Các dạng bài tập hóa 11 hk1 hno3

Loạt bài Chuyên đề: Tổng hợp Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Hoá học lớp 11 có đáp án được biên soạn theo từng dạng bài có đầy đủ: Lý thuyết - Phương pháp giải, Bài tập Lý thuyết, Bài tập tự luận và Bài tập trắc nghiệm có đáp án giúp bạn học tốt, đạt điểm cao trong bài kiểm tra và bài thi môn Hoá học lớp 11.

Show

Các dạng bài tập hóa 11 hk1 hno3

Chuyên đề: Sự điện li

  • Trắc nghiệm lý thuyết Chương 1 Sự điện li có lời giải
  • Bài tập viết phương trình điện li và tính nồng độ mol các ion trong dung dịch và cách giải
  • Bài tập áp dụng định luật bảo toàn điện tích và cách giải
  • Cách xác định pH của dung dịch axit, bazơ mạnh
  • Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải
  • Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất
  • Các dạng toán viết phương trình ion thu gọn và các tính toán liên quan hay nhất

Chuyên đề: Nhóm Nitơ, Photpho

  • Trắc nghiệm lý thuyết Chương 2 Nitơ – photpho có lời giải
  • Bài tập tổng hợp amoniac và cách giải
  • Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 và cách giải
  • Bài tập hợp chất tác dụng với HNO3 và cách giải
  • Bài tập xác định chất khử, sản phẩm khử và cách giải
  • Bài tập nhiệt phân muối nitrat và cách giải
  • Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

Chuyên đề: Nhóm Cacbon, Silic

  • Lý thuyết cacbon và hợp chất cacbon hay nhất
  • Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat hay nhất
  • Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải
  • Các dạng bài toán khử oxit kim loại bằng C, CO và cách giải
  • Các dạng bài toán cho H+ vào muối cacbonat và ngược lại hay nhất

Chuyên đề: Đại cương về hóa học hữu cơ

  • Trắc nghiệm lý thuyết Chương 4 đại cương về hóa học hữu cơ có lời giải
  • Cách xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ hay nhất

Chuyên đề: Sự điện li

Tổng hợp Lý thuyết chương Sự điện li

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Sự điện li

  • 12 dạng bài tập về Sự điện li trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Bài tập lý thuyết về sự điện li, chất điện li, viết phương trình điện li
  • Dạng 2: Phương pháp bảo toàn điện tích trong giải bài tập sự điện li
  • Dạng 3: Phương pháp tính pH
  • Dạng 4: Các dạng bài tập về sự điện li
  • Dạng 5: Dạng bài tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
  • Dạng 6: Phản ứng thủy phân muối

Bài tập trắc nghiệm

  • 100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải chi tiết (nâng cao)

Chuyên đề: Nhóm Nitơ, Photpho

Tổng hợp Lý thuyết chương Nhóm Nitơ, Photpho

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Nhóm Nitơ, Photpho

  • 8 dạng bài tập về Nito, Photpho trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Bài tập về tính chất hóa học và phương pháp điều chế N2, NH3, HNO3, muối nitrat
  • Dạng 2: Phương pháp nhận biết các chất trong Nhóm Nitơ
  • Dạng 3: Viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ
  • Dạng 4: Các dạng bài tập về Amoni
  • Dạng 5: Các dạng bài tập về axit nitric
  • Dạng 6: Nhiệt phân muối nitrat
  • Dạng 7: Bài tập về axit phophoric
  • Dạng 8: Bài tập về phân bón
  • Bài tập về Muối Amoniac và Muối Amoni cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Axit Photphoric và Muối Photphat cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Axit Nitric (HNO3) và muối Nitrat cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Nitơ (N2) cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Phân bón hóa học cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Photpho (P) cực hay, có lời giải chi tiết

Bài tập trắc nghiệm

  • 100 câu trắc nghiệm Nitơ, Photpho có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 150 câu trắc nghiệm Nitơ, Photpho có lời giải chi tiết (nâng cao)

Chuyên đề: Nhóm Cacbon, Silic

Tổng hợp Lý thuyết chương Nhóm Cacbon, Silic

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Nhóm Cacbon, Silic

  • 5 dạng bài tập về Cacbon, Silic trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic
  • Dạng 2: Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
  • Dạng 3: Bài toán khử oxit kim loại bằng C và CO
  • Dạng 4: Các dạng bài tập về muối Cacbonat
  • Dạng 5: Các dạng bài tập về Silic và hợp chất
  • Bài tập về Axit Cacbonic và Muối cacbonat cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Cacbon monooxit (CO) cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về CO2 cực hay, có lời giải chi tiết
  • Bài tập về Silic (Si) và hợp chất của Silic cực hay, có lời giải chi tiết

Bài tập trắc nghiệm

  • 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải chi tiết (nâng cao)

Chuyên đề: Đại cương về hóa học hữu cơ

Tổng hợp Lý thuyết chương Đại cương về hóa học hữu cơ

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Đại cương về hóa học hữu cơ

  • 2 dạng bài tập Đại cương về hóa học hữu cơ trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Bài tập lý thuyết về hợp chất hữu cơ
  • Dạng 2: Dạng bài tập gọi tên hợp chất hữu cơ
  • Dạng 3: Các viết đồng phân của hợp chất hữu cơ
  • Dạng 4: Xác định công thức hóa học hợp chất hữu cơ
  • Dạng 5: Xác định hàm lượng nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

Chuyên đề: Hidrocacbon no

Tổng hợp Lý thuyết chương Hidrocacbon no

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Hidrocacbon no

  • 3 dạng bài tập về Hidrocacbon no trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Dạng bài tập về đồng phân, gọi tên Ankan, Xicloankan
  • Dạng 2: Phản ứng halogen hóa Ankan
  • Dạng 3: Phản ứng oxi hóa ankan
  • Dạng 4: Phản ứng đề hidro hóa và cracking ankan
  • Dạng 5: Các dạng bài tập về Xicloankan

Bài tập trắc nghiệm

  • 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon no có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon no có lời giải chi tiết (nâng cao)

Chuyên đề: Hidrocacbon không no

Tổng hợp Lý thuyết chương Hidrocacbon không no

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Hidrocacbon không no

  • 4 dạng bài tập về Hidrocacbon không no trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của Anken, Ankađien, Ankin
  • Dạng 2: Dạng bài tập Đồng phân, danh pháp của Anken, Ankađien, Ankin
  • Dạng 3: Phản ứng cộng của Anken, Ankađien, Ankin
  • Dạng 4: Phản ứng đốt cháy của Anken, Ankađien, Ankin
  • Dạng 5: Phản ứng oxi hóa Anken, Ankađien, Ankin
  • Dạng 6: Phản ứng của Ankin với AgNO3 (Phản ứng thế hidro của Ank-1-in)

Bài tập trắc nghiệm

  • 100 câu trắc nghiệm Hidrocacbon không no có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 100 câu trắc nghiệm Hidrocacbon không no có lời giải chi tiết (nâng cao)

Chuyên đề: Hidrocacbon thơm, Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên

Tổng hợp Lý thuyết chương Hidrocacbon thơm

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Hidrocacbon thơm

  • 3 dạng bài tập về Hidrocacbon thơm trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng
  • Dạng 2: Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng
  • Dạng 3: Dạng bài tập tính chất hóa học của Benzen và đồng đẳng
  • Dạng 4: Phản ứng thế của Benzen
  • Dạng 5: Phản ứng trùng hợp của Stiren
  • Dạng 6: Phản ứng oxi hóa Benzen và đồng đẳng
  • Dạng 7: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

Bài tập trắc nghiệm

  • 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm - Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm - Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên có lời giải chi tiết (nâng cao)

Chuyên đề: Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol

Tổng hợp Lý thuyết chương Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol

  • 2 dạng bài tập Dẫn xuất halogen trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • 6 dạng bài tập về Ancol trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng bài tập về Phenol trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Bài tập lý thuyết về dẫn xuất halogen, ancol, phenol
  • Dạng 2: Cách viết đồng phân, gọi tên dẫn xuất halogen
  • Dạng 3: Cách viết đồng phân, gọi tên Ancol, Phenol
  • Dạng 4: Bài tập về dẫn xuất halogen
  • Dạng 5: Ancol phản ứng với kim loại kiềm
  • Dạng 6: Phenol phản ứng với kim loại kiềm và dung dịch kiềm
  • Dạng 7: Phản ứng tách nước của Ancol
  • Dạng 8: Phản ứng oxi hóa ancol
  • Dạng 9: Độ rượu - Điều chế, nhận biết Ancol

Bài tập trắc nghiệm

  • 125 câu trắc nghiệm Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 125 câu trắc nghiệm Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol có lời giải chi tiết (nâng cao)

Chuyên đề: Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

Tổng hợp Lý thuyết chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

  • 5 dạng bài tập Andehit, Xeton, Axit cacboxylic trong đề thi Đại học có giải chi tiết
  • Dạng 1: Bài tập về tính chất hóa học của Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic
  • Dạng 2: Đồng phân, gọi tên Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic
  • Dạng 3: Phản ứng tráng gương của Anđehit
  • Dạng 4: Bài tập về phản ứng cộng H2 của Anđehit
  • Dạng 5: Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Anđehit
  • Dạng 6: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic
  • Dạng 7: Dạng bài tập tính axit của axit cacboxylic
  • Dạng 8: Phản ứng este hóa
  • Dạng 9: Điều chế, nhận biết Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

Bài tập trắc nghiệm

  • 100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic có lời giải chi tiết (cơ bản)
  • 100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic có lời giải chi tiết (nâng cao)

Bài tập lý thuyết về sự điện li, chất điện li, viết phương trình điện li

A. Ví dụ minh họa

Bài 1: Cho các chất sau: NaCl; HF; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; ancol etylic; CH3COOH; AgNO3; Glucozơ; glyxerol; Al(OH)3; Fe(OH)2; HNO3.

Xác định chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu, chất không điện ly? Viết phương trình điện ly của các chất (nếu có).

Hướng dẫn:

- Chất điện ly mạnh: NaCl; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3.

Phương trình điện ly:

NaCl → Na+ + Cl- CuSO4 → Cu2+ + SO42-

NaOH → Na+ + OH- Mg(NO3)2 → Mg2+ + 2NO3-

(NH4)3PO4 → 3NH4+ + PO43- AgNO3 → Ag+ + NO3-

HNO3 → H+ + NO3-

- Chất điện ly yếu: HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al(OH)3; Fe(OH)2.

Phương trình điện ly:

HF ⇔ H+ + F- CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+

H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4- Al(OH)3 ⇔ Al3+ + 3OH-

H2PO4- ⇔ H+ + HPO42- H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-

HPO42- ⇔ H+ + PO43- HCO3- ⇔ H+ + CO32-

Fe(OH)2 ⇔ Fe2+ + OH-

- Chất không điện ly: Glucozơ; glyxerol; ancol etylic.

Bài 2: Pha loãng dần dần một dung dịch axit sunfuric, người ta thấy độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu tăng dần sau đó lại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng.

Hướng dẫn:

Axit sunfuric phân li như sau :

H2SO4 → H+ + HSO4- : điện li hoàn toàn.

HSO4- ⇔ H+ + SO42- : K = 10-2

Lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion. Do đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục pha loãng thì nồng độ ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm.

Bài 3: Theo thuyết axit-bazơ của Bronsted, các chất sau giữ vai trò là axit – bazơ - lưỡng tính - trung tính: HSO4-, H2PO4-, PO43-, NH3, S2-, Na+ , Al3+, Cl- , CO32- , NH4+, HS-

Hướng dẫn:

-Axit: NH4+, HSO4-, Al3+

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O-

HSO4- + H2O ⇔ SO42- + H3O-

Al3+ + H2O ⇔ [Al(OH)]2+ + H+

-Bazơ: PO43-, NH3, S2-, CO32-

PO43- + H2O ⇔ HPO4- + OH-

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

S2- + H2O ⇔ HS- + OH-

CO32- + H2O ⇔ HCO3- + OH-

-Lưỡng tính: H2PO4-, HS-

H2PO4- + H2O ⇔ H3PO4 + OH-

H2PO4- + H2O ⇔ HPO42- + H3O+

HS- + H2O ⇔ H2S + OH-

HS- + H2O ⇔ S2- + H3O+

-Trung tính: Na+, Cl-

Bài 4: Từ quan điểm axit-bazơ của Bronsted, hãy cho biết tính axit, bazơ, trung tính hay lưỡng tính của các dung dịch sau: NaCl, Na2S, NaHCO3, Cu(NO3)2. NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2, Na2CO3.

Hướng dẫn:

- Dung dịch có tính axit: Cu(NO3)2, NH4Cl.

Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3-

Cu2+ + H2O ⇔ [Cu(OH)]+ + H+

NH4Cl → NH4+ + Cl-

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

- Dung dịch có tính bazơ: Na2S, CH3COOK.

Na2S → 2Na+ + S2-

S2- + H2O ⇔ HS- + OH-

CH3COOK → CH3COO- + K+

CH3COO- + H2O ⇔ CH3COOH + OH-

- Dung dịch có tính lưỡng tính: NaHCO3.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

HCO3- + H2O ⇔ H2CO3 + OH-

HCO3- + H2O ⇔ CO32- + H3O+

- Dung dịch trung tính: NaCl, Ba(NO3)2

NaCl → Na+ + Cl-

Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-

Bài 5: Phương trình điện li nào sau đây không đúng ?

  1. HCl → H+ + Cl- B. CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+
  1. H3PO4 → 3H+ + PO43- D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

Hướng dẫn:

Đáp án C

Bài 6: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng ?

  1. H2SO4 ⇔ H+ + HSO4- B. H2SO3 ⇔ 2H+ + HCO3-
  1. H2SO3 → 2H+ + SO32- D. Na2S ⇔ 2Na+ + S2-

Hướng dẫn:



Đáp án B

Bài 7: Các chất dẫn điện là

  1. KCl nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.
  1. Dung dịch glucozơ, dung dịch ancol etylic, glixerol.
  1. KCl rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
  1. Khí HCl, khí NO, khí O3.

Hướng dẫn:

Đáp án A

Bài 8: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là

  1. KOH, NaCl, H2CO3. B. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.
  1. HClO, NaNO3, Ca(OH)3. D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2.

Hướng dẫn:

Đáp án D

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Dãy nào sau đây chỉ chứa các chất điện li mạnh:

  1. NaNO3, HClO3, NaHSO4, Na2S, NH4Cl.
  1. NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, AgCl, NH4Cl.
  1. NaNO3, HClO3, H2S, Mg3(PO4)2, NH4Cl.
  1. NaNO3, HClO3, Na2S, NH4Cl, NH3.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 2: Dãy nào sau đây chỉ chứa chất điện ly yếu

  1. H2S, HCl, Cu(OH)2, NaOH
  1. CH3COOH, H2S, Fe(OH)3, Cu(OH)2
  1. CH3COOH, Fe(OH)3, HF, HNO3
  1. H2S, HNO3, Cu(OH)2, KOH.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 3: Phương trình điện ly nào dưới đây viết đúng?

  1. HF ⇔ H + F-
  1. Al(OH)3 → Al3+ + 3OH-
  1. H3PO4 → 3H+ + PO43-
  1. HCl ⇔ H+ + NO3-

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 4: Trong dd NaHSO4 có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):

  1. NaHSO4; H+; HSO4-; SO42-; Na+; H2O
  1. HSO4-; Na+; H2O
  1. H+; SO42-; Na+; H2O
  1. H+; HSO4-; SO42-; Na+; H2O

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: Hấp thụ CO2 vào nước thu được dd có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):

  1. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O
  1. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O; CO2
  1. H+; HCO3-; CO32-; H2O
  1. H+; CO32-; H2O

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 6: Theo Ahrenius thì kết luận nào sau đây đúng?

  1. Bazơ là chất nhận proton
  1. Axit là chất khi tan trong nước phân ly cho ra cation H+
  1. Axit là chất nhường proton.
  1. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH–.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 7: Theo thuyết Areniut, chất nào sau đây là axit?

  1. NH3 B. KOH C. C2H5OH D. CH3COOH

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 8: Theo thuyết Areniut thì chất nào sau đây là bazơ ?

  1. HCl B. HNO3 C.CH3COOH D. KOH

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 9: Theo thuyết Bronstet, H2O được coi là axit khi nó:

  1. Cho một electron B. Nhận một electron
  1. Cho một proton D. Nhận một proton.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 10: Theo thuyết Bronstet, H2O được coi là bazơ khi nó:

  1. Cho một electron B. Nhận một electron
  1. Cho một proton D. Nhận một proton.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 11: Theo thuyết Bronstet, chất nào sau đây chỉ là axit?

  1. HCl B. HS– C. HCO3– D. NH3.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 12: Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất trung tính?

  1. Cl–, Na+, NH4+, H2O B. ZnO, Al2O3, H2O
  1. Cl–, Na+ D. NH4+, Cl–, H2O

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 13: Cho 2 phương trình:

S2- + H2O → HS- + OH- ; + H2O → NH3 + H3O+

Theo thuyết axit-bazơ của Bronsted thì:

  1. S2- là axit, là bazơ B. S2- là bazơ, là axit.
  1. S2- và đều là axit D. S2- và đều là bazơ.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 14: Theo Bronsted, các chất NaHCO3, NaHS, Al(OH)3, Zn(OH)2 đều là:

  1. Axit B. Bazơ C. Chất trung tính D. Chất lưỡng tính

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 15: Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là một bazơ (theo Bronsted).

  1. HCl + H2O → H3O+ + Cl-
  1. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2 .
  1. NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-.
  1. CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 16: Axít nào sau đây là axit một nấc?

  1. H2SO4 B. H2CO3 C. CH3COOH D. H3PO4

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 17: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hiđrôxit lưỡng tính ?

  1. Al(OH)3, Zn(OH)3, Fe(OH)2
  1. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2
  1. Al(OH)3, Fe(OH)2,Cu(OH)2
  1. Mg(OH), Pb(OH)2, Cu(OH)2

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 18: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?

  1. AlCl3 và Na2CO3
  1. HNO3 và NaHCO3
  1. NaAlO2 và KOH
  1. NaCl và AgNO3

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 19: Phản ứng hóa học nào sau đâycó phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O ?

  1. HCl + NaOH → H2O + NaCl
  1. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3
  1. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
  1. H2SO4 +Ba(OH)2 → 2 H2O + BaSO4

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 20: Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong các ion sau : Ba2+ , Al3+ , Na+, Ag+ ,CO , NO , Cl- , SO42-. Các dung dịch đó là :

  1. BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3, AgNO3.
  1. Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3, AgCl.
  1. BaCl2, Al2(CO3)3, Na2CO3, AgNO3.
  1. Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaCl, Ag2CO3.

Lời giải:

Đáp án: A

Phương pháp bảo toàn điện tích trong giải bài tập sự điện li

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

Nguyên tắc: Trong dung dịch tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Từ đó suy ra tổng mol điện tích dương bằng tổng mol điện tích âm.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Cho 500 ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau:

Na+ 0,6M ; SO42- 0,3M ; NO3- 0,1M ; K+ aM.

  1. Tính a?
  1. Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X.
  1. Nếu dung dịch X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào? Tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để thu được 1 lít dung dịch có nồng độ mol của các ion như trong dung dịch X.

Hướng dẫn:

  1. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,6.1 + a = 0,3.2 + 0,1.1 ⇒ a = 0,1
  1. m = mNa+ + mK+ + mNO3- + mSO42- = 0,3.23 + 0,05.39 + 0,05.62 + 0,15.96 = 26,35 g.
  1. Dung dịch được tạo từ 2 muối là Na2SO4 và KNO3

mNa2SO4 = 142.0,3 = 42,6 gam; mKNO3 = 0,1.101=10,1 gam.

Bài 2: Trong 2 lít dung dịch A chứa 0,2 mol Mg2+ ; x mol Fe3+ ; y mol Cl- và 0,45 mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 79 gam muối khan.

a/ Tính giá trị của x và y?

b/ Biết rằng để thu được A người ta đã hòa tan 2 muối vào nước. Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong A.

Hướng dẫn:

a/ Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

2.0,2 + 3.x = 2.0,45 + y ⇒ 3x – y = 0,5 (1)

Cô cạn dung dịch được 79 gam muối khan:

0,2.24 + 56.x + 35,5.y + 0,45.96 = 79 ⇒ 56x + 35,5y = 31 (2)

Từ (1),(2) ta có: x = 0,3 và y = 0,4.

b/ Dung dịch A có 2 muối là: Fe2(SO4)3 và MgCl2

CM(Fe2(SO4)3) = 0,15 M; CM(MgCl2) = 0,2 M

Bài 3: Một dd Y có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Khối lượng chất tan có trong ddY là.

  1. 22, 5gam B. 25,67 gam. C. 20,45 gam D. 27,65 gam

Hướng dẫn:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,05.2+0,15.1 = 1.0,1 + y.2 ⇒ x = 0,075

m = 0,05.24 + 0,15.39 + 0,1.62 + 0,075.96 = 20,45 gam

Bài 4: Dung dịch A chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng muối tan trong A là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

A.0,01 và 0,03. B. 0,05 và 0,01

  1. 0,03 và 0,02. D. 0,02 và 0,05.

Hướng dẫn:

Ta có: 0,02.2+0,03.1 = x.1 + y.2 (1)

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5.x + 96.y = 5,435 (2)

Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,03; y = 0,02

Bài 5: Cho dd Ba(OH)2 dư vào 50 ml dd X chứa các ion:NH4+, SO42-, NO3- đun nóng thì có 11,65 gam kết tủa xuất hiện và có 4,48 lít khí Y thoát ra (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong dd X là:

  1. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 2M.
  1. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 1M.
  1. (NH4)2SO4 2M; NH4NO3 2M.
  1. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 0,5M.

Hướng dẫn:

nBaSO4 = 11,65/233 = 0,05 mol; nNH3 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

⇒ [NH4+] = 0,2/0,05 = 4 M; [SO42-] =0,05/0,05 = 1 M

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X:

4 = 2.1 + x ⇒ x =2 M

Bài 6: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhât. Giá trị của V là

  1. 0,15 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,25

Hướng dẫn:

Vì cả 3 ion Mg2+, Ca2+ và Ba2+ đều tạo kết tủa với CO32- nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa K+, Cl-, và NO3-. Ta có: nK+ = nCl- + nNO3- ⇒ nK2CO3 = 0,15 mol ⇒ V = 0,15 lít

Bài 7: Chia hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là:

  1. 1,56g B. 2,4g C. 1,8g D. 3,12g

Hướng dẫn:

⇒ 2nO2- = 1.nCl- ; nCl- = nH+ = 2nH2 = 0,16 mol

⇒ nO2- = 0,16 /2 = 0,08 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ở phần 2:

Moxit = mKl + mO ⇒ mKl = 2,84 – 0,08.16 = 1,56 gam

⇒ Khối lượng hỗn hợp X = 2.1,56 = 3,12 (gam)

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl–, và d mol HCO3-. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d

  1. a + b = c + d B. 2a + 2b = c + d
  1. 40a + 24b = 35,5c + 61d D. 2a + 2b = -c - d

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 2: Một dung dịch X gồm 0,25 mol CO32- , 0,1 mol Cl; 0,2 mol HCO3- và x mol Na+. Khối lượng chất tan có trong dd X là.

  1. 49,5 gam B. 49,15 gam C. 50,5 gam D. 62,7 gam

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 3: Cho 200 ml dd X chứa các ion NH4+, K+, SO42-, Cl- với nồng độ tương ứng là 0,5M; 0,1M; 0,25M và a M. Biết rằng dd X được điều chế bằng cách hoà tan 2 muối vào nước. Khối lượng của 2 muối được lấy là

  1. 6,6g (NH4)2SO4;7,45g KCl B.6,6g (NH4)2SO4;1,49g KCl
  1. 8,7g K2SO4;5,35g NH4Cl D. 3,48g K2SO4;1,07g NH4Cl

Lời giải:

Đáp án: B

0,5.1 + 0,1.1 = 0,25.2 + a ⇒ a = 0,1 M ⇒ mMuối.

Bài 4: Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO 3-(0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là

  1. 0,050. B. 0.070. C. 0,030. D. 0,045.

Lời giải:

Đáp án: D

Theo bảo toàn điện tích:

nCu2+ + nK+ = nNO3- + 2nSO42-

⇒ 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x ⇒ x = 0,045 (mol)

Bài 5: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là

  1. NO3- (0,03). B. CO32- (0,015). C. SO42- (0,01). D. NH4+ (0,01)

Lời giải:

Đáp án: A

Gọi điện tích của ion Z là x, số mol là y

Theo bảo toàn điện tích: 2nMg2+ + nK+ + (-1)na + xy = 0

⇒ xy = -0,03

Vậy Z là anion

Đáp án phù hợp là A: x = -1, y = 0,03 mol. Anion là

Nếu x = -2, y = 0,015 mol, anion là CO32- loại, vì ion này tạo kết tủa với Mg2+

Bài 6: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl- ,0,04 mol Na+ , a mol Fe3+ và b mol SO42-. Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là

  1. 0.05 và 0,05. B. 0,03 và 0,02.
  1. 0,07 và 0,08. D. 0,018 và 0,027.

Lời giải:

Đáp án: B

Theo bảo toàn điện tích: 3a + 0,04 = 0,09 + 2b (1)

Theo bảo toàn khối lượng: 56a + 0,04.23 + 0,09.35,5 + 96b = 7,715 (2)

Giải hệ (1) và (2) ⇒ a = 0,03 và b = 0,02

Bài 7: Hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lit khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

  1. 0,2 lít B. 0,24 lít C. 0,3 lít D. 0,4 lít

Lời giải:

Đáp án: C

nNa+ = 0,3.0,2 = 0,6 mol

Dd sau phản ứng: Na+ và Cl-. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch này ta có: nNa+ = nCl- = 0,6 mol ⇒ V = 0,6/0,2 = 0,3 lít

Bài 8: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của x là

  1. 0,045 B. 0,09. C. 0,135. D. 0,18.

Lời giải:

Đáp án: B

DD sau phản ứng chứa:Fe3+: x mol; Cu2+: 0,09; SO42-: (x + 0,045) mol

- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dd sau phản ứng ta có:

3x + 2.0,09 = 2(x + 0,045) → x = 0,09

Phương pháp tính pH

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

a. PH với axit, bazo mạnh

Phương pháp

- Tính số mol H+/OH- hoặc tổng số mol H+/OH-

- Tính nồng độ H+/OH-

- Áp dụng công thức tính pH: pH=-lg[H+]

- Nếu là dung dịch bazo ta tính nồng độ OH- ⇒ pOH ⇒ pH= 14 – pOH

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trộn 10g dung dịch HCl 7,3% với 20g dung dịch H2SO4 4,9% rồi thêm nước để được 100ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.

Hướng dẫn:

Số mol HCl là nHCl = (10.7,3)/(100.36,5) = 0,02 mol

Số mol H2SO4 là nH2SO4 = (20.4,9)/(100.98) = 0,01 mol

Phương trình điện ly: HCl → H+ + Cl-

0,02 → 0,02 mol

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,01 → 0,02 mol

Tổng số mol H+ là nH+ = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

CM(H+) = 0,04/0,1 = 0,4 M ⇒ pH = 0,4

Bài 2: Hoà tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và 0,896 lít H2 (đktc). Tính pH của dung dịch A

Hướng dẫn:

nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

Gọi số mol của Na và Ba lần lượt là x, y mol. Ta có: 23x + 137y = 3,66 (1)

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

x → x → x/2 mol

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

y → y → y mol

⇒ x/2 + y = 0,04 (2)

Từ (1), (2) ta có: x = 0,04 và y = 0,02

Phương trình điện ly: NaOH → Na+ + OH-

0,04 0,04 mol

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

0,02 0,04 mol

Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,08 mol

CM(OH-) = 0,08/0,8 = 0,1 M ⇒ pOH = 1 ⇒ pH = 13

Bài 3: Hòa tan 4,9 mg H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của dd thu được là:

Hướng dẫn:

nH2SO4 = 4,9/98 = 0,05 mol ⇒ CM(H2SO4) = 5.10-5/1 = 5.10-5 M

⇒ [H+] = 10-4 M ⇒ pH = -log(10-4) = 4

Bài 4: Cho 15 ml dung dịch HNO3 có pH = 2 trung hòa hết 10 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = a. Giá trị của a là:

Hướng dẫn:

nHNO3 = 1,5.10-2.10-2 = 1,5.10-4 ⇒ nBa(OH)2 = 7,5.10-5 mol

⇒ CM(OH-) = 1,5.10-4/10-2 = 1,5.10-2 ⇒ pOH = 1,8 ⇒ pH = 12,2

Bài 5: Hoà tan m gam Zn vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được 0,784 lít khí hiđro và dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?

Hướng dẫn:

nH2 = 0,784/22,4 = 0,035 mol ⇒ mol axit H2SO4 phản ứng là 0,035 mol

Mol axit H2SO4 dư = 0,04 - 0,035 = 0,005 mol ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1

Bài 6: A là dung dịch HNO3 0,01M ; B là dung dịch H2SO4 0,005M. Trộn các thể tích bằng nhau của A và B được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X

Hướng dẫn:

Tổng mol H+ là 0,02 mol ⇒ [H+] = 0,01 ⇒ pH = 2

b. PH với axit, bazo yếu

Phương pháp

Tương tự như axit mạnh.

Sử dụng kết hợp công thức tính độ điện ly α, hằng số điện ly axit, bazo: Ka, Kb

-Độ điện li α của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (no)

-Hằng số phân li axit: HA ⇔ H+ + A-

( chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ)

-Hằng số phân li bazo: BOH ⇔ B+ + OH-

( chỉ phụ thuộc vào bản chất bazơ và nhiệt độ)

Ví dụ minh họa

Bài 1: Hoà tan 1,07g NH4Cl vào nước được 2 lít dung dịch X.

  1. Tính pH của dung dịch X biết hằng số phân li bazơ của NH3 là 1,8.10-5.
  1. Nếu thêm vào dung dịch X 100 ml dd HCl 0,01M được dd Y. Tính pH của dd Y?

Hướng dẫn:

  1. nNH4Cl= 1,07/53,5 = 0,02 ⇒ CM(NH4Cl) = 0,02/2 = 0,01 M

Phương trình điện ly:

NH4Cl → NH4+ + Cl-

0,01 …… 0,01

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01

Điện ly: x …………………..x………x

Sau điện ly : 0,01-x……………x………. x

Kb = x2/(0,01-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 4,24.10-4 ⇒ pH = 3,37

  1. Phương trình điện ly:

HCl → H+ + Cl-

0,001 0,001

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01……………………….0,001

Điện ly: x………………….x………x

Sau điện ly: 0,01-x…………… x………x+0,001

Kb = x(x+0,001)/(0,01-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 3,69.10-4 ⇒ pH = 3,43

Bài 2: Dung dịch A chứa NH3 0,1M và NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch biết Kb của NH3 = 1,75.10-5.

Hướng dẫn:

NaOH → Na+ + OH-

0,1 0,1

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

Ban đầu: 0,1 0,1

Điện ly: x x x

Sau điện ly: 0,1- x x x+0,1

Kb = x(0,1+x)/(0,1-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-3 ⇒ pOH = 4,76 ⇒ pH = 9,24

Bài 3: Tính pH của dd NH3 0,1M, biết Kb của NH3 = 1,8.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước

Hướng dẫn:

Kb = x2/(0,1-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 1,34.10-3 ⇒ pOH = 2,87

⇒ pH = 11,13

Bài 4: Tính pH của dd CH3COONa 0,5M; biết Kb của CH3COO- = 5,71.10-10 và bỏ qua sự phân li của nước

Hướng dẫn:

Ka = x2/(0,5-x) = 5,71.10-10 ⇒ x = 1,68.10-5 ⇒ pOH = 4,77

⇒ pH = 9,23

Bài 5: Cho dd hh X gồm HCl 0,01 M và CH3COOH 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

Hướng dẫn:

Ka = x(0,01+x)/(0,1-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 1,99

Bài 6: Cho dd hh X gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

Hướng dẫn:

Ka = x(0,1+x)/(0,1-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 4,76

c. Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện ly để đạt được pH định trước.

Phương pháp

-Tính số mol axit, bazo

-Viết phương trình điện li

-Tính tổng số mol H+, OH-

-Viết phương trình phản ứng trung hòa

-Xác định môi trường của dung dịch dựa vào pH ⇒ Xem xét mol axit hay bazơ dư ⇒ tìm các giá trị mà bài toán yêu cầu.

Chú ý: Vdd sau khi trộn = Vaxit + Vbazo

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 1. Coi Ba(OH)2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.

Hướng dẫn:

Sau khi trộn 3 dung dịch axit có thể tích bằng nhau ta thu được nồng độ mới của 3 axit là: CM(HCl) = 0,1 M; CM(HNO3) = 0,2/3; CM(H2SO4) = 0,1/3. Trong 300 ml dung dịch A: nHCl = 0,03 mol; nH2SO4 = 0,01 mol; nHNO3 = 0,02 mol

Phương trình điện ly:

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,01……. 0,02

HNO3 → H+ + NO3-

0,02 ….. 0,02

HCl → H+ + Cl-

0,03… 0,03

Tổng mol H+ là nH+ = 0,07 mol

Gọi x là thể tích của dung dịch B cần dung.

nNaOH = 0,2x; nBa(OH)2 = 0,1x

Phương trình điện ly:

NaOH → Na+ + OH-

0,2x……………..0,2x

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

0,1x……………….0,2x

Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,4x

Ta có: H+ + OH- → H2O (Sau phản ứng pH =1 ⇒ dư axit)

Ban đầu 0,07……0,4x

Pư 0,4x……0,4x

Sau pư 0,07-0,4x….0

(0,07-0,4x)/(x+0,3) = 0,1 ⇒ x= 0,08 lít

Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch có pH =1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a(mol/l) thu được 200 ml dung dịch A có pH = 12.

  1. Tính a
  1. Pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được pH = 11

Hướng dẫn:

  1. nH+ = 0,01 mol; nOH- = 0,1a mol

Ta có: H+ + OH- → H2O (Sau phản ứng pH =12 ⇒ dư bazo)

Ban đầu 0,01……0,1a

Pư 0,01……0,01

Sau pư 0....….0,01-0,1a

(0,01-0,1a)/(0,1+0,1) = 0,01 ⇒ a= 0,08 lít

  1. số mol NaOH dư : nOH- = 0,002 mol

Gọi x là thể tích nước thêm vào.

Dung dịch sau pha loãng có pH = 10 ⇒ 0,002/(0,2+x) = 0,001 ⇒ x = 1,8

Vậy cần phải pha loãng 10 lần.

Bài 3: Tính tỷ lệ thể tích khi dung dịch HCl có pH = 1 và dung dịch HCl pH = 4 cần dùng để pha trộn thành dung dịch có pH = 3.

Hướng dẫn:

Đáp án: 1/110

Bài 4: Cho 100 ml dd hh gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với V ml dd hh gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dd có pH = 2 . Giá trị V là:

Hướng dẫn:

nOH- = 0,03 mol; nH+ = 0,0875 V

Dung dịch sau khi trộn pH = 2 → môi trường axit .

(0,0875V-0,03)/(0,1+V) = 10-2 → V = 0,4 lit

Bài 5: Trộn 300 ml dd hh gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,15M với V ml dd hh gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X có pH = 12. Giá trị của V là:

Hướng dẫn:

nOH- = 0,5.V mol; nH+ = 0,0645 V

Dung dịch sau khi trộn pH = 12 → môi trường bazo.

(0,5V - 0,0645)/(0,3+V) = 10-2 → V = 0,15 lit

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?

  1. pH = lg[H+] B. pH + pOH = 14
  1. [H+].[OH-] = 10-14 D. [H+] = 10-a ⇔ pH = a

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 2: Dung dịch H2SO4 0,10 M có

  1. pH = 1 B. pH < 1 C. pH > 1 D. [H+] > 2,0M

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 3: pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là:

  1. 2 B. 3 C. 4 D. 12

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 4: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là.

  1. 13 B. 12 C. 1 D. 11

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10

  1. 0,1 gam B. 0,01 gam C. 0,001 gam D. 0,0001 gam

Lời giải:

Đáp án: C

pOH = 4 ⇒ [OH-] = 10-4 ⇒ nOH- = 0,25.10-4 = 2,5.10-5 mol

mNaOH = 2,5.10-5.40 = 0,001 gam

Bài 6: Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch HCl có pH = 1 là

  1. 12ml B. 10ml C. 100ml D. 1ml.

Lời giải:

Đáp án: C

nNaOH = nHCl = 10-3 mol ⇒ VNaOH = 10-3/10-2 = 10-1 (lít) = 100 ml)

Bài 7: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là

A.0,15 và 2,330 B. 0,10 và 6,990.

C.0,10 và 4,660 D. 0.05 và 3,495

Lời giải:

Đáp án: D

Sau phản ứng trung hòa pH = 1 ⇒ H+ dư

H+ + OH- → H2O

nH+ bđ = 0,08 mol; sau phản ứng pH = 1

⇒ nH+ pư = nOH- = 0,03 mol ⇒ nBa(OH)2 = 0,015 mol

⇒ CM Ba(OH)2 = 0,05M ⇒ mBaSO4 = 3,495g

Bài 8: Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là

  1. 134. B. 147. C. 114. D. 169.

Lời giải:

Đáp án: A

Coi 300 ml dung dịch A gồm 100 ml H2SO4 0,1M 100 ml HNO3 0,2M và 100 ml HCl 0,3M trộn lại với nhau. Vậy: nH+ = 0,07 mol

Phản ứng của dung dịch A và B là: H+ + OH- → H2O

nH+ (Pư) = nOH- = 0,49 . 0,001V ⇒ nH+ (du) = 0,01.(0,3 + 0,001V)

⇒ 0,07 = 0,49.0,001V + 0,01.(0,3 + 0,001V) ⇒ V = 134 ml

Bài 9: Ba dung dịch axit sau có cùng nồng độ mol: HCl, H2SO4, CH3COOH. Giá trị pH của chúng tăng theo thứ tự là

  1. HCl, H2SO4, CH3COOH. B. CH3COOH, HCl, H2SO4.
  1. H2SO4, HCl, CH3COOH. D. HCl, CH3COOH, H2SO4.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 10: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là

  1. a < b =1. B. a > b = 1. C. a = b = 1. D. a = b > 1.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 12: Tính pH của dd CH3COOH 0,2M, biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước

  1. 5,46 B. 4,76 C. 2,73 D. 0,7

Lời giải:

Đáp án: C

Ka = x2/(0,2-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,87.10-3 ⇒ pH = 2,73

Bài 13: Cho dd hh X gồm HF 0,09M và KF 0,08M. Biết Ka của HF = 6,5.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

  1. 1,1 B. 4,2 C. 2,5 D. 0,8

Lời giải:

Đáp án: B

Ka = x(0,1+x)/(0,1-x) = 6,5.10-5 ⇒ x = 6,5.10-5 ⇒ pH = 4,2

Bài 14: Khi pha loãng dung dịch axit HCl có pH = a ta thu được dung dịch mới có

A.pH > a B. pH = a C. pH < a D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 15: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.

A.1 B.10 C.100 D.1000.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 16: Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6

Lời giải:

Đáp án: B

Dung dịch sau khi trộn pH = 6 ⇒ môi trường axit.

(V1.10-5-V2.10-5)/(V1+V2) = 10-6 ⇒ V1/V2 = 11/9

Bài 17: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?