Các đợt thi đánh giá năng lực, đại học quốc gia hà nội

Thời gian các đợt thi và địa điểm thi ĐGNL 2022 Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 16 đợt thi đánh giá năng lực và tổ chức thi tại các địa điểm cụ thể như sau:

16 đợt thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022

Địa điểm tổ chức thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2022

Theo Báo Dân Trí

TTO - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết kế hoạch tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực với học sinh phổ thông dự kiến từ tháng 2 đến tháng 8-2022 để sử dụng kết quả này tuyển sinh đại học.

  • Đại học Quốc gia Hà Nội thi đánh giá năng lực vào giữa tháng 9
  • ĐH Quốc gia TP.HCM dời thi đánh giá năng lực đợt 2
  • ĐH Quốc tế hủy thi đánh giá năng lực năm 2021

Thí sinh trong một kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: ĐHQGHN

Đây cũng là phương thức phù hợp với hướng đổi mới thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đang xây dựng. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Thảo cho biết:

- Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tổ chức thi theo hình thức phi tập trung nhờ áp dụng triệt để công nghệ thông tin sẵn có từ khâu đăng ký dự thi, sàng lọc thí sinh từ "vùng xanh", cá thể hóa trong khâu tổ chức thi, chấm điểm thi, tra cứu điểm thi và thông báo kết quả thi.

Theo đó, mỗi thí sinh sẽ làm một đề riêng biệt trên máy tính và được bố trí giờ bắt đầu làm bài thi khác nhau. Quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa ở các mức độ khác nhau đảm bảo sự tương đương giữa các đề thi.

Có thể đánh giá kết quả thi năng lực có độ tin cậy, phân hóa khi đánh giá theo ba nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục trung học phổ thông: sáng tạo và giải quyết vấn đề; tư duy toán học, ngôn ngữ và xử lý số liệu, khám phá và vận dụng khoa học xã hội - tự nhiên/công nghệ.

Kết quả kỳ thi vừa qua ở mức cao nhất đạt 122/150 điểm, mức thấp nhất 46/150 điểm. Phổ điểm phân bố theo chuẩn, có độ phân hóa cao phục vụ tốt công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau.

* Ông có thể chia sẻ về những điểm mới đáng lưu ý dự kiến sẽ triển khai?

- Dự kiến sẽ có nhiều đợt thi, có thể bắt đầu từ tháng 2-2022 đến tháng 8-2022. Việc này cũng tương ứng với xu thế tuyển sinh nhiều đợt mà các cơ sở đại học nhiều quốc gia đã làm. Tháng 2 có thể tổ chức cho thí sinh tự do và các học sinh.

Từ tháng 3 trở đi, học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 cũng có thể tham gia thi.Hơn nữa, đề thi kiểm tra năng lực khác với kiểm tra kiến thức thuần túy. Các bạn học sinh đều có thể thử sức vì nếu chưa đạt, sau 28 ngày có thể đăng ký thi lại lần mới.

Chúng tôi cũng tính toán tiệm cận dần với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông bằng việc tăng tỉ lệ câu hỏi tích hợp kiến thức liên môn.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo

* Bộ GD-ĐT đang xem xét tiếp lộ trình đổi mới thi, trong đó có hướng để các trường tự chủ tuyển sinh và sẽ hình thành các trung tâm khảo thí độc lập tổ chức thi nhiều lần trong năm. Trường hợp Bộ GD-ĐT "đặt hàng" ĐH Quốc gia Hà Nội thí điểm tổ chức kỳ thi như nói trên, ĐH Quốc gia Hà Nội có đáp ứng tổ chức kỳ thi quy mô lớn hơn so với hiện tại không?

- Hiện tại chúng tôi có khả năng tổ chức kỳ thi cho khoảng 100.000 thí sinh với 7-8 đợt/năm. Mỗi đợt thi tổ chức 10.000, tối đa khoảng 20.000 thí sinh. Còn trường hợp được "đặt hàng" tổ chức cho quy mô lớn cần có sự đầu tư, hỗ trợ, phối hợp của các bên liên quan.

Hoặc chúng tôi sẽ phải phối hợp với các trường theo hướng ĐH Quốc gia Hà Nội cung cấp công nghệ, quy trình, bảo hộ đề thi và giám sát. Các trung tâm khảo thí độc lập sẽ tổ chức các đợt thi trong năm.

* Khó khăn lớn nhất đối với ĐH Quốc gia Hà Nội trong tình huống muốn mở rộng quy mô của kỳ thi này là gì?

- Cái khó khăn đối với chúng tôi khi mở ra quy mô quá lớn trong thời gian ngắn là nền tảng công nghệ thông tin vì ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi trên máy. Việc thi trên máy có nhiều ưu điểm, đảm bảo an toàn, khách quan nhất. Nhưng cần đầu tư lớn hoặc phải có sự liên kết thực hiện được an toàn, đồng bộ, chuẩn xác.

* Theo ông, để tạo điều kiện cho các trung tâm khảo thí độc lập có thể tổ chức thi sử dụng để tuyển sinh đại học, thay thế việc lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì?

- Dĩ nhiên để mở ra các trung tâm khảo thí độc lập, cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia...

Nhưng điều tôi đang quan tâm trước mắt là tính ổn định trong quy định liên quan tới tuyển sinh đối với cơ sở đại học. Vì nếu còn chưa rõ ràng, chưa ổn định thì sẽ rất khó khích lệ các trường có phương án tự chủ cũng như khích lệ các đơn vị đầu tư cho hoạt động khảo thí.

Thi đánh giá năng lực: Nhiều trường hủy, 2 ĐH quốc gia chưa chốt ngày thi

TTO - Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều trường đại học đã quyết định dừng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021.

TTO - Số trường đại học phía Nam đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội ngày càng tăng. Kỳ thi này sẽ được tổ chức tại TP.HCM ra sao, các trường nào sử dụng kết quả kỳ thi này?

  • Sẽ mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực
  • ĐH Quốc gia Hà Nội điều chỉnh thời gian đợt thi 4, 5, 6 của kỳ thi đánh giá năng lực
  • ĐH Quốc gia Hà Nội công bố bài thi tham khảo của kỳ thi đánh giá năng lực

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức những năm trước đây - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - phó trưởng ban đào tạo, giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - đến nay đã có trên 50 cơ sở đào tạo đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 7 đợt thi đánh giá năng lực tại nhiều tỉnh thành [ngày thi chính thức từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4-2022 ở các tỉnh phía Bắc].

Ngoài ra, cơ sở này có thể sẽ phối hợp với các trường khác tổ chức thi theo hướng ĐH Quốc gia Hà Nội cung cấp phần mềm, quy trình, đề thi và giám sát.

Đã xác định địa điểm thi đầu tiên tại TP.HCM

Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 15-2, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết: "Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã thống nhất với Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] triển khai phương án phối hợp trong việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại TP.HCM. Dự kiến kỳ thi sẽ diễn ra sau các đợt thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Ngoài ra, chúng tôi đang cân nhắc phân bố thêm địa điểm và nguồn lực sao cho hợp lý với mục tiêu đem đến kỳ thi thuận tiện nhất cho các thí sinh phía Nam xét tuyển đại học trên cả nước".

TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cũng xác nhận vừa qua nhà trường có làm việc với Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội về chủ trương tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại trường này.

"Chủ trương của trường chúng tôi là hỗ trợ cơ sở vật chất và con người để cùng phối hợp tổ chức kỳ thi một cách an toàn và nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự kỳ thi này ngay tại TP.HCM".

Cũng theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, tất cả các thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục THPT có thể đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Việc đăng ký xét tuyển được thực hiện trên cổng khảo thí của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Lệ phí thi đánh giá năng lực gồm lệ phí đăng ký dự thi phục vụ hoạt động chuẩn bị kỳ thi và kinh phí tổ chức thi. Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ hỗ trợ phần kinh phí tổ chức thi và miễn giảm phí cho các thí sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.

Các thí sinh không thuộc diện trên sẽ nộp lệ phí thi là 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi [lệ phí thi đã nộp sẽ không hoàn lại].

Không nên thi nhiều lần

Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Thí sinh có thể đăng ký lần lượt các đợt thi hoặc đăng ký 1 lần cho tất cả các đợt thi cho phép. Quy chế thi chỉ giới hạn thời gian 2 lần đăng ký thi liền nhau phải cách nhau 28 ngày.

Tuy nhiên, việc dự thi nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không cải thiện điểm thi và thí sinh phải đóng đầy đủ lệ phí các đợt thi đã đăng ký. Việc thí sinh thi nhiều lần không thay đổi kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực trong khi thí sinh lại tiêu tốn nhiều lần lệ phí.

Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội không khuyến khích thí sinh dự thi nhiều lần. Ngoài ra, thí sinh không nhất thiết đăng ký 1 lần cho nhiều đợt [đã mở] vì sẽ phải đóng nhiều lệ phí trong khi các đợt thi có thể bị điều chỉnh do dịch COVID-19.

Trước thắc mắc của thí sinh về việc có đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học tại cổng khảo thí được không, GS Thảo cho biết: "Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Việc xét tuyển đại học từ kết quả kỳ thi này là nhiệm vụ của các trường đại học.

Do đó thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường đại học; gửi hồ sơ xét tuyển và chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực tới các trường đại học ngay sau khi nhận được giấy báo điểm thi từ Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội.

Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội không quy định thời hạn. Các trường sử dụng có thể yêu cầu thời gian sử dụng theo mục đích riêng của từng trường".

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo:

Không tổ chức luyện thi, thi thử

Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội không tổ chức luyện thi, cũng không tổ chức thi thử. Việc công bố bài thi tham khảo chỉ để thí sinh làm quen với dạng bài thi đánh giá năng lực và biết được phần nào mình cần bổ sung, hoàn thiện trước kỳ thi. Thí sinh cứ học chắc chương trình cơ bản ở phổ thông thì có khả năng đạt kết quả tốt.

Hơn 50 trường sử dụng kết quả

Theo ĐH Quốc gia Hà Nội, đến nay đã có khoảng 50 cơ sở đào tạo đăng ký khai thác kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội phục vụ tuyển sinh năm 2022, gồm: ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, Cục Nhà trường [Bộ Quốc phòng], Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại,

Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, Trường ĐH Tài nguyên - môi trường, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Kinh tế - kỹ thuật công nghiệp, Trường ĐH Tân Trào, Trường ĐH Phenikaa,

Trường ĐH Hồng Đức, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, Trường ĐH Lao động - xã hội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Thủ đô, Trường ĐH Hùng Vương, Trường ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương, Trường ĐH Nông - Lâm Bắc Giang,

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì, Trường ĐH Điện lực, Học viện Tòa án, Học viện Ngân hàng...

Tại TP.HCM ngoài các trường, đơn vị thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, còn có nhiều trường khác cũng cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh trong năm nay.

Kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy: Không nên thi nhiều lần gần nhau

TTO - Đó là tư vấn của GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - phó trưởng Ban đào tạo, giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - tại buổi tư vấn trực tiếp "Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy các trường phía Bắc" diễn ra tối 7-1.

Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 16 đợt thi Đánh giá năng lực

[ĐCSVN] - 16 đợt thi đánh giá năng lực [ĐGNL] cho học sinh bậc THPT, dự kiến bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8/2022 cho khoảng 70.000 lượt thí sinh. Các trường đại học khác trên cả nước có thể tham khảo, sử dụng kết quả thi ĐGNL này để xét tuyển vào đại học năm 2022.

Năm 2022, ĐHQGHN dự kiến tổ chức 16 đợt thi Đánh giá năng lực. Ảnh: TTXVN

Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2022, về cơ bản các phương thức tuyển sinh sẽ được giữ ổn định như năm 2021.

Đồng thời nhằm thu hút được nhiều thí sinh giỏi, nâng cao chất lượng đầu vào tăng cường hội nhập quốc tế, ĐHQGHN sẽ mở rộng tỷ lệ xét tuyển theo kết quả bài thi Đánh giá năng lực [ĐGNL], mở rộng quy mô tổ chức các kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN - dành nhiều hơn chỉ tiêu cho phương thức này để xét tuyển đại học trong năm tới.

Năm 2022, ĐHQGHN dự kiến tổ chức 16 đợt thi ĐGNL cho học sinh bậc THPT, bắt đầu từ tháng 2-8/2022 cho khoảng 70.000 lượt thí sinh. Các trường đại học khác trên cả nước có thể tham khảo, sử dụng kết quả thi ĐGNL này để xét tuyển vào đại học năm 2022.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, đổi mới tuyển sinh theo phương thức ĐGNL ở ĐHQGHN là giải pháp mang tính đột phá và cần thiết cũng như thể hiện được vai trò tiên phong của ĐHQGHN trong việc thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết quả thi ĐGNL đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó/dễ theo khoa học đo lường – khảo thí hiện đại.

Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của ĐHQGHN là 12.500 chỉ tiêu. Trong đó, ĐHQGHN dành khoảng 10-15% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL, 30% chỉ tiêu cho ĐGNL đối với các ngành/CTĐT tài năng, chất lượng cao, những ngành “hot” có điểm tuyển sinh cao trên 26 điểm.

Bên cạnh đó, ĐHQGHN tiếp tục xem xét mở rộng, điều chỉnh đối tượng xét tuyển thẳng cho phù hợp: Học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic học sinh giỏi do ĐHQGHN tổ chức; Học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh/thành phố; Thí sinh thuộc các trường THPT chuyên ngoài ĐHQGHN có kết quả học tập loại giỏi và kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của ĐHQGHN./.

Mỹ Anh

TIN LIÊN QUAN

  • Báo chí góp phần nâng cao vị thế của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
  • Tích trữ xăng dầu có vi phạm pháp luật?
  • Trường hợp nào không được nhận BHXH một lần?
  • Quảng Nam tuyên dương, khen thưởng vận động viên tiêu biểu, xuất sắc
  • Đức Hòa [Long An]: Quyết liệt, nghiêm túc công tác giải phóng mặt bằng
  • [Infographic] Thời tiết hôm nay 24/2: Bắc Bộ trời rét đậm, ngày có nắng
  • Vietcombank và BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề