Các đề tài Tiểu luận về Lịch sử các học thuyết kinh tế

-->

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINHKHOA SAU ĐẠI HỌCTIỂU LUẬN MÔN HỌC THUYẾT KINH TẾĐỀ TÀI:SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNGCÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYGVHD : TS. Nguyễn Văn Bảng Lớp : Cao học 15ADanh sách thành viên : Hoàng Hà Anh Bùi Thị Ngọc Ẩn Nguyễn Quang Minh Châu Đỗ Thị Hồng Hạnh Trần Diệu Hiền Vũ Tiến Hùng Nguyễn Thị Thu Hường Nguyễn Hữu Phúc Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Vũ Ngọc Thư Nguyễn Thanh Tùng Thái Hán VinhTP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 20141DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTNHTM Ngân hàng Thương mạiDN Doanh nghiệpNSNN Ngân sách Nhà nướcTTCK Thị trường chứng khoánNHNN Ngân hành Nhà nướcBĐS Bất động sảnTBCN Tư bản chủ nghĩaXHCN Xã hội chủ nghĩaCNXH Chủ nghĩa xã hộiCTTGI Chiến tranh thế giới thứ 1CTTGII Chiến tranh thế giới thứ 2CNH Công nghiệp hóaNICS Các nước công nghiệp mớiHĐH Hiện đại hóaHCM Hồ Chí MinhTDKD Tự do kinh doanhWTO Tổ chức Thương mại Thế giớiGDP Tổng sản phẩm quốc nộiODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức2MỤC LỤCMỞ ĐẦUCHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾKẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiXuyên suốt chiều dài phát triển của xã hội loài người, quá trình lao động sản xuất, trao đổi hàng hoá luôn diễn ra và đó là khởi đầu cho các quan hệ kinh tế. Sự nhận thức của con người về các quan hệ kinh tế hình thành nên tư tưởng kinh tế trước khi chúng được khái quát hoá thành các học thuyết kinh tế. Mỗi học thuyết kinh tế đều gắn với các giai cấp, các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và là cơ sở để xây dựng đường lối, chính sách kinh tế phù hợp với từng thời kỳ.Nền kinh tế Việt Nam sau công cuộc đổi mới năm 1986 cho đến nay đã có sự thay đổi rõ nét. Sự nhận thức đúng đắn và chắt lọc những tư duy tiến bộ, phù hợp với thời đại của các học thuyết kinh tế thế giới đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế hiện nay. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chúng 3ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thay đổi này mang một ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng đối với một đất nước vừa trải qua chiến tranh và có sự tụt hậu kinh tế khá xa so với thế giới.Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về đóng góp của các học thuyết kinh tế đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nay”. Nhóm sẽ tập trung vào phân tích, nhận định từng học thuyết, thực trạng áp dụng các học thuyết và từ đó có những đề xuất góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả việc vận dụng tại Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứuNắm bắt một cách khái quát về tư tưởng kinh tế trong từng học thuyết kinh tế qua từng thời kỳ khác nhau, từ đó có những nhận xét đánh giá những thành tựu và hạn chế khi vận dụng tại Việt Nam.Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhóm đưa ra những đề xuất, đóng góp nhằm phát huy hơn nữa những thành tựu của mỗi học thuyết tại Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: các học thuyết kinh tế và các đường lối, chính sách của Nhà nước ta đã xây dựng nhằm ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô.Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi thời gian: nền kinh tế Việt Nam trước [1945 – 1986] và sau đổi mới [1986 đến nay] Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứuNhóm dựa trên quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: so sánh, diễn giải, phân tích để nghiên cứu đề tài.Ngoài ra, nhóm còn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các báo cáo hoạt động của các tổ chức kinh tế, xã hội có liên quan, sách chuyên khảo và các bài viết chuyên khảo trên mạng internet…5. Ý nghĩa nghiên cứu4Về mặt lý luận, đề tài tóm tắt và củng cố những kiến thức về các học thuyết kinh tế trong lịch sử loài người. Đồng thời, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài kinh tế chuyên sâu hơn.Về mặt thực tiễn, để tài là sự nhận thức trực quan đối với sự vận dụng các học thuyết kinh tế vào việc xây dụng đường lối, chính sách và lựa chon phương án kinh tế thích hợp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay.6. Kết cấu nội dung:Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của nhóm gồm các phần như sau:Chương 1 - Tổng quan các học thuyết kinh tếChương 2 - Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế ở Việt Nam hiện nay.Chương 3 - Những đề xuất góp phần vận dụng các học thuyết kinh tế ở Việt Nam hiện nay.5Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayCHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ1.1. KHÁI QUÁT CHUNG1.1.1. Tư tưởng kinh tếTư tưởng kinh tế là kết quả nhận thức của một con người, một nhóm người hay một giai cấp nhất định về các quan hệ kinh tế khách quan hay về các vấn đề kinh tế tổng quát. Tư tưởng kinh tế mang tính chất tiến bộ khi nó thúc đẩy lực lượng sản xuất và khoa học phát triển, từ đó phản ánh được nhu cầu và lợi ích của giai cấp đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Ngược lại, tư tưởng kinh tế bảo thủ, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học.1.1.2. Học thuyết kinh tếHọc thuyết kinh tế là hệ thống tư tưởng kinh tế của các đại biểu tiêu biểu cho các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định đã đạt đến một trình độ khái quát chung và vạch rõ được mối liên hệ bản chất bên trong của các hiện tượng, quá trình kinh tế. Hệ thống quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người qua những giai đoạn lịch sử nhất định.1.2. SƠ LƯỢC CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ1.2.1. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Trọng thương1.2.1.1. Hoàn cảnh ra đờiChủ nghĩa Trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450 và liên tục phát triển cho đến giữa thế kỷ thứ XVIII. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã đồng thời với việc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời.Về mặt lịch sử: Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng gia tăng, tức là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm vi các nước Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 6Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayVề kinh tế: Kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tầng lớp thương nhân tăng cường thế lực. Do đó, trong thời kỳ này thương nghiệp có vai trò rất to lớn, đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động thương nghiệp.Về mặt chính trị: Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc. Tuy nhiên, việc phân hóa mạnh trong nội bộ giai cấp phong kiến,các vương hầu quý tộc lớn mạnh có ý chống đối, không phục tùng triều đình dẫn đến việc hình thành khối liên minh nhà nước phong kiến và tư bản thương nhân.Về phương diện khoa học tự nhiên: Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địa lý như: Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ, Vasco da Gama tìm ra đường sang Ấn Độ Dương… đã mở ra khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước phương Tây thông qua con đường giao thương giữa các nước trên khắp các châu lục.Về mặt tư tưởng, triết học: Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề cao tư tưởng tư sản, chống lại tư tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống lại những thuyết giáo duy tâm của nhà thờ. Trong tâm lý và tư tưởng của người dân cũng có sự chuyển biến rõ rệt hướng về thực tiễn, mở mang trí tuệ và quyền lợi vất chất.Với các sự kiện trên đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của xã hội phong kiến trung cổ, khiến cho nền sản xuất phong kiến lạc hậu phải nhường chỗ cho chế độ thương mại tiến bộ, từ đó tạo nên sự ra đời của chủ nghĩa trọng thương.1.2.1.2. Đặc điểm của chủ nghĩa Trọng thươngChủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản mà tiêu biểu là tầng lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản đang hình thành.GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 7Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nay Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế. Các đại biểu của chủ nghĩa trọng thương chưa nắm hết tổng thể các quy luật kinh tế, do đó họ rất coi trọng vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông mà chưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất. Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản là giống nhau, nhưng ở các nước khác nhau thì chịu ảnh hưởng bởi những sắc thái dân tộc khác nhau. Ví dụ: ở Pháp chủ nghĩa trọng thương trọng kỹ nghệ, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọng kim, ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại.Tóm lại, chủ nghĩa trọng thương ít tính lý luận mơ hồ mà mang tính thực tiễn cao. Lý luận chỉ dừng ở mức đơn giản thô sơ nhằm thuyết minh cho chính sách cương lĩnh chứ không phải là cơ sở của chính sách cương lĩnh. Tuy nhiên, đã có sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành quy tắc, cương lĩnh, chính sách. Có thể nói chủ nghĩa trọng thương là hiện thực và tiến bộ trong điều kiện lịch sử thời bấy giờ.1.2.1.3. Những tư tưởng kinh tế chủ yếuThứ nhất, đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ [vàng bạc] là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Theo họ “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”, “sự giàu có tích luỹ được dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”. Như vậy, tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải là tài sản thực sự của một quốc gia. Quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ.Thứ hai, để có thể tích luỹ tiền tệ thì phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương, họ cho rằng: “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”, “muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Từ đó đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi.Thứ ba, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác [mua rẻ, bán đắt].GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 8Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayThứ tư, chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.1.2.1.4. Những thành tựu và hạn chếA. Thành tựu Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương so sánh với nguyên lý trong chính sách kinh tế thời kỳ Trung cổ đã có một bước tiến bộ rất lớn, nó thoát ly với truyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn lý luận được trích dẫn trong Kinh thánh.Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này. Học thuyết đưa ra quan điểm về sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị tài sản, là tiền; mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận; các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản và tư tưởng Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ.B. Hạn chế Những luận điểm của chủ nghĩa Trọng thương có rất ít tính chất lý luận và thường được nêu ra dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận mang nặng tính chất kinh nghiệm [chủ yếu thông qua hoạt động thương mại của Anh và Hà Lan]. Những lý luận chưa thoát khỏi lĩnh vực lưu thông, nó mới chỉ nghiên cứu những hình thái của giá trị trao đổi. Đánh giá sai trong quan hệ trao đổi, vì cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được do kết quả trao đổi không ngang giá. Bên cạnh đó, do quá nặng về nghiên cứu hiện tượng bên ngoài nên học thuyết đã không đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế.Cuối cùng, một hạn chế rất lớn của chủ nghĩa Trọng thương đó là đã quá coi trọng tiền tệ [vàng, bạc], đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 9Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayxem xét toàn bộ nền sản xuất TBCN. Trong khi đó lại không thừa nhận các quy luật kinh tế dưới sự quản lý của Nhà nước.1.2.2. Học thuyết kinh tế của trường phái Tư sản cổ điển [Trọng nông, Adam Smith, David Ricardo]1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đờiVào thế kỷ thứ XVI – XVIII, sự thống trị của Tư bản thương nghiệp thông qua việc thực hiện triệt để chủ nghĩa Trọng thương chính là bộ phận của học thuyết tích luỹ tư bản nguyên thuỷ, dựa trên cướp bóc và trao đổi không ngang giá ở trong nước và quốc tế, làm thiệt hại lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển của tư bản công nghiệp. Khi nguồn tích luỹ nguyên thuỷ đã cạn kiệt thì chủ nghĩa trọng thương trở thành đối tượng bị phê phán. Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đồng thời là sự ra đời một lý thuyết mới làm cơ sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển từ đó ra đời.Tại Anh, từ khi thương nghiệp mất dần đi ý nghĩa lịch sử, giai cấp tư sản Anh đã sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự phát triển công trường thủ công công nghiệp. Họ đã chỉ rõ, muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho người giàu. Đó là điểm cốt lõi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, là học thuyết kinh tế chủ yếu của giai cấp tư sản ở nhiều nước thời điểm đó.1.2.2.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển AnhCác đại biểu tiêu biểu: Wiliam Petty: [1623 - 1687], Adam Smith: [1723 - 1790], David Ricardo: [1772 – 1823]Về đối tượng nghiên cứu: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất, trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: hàng hoá, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô… từ đó rút ra các quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 10Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayVề mục tiêu nghiên cứu: luận chứng cương lĩnh kinh tế và các chính sách kinh tế của giai cấp tư sản, cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế trong xã hội tư bản nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất.Về nội dung nghiên cứu: Lần đầu tiên đã xây dựng được một hệ thống phạm trù, quy luật của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đặc biệt là lý luận Giá trị - Lao động. Tư tưởng bao trùm là ủng hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, nghiên cứu sự vận động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết.Về phương pháp nghiên cứu: thể hiện tính chất hai mặt: một là, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên trong các hiện tượng và các quá trình kinh tế, nên đã rút ra những kết luận có giá trị khoa học; hai là, do những hạn chế về mặt thế giới quan, phương pháp luận và điều kiện lịch sử nên khi gặp phải những vấn đề phức tạp, họ chỉ mô tả một cách hời hợt và rút ra một số kết luận có phần sai lầm.1.2.2.3. Những tư tưởng kinh tế chủ yếuA. Học thuyết kinh tế của Wiliam Petty - Lý luận về giá trị - lao động W.Petty không trực tiếp trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những luận điểm của ông về giá cả có thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị lao động. Nghiên cứu về giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Giá cả chính trị hay còn gọi là giá cả thị trường do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất khó xác định chính xác còn giá cả tự nhiên hay giá trị hàng hóa là do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó.Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cách so sánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng. Theo ông, giá cả tự nhiên là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ, cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng ông lại chỉ thừa nhận lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị của hàng hoá chỉ được xác định khi trao đổi với tiền.GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 11Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayKhi trình bày về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng hoá, ông khẳng định giá cả tự nhiên tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng bạc. Một lý luận quan trọng của ông đó là: “lao động là cha của của cải còn đất đai là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng nếu xem của cải là giá trị sử dụng, song sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự nhiên là nhân tố tạo ra giá trị. Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị là thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra quan điểm “thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người, chứ không phải là lao động hàng ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ ông chưa phân biệt được rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị. Ngoài ra ông còn có ý định giải quyết mối quan hệ giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng chưa thành công.B. Học thuyết kinh tế của Adam Smith - Tư tưởng tự do kinh tế - Lý luận về “bàn tay vô hình”Tư tưởng tự do kinh tế chiếm giữ vị trí trung tâm trong học thuyết của A.Smith, nội dung cơ bản là đề cao vai trò của cá nhân, ca ngợi cơ chế tự điều tiết của kinh tế thị trường, thực hiện tự do cạnh tranh, ủng hộ sở hữu tư nhân và nhà nước không can thiệp vào kinh tế.Điểm quan trọng của lý thuyết này là Adam Smith đã đưa ra phạm trù con người kinh tế. Ông quan niệm khi chạy theo tư lợi thì “con người kinh tế” còn chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”. “Bàn tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, ông cho rằng chính các quy luật kinh tế khách quan là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại, phát triển của sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá.Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Ông cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng bàn tay vô hình, nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó. Tóm lại xã hội muốn giàu thì phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do theo Chủ nghĩa “Laisse-fảie” tức là “Mặc kệ nó”.C. Học thuyết kinh tế của David Ricardo - Lý luận về giá trị GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 12Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayLý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của Ricardo, là cơ sở của học thuyết của ông và được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phê phán, phát triển lý luận giá trị của A.Smith.Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào đó, do số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Ông phê phán sự không nhất quán trong khi định nghĩa về giá trị của A.Smith. Ông cũng đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, ông nhấn mạnh “tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dù nó rất cần thiết cho giá trị này”. Từ đó ông phê phán sự đồng nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị. Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động gián tiếp cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hoá là hậu quả của những thay đổi trong giá trị của chúng.Về giá cả ông khẳng định, giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, đối với giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn. Ông là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c, v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2. D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho rằng tiền lương ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá. Trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế, đó là: chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật [theo Mác phạm trù này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá]. Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá. Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 13Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayđịnh giá trị như thế nào, thậm chí cho rằng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định. Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị.1.2.3. Học thuyết kinh tế Tiểu tư sản1.2.3.1. Hoàn cảnh ra đờiCuối thế kỷ XVIII cách mạng công nghiệp ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ, sản xuất bằng máy móc và chế độ công xưởng trở nên phổ biến thay thế cho sản xuất thủ công nhỏ lẻ đã làm cho nền sản xuất của nông dân và thợ thủ công bị đe doạ, có nguy cơ bị phá huỷ toàn bộ, làm mất đi địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ, biến đại bộ phận những người sản xuất nhỏ trở thành những người làm thuê. Bên cạnh đó, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, hạn chế của nó như: thất nghiệp, tình trạng tự phát vô chính phủ trong sản xuất kinh doanh, sự phân hoá giai cấp sâu sắc. Điều này dẫn đến sự phê phán chủ nghĩa tư bản ngày một tăng cao và đòi hỏi phải thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội khác. Từ đó xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới – Kinh tế tiểu tư sản.1.2.3.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế Tiểu tư sảnHọc thuyết kinh tế tiểu tư sản là học thuyết kinh tế đứng trên lập trường của giai cấp tiểu tư sản để phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản, phê phán nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tiểu tư sản [là sự phản kháng của giai cấp tiểu tư sản]. Tư tưởng tiểu tư sản là tư tưởng của những người bênh vực, bảo vệ cho nền sản xuất nhỏ, chống lại sự phát triển của nền sản xuất lớn - sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đối tượng của sự phản kháng vừa là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vừa là cả nền sản xuất lớn - nền đại công nghiệp.Con đường mà họ lựa chọn đó là phát triển kinh tế và xã hội theo những chuẩn mực của xã hội cũ, đẩy mạnh sản xuất nhỏ hoặc chỉ chuyển thành tư bản nhỏ, gạt bỏ con đường tư bản chủ nghĩa song không phê phán sở hữu tư nhân và tự do cạnh tranh. Trường phái kinh tế tiểu tư sản sử dụng phương pháp luận duy tâm, siêu hình, thể hiện ở chỗ họ cắt rời các quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội vì mục đích bảo vệ nền sản xuất nhỏ và bảo vệ những người sản xuất nhỏ độc lập.GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 14Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayDo đó, kinh tế tiểu tư sản thể hiện tính không triệt để cả trong nhận thức các phạm trù kinh tế và trong biện pháp cải tạo xã hội mà nó đưa ra, đây là một trào lưu tư tưởng vừa có tính không tưởng vừa có tính bảo thủ, trì trệ. Một số đại biểu điển hình như Sismondi [1773-1842], Dierre-Proudon [1809 – 1865].1.2.3.3. Những tư tưởng kinh tế chủ yếuA. Lý luận về giá trị của Sismondi Sismondi đứng vững trên lập trường lý luận giá trị - lao động để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế. Ông đã khẳng định lao động là nguồn gốc của giá trị cũng như thể hiện quan điểm bênh vực người nghèo khổ và những người sản xuất nhỏ. Ông đưa ra danh từ "Thời gian lao động xã hội cần thiết" và cho rằng khi xác định lượng giá trị của hàng hóa không được dựa vào sản xuất cá biệt mà phải dựa vào sản xuất xã hội.Ông đã vạch rõ mâu thuẫn cơ bản giữa giá trị và giá cả, đó là chúng chỉ thống nhất với nhau trong nền sản xuất nhỏ, từ đó ông đi đến thủ tiêu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa - nền sản xuất lớn. Ông coi giá trị tương đối của hàng hóa là phụ thuộc vào cạnh tranh, vào lượng cầu, vào tỷ lệ giữa thu nhập và lượng cung về hàng hóa. Giá trị tuyệt đối của hàng hóa được ông giải thích theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa và đi tìm giá trị đó trong một đơn vị kinh tế độc lập.Lý luận về tiền tệ của ông xem tiền chỉ có vai trò là thước đo chung của giá trị. Sự xuất hiện của tiền chỉ làm cho việc trao đổi hàng hóa được dễ dàng hơn. Như vậy, ông chưa phát hiện ra nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền cũng như lầm tưởng nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đồng nhất với nền kinh tế tiền tệ.Lý luận về tư bản của ông cho rằng tất cả tư bản đều là tiền tệ, và nó được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động, trong đó tư bản lưu động được tái sản xuất hoàn toàn trong năm. Ông phê phán tính chất bóc lột rõ rệt của lợi nhuận tư bản thể hiện qua việc lợi nhuận là một phần giá trị bị khấu trừ, do lao động công nhân làm ra bị nhà tư bản chiếm không.Lý luận về tiền công nói rằng tiền công là một phần giá trị do công nhân tạo ra. Ông công khai nói về tình trạng điêu đứng của công nhân do sự phát triển của sản xuất cơ khí, cũng như nhấn mạnh thất nghiệp là hiện tượng xảy ra thường xuyên. Đối với những người thất nghiệp thì giá sản phẩm công nghiệp rẻ không có GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 15Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện naylợi gì cho họ, vì họ không đủ khả năng tối thiểu để mua được những thứ đó. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tình cảnh công nhân càng điêu đứng, tiền công càng giảm xuống, tình trạng thất nghiệp càng tăng, tiêu dùng sẽ giảm đi. Do vậy, ông khuyên hãy quay về một xã hội mà ở đó toàn bộ giá trị do công nhân làm ra họ được hưởng toàn bộ. Đó là xã hội chỉ tồn tại nền sản xuất nhỏ.Lý luận về lợi nhuận, địa tô dựa trên cơ sở kế thừa những quan điểm về lợi nhuận của trường phái tư sản cổ điển, Sismondi cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào sản phẩm lao động. Đó là thu nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản. Ông cho rằng, việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách phá huỷ những tư bản cố định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp. Theo Sismondi, địa tô là kết quả của sự cướp bóc công nhân. Địa tô là một phần giá trị do công nhân nông nghiệp tạo ra, là sản phẩm không được trả công của nông nhân. Địa tô không chỉ xuất hiện trên mảnh đất tốt mà nó còn có ở cả trên những mảnh đất xấu nhất, điều đó thể hiện ông có tư tưởng về địa tô tuyệt đối.B. Học thuyết của Proudon Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của Proudon là bảo vệ tuyệt đối nền sản xuất nhỏ, học thuyết mang tính chất bảo thủ trì trệ hơn Sismondi, phản ánh chủ nghĩa duy tâm siêu hình và duy ý chí.Lý luận về sở hữu theo ông, sở hữu có tính hai mặt. Mặt tích cực là bảo đảm cho sự độc lập tự do cho người sở hữu, nhưng mặt ngược lại là phá huỷ sự bình đẳng, tạo nên sự bất công trong xã hội. Xây dựng một chế độ sở hữu tốt là xây dựng chế độ sở hữu nhỏ, có nghĩa là duy trì, củng cố sở hữu nhỏ, thủ tiêu sở hữu lớn.Lý luận về giá trị coi giá trị là một phạm trù trừu tượng, vĩnh viễn bao gồm hai mặt đối lập nhau, giá trị sử dụng là hiện thân của sự dồi dào của cải, còn giá trị trao đổi thì thể hiện khuynh hướng khan hiếm của nó. Ông coi sự mâu thuẫn nội tại của hàng hóa là mâu thuẫn giữa sự dồi dào và khan hiếm của cải. Theo ông, để giải quyết mâu thuẫn này cần phải tạo ra một “giá trị pháp lý” [còn gọi là giá trị cấu thành]. Giá trị pháp lý được hiểu là quá trình trao đổi trên GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 16Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện naythị trường là một quá trình lựa chọn sản phẩm độc đáo. Có một số hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường, được thực hiện và lại được sản xuất ra và do đó trở thành giá trị. Trong khi đó có một số hàng hóa khác lại không có may mắn như vậy, không được xã hội thừa nhận, do vậy cần phải xác lập trước giá trị để được xã hội chấp nhận. Ông lấy vàng, bạc làm tiền tệ và coi đó là những giá trị pháp lý bởi vì vàng, bạc bao giờ cũng có thể thực hiện được. Lý luận giá trị pháp lý là cơ sở cho ý đồ cải cách của Proudon nhằm giữ lại sản xuất hàng hoá mà vẫn thủ tiêu được mâu thuẫn của nó. Ví dụ: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội, giữa hàng hoá và tiền tệ. Đi xa hơn ông tin tưởng có thể phát triển một nền sản xuất hàng hoá mà không có tiền tệ.Lý luận về tiền tệ của ông cho rằng, khi tiền tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa sẽ làm cho trao đổi hàng hóa bị rối loạn, vì mục đích làm giàu và tăng thêm giá trị, họ biến đồng tiền trở thành công cụ thống trị và bóc lột những người nghèo. Tiền tệ trở thành nguồn gốc của mọi sự đau khổ và bất hạnh. Theo ông, tiền tệ là đặc trưng của tư bản và ông coi mọi tư bản đều được quy về tiền tệ.Quan điểm về tầng lớp thứ ba trong xã hội, theo ông, tầng lớp người thứ ba trong xã hội là những người sản xuất nhỏ, những người sản xuất bị tan rã. Đây là những người cứu tinh cho xã hội, tạo thế cân bằng cho xã hội.1.2.3.4. Những thành tựu và hạn chếA. Thành tựu Những người tiểu tư sản là những người đầu tiên đặt vấn đề phê phán chủ nghĩa tư bản một cách toàn diện, chỉ rõ mâu thuẫn trong sự phát triển nội tại của phương thức này và bác bỏ sự tồn tại của nó. Họ có công lao lớn trong việc phân tích các hậu quả xã hội do sự phát triển của xã hội tư bản gây ra.Họ quan tâm bênh vực những người sản xuất nhỏ, những người nghèo khổ trong chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và nâng cao lợi ích xã hội của người lao động.Các vấn đề xã hội và con người mà các học giả tiểu tư sản đề cập ngày càng có ý nghĩa lớn đối với việc phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng , GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 17Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện naysự phát triển xã hội nói chung, nhất là các nước lạc hậu mới bắt đầu phát triển sản xuất hàng hoá lớn.B. Mặt hạn chế Hạn chế lớn nhất của các nhà kinh tế tiểu tư sản là phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở tình cảm đạo đức của những người sản xuất nhỏ bị phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho tan rã. Từ đó đi đến phủ nhận quy luật khách quan khi phê phán chủ nghĩa tư bản, phủ nhận nền sản xuất đại công nghiệp, phủ nhận tính khách quan, hợp quy luật của con đường phát triển xã hội, vì thế có thái độ tiêu cực đối với nền sản xuất lớn.Đưa ra cương lĩnh cải tạo xã hội vừa mang tính chất không tưởng, vừa mang tính chất bảo thủ,trì trệ, đó là hy vọng vào việc cải tạo xã hội tư bản theo mô hình lý tưởng phù hợp với đạo đức và tình cảm của người tiểu tư sản ngay trên những cơ sở tồn tại của xã hội tư bản. Theo Lê-nin, gốc rễ của sai lầm là họ không thấy được mối quan hệ biện chứng của sự phát triển từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn.1.2.4. Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa xã hội không tưởng1.2.4.1. Hoàn cảnh ra đờiNăm 1848, cách mạng tư sản Pháp thành công thêm vào đó các cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Máy móc công nghiệp được cải tiến và năng suất chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất lao động tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc.Tiền đề về chính trị - xã hội: khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt bao gồm giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, và nó được chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác có ý thức và có tổ chức hơn.1.2.4.2. Đặc điểm của học thuyết Chủ nghĩa xã hội không tưởngChủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Đặc điểm chung là phê phán chủ GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 18Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện naynghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất của loài người. Vạch rõ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, sự kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cần phải thay thế bằng xã hội mới. Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã hội mới có tính chất không tưởng, chỉ dừng lại ở tính ước muốn, không có cơ sở khoa học để thực hiện, đặc biệt chưa thấy vai trò của giai cấp công nhân.1.2.4.3. Những tư tưởng kinh tế chủ yếuA. Quan điểm kinh tế của Saint Simon Dựa trên những lý luận về duy vật lịch sử, ông khẳng định lịch sử là sự thay thế lẫn nhau của các giai đoạn khác nhau, song lại gắn bó mật thiết với quá trình với nhận thức của con người. Ông cũng thừa nhận sự phát triển của xã hội theo những quy luật thay thế tất yếu khách quan của một xã hội phát triển cao hơn đối với một xã hội phát triển thấp hơn. Tuy nhiên, ông không phân tích đúng động lực thực sự của tiến bộ xã hội mà coi động lực của tiến bộ xã hội là đạo đức của con người.Ông phê phán chủ nghĩa tư bản là xã hội tạo ra tầng lớp người giàu có và một tầng lớp người nghèo khổ, một xã hội như thế là một xã hội chưa hoàn thiện, không tốt đẹp vì ở đó diễn ra sự bóc lột lẫn nhau, hơn thế nữa là sự lừa bịp lẫn nhau, cạnh tranh chèn ép không lành mạnh, về phía Nhà nước thì không chăm lo, cải thiện đời sống của người lao động. Khi phân tích kết cấu của xã hội tư bản, ông đã gọi chung giai cấp công nhân, các nhà tư bản và thương nhân là những nhà công nghiệp, còn tầng lớp khác như quý tộc, thầy tu, cha cố được ông gọi là giai cấp không sinh lợi.Dự án về xã hội tương lai: chế độ tương lai được ông gọi là hệ thống công nghiệp mới trong đó sẽ thực hiện nguyên tắc “mỗi người làm theo năng lực, mỗi năng lực sẽ được trả công theo lao động”. Trong xã hội tương lai, theo ông sẽ không có bóc lột lẫn nhau nữa, thay thế cho sự bóc lột đó là sự “bóc lột” thế giới tự nhiên, “bóc lột” vật phẩm, tình trạng người thống trị sẽ được thay thế bằng sự thống trị của người đối với tự nhiên. Theo ông, trong xã hội tương lai sẽ không còn GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 19Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayNhà nước, chính quyền sẽ được chuyển vào tay các nhà công nghiệp và các nhà bác học.Tóm lại, con đường cải tạo xã hội cũ là mong chờ vào những biện pháp tinh thần, bằng việc kêu gọi lòng tốt của tất cả các giai cấp trong xã hội chứ không nhằm vào việc cải tạo các cơ sở kinh tế của xã hội cũ.B. Quan điểm kinh tế của Charles Fourier Theo ông, chủ nghĩa tư bản là xã hội đã phung phí lao động dẫn tới hình thành đội quân lớn những người không sản xuất, vì ông cho rằng chỉ có lao động thực tế cần thiết cho xã hội mới là lao động sản xuất. Nguồn gốc của sự đau khổ là thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, thương nghiệp là ăn cắp, nói dối, lừa đảo, đầu cơ nâng giá… Vì vậy phải thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa. Sự vô chính phủ trong sản xuất sẽ tạo ra cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh và không tránh khỏi các cuộc khủng hoảng cũng như sự bần cùng của những người lao động. Sự nghèo đói là do sự thừa thãi sinh ra, nỗi bất hạnh của quần chúng là không có việc làm. Chỉ có tập trung sản xuất cao sẽ hình thành nên độc quyền tư bản và độc quyền tất yếu sẽ thay thế cạnh tranh tự do.1.2.4.4. Những thành tựu và hạn chếA. T hành tựu Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Tây Âu đầu thế kỷ XIX đều có sự phê phán chủ nghĩa tư bản một cách gay gắt, mạnh mẽ, quyết liệt, xuất phát từ lĩnh vực kinh tế. Họ vạch rõ tính chất tạm thời trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản và chống lại những quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn.Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có những phỏng đoán về chủ nghĩa xã hội trong tương lai là hoàn toàn tốt đẹp. Họ đã đưa ra dự án về xã hội tương lai tốt đẹp ấy bằng việc tạo lập ra mô hình kinh tế - xã hội trong thực tiễn bằng khả năng của họ. Để thiết lập được một chế độ xã hội mới trong tương lai tốt đẹp, họ đã phát hiện được cần phải xóa bỏ dần hay đi đến xóa bỏ hẳn về chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.B. Hạn chế Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng không tìm ra được lối thoát thật sự mà còn nằm trong vòng bế tắc, vì họ không phát hiện ra được những GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 20Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayquy luật kinh tế khách quan vận động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó họ không vạch ra được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, họ không thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.Họ chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường không tưởng như việc tuyên truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của những nhà tư bản và sự giúp đỡ của nhà nước tư sản, coi tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là tôn giáo mới.1.2.5. Học thuyết kinh tế Mát xít, Karl Marx, F.Engels, V.I.Lenin1.2.5.1. Hoàn cảnh ra đờiKinh tế chính trị Mác – Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, thời kỳ mà phương thức sản xuất TBCN đã khẳng định được sự chiến thắng của nó đối với phương thức sản xuất phong kiến. Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp vô sản. Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản. Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai cấp tư sản. Nhưng tất cả những phong trào này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác.Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận cho việc lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.C.Mac[1818 – 1883] và Ph.Engels [1820 – 1895] là những người sáng lập chủ nghĩa Mác trong đó kinh tế chính trị là một trong 3 bộ phận cấu thành. Sau đó được Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới.1.2.5.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế Mát xít, Các Mác, Ph. Ăngghen, V.I.LeninKinh tế chính trị Mác - Lênin do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập và Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kế thừa những tinh hoa của nhân loại. Những tư tưởng kinh tế xuất hiện rất sớm, ngay từ thời cổ đại và nó không ngừng được phát triển, đến chủ nghĩa tư bản những tư tưởng này phát triển trở thành những học thuyết kinh tế: trọng GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 21Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện naythương, trọng nông, tư sản cổ điển, tiểu tư sản, không tưởng… những học thuyết này có nhiều thành tựu đồng thời cũng có nhiều hạn chế. Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những thành tựu của họ và khắc phục những hạn chế để xây dựng lện học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin.Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu kinh tế chính trị Mácxít: Biện chứng duy vật, đồng thời còn sử dụng một loạt các phương pháp khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgíc, phân tích, tổng hợp…Với những phương pháp nghiên cứu như trên đã khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế đi trước [quan sát, duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan…] và đi vào nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh tế từ trong quá trình sản xuất vật chất, quá trình vận động phát triển, và trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.Học thuyết kinh tế Mác -Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản. Những nhà kinh tế trước Mác sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư đang trên đà phát triển theo chiều hướng tiến bộ chưa bộc lộ những mâu thuẫn và chưa bộc lộ đày đủ bản chất của nó nên những học thuyết của họ còn nhiều mặt hạn chế. Đến Mác, Ăngghen, Lênin thì chủ nghĩa tư bản đã hoàn thành cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Thực tiễn đó đã cho phép Mác và tiếp đó là Lênin đã phân tích một cách sâu sắc và đầy đủ về bản chất và quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản.Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học. Mỗi bộ phận có vị trí, vai trò và nội dung riêng, trong đó kinh tế chính trị là môn khoa học nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất.1.2.5.3. Các giai đoạn phát triểnA. Giai đoạn 1843 - 1848 Đây là giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của C.Mác và Ăngghen để đi vào nghiên cứu kinh tế chính trị. Lúc đầu các ông là GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 22Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện naynhững người dân chủ cách mạng, tích cực tham gia phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ, bảo vệ lợi ích của nông dân, đòi tự do báo chí và bắt đầu tìm hiểu những vấn đề về kinh tế. Các ông đã xây dựng thế giới quan phương pháp luận khoa học - Phương pháp duy vật biện chứng. Đồng thời các ông chuyển từ lập trường dân chủ sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.Trong giai đoạn này, các ông viết một số tác phẩm, trong đó “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” được coi là mốc mở đầu của thời đại mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế. Đây là tác phẩm trình bày một cách xúc tích nhất những tư tưởng, quan điểm về: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen. Các ông đã khẳng định cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định chính trị, tư tưởng của thời đại, sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt khi xã hội có giai cấp, thì lịch sử xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội loài người [các ông đã vượt khỏi tư tưởng duy tâm và siêu hình]. Các ông đã xác định được đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất và trao đổi những của cải vật chất nhất định của một xã hội., đồng thời các ông đi vào nghiên cứu các khái niệm, phạm trù, quy luật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: hàng hóa, tiền tê, tư bản, giá trị, sở hữu… và đi đến kết luận: những người cộng sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư hữu. Các ông khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là phương thức tồn tại vĩnh viễn, nó tất yếu sẽ bị tiêu vong và được thay thế bằng một phương thức phát triển cao hơn - đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử này là do giai cấp công nhân đảm nhận.B. Giai đoạn 1848 – 1895 Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thành học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen, hạt nhân là bộ Tư bản. Mác đưa ra quan điểm mới về đối tượng và phương pháp của Kinh tế chính trị mà phương pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp duy vật biện chứng là nền tảng. Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù, các quy GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 23Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayluật kinh tế. Dựa trên quan điểm lịch sử, Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động, giải quyết được bế tắc của các trào lưu tư tưởng kinh tế trước đây. Công lao to lớn của Mác là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác. Công lao to lớn của Mác còn thể hiện ở một loạt phát hiện khác nhau như phân tích tích lũy tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nghuyên nhân nạn thất nghiệp…Mác, Ăngghen đã dự đoán về những nội dung của xã hội tương lai. Lý luận kinh tế Mácxít đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản của xác hội tư bản, vạch ra quy luật vận động tất yếu của lịch sử.C. Sự bổ sung và phát triển của V.I.Lênin Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 - Phát minh ra năng lượng điện. Cơ khí hóa chuyển thành điện khí hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản: công nghiệp nặng chiếm vị trí hàng đầu, đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất, cạnh tranh mạnh mẽ, khủng hoảng kinh tế… Từ đó xuất hiện các công ty, các xí nghiệp khổng lồ, xuất hiện các tổ chức độc quyền. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc làm xuất hiện chiến tranh thế giới lần thứ nhất [1914-1918] để phân chia lại thị trường thế giới giữa các cường quốc đế quốc. Sau năm 1895 Ph. Ăngghen mất, Quốc tế cộng sản II đi vào con đường phản bội chủ nghĩa Mác, xuất hiện yêu cầu cần phải bảo vệ chủ nghĩa Mác.Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917 là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục phát triển các lý luận về chủ nghĩa tư bản của C.Mác và Ph.Ăngghen, ông đi vào nghiên cứu giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc. V.I.Lênin đã trình bày được bản chất kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời vạch ra được xu hướng vận động của chủ nghĩa đế quốc.Giai đoạn sau cách mạng Tháng Mười năm 1917 đến năm 1924 là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa đế quốc và đồng thời ông đi vào nghiên cứu mô hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 24Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nayNhững lý luận cơ bản của V.Lênin Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội: trên cơ sở lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác, V.I.Lênin đã bổ sung thêm một số điểm cho sát với hiện thực của xã hội tư bản trong giai đoạn phát triển mới của nó. Ông chia khu vực I - khu vực sản xuất tư liệu sản xuất thành hai khu vực nhỏ: Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng; đồng thời ông cho cấu tạo hữu cơ c/v thay đổi, qua thực tiễn 4 năm, ông đã rút ra quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất [thực chất là phát triển công nghiệp nặng]. Do đó quy luật này chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện nền đại công nghiệp cơ khí. Lý luận về chủ nghĩa đế quốc: chủ nghĩa đế quốc không phải là một chính sách, mà là một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, là kết quả của quá trình vận động phát triển dưới sự tác động của các quy luật kinh tế nội tại của nó, đặc biệt là quy luật cạnh tranh tự do đưa tới tập trung sản xuất. Tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì dẫn tới độc quyền. Chủ nghĩa đế quốc có 5 đặc điểm kinh tế nổi bật: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính; Xuất khẩu tư bản; Các tổ chức độc quyền phân chia thị trường thế giới; Các nước đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới. V.I.Lênin cũng vạch rõ tính quy luật của việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước [chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp, lệ thuộc của nhà nước vào các tổ chức độc quyền và nhà nước trở thành tư bản khổng lồ tham gia vào quá trình bóc lột công nhân].Chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước vẫn nằm trong khuôn khổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ là sự thay đổi về hình thức của chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin đã rút ra quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Do đó, Cách mạng vô sản có thể nổ ra ở một số nước, thậm chí ở một nước kinh tế kém phát triển.GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảng Trang 25

Trích đoạn Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản Đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Sự khác nhau về mô hình cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và trong nền kinh tế định hướng XHCN Nền kinh tế tập trung ở nước ta giai đoạn trước đổi mới năm 1986 và sự cần thiết phải chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế Mácxít trước thời kỳ đổi mớ

Page 2

-->

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368lời giới thiệuTừ khi bắt đầu có sự nhận thức, con ngời đã có xu hớng tìm hiểu chính mình và thé giới xung quanh. Một trong những vấn đề đặt ra nhiều nhất đó là xã hội, tại sao lại phải có xã hội ? xã hội hình thành từ đâu, có mang tính giai cấp hay không ?...Để trả lời những câu hỏi này trong các lĩnh vực có rất nhiều giả thiết khác nhau, đặc biệt là trong triết học khoa học về những cái chung nhất. Các nhà duy tâm cho rằng xã hội nbắt ngồn từ ý thức rằng xã hội là do những ngời trong nó đối lập với nhau để duy trì những điều kiện chung nhằm tồn tại và phát triển. Ngợc lại các nhà duy vật lại cho rằng xã hội có nguồn gốc vật chất. Tiêu biểu trong số này là học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của Mác. Đây là học thuyết dựa trên tính khách quan và duy vật lịch sử xây dựng nên. Việc nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọngtrong công việc xây dựng đất nớc vì muốn thực hiện tốt một điều gì phải hiểu đợc bản chát của nó, hơn nữa con đờng mà chúng ta theo là co đờng đi lên CNXH chính vì vậy mà việc nghiên cứu hình thái kinh tế- xã hội lại quan trọng đến nh vậy. Đâychính là lý do em chọn đề tài này.Với trình độ và khả năng nhận thức của Em còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy em rấ mong đợc sự giúp đỡ, góp ý chỉ bảo của Thầy.

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

1

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

lời nói đầu..........................Sau khi chế độ Xã Hội Của Nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội đã trở thành đối tợng của sự phê phán và bác bỏ của nhiều thếlực, từ những nhà ttởng t sản và cả những ngời trớc đây một thời đã từng đợc ca là Mácxít. từ việc bác bỏ học thuyết Mác, họ đi đến bác bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, cũng nh bác bỏ con đ-ờng đi lên chủ nghĩa xã hội của nứoc ta.Những ngời bác bỏ học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội thờng dẫn ran yếu tố thời đại và vấn đề văn minh. họ cho rằng học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác chỉ phù hợp với nền văn minh cơ khí còn đối với thời đại ngày nay là nền văn minh tin học thì nó không thích hợp nó đã trở nên nỗi thời bất lực. Theo họ thời đại ngày nay phát triển phi hình thái, không theo sơ đồ hình thái kinh tế xã hội của Mác, do đó cần phải thay thế tiếp cận hình thái kinh tế xã hội bằng tiếp cận theo nền văn minh. Hơn lúc nào hết việc nhận thức, bảo vệ và vận dụng sáng tạohọc thuyết Mác về hình bthái kinh tế xã hội hiện nay đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với tất cả những ai tán thành chủ nghĩa Mác Lênin. Những ngời cach mạng phải đấu tranh với các quan điểm thù địch nhằm bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác Lê nin nói chunhg và học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội nói riêng.Trong những năm cuối cùng của thế kỷ xx này, thế giới đã có những biến đổi sâu sắc vô cùng phức tạp và phong phú. Chủ nghĩa t bản nhờ thích nghi với thời đại nên còn tiếp tục duy trì sự tồn tại của mình, trong khi đó chế độ xã hội chủ nghĩa lại bị sụp đổ ở nhiều nớc trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn cầu diễn ra mạnh mẽ Qúa trình quốc tế hoá đời sống xã hội diễn ra nhanh chóng có xu hớng tăng lên vai trò sản xuất tinh thần trí tuệ, văn hoá đối với sự phát triển xã hội, sự gia tăng bùng nổ các vấn đề dân tộc tôn giáo.

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

2

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

ở nớc ta, chúng ta phát triển đất nớc lấy t tởng của chủ nghĩa Mác Lênin làm t tởng chủ đạo, coi chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng t tởng và kim chỉ nam cho mọi hành động vì vậy vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải quán triệt học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội để xác định đợc ranh giới của chủ nghĩa xã hội trong hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩaBài viết này muốn chỉ ra tính đúng đắn, khoa học của học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội và khẳng định lại Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội là quan niệm duy nhất khoa học và cách mạng để phân tích lịch sử và nhận thức các ván đề xã hội.Trong mọi vấn đề nói chung chính trị nói riêng, việc tìm hiểu mọt cách đúng đắn bản chất của vấn đề là bớc khởi đầu quan trọngquyết định sự thành công hay thất bại của của thực tiễn. Một trong những vấnđề đợc nghiên cứu nhiều nhất đó là là thế nào để giải thích một cách khoa học sự vận động theo quy luật khách quan vấn đề phân dòng của lịch sử xã hội...Trớc Mác nhiều nhà triết học và xã hội học đã tìm cách giải quyết vấn đề này nhng không đem lại một cách nhìn khoa học về mặt xã hội cụ thể mang nhiều khiếm khuyết mà đến học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác mới khắc phục đ-ợc.ở đây em trình bầy một số vấn đề đợc coi là t tởng cơ bản và là trọng tâm của vấn đề.- Những vấn đề lý luận chung về hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác.- Sự nhận thức va vận dụng của học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam trong thời đại mới.

