chiều cao tăng mạnh ở tuổi dậy thì

23 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Nam 23 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Nam 23 tuổi có chiều cao chuẩn là 177cm. Đây là kết quả của quá trình chăm sóc sức khỏe đảm bảo khoa học, chính xác được áp dụng liên tục từ sớm. Những bạn nam 23 tuổi chưa đạt được mức chiều cao này chứng tỏ đã không áp dụng sớm thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Nữ 23 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Chiều cao chuẩn của nữ 23 tuổi cũng là chiều cao cố định với kết quả khoảng 163,2cm. Các bạn nữ ăn uống đủ chất, thường xuyên tập thể dục, thể thao, ngủ đủ giấc, đúng giờ có cơ hội đạt chiều cao chuẩn khi trưởng thành. Ngược lại, nếu đã 23 tuổi nhưng bạn chưa có mức chiều cao này, hãy kiểm tra lại thói quen sống của mình.

23 tuổi có thể tăng chiều cao không?

Thông thường, con người ngừng cao ở 20 tuổi, một số ít trường hợp tiếp tục phát triển đến 22 tuổi chủ yếu là nam giới dậy thì muộn và mức cải thiện rất thấp. Do đó, bạn phải chấp nhận việc ngừng cao ở tuổi 23. Để kiểm tra khả năng tăng chiều cao ở độ tuổi này, bạn có thể theo dõi thông qua một số yếu tố nhận biết:

👉 Kích cỡ giày không thay đổi trong thời gian dài do kích thước bàn chân tỷ lệ thuận với khả năng phát triển chiều cao.

👉 Các yếu tố tâm sinh lý đã ổn định.

👉 Chụp X-Quang để kiểm tra tình trạng hoạt động của sụn tăng trưởng.

Vì sao không thể phát triển thêm chiều cao ở tuổi 23?

Xương của bạn chỉ có thể phát triển trong 18 – 20 năm. Sự kéo dài của xương là do sụn tăng trưởng còn mở và hoạt động, đây là phần sụn nằm ở giữa các đầu xương. Khi sụn hoạt động, các tế bào xương ở vị trí này được hình thành và cốt hóa thành xương cứng, đồng nghĩa với xương được kéo dài. Khi sụn ngừng hoạt động, xương cốt hóa hoàn toàn, các tế bào mới không được sản sinh, kết thúc quá trình tăng trưởng của xương.

Cách tăng chiều cao tuổi 23 phù hợp nhất

Tăng chiều cao tuổi 23 bằng cách phối hợp trang phục khéo léo

Bằng cách khéo léo lựa chọn và phối hợp trang phục, bạn có thể đánh lừa thị giác người nhìn. Một số loại trang phục giúp bạn “ăn gian” chiều cao hiệu quả như: Áo/quần/chân váy sọc dọc, quần/chân váy cạp cao, áo croptop, chân váy chữ A, giày cao gót, giày tăng chiều cao, trang phục đơn sắc, có họa tiết không quá rườm rà…

Chọn kiểu trang phục phù hợp để “hack” dáng nhé!

Tăng chiều cao tuổi 23 bằng cách phẫu thuật kéo dài chân

Một cách tăng chiều cao nữa dành cho những người không còn khả năng tăng trưởng tự nhiên chính là phẫu thuật kéo dài chân. Đây là hình thức can thiệp y tế để cố định đinh trong tủy xương, kéo giãn xương từ từ, thường được thực hiện ở ống chân hoặc bắp đùi. Mỗi vị trí có thể cải thiện 8 – 8,5cm, tùy vào thể trạng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn mức phù hợp.

Bạn Có Biết:   Cách để hôn khi chiều cao chênh lệch nhau

Mặc dù có thể cải thiện được chiều cao nhưng phẫu thuật kéo dài chân không phải là giải pháp tối ưu được khuyên thực hiện. Một số điều bạn cần lưu ý khi cân nhắc áp dụng biện pháp này:

👉 Thời gian phục hồi lâu, tối thiểu 5 – 6 tháng để có thể hoạt động bình thường.

👉 Chi phí không nhỏ, bao gồm các loại chi phí xét nghiệm, phẫu thuật, thuốc thang và vật lý trị liệu sau khi phẫu thuật.

👉 Có nguy cơ đối mặt với một số rủi ro như: Lệch trục khớp, biến dạng khớp do vận động sớm; dị ứng thuốc; nhiễm trùng vết cắm đinh…

👉 Chịu nhiều đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần.

👉 Không thể di chuyển trong một thời gian dài.

Tăng chiều cao tuổi 23 bằng cách điều chỉnh tư thế

Tư thế đứng thẳng cũng giúp bạn trông cao hơn chiều cao thực tế. Do đó, hãy duy trì tư thế đứng đúng chuẩn bằng cách luôn đứng thẳng lưng, đầu và cổ giữ thẳng, không trụ một chân quá lâu hoặc đứng một tư thế quá 10 phút. Ngoài ra, các tư thế ngồi, nằm cũng nên được chú ý để tránh các tình trạng cong vẹo cột sống, tổn thương xương chậu…

Thói quen cần tránh để tuổi 23 có thể tăng thêm chiều cao

Mặc dù tuổi 23 khó có thể tăng thêm chiều cao, nhưng bạn vẫn nên áp dụng lối sống lành mạnh để tránh cản trở quá trình phát triển thể chất, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương xảy ra. Một số thói quen cần tránh ở giai đoạn này để duy trì chiều cao:

👉 Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, đồ uống quá nhiều caffeine…

👉 Uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích khác…

👉 Căng thẳng kéo dài, ngủ không đủ giấc.

👉 Ăn uống không đủ bữa, thiếu cân bằng dinh dưỡng.

👉 Lười vận động, thiếu rèn luyện thân thể.

👉 Uống quá ít nước khiến hạn chế phạm vi hoạt động.

Đảm bảo đủ nhu cầu nước mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương

Tăng chiều cao ở tuổi 23 còn tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của sụn tăng trưởng của mỗi người. Thông thường, bạn không thể cao tiếp ở thời điểm này nên hãy áp dụng các cách “ăn gian” chiều cao khác nhé. Đừng quên áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh để duy trì sức khỏe xương khớp, đồng thời tỉnh táo trước những thông tin cải thiện chiều cao vượt trội ở độ tuổi này với các loại sản phẩm hỗ trợ nhé.

📌📌📌 Tham Khảo Thêm: Top 18 loại thuốc tăng chiều cao tốt nhất hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề