Các biện pháp đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng sau cách mạng tháng 8

Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng [1945-1946]

Quảng cáo

1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng [1945-1946]

a] Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng Tháng Tám

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.

Thuận lợi cơ bản là trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thành. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thổng từ Trung ươnga đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Khó khăn nghiêm trọng là hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng. Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu. Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận, và đặt quan hệ ngoại giao. Với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của phátxít Nhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. Nghiêm trọng nhất là quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. "Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh dân tộc như "ngàn cần treo sợi tóc", Tổ quốc lâm nguy.

b] Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng

Trước tình hình mới, Trung uơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức? mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:

Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương và chỉ rõ "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, V. V...

Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.

Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm luợc. Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây đựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946. Như việc bầu cử Quốc hội, lập Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đoàn thể nhân dân, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, khai giảng năm học mới, tập luyện quân sự, thực hiện hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để chống thực dân Pháp ở miền Nam và hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước...

c]Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn.

Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc toàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.

Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết.

Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội. Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chổng Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tường ký Hiệp ước Trùng Khánh [28-2-1946], thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hào hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô [Phongtennebleau, Pháp], Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Ý nghĩa của những thành quả đấu tranh nói trên là đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.

Nguyên nhân thắng lợi: Có được những thắng lợi quan trọng đó là do Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc đứng đắng; xây đựng và phát huy được sức manh của khối đại đoàn kết dân tộc; lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch, V.V..

Bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc giai đoạn 1945-1946 là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cành, cụ thể. Tận đụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân [1946-1954]
  • Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
  • Chủ trương và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945 - 1946?
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam [tháng 2-1951]?
  • Đường lối của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ [1945 - 1954]?
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT, BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP [8-1945 - 12-1946]

Đăng lúc: 09/03/2021 [GMT+7]
100%

Chương III

CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT,

BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM,

CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

[8-1945 - 12-1946]

ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách hiểm nghèo do chế độ thực dân phong kiến để lại: sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2 triệu người chết đói, hơn 90% dân số mụ chữ, tài chính quốc gia trống rỗng thì trung tuần tháng 9 năm 1945,20 vạn quận Tưởng Giói Thạch với danh nghĩa quân đội đồng minh đến miền Bắc nước ta, mang theo bọn Việt Nam Quôc dân Đảng tay sai, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, gây cho Chính phủ và nhân dân ta muôn vàn khó khăn. Trong Nam núp sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở Nam Bộ, âm mưu đặt ách cai trị các nước Đông Dương một lần nữa. Cùng thời gian đó, một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào Thanh Hóa uy hiếp chính quyền cách mạng còn non trẻ. Chúng chiếm đóng các vị trí quan trọng trong thị xã [nay là thành phố Thanh Hóa] như trụ sở Nông Giang, phố Cửa Tả... đòi cung cấp lương thực, thực phẩm, đặt súng máy trên các ngả đường, đòi tước vũ khí của lực lượng vũ trang cách mạng và tung tiền giấy quan kim mất giá vào tỉnh ta để vơ vét hàng hóa gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Chúng ép chính quyền cách mạng đưa tên phản động Quốc dân Đảng Đỗ Văn giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền cấp tỉnh. Chúng nuôi dưỡng, trang bị vũ khí và vạch ra kế hoạch cho bọn Quốc dân Đảng lập ra đệ lục chiến khu ở ấp Di Linh [nay là xã Hợp Lý - Triệu Sơn]. Một số tổ chức phản động ngóc đầu dậy tìm cách phá hoại. Những tên phản động đầu sỏ như: Nguyễn Trác, Trương Thê Giám, Đào Duy Hách, Khiếu Hữu Kiều tích cực hoạt động trong các vùng tôn giáo, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, xây dựng lực lượng chuẩn bị đón Pháp quay trở lại thống trị nhân dân ta.

Nằm trong hoàn cảnh chung, chính quyên cách mạng huyện Thọ Xuân trong những ngày mới thành lập cũng đứng trước những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.

Ngày khởi nghĩa chính quyên cách mạng tiếp quản huyện đường chỉ có những gian nhà chông rỗng, mọi hoạt động của chính quyền cách mạng đều dựa vào các đoàn thể và sự đóng góp của nhân dân.

Bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã mơi thành lập còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng túng trong tô chúc quản lý xã hội.

Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô cùng khó khăn, tình trạng thiếu lương thục trầm trọng. Nạn đói xảy ra hồi đầu năm 1945 liên tiếp hoành hành đe dọa sinh mệnh của hàng ngàn người dân trong huyên, hơn 95% dân số trong huyện mù chữ. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan... do xã hội cũ để lại nặng nê, dịch bệnh phát sinh ở nhiều vùng trong huyện....

Lợi dụng tình thế khó khăn, bọn phản cách mạng tìm cách liên kết vói bọn Quốc dân Đảng công khai hoặc ngấm ngầm chông phá cách mạng. Chúng cho tay chân chui vào các đoàn thể của ta, lợi dụng danh nghĩa cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đe dọa uy hiếp nhân dân, tìm cách phá cơ sở cách mạng. Chúng tự đến các làng để diễn thuyết, lập hội, viết báo tuyên truyền tư tưởng phản động.

Hoạt động của bọn phản cách mạng đã bị chính quyền và lục lượng cách mạng trong huyện ngăn chặn, triệt phá, âm mưu, thủ đoạn của chúng bị vạch trần trước đông đảo nhân dân.

Bên cạnh nhũng khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân có những thuận lợi cơ bản. Đó là khí thế phong trào cách mạng đang sục sôi, lòng yêu nước, khát khao với độc lập tự do và tinh thần cách mạng của nhân dân đang dâng cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã qua thử thách, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Chính quyền nhân dân còn non trẻ nhưng được nhân dân hết lòng ủng hộ.

Để giải quyết tình hình nói trên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra phương hướng, biện pháp bảo vệ và xây dựng chế độ mới, đối phó với các lục lượng phản động quốc tế đang bao vây, tấn công cách mạng.

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tichi Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và nêu ra 6 việc cấp bách cần phải làm ngay:

Một là: Phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, mở một cuộc lạc quyên để giúp đỡ người nghèo.

Hai là: Phát động phong trào chống nạn mù chữ.

Ba là: Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử vói chế độ phổ thông đầu phiếu, thục hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Bốn là: Thực hiện cần kiệm, liêm chính bài trừ thói hư tật xấu do chê độ cũ để lại.

Năm là: Bỏ ngay 3 thứ thuế: thuế thân, thuê chợ và thuế đò, cấm hút thuốc phiện.

Sáu lằ: Tuyên bô tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai việc quan trọng nhất là cứu đói ở Bắc và đánh giặc ở Nam. Đó là hai nhiệm vụ trước mắt, nhưng cũng là hai nhiệm vụ chiến lược. Trên cơ sở phương hướng đó, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”.

Sau khi phân tích những thay đổi căn bản vê tình hình quốc tế và trong nước sau đại chiến thế giới thứ hai, Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân ta lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

Thực hiện lời kêu gọi “Chống giặc đói” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng trong huyện và Mặt trận Việt Minh Thọ Xuân đã khẩn trương thành lập các ban cứu đói, tổ chức quyên góp thóc gạo, tiền bạc giúp đỡ những người bị đói và phát động phong trào vận động quyên góp ủng hộ nhân dân bị đói, tổ chức vay lúa của nhà giàu, phát động phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”.

Chính quyền cách mạng, bộ đội địa phương huyện và các đoàn thể cứu quốc: Nông dân, Phụ nữ, Mặt trận cử cán bộ bám sát cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân giúp nhau trong lúc khó khăn. Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, nhiều gia đình còn chưa đủ ăn vẫn thường xuyên tiết kiệm gạo giúp đỡ những gia đình khó khăn hơn.

Chỉ trọng thời gian ngắn, toàn huyện huy động được 20.000 kg gạo và hàng vạn đồng bạc để cứu trợ kịp thời những gia đình nghèo đói tại địa phương, chu cấp cho dân quân tự vệ trong những ngày luyện tập, góp phần ủng hộ huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc....

Đến cuối năm 1945, nhân dân Thọ Xuân cùng nhân dân trong tỉnh quyên góp hàng trăm tấn lương thục cứu đói cho nhân dân trong tỉnh và dành một phần giúp đỡ nhân dân các tĩnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Phong trào vận động tiết kiệm lương thục ủng hộ người bị đói đạt két qủa tốt, nhưng chỉ là biện pháp túc thời. Vấn đề là phải tổ chúc sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất xã hội - Đó mới là biện pháp có ý nghĩa chiến lược.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng huyện Thọ Xuân đã phát động toàn dân trong huyện đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm trong chi dùng. Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi rộng khắp với khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, nhân dân trong huyện: người người trồng rau muống, nhà nhà trồng hoa màu ngăn ngày cứu đói. Công tác khai hoang, phục hóa đã biến nhũng cánh đông, đôi, bãi hoang hóa thành nhũng bãi sắn, nương ngô xanh tốt.

Cùng với cuộc vận động tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng khẩn trương tiến hành chia lại ruộng công và đất vắng chủ cho nông dân nghèo sản xuất.

Cuộc vận động cứu đói và phong trào tăng gia sản xuất cứu đói đã đẩy lùi nạn đói, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, ở một số nơi việc việc chia lại công điền, công thổ còn có biêu hiện lệch lạc vì chính quyền cách mạng chưa quan tâm đúng múc đến quyền lợi của quần chúng lao động, hoặc để bọn địa chủ phản động lũng đoạn. Có địa phương chưa nắm vững chủ trương, làm qúa đà. Những thiếu sót đã được phát hiện và kịp thời khắc phục, phong trào thi đua của quần chúng tiếp tục phát triển

Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Chống nạn thất học” - “Diệt giặc dốt”, huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban Bình dân học vụ từ huyện đến xã, với phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dôt được phát động rộng rãi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Người người đi học, cả nhà đi học. Con biết chữ dạy cha mẹ, anh biết chữ dạy cho các em. Học ban ngày, học buổi trưa, buổi tói, khắp thôn xóm ở đâu cũng tập đọc, tập viết. Khẩu hiệu “Đi học là yêu nước” đã trở thành phong trào cách mạng sinh động ở tất cả các thôn, xóm. Nhân dân tự nguyện cho mượn nhà, bàn ghế, cánh cửa, ván gỗ làm bảng, làm bàn, làm lớp học, giúp đỡ nhau giấy bút mực, ban ngày lao động sản xuất, buổi tối, buổi trưa tranh thủ học tập.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia học tập, chính quyền và Ban Bình dân học vụ các địa phương đã sáng tạo ra nhiều biện pháp huy động mọi người đi học như: đón đường hỏi chữ, dựng 2 cổng: “vinh quang” và “cổng mù” [ai biết chữ cho đi cổng vinh quang, ai chưa biết chữ đi cổng mù]. Vì thê ai ai cũng chăm lo học tập.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự tận tụy, nhiệt tình của chính quyền và Ban Bình dân học vụ các cấp chỉ trong thời gian ngan nhiều người trong huyện đã biết đọc, biết viết. Tính đến cuối năm 1946, toàn huyện Thọ Xuân đã tổ chúc hàng trăm lớp học, thu hút hàng ngàn người đi học. Nhiều cán bộ Bình dân học vụ đã lặn lội với phong trào như các ông: Trịnh Quang Tân, Lê Đãng Các, Hoàng Hải, Lê Huy Hớn...

Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến trường. Trường Tiểu học thị trấn Thọ Xuân, Bái Thượng, Quảng Thi được xây dựng hoàn thiện từ lóp nhất đến lóp năm.

Có thể khẳng định: chế độ mới đã tổ chức cho toàn dân học tập nâng cao dân trí xã hội. Phong ưào Xóa nạn mù chữ có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.

Cùng vói diệt giặc đói, giặc dốt, chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh huyện đã chăm lo đến việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Măc dù cơ sở vật chất và trang bị gần như chưa có gì, nhưng việc giải quyết dịch bệnh xã hội, cứu chữa những người mắc bệnh trong và sau nạn đói được tiến hành khẩn trương. Vào giữa năm 1946 Ty Y tế Thanh Hóa đã kịp thời mở lớp đào tạo cấp tốc đội ngũ y tá, nữ hộ sinh cho các địa phương. Hàng chục cán bộ Y tế huyện, xã gửi đi học đã kịp thời trở vê địa phương phục vụ nhân dân. Các cuộc vận động “ăn chín uống sôi”, “nằm màn”, “đào giêng”, “vệ sinh cấ nhân”, “vệ sinh thôn xóm” đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Các cuộc vận động chống mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã tạo ra những yếu tố ban đầu hình thành nên văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức “Tuần lễ vàng, bạc, đồng”, xây dựng “Quỹ độc lập" dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Thọ Xuân đã nhanh chóng lập Ban vận động tư huyện xuống cơ sở. Các Ban vận động đã tuyên truyền giải thích cho toàn dân hiểu rõ ý nghĩa của cuộc vận động. Cán bộ Mặt trận đã đến từng gia đình để giải thích và tổ chúc quyên góp. Quyết giữ vững nền độc lập non trẻ, nhân dân Thọ Xuân đã hăng hái tham gia cuộc vận động. Nhiều nhà giàu hảo tâm tự nguyện đóng hoa tai, khuyên vàng, nhẫn hoặc dây chuyền vàng, bạc. Nhiều gia đình còn góp cả đồ gia dụng bàng đồng như nồi đồng, lư hương, mâm đông, ấm đồng... và đồ té lễ bằng đồng. Sáu mẹ con bà Tuần Vực [Tây Hồ] ủng hộ 6 đôi hoa tai vàng.

Sau thời gian ngắn, phát động, toàn huyện đã quyên góp được gần 400 đồng cân vàng, hàng chục kg bạc và 20.000kg đòng cùng 23,5 triệu đồng. Cuộc vận động xây dựng qũy độc lập thành công biêu hiện tinh thần yêu nước thiết tha và quyết tâm giữ gìn độc lập tự do của nhân dân Thọ Xuân.

Đảm bảo cho sự nghiệp đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt thắng lợi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, đầu tháng 10 nãm 1945, tại trụ sở Việt Minh huyện, hội nghị thành lập Đảng bộ tiến hành.

Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm tình hình trong huyện từ sau ngày khởi nghĩa và đề ra những chủ trương công tác mới nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kết toàn dân; xây dựng củng cố chính quyền, tập trung chống giặc đói, giặc dốt và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, phát triển đảng viên và các chi bộ cơ sở và phân công càn bộ phụ trách các mặt công tác quan trọng.

Hội nghị đã tiến hành bầu Huyện ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Hoàng Sỹ Oánh, Lê Xuân Tại, Hồ Sĩ Nhân, Dương Vãn Du và Hoàng Văn Ngữ. Đồng chí Dương Vãn Du [tức Du lùn] được bầu làm Bí thư.

Việc thành lập Đảng bộ và Huyện ủy lâm thời dựa trên cơ sở các chi bộ cộng sản thời kỳ 1930-1945 đã tạo ra sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trục tiếp của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân.

Theo chủ trương của Trung ương Đảng, Huyện ủy Thọ Xuân thành lập “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” ở cấp huyện và xã... truyền bá lý luận cách mạng cho quần chúng tiên tiến cảm tỉnh với Đảng, trên cơ sở đó lụa chọn những người ưu tú kếp nạp vào Đảng. Từ khi Huyện ủy lâm thời được thành lập, công tác xây dựng cơ sở Đảng trên địa bàn toàn huyện được đẩy mạnh và đạt kết quả mới. Đến cuối năm 1945, ở nhiều xã, thôn trong huyện đã có cơ sở Đảng, hoặc đảng viên.

Qua hoạt động thực tiễn, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng từng bước được củng cố, dần dần khắc phục được những yếu kém, lệch lạc, đội ngũ cán bộ, ngày càng trưởng thành.

Để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động và hiệu lực hoạt động của chính quyền dân chủ nhân dân, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo kiện toàn chính quyền từ huyện xuống xã, theo Sắc lênh số 63 của Chính phủ.

Cuối 1945, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã. ủy ban hành chính cấp xã bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên làm nhiệm vụ của một cấp chính quyền cơ sở có chức năng tổ chức, quản lý, điêu hành xã hội trên địa bàn xã và phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.

Cùng với củng cố chính quyên, các đoàn thể cứu quốc từ huyện đến xã cũng được củng cố, mở rộng. Các đoàn thê cứu quốc xây dựng chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế ở địa phương và từng lĩnh vực.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủỳ Thọ Xuân đã tổ chức những cùộc mít tinh quần chúng ủng hộ đông bào Nam Bộ, phản đôi thực dân Pháp xâm lược. Cuối tháng 10 năm 1945, huyện đã tổ chức lễ tiến đưa đoàn quân “Nam tiến” đầu tiên gồm 15 thanh niên yêu nước lên đường cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Khu ủy 4, đáp ứng yêu cầu mói của cách mạng, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo chính quyên cách mạng và cơ quan quân sự các cấp tô chúc các lóp huấn luyện quân sự ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ, dân quân du kích trong toàn huyện.

Tháng 10 và tháng 11 năm 1945, tại làng Hội Hiền [Tây Hồ] đã mở 2 lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày, mỗi lóp có gần 100 cán bộ tiểu đội đến đại đội dân quân. Trong đó có một số cán bộ quân sự của huyện Thiệu Hóa và Vĩnh Lộc gửi đến học tập.

Đầu năm 1946, tại đồn điền Mã Hùm, Huyện ủy chỉ đạo mở lớp huấn luyện võ dân tộc, đến tháng 5 năm 1946, tại đình làng Qủa Hạ [Thọ Lộc] lại mở lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ tiểu đội, trung đội và đại đội dân quân toàn huyện.

Các khóa huấn luyện của huyện do đông chí Hoàng Văn Ngữ, ủy viên quân sự trong ủy ban kháng chiến hành chính huyện phụ trách chung, ông Cao Thanh Tùng giáo viên võ thuật, ông Đội Huân giáo viên quân sự. Các lớp huấn luyện đã trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về chính trị và quân sự làm nòng cốt xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân du kích ở các địa phương.

Từ tháng 12 năm 1945, Huyện ủy và ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm cho mọi người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, thể lệ bầu cử Quốc hội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại đối với một dân tộc vừa thoát khỏi xích xiềng nô lệ của chế độ thực dân phong kiến.

Trước ngày bầu cử, tất cả câc xã trong huyện tổ chức mít tinh ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Đại biểu cử tri trong khu vực đã tập trung tại trụ sở huyện nghe ông Hoàng Sĩ Oánh thay mặt đoàn ứng cử viên nói chuyện và đề đạt nguyện vọng của nhân dân.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I được tiến hành như một ngày hội lớn của dân tộc. Các điểm bầu cử được trang trí cờ, hoa, khẩu hiệu trang trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được quyền tự do lựa chọn những người xứng đáng bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất. Từ sớm cử tri toàn huyện đã tham gia bầu cử. Với ý thúc “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn những đại diện xứng đáng vào Quốc hội khóa I.

Tại Thọ Xuân, bọn phản động Quốc dân Đảng, bọn đội lốt Đảng Dân chủ tuyên truyền, xuyên tạc và quấy rối, nhung chính quyền cách mạng đã kịp thời ngăn chặn nên ngày bầu cử vẫn diễn ra thuận lợi, đạt kết qủa tốt Ông Hoàng Sĩ Oánh ứng cử viên Thọ Xuân đã trúng cử vào Quốc hội khóa I với số phiếu cao.

Thực hiện quyết định của Quốc hội và Chính phủ, thắng 4 năm 1946, cùng với các địa phương trong tỉnh huyện Thọ Xuân tiến hành bầu cử HĐND 2 cấp tỉnh và xã lập ra ủy ban hành chính các cấp. Ông Hoàng Sĩ Oánh được cử làm Chủ tịch ủy ban hành chính huyện.

Cùng với xây dựng củng cố hệ thống chính trị, vào cuối năm 1946 đầu năm 1947, sự đoàn kết thống nhất nội bộ lãnh đạo huyện không cao xuất phát từ việc làm kinh tài hoạt động. Đe giải quyết tình hình trên, Tỉnh ủy đã đứng ra triệu tập 2 cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ.

Hội nghị thứ nhất vào cuối năm 1946, tại đình làng Nam Thượng [Tây Hồ], có đồng chí Bí thư Khu ủy 4 và một đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy tham dự.

Hội nghị thứ hai vào đầu năm 1947, tại đình làng Canh Hoạch [Xuân Lai], có đồng chí Hoàng Quốc Việt Thường vụ Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đạt Bí thư Tỉnh ủy tham dự.

Hai cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ đã nghiêm túc kiểm điểm phê bình phân định rõ đúng sai, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, củng cô đoàn kết thông nhất trong nội bộ lãnh đạo và toàn Đảng bộ tạo ra điều kiện cơ bản thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.

Kiên quyết chông thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa kiên quyết đấu tranh với những hành động ngang ngược của quân Tưởng, vừa mềm dẻo buộc quân Tưởng và bè lũ tay sai thừa nhận chính quyền cách mạng, đồng thời đề ra những biện pháp sắc bén, khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ của địch, hạn chế sự phá hoại của chúng và vận động nhân dân không hợp tác với bọn Tàu Tưởng. Đối với bọn Quốc dân Đảng tay sai, Tỉnh ủy cương quyết tổ chức lực lượng trừng trị.

Được quân Tưởng che chở, bọn phản động ở ấp Di Linh đã trắng trợn tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng và Chính phủ, lôi kéo quần chúng xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tích trữ lương thực, tập luyện quân sự hòng lật đổ chính quyền cách mạng.

Tỉnh ủy đã tổ chức lực lượng theo dõi quan hệ của địch ở ấp Di Linh với bọn phản động ở khách sạn Tứ Dân, Bồng Lai và cho trinh sát vào ấp Di Linh xây dựng cơ sở nội ứng và bắt một sô tên để khai thác tình hình.

Tháng 12 năm 1945, lực lượng tự vệ của 2 huyện Thọ Xuân, Nông cống kết hợp với cảnh sát xung phong tiến hành bao vây cắt đứt mọi liên hệ của bọn Quóc dân Đảng ở ấp Di Linh với bên ngoài và sử dụng các biện pháp quân sự uy hiếp địch.

Lục lượng tự vệ Thọ Xuân được chia thành nhiêu bộ phận thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Tự vệ làng Thạc [Xuân Lai] gồm 1 trung đội do cấc đồng chí Hà Như Trúc, Hà Duyên Ương chỉ huy đã tiến hành bao vây không chế các bốt gác của địch. Lục lượng tự vệ và du kích tập trung của huyện gồm 3 trung đội, Ông Lê Xuân Tại phụ trách 1 trung đội chốt giữ khu vực Nưa, ông Hoàng Văn Ngữ chỉ huy 1 trung đội chốt giữ ngã tư Giắt, ông Đội Huân chỉ huy 1 trung đội chốt chặn ngã ba đi Như Xuân.

Thường ngày lực lượng vũ trang cách mạng sử dụng 2 ô tô [chiến lợi phẩm thu được của Nhật] chở các chiến sĩ cảnh sát xung phong, quần áo, súng đạn uy nghiêm chạy nhiều vòng quanh ấp uy hiếp địch.

Bị quân ta khép chặt vòng vây, lương thục cạn kiệt, lại bị lục lượng nội ứng của ta thường xuyên kích động, chia rẽ. Trần Văn Bân - tên chĩ huy đầu sỏ dùng ngựa định chạy trôn nhưng đã gặp lục lượng tự vệ chốt chặn tại Giắt và bị đồng chí Hoàng Văn Ngữ chém ngựa trọng thương, tên Bân bị bắt. Lực lượng địch trong ấp Di Linh như rắn mất đầu đã đầu hàng cách mạng vô điêu kiện. Lực lượng vũ trang cách mạng thu 67 súng trường, 2 trung liên, 2 tiểu liên và nhiều quân trang, quân dụng.

Cuối năm 1945, Thọ Xuân đã được tỉnh giao nhiệm vụ quản thúc, nuôi giữ một số đối tượng chính trị như: Bảo Đại [Vĩnh Thụy], Vĩnh cẩn [em ruột Vĩnh Thụy], Lý Lệ Hà, tên lái xe cho Bảo Đại, Phan Văn Giáo và con trai Phan Văn Giáo là Phan Văn Tiến, một số yếu nhân Quốc dân Đảng và một số lính Nhật, Pháp. Chính quyền đã chỉ đạo lục lượng vũ trang cách mạng quản thúc bọn này nghiêm ngặt và đối xử đúng chính sách.

Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm đoàn kết tất cả các đảng phái và các tầng lớp nhân dân. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 1946, Mặt trận Việt Minh là thành viên của Hội Liên Việt. Hệ thống tổ chức của Hội Liên Việt được thành lập từ tỉnh xuống xã. Nhiêu thẫn hào, nhân mỹ yêu nước được giao trọng trách chủ chốt.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Lâm thời, tháng 6 năm 1946, Hôi Liên hiệp Quốc dân huyện Thọ Xuân được thành lập, cũng trong tháng 6 nãm 1946, sổ hội viên Liên Việt huyện đã lên lới 42.327 người. Từ khỉ ra đời, Hội đã thu hút, động viên các tầng lớp nhân d&n tích cực tham gia công cuộc cách mạng do Đảng tố chứcc lãnh đạo.

*

* *

“Mười sáu tháng” - khoảng thời gian rát ngắn năm trong lịch sử dân tộc và lịch sử quê hương, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã cùng với nhân dân cả tĩnh, cả nước làm nôn nhũng sự kiện lịch sử hào hùng oanh liệt và kỳ diệu.

Buổi đầu chế độ dân chủ nhân dân đứng trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc" - thù trong, giặc ngoài vây hãm, giặc đối, giặc dốt hoành hành, sản xuất đình đốn, ngân quỹ quốc gia trổng rống.

Nhưng bằng đường lối chiến lược, sàch lược khôn khéo, linh hoạt, cương quyết, táo bạo, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tổ chức lãnh đạo dân tộc Việt Nam, nhân dân Thọ Xuân phá thế bao vây của quân thù, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, chuẩn bị điều kiện kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sự tồn tại phát triển của chế độ dân chủ nhân dân trong 16 tháng cam go thách thức đã khẳng định: dân tộc Việt Nam, nhân dân Thọ Xuân nhất quyết theo Đảng xây dựng bảo vệ xã hội mới.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – Bài học giành và giữ chính quyền, xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Ngày đăng: 17/08/2020 04:12
Mặc định Cỡ chữ
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Bài viết phân tích những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong việc đấu tranh giành và giữ chính quyền, xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Nói về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta và quốc tế. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại những bài học vô giá, có giá trị lịch sử trường tồn và nguồn động lực tinh thần lớn lao trong việc giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chính quyền dân chủ thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Mặc dù ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền đã về tay nhân dân lao động, nhưng bên trong các thế lực phản động vẫn còn đang cấu kết với nhau chống lại chính quyển cách mạng. Bên ngoài, các thế lực đế quốc [Anh, Mỹ, Pháp...] vẫn chưa từ bỏ âm mưu can thiệp và xâm lược đất nước ta. Nếu không chăm lo xây dựng chính quyền gắn với bảo vệ chính quyền thì khó giữ được thành quả cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dù nhân dân ta đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn”[1]. Do đó, xây dựng chính quyền phải đi đôi với bảo vệ chính quyền, hai nhiệm vụ quan trọng này không được tách rời nhau. Đồng thời, phải luôn gắn nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ với nhiệm vụ xây dựng chế độ xã hội mới. Muốn bảo vệ được chính quyền cách mạng, thì phải xây dựng chính quyền dân chủ, thực sự vững mạnh về mọi mặt, đủ sức tự bảo vệ; lấy xây để chống, lấy xây dựng để tự bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng Việt Nam đã giành được chính quyền. Người khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”[2].

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính quyền nhân dân non trẻ đã cùng một lúc phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Tình thế cách mạng lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền dân chủ nhân dân - thành quả của cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh đang đứng trước nhiều thử thách, có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập dân tộc vừa mới giành được có nguy cơ bị mất. Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhận thức sâu sắc rằng giành được chính quyền dã khó, nhưng bảo vệ chính quyền còn khó hơn, Đảng ta đã nêu lên tư tưởng quan trọng về xây dựng chính quyền phải đi đôi với bảo vệ chính quyền để lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách; giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ thành công chế độ xã hội mới. Theo quan điểm của Đảng, xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là vấn đề có tính quy luật của cách mạng vô sản nói chung, của cách mạng Việt Nam nói riêng. Bởi vì, mặc dù cách mạng dã thành công, chính quyền đã về tay nhân dân, nhưng nếu không chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh thì không thể quản lý, điều hành được đất nước. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động cả bên trong và bên ngoài vẫn còn cấu kết với nhau để chống phá cách mạng.

Quan điểm xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền được thể hiện ở tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thực sự vững mạnh để không chỉ điều hành, quản lý, xây dựng đất nước mà còn đủ sức để lãnh đạo nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Đảng ta chỉ rõ, sau khi giành được chính quyền thì cách mạng phải biết tự bảo vệ trước những đòn tấn công, phản kích của kẻ thù. Tuy nhiên, trong điều kiện chính quyền vừa mới xây dựng, còn non trẻ, muốn bảo vệ được chính quyền thì trước hết phải chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh về mọi mặt để đủ sức tự bảo vệ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm giải quyết vấn đề gốc rễ của bảo vệ là phải đi từ xây dựng thực lực mạnh, trước hết là xây dựng chính quyền vững mạnh. Trong nhiều nhiệm vụ cần kíp đặt ra ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ củng cốchính quyền cách mạng, tạo cho chính quyền có đầy đủ các điều kiện về mặt pháp lý, tổ chức, lực lượng cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong công tác để đảm nhiệm tốt việc điều hành đất nước.

Trong xây dựng Nhà nước, Đảng ta chỉ rõ tính chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước ta là một nước dân chủ; Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân; chính quyền của ta là chính quyền nhân dân. Đã là chính quyền nhân dân thì phải do nhân dân bầu ra, do nhân dân lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác việc nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng cho nhân dân và chính quyền mới một cơ sở pháp lý vững chắc với chủ trương tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu trong cả nước và sớm ban hành Hiến pháp. Theo đó, đã là một nước dân chủ thì chính quyền phải do nhân dân lập ra, do dân lựa chọn và nhân dân sẽ đem hết sức mình để góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”[3] và “phải có một hiến pháp dân chủ”[4].

Đặc điểm nổi bật của nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà chúng ta xây dựng ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là ở chỗ Chính phủ, các cơ quan công quyền là công bộc của dân, cán bộ, công chức vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”[5]. Đã là một nước dân chủ, thì mọi lợi ích đều là của dân, mọi phấn đấu của Chính phủ, của cán bộ đều vì dân, chính quyền từ xã đến Trung ương do dân cử ra. Do đó, mọi “quyền hành và lực lượng” của Chính phủ đều ở nơi dân. Trong thư gửi Ủy ban hành chính các bộ, huyện, làng xã ngày 17/10/1954, Người viết: “Cơ quan Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, xã là đày tớ của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật” [6], “Dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ...”[7]. Mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện cụ thể qua mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân với Nhà nước. Nhà nước có nghĩa vụ với công dân, đồng thời có những quyền theo quy định của Hiến pháp, pháp luật để thực thi công quyền mà nhân dân giao phó, ngược lại công dân vừa có quyền, đồng thời có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người viết: “Những khi dân dùng đày tớ để bảo vệ cho mình thì phải giúp đỡ, nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình chứ không phải là chửi”[8]. Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là “công bộc”[9] của dân, cách gọi ấy tuy dân dã nhưng cũng rất sâu sắc. Người còn cho rằng, Chính phủ do dân bầu ra, dân có quyền bãi miễn Chính phủ, nếu Chính phủ không làm tròn phận sự, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền thì vấn đề xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, việc hướng dẫn cách tổ chức làm việc của các ủy ban nhân dân, các cơ quan công quyền, đặt cơ sở cho việc xây dựng tác phong làm việc của đội ngũ công chức mới, giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ nhà nước, lấy các phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” làm chuẩn mực trong rèn luyện cán bộ, công chức, viên chức luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính”[10]. Người xác định đây là một trong sáu vấn đề khẩn cấp mà Chính phủ lâm thời phải giải quyết sau khi giành được độc lập. Trong “Lời tuyên bố trước Quốc hội” ngày 31/10/1946 tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuy trong nghị quyết không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”[11].

Trong khi đặt lên hàng đầu tư tưởng về việc xây dựng một nhà nước là công bộc của dân, về xây dựng Chính phủ liêm khiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc xây dựng Chính phủ có năng lực quản lý, điều hành đất nước. Người nhấn mạnh tư tưởng về “một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ được độc lập và thống nhất của nước nhà”[12], “một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc”[13]. Khi Chính phủ có năng lực làm việc thì sẽ giải quyết được nhiều nhiệm vụ của nước nhà, đem lại lợi ích cho quốc gia - dân tộc, cho nhân dân, làm tăng thêm sức mạnh của đất nước, để đủ sức bảo vệ được chính quyền cách mạng. Ngược lại, nếu Chính phủ yếu kém về năng lực thì sẽ không làm được gì cho dân, thậm chí còn làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của quốc gia - dân tộc, khó có thể đứng vững trước khó khăn, thử thách. Mặt khác, một chính quyền yếu kém năng lực, lại không liêm khiết thì tất yếu sẽ bị nhân dân bãi miễn trước khi bị kẻ thù phá hoại. Cho nên, muốn bảo vệ được chính quyền thì trước hết phải chăm lo xây dựng chính quyền đó vững mạnh, một chính quyền hợp pháp, do nhân dân cử ra, thực sự vì dân, trong sạch, liêm khiết và có năng lực thực thi công việc.

Muốn có một chính quyền như vậy, thì phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức và tài; phải có chính sách để thu hút nhân tài tham gia vào bộ máy nhà nước. Ngay sau khi thành lập Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi hiền tài tham gia Chính phủ, giúp nước, giúp dân. Ngày 14/11/1945, trên báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”[14]. Người khẳng định: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”[15].

Ngày nay, để xây dựng được một chính quyền mạnh, có đủ năng lực quản lý, điều hành đất nước và đủ sức mạnh để tự bảo vệ cần phải huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh của chính quyền không những ở tổ chức, bộ máy luôn được kiện toàn, mà còn được huy động từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một chính quyền biết quy tụ được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ bảo đảm cho chính quyền đó luôn được xây dựng vững mạnh và bảo vệ vững chắc, không có thế lực nào có thể đánh đổ được.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để bên trong hết lòng, hết sức ủng hộ Chính phủ, ủng hộ chính quyền, bên ngoài thì quốc tế tôn trọng và giúp đỡ, bảo đảm cho chính quyền luôn được xây dựng vững mạnh và bảo vệ vững chắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Lời tuyên bố với Quốc hội về việc thành lập Chính phủ mới”, rằng: “Chính phủ mới phải tỏ rõ cái tinh thần đại đoàn kết, không phân đảng phái”,... “Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp”,... “Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia”[16]. Đặc biệt, để chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ chính quyền, Người luôn chăm lo tổ chức xây dựng Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam [ngày 29/5/1946] tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay với tôn chỉ, mục đích đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, mọi dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước để cùng nhau góp sức xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Nêu cao tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, nhất là Nghị quyết số 18/NQ-TVV ngày 25/10/2017 của Ban'Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời xây dựng chính quyền cơ sở xã, phường, đô thị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phân cấp giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương; thay dổi phương thức giao kinh phí dựa trên tổ chức và biên chế hiện nay; tăng quyền chủ động cho các địa phương trong sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn. Đây là một chủ trương đúng đắn và cần thiết phải được tiếp tục nghiên cứu, triển khai một cách khoa học, đồng bộ trong thực tiễn với sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, thường xuyên của Đảng. Phải đấu tranh khắc phục các nguyên nhân gây ra các tệ nạn tiêu cực và các nguyên nhân phát sinh các tệ nạn tiêu cực. Trong cuộc đấu tranh này, phải lấy việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ then chốt như đã nêu trong nhiều nghị quyết của Đảng.

Vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta cần tranh thủ những điều kiện, thời cơ thuận lợi trong nước và quốc tế, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh cải cách nền hành chính..., hướng đến xây dựng một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo phát triển, hoạt động hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân trong giai đoạn hội nhập và phát triển./.

Ghi chú:
[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2000, tr.229.
[2] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H.2000, tr.304.
[3],[4],[10],[11],[12],[13],[14],[15],[16] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2000, tr.8, tr.8, tr.9, tr.427, tr.427, tr.430, tr.99, tr.451, tr.430.
[5] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2000, tr.375.
[6],[7],[8],[9] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995, tr.201-410, tr.201-410, tr.201-410, tr.201-410.

PGS.TS Trần Nam Chuân - nguyên cán bộ Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

Về trang trước
Gửi email In trang

Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Thời cơ và những quyết sách lịch sử

[ĐCSVN] - 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Hình ảnh những ngày Tháng Tám lịch sử ở Hà Nội... [Ảnh: hochiminh.vn]

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Những ngày tháng Tám lịch sử...

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công. Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thời điểm đó, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp [09/3/1945]. Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó phân tích: "Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thực sự chín muồi"[1] và dự báo "ba cơ hội tốt" "sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng [quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng]; Nạn đói ghê gớm [quần chúng oán ghét quân cướp nước]; Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt [Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật]"[2].

Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng như: thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân [tháng 4/1945][3]; ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

...và ở Sài Gòn [Ảnh: hochiminh.vn]

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước. Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành Mệnh lệnh khởi nghĩa, công bố Lệnh khởi nghĩa [Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa]… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"[4]. Ngay khi nhận được tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện [ngày 15/8/1945], Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] [tháng 8/1945] quyết định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”[5] và phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương, tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.

Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 [từ 13 đến 28/8/1945], dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”[6].

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, được truyền đi khắp nơi trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công. [Ảnh: hochiminh.vn]

Vận dụng sáng tạo những thời cơ cách mạng

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bài học nắm vững và tận dụng triệt để thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Giữa bộn bề khó khăn của những buổi sơ khai thành lập Nước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gần 21 năm, lâu dài với biết bao gian khổ, hy sinh; qua nhiều giai đoạn, để đối phó với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ để rồi làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Đó cũng là những năm đầu sau khi đất nước thống nhất với bộn bề khó khăn. Một mặt, chúng ta phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta ngày càng phát triển; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao ngày càng rộng mở và nâng cao [Ảnh: chinhphu.vn]

Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ, nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt thời cơ và vận dụng sáng tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn không ngừng được phát huy, tỏa sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước trước Đổi mới còn khủng hoảng, trì trệ, lưu thông phân phối ách tắc, rối ren; hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn; sau Đổi mới, đã thành một Việt Nam năng động, phát triển, chuyển đổi thành công sang mô hình và cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngày càng rộng mở và nâng cao, được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, an ninh và an toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đúng vào dịp đất nước ta vừa tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp... Đây cũng là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn 76 năm qua, góp phần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngày nay, để từ đó tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII./.


[1] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.365.

[2] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[3] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.382.

[4] Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, t.2, tr.225.

[5] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[6] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.437.

ĐP

Video liên quan

Chủ Đề