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

3

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

Phần I: những vấn đề lý luận triết học chungTrên quan điểm duy vật lịch sử Mác cho rằng trong tất cả mọi qan hệ xã hội mà rớ hết là các quan hệ sản xuất là cơ sở hình thành xã hội và các quy luật của xã hội, là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định mọi quan hệ. Bằng cách này chủ nghiã duy vật cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan để thấy đợc các quy luật xã hội. Do đó có thể đem hữngchế độ của các nớc khác nhau khái quát thành một khái niệm cơ bản duy nhất là: Hình thái kinh tế Xã hội. Học thuyết hình thái kinhtế xã hội là mọt trong những nội dung quan trọng của củ nghĩa duy vật lịch sử, có thể nói học thuyết hình thái kinh tế xã hội là cơ sở phơng pháp luận của sự phân tích khoa học về xã hội, vì vậy nó là một trong nhữngnền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Không thể có chủ nghĩa duy vật lịch sử nếu không có học thuyết hìnhthái kinh tế xã hội. Học thuyết đó có ý nghĩa to lớn và có giá trị bền vững cho đến ngày nay.Không nắm vững bản chất khoa học lý luận về hình thái kinh tế xã hội, sẽ không thể hiểu đợc chính xác những vấn đề cơ bản nhất của đời sống kinh tế xã hội. T tởng chủ yếu của triết học chủ nghĩa Mác Lê Nin về hình thái kinh tế xã hội đợc thể hiện tập trung ở những vấn đề cốt yếu sau.A. Quan điểm duy vật lịch sử và phạm trù hình thái kinh tế xã hội:Trớc Mác, các nhà xã hội học, triết học đã khôg thể giải thích một cách khoa học sự vận động theo quy luật khách quan của lịch sử hay vấn đề phần lịch sử xã hội. Chẳng hạn nhà xã hội học I- Ta li a [ 1668- 1744] đã phân cia các thời kỳlịch sử nh phân chia các giai đoạn của một vòng đời, thơ ấu, thanh niên, thành niên, và lúc tuổi già. Nhà triết học duy tâm Đức Hê Ghen [ 1770- 1831] lại phân chia lịch sử loài ngời thành ba thời kỳ chủ yếu là thời kỳ phơng đông, thời kỳ cổ đại và thời kỳ dùng Giéc ma- ni. Nhà xã hội chủ nghĩa không tởng Pháp Pha ri ê đã chia lịch sử thành 4 thời kỳ, thời kỳ mông muội, thời kỳ giã man, thời kỳ gia trởng, và thời kỳ văn minh. Nhà

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

4

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

nhân chủng học ngời Mỹ Hang Ri Mooc- găng [ 1818- 1881] lại phân chia lịch sử thành 3 thời kỳ chính, tời kỳ mông muội, thời kỳ dã man và thời kỳ văn minh.Những cách phân kỳ nh vậy, không đem lại cách nhìn khoa học về một xã hội cụ thể. Mác đã dựa trên những nghiên cứu lí luận và tổng kết quá trình lịch sử, Mác đã nêu ra quan điểm duy vật lịch sử về hình thành học thuyết hình thái kinh tế xã hội với những nội dung chính sau đâyI. Quan điểm thừa nhận sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.Theo mác và Ăng ghen sản xuất xã hội là hoạt động đặc trng của con ngời và của xã hội loài ngời và loài vật vì súc vật chỉ biết thu lợm trong khi đó con ngời biết sản xuất. Sự sản xuất xã hội bao gồm, sản xuất vật chất, sản xuất con ngời và sản xuát các quan hệ xã hội. Trong thực tế ba quá trình này của sản xuất khôg tách biệt với nhau trong đó sản xuất giữ vai trò nền tảng là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Xét đên cùng thì quy định và quyết định toàn bộ đời sống xã hội. Con ngời phải sản xuất của cải vật chất đó là yêu cầu khách quan của sinh tồn xã hội, để duy trì và ngày càng nâng cao đời sống con ngời phải tiến hành sản xuất của cải vật chất vì nếu không có sản xuất con ngời sẽ bị diệt vong. Vì thế sản xuất của cải vật chất là một điều kiện cơ bản của mọi xã hội là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng nh hàng ngàn năm trớc đây ngời ta vẫn phải tiến hành từng ngày, từng giờ cốt để duy trì đời sống của con ngời, khôngchỉ có vậy sản xuất vật chất còn là cơ sở để hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội, là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội, chủ nghĩa Mác lê nin đã khẳng định trong xã hội tồn tại và phát triển đợc là nhờ sản xuất vật chất, là lịch sử của các phơng thức sản xuất kế tiếp nhau trong các giai đoạn phát triễn xã hội. Chính vì thế Mác cho rằng Có thể coi các phơng thứcsản xuất Châu á cổ đại, phong kiến và t sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần và hình thái kinh tế xã hội.Điều đáng lu ý là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội, là nhân tố quyết định đối với lịch sử nghĩa là đối với các lĩnh vực của kinh tế văn hoá tinh thần nói chung, tuy nhiên vấn đề là ở chỗ mối quan hệ nhân quả đó phải đợcđặt trong điều kiện xét đến cùng. Chỉ khi xét đến cùng nghĩa là khi

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

5

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

giải thích sự vật bằng nguyên nhân cuối cùng sinh ra sự vận động của nó thì lúc đó nhân tố kinh tế mới đóng vai trò là cái quyết định.Trong th gửi J.Blonch ngày 21 / 9 / 1890 Ăng ghen viết: Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội hiện thực Cả Mac lẫn tôi cha bao giờ khẳng định gì hơn thế. Do đó nếu có ai xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là nhân tố kinh tế hay bất cứ một nhân tố nào khác là nhân tố quyết định duy nhất, nh vậy họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng, trìu tợng vô nghĩa... Mac và tôi một phần nào phải chịu trách nhiệm về việc những anh em trẻ đôi khi nhấn ạnh quá mức vào mặt kinh tế, và chúng tôi ít khi có thì giờ, có địa điểm, có cơ hội để mang lại một vị trí xứngđáng cho những nhân tố khác nhau tham gia vào sự tác động qua lại âý.II- Qua điểm về mối quan hệ biện chứng giữa lực lợng sản xuất và quan hệ sản xuất.Mác viết: Những quan hệ xã hội đều gắn liền với lực lợng sản xuất . Do có đợc những lực lợng sản xuất mới, loài ngời thay đổi phơng thức sản xuất của mình và do thay đổi phơng thức sản xuất, loài ngời đã thay đổi tất cả cách sống của mình. Nh vậy theo Mac lực lợng sản xuất xét đếncùng đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phơng thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội.Trong học thuyết củaMác thì phơng thức sản xuất là khái niệm biểu thị cách thức con ngời thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của loài ngời. Phơng thức sản xuất mà nhờ nó mà ngời ta có thể phân biệt đợc sự khác nhau của cácthời đại. Nghĩa là với mỗi hình thái kinh tế xã hội có một phơng thức đặc trng của nó, dựa vào phơng thức sản xuất đặc trng của mỗithời đại ngời ta biết đợc thời đại lịch sử đó thuộc về hình thái kinh tế xã hội nào. Nh C. Mac đã viết Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những t liệu lao động nào.Với tính cách là những thời đại kinh tế khác nhau, phơng thức sản xuất chính là sự thống nhất biện chứng giữa một bên là lực lợng sản xuất, cái biểu hiện của mối quan hệ giữa con ngời với tự nhiên, là sự thống nhát biện chứng

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

6

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

giứa con ngời với t liệu sản xuất mà trớc hết là với công cụ lao động, với một bên là quan hệ sản xuất cái biểu hiện của mối quan hệ giữa con ngời với nhau trong sản xuất xã hội.Còn một vấn đề quan trọng nữa là con ngời, trong quan niệm của chủ nghĩa Mac lê nin thì con ngời, ngời lao động có vai trò nh thế nào vào trong hệ thống các nhân tố của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Về điều này, tất nhiên cần thiết phải tìm hiểu toàn bộ học thuyết không kém phần đồ sộ của mác về con ngời và về vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên trong khuôn khổ về hình thái kinh tế xã hội thì cs thể nói rằng con ngời bao giờ cũng đợc chủ nghĩa - mác lê nin nhấn mạnh ở tinýh xã hội ở các quan hệ xã hội trong sự sản xuất xã hội của nó với tính cách là mọt thành tố của lực lợng sản xuất con ngời vừa là chủ thể, chủ thể sáng tạo và tiêu dùng sản phẩm của sản xuất, vừa là nguồn lực, nguồn lực đặc biệt của sản xuất. Lê nin viết Lực lợn sản xuất là hàng đầu của toàn thể nhân loại, là công nhân là ngời lao động Lực lợng sản xuất biểu hiện mói quan hệ giữa ngời với giới tự nhiên. Trình độ của lực lợng sản xuát thể hiện trình độ cinh phục tự nhiên của loài ngời, đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con ngời trong quá trình tác động vào t nhiên tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của loài ngời. Lực lợng sản xuất gồm - T liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trớc hết là công cụ lao động.- Ngời lao động với những kinh nghiệm sản xuất, biết sử dụng t liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa ngời và ngời. Trong quá trình sản xuất, cũng nh lực lợng sản xuất quan hê sản xuất theo lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội, nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con ngời. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế xã hội. Mối quan hệ sản xuất tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội. Quan hệ sản xuất bao gồm các mặt cơ bản sau:- Quan hệ sản xuất giữa ngời với ngời đối với việc sở hữu về lao động sản xuất.- Quan hệ sản xuất giữa ngời với ngời đối với việc tổ chức quản lý

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

7

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

- Quan hệ sản xuất giữa ngời với ngời đối với việc phân phối sản phẩm lao động.các hệ thống quan hệ sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử đều tồn tại trong một phơng thức sản xuất nhất định. Hệ thống quan hệ sản xuất thống trị mỗi hình thái kinhtế - xã hội và quyết định tính chất bộ mặt hìnhthái kinh tế xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu xem xét tính chất tính chất của một hình thái kinh tế xã hội thì không thể nhìn nhận ở một trình độ phát triển của lực lợng sản xuất. Những mặt của quan hệ sản xuất mặc dù về khả năng luôn luôn có xu thế phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lợng sản xuất. song trong thực tế trớc ết chúng lại là những quan hệ hiện thực lịch sử của con ngời ở giai đoạn lịch sử xác định.Chính điều này đã nói lên quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lợng sản xuất. Đây cũng là quy luật của sự phát triển xã hội loài ngời. Sự tác đông của nó trong lịch sử là cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội thấp sang hình thái xã hội khác cao hơn đợc thể hiện ở sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài ngời từ chế độ công và nô lệ lên chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ t bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản tơng lai Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuẩt với tính chất và trình độ của lực lợng sản xuất là quy luật vận động phát triển của xã hội qua sự thay thế kế tiếp từ thấp đến cao của phơng thức sản xuất. Nhng không phải bất cứ nớc nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua tất cả các phơng thức sản xuất mà loài ngời biết đến. Thực tế phát trển của lịch sử nhân loại cho thấy, tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể, một số nớc ccó tể bỏ qua một hoặc một số ph-ơng thức để tiến lên phơng th\cs sản xuất cao hơn. Đó chính là sự biểu hiện cuả quy luật chung trong điều kiện cụ thể của mỗi nớc. Quy luật chung chi phối xu hớng vận động phát triển của tất cả các nớc. T tởng của chủ nghĩa Mac là lời chỉ dẫn chúng ta trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

8

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

III. Quan điểm về mối quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúcthợng tầng:Xã hội dới bất kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của quan hệ giữa ngời với ngời. Quan hệ xã hội của con ngời rất đa dạng phong phú vận động vàbiến đổi không ngừng. Công lao to lớn của Mác và Ăng Ghen là từ những quan hệ xã hội hết sức phức tạp đã phân biệt những quan hệ vật chất của xã hội với những quan hệ tinh thần t tởng của xã hội, nêu bật vật chất cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thợng tầng.Toàn bộ những quan hệ sản xuất xã hội, bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị, bị những quan hệ sãn xuất đã đặc ctrng cho mỗi phơng thức sản xuất và tất cả những quan hệ sản xuất khác tồn tại hiện thực trong mỗi phơng thữc sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội. Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất một mặt thống nhất với lực lợng sản xuất hợp thành một phơng thức sản xuất mặt khác còn hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội tức là coi cơ sỏ hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thợng tầng pháp lý và chính trị tơng ứng với cơ sở thực tại đó có hình thái ý thức xã hội nhất định. Các Mác viết: Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội tức là các cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thợng từng pháp lý và chính trị và những hình thái xã hội nhất định tơng ứng với cơ sở hiện thực đó. Nh vậy kiến trúc thựơng tầng và toàn bộ những t tởng xã hội, những thiết chế tơng ứng và những quan hệ nội tại của thợng từng hình thái trên một cơ sở hạ từng nhất định. Hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hsj từng và kiến trúc thợng từng của nó. Do đó cơ sở hạ từng và kiến trúc thợng từng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ từng giữ vai trò quyết định.

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

9

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

III. Quan điểm về mối hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thợng tầng. Xã hội dới bất kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của quan hệ giữa ngời với ngời. Quan hệ xã hội của con ngời rất đa dạng phong phú, vận động và biến đổi không ngừng. Công lao to lớn của Mác và ănggen là từ những quan hệ xã hội hết sức phức tạp đã phân biệt những quan hệ vật chất của xã hội với những quan hệ tinh thần t tởng của xã hội, nêu bật vật chất cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thợng tầng.Toàn bộ những quan hệ sản xuất xã hội, bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị tức là những quan hệ sản xuất đặc trng cho mỗi quan hệ và cho tất cả những quan hệ sản xuất khác tồn tại hiện thực trong mỗi phơng thức sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Khái niệm cơ cấu xã hội dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một cơ cấu hình thái kinh tế nhất định. Quan hệ sản xuất một mặt thống nhất với lực lợng sản xuất hợp thành phơng thức sản xuất mặt khác còn hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội, tức là coi cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thợng tầng pháp lý và chính trị và tơng ứng với cơ sở thực tại đó có hình thái ý thức xã hội nhất định, Các Mác viết: toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội tứca là các cơ sở hiện thực trên đó sẽ dựng lên một kiến trúc thợng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái xã hôị nhất định tơng ứng với cơ sở hiện thực đó.Mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc và thợng tầng của nó. Do đó cơ sở hạ tầng và kiến trúc thợng tầng mang tính lịch sự cụ thể, giữ chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thợng tầng thể hiện trớc hết ở chỗ cơ sở hạ tầng đói với kiến trúc thợng tầng thể hiện trớc hết ở chỗ cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thợng tầng ấy, giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về đời sống tinh thần, quan hệ sản xuất nào thì tạo ra kiến trúc thợng tầng tơng ứng, mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực t tởng.

Website: //www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

10

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề