Các hình thức dạy học môn Tiếng Việt

Chuyên đề:

Áp dụng một số kỉ thuật dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt 1 – CGD.

Mục tiêu của dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục là giúp các em học sinh đọc thông viết thạo, học đâu chắc đấy. Nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của học sinh. Môn Tiếng Việt lớp 1- CGD đã chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất nhằm mang đến cho trẻ em không chỉ những kiến thức và kĩ năng cần thiết mà còn giúp trẻ lần đầu tiên đến trường được làm việc một cách khoa học, phát triển khả năng tối ưu của mỗi cá thể, phát triển năng lực làm việc trí óc, năng lực sử dụng Tiếng Việt hiện đại một cách có văn hóa thông qua các hoạt động kích thích khả năng tư duy và khái quát hóa.

Sau khi học xong lớp 1 CGD, HS được chiếm lĩnh đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cơ bản về đọc, viết Tiếng Việt bao gồm kiến thức về cấu tạo ngữ âm và nắm chắc quy tắc chính tả. Học sinh học đến đâu chắc đến đó, có kỹ năng mã hóa và giải mã ngôn ngữ thông qua chữ viết để đọc thông qua việc phân tích cấu tạo tiếng, từ và nghe đọc để viết thành chữ [nghe - viết], đọc đến đâu viết đến đó, lấy âm làm chuẩn, dùng chữ thay thế, không thay thế được thì dùng quy tắc chính tả. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên cần: “Áp dụng một số kỉ thuật dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt 1- CGD ”

Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy Tiếng Việt 1 - CGD ở trường Tiểu học, qua quá trình dạy học và qua các tiết dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy Tiếng Việt:

a. Về phía giáo viên:

Giáo viên đã giảng dạy đúng nội dung chương trình; đã hướng dẫn học sinh rèn các kĩ năng và cho học sinh được luyện đọc nhiều.

- Giáo viên đã chuẩn bị bài, nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp,

- Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình bốn việc,

- Giáo viên đã quy ước, hướng dẫn học sinh học tập theo các ‘ lệnh’’,

- Giáo viên đã vận dụng khá linh hoạt các kỉ thuật, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học [đọc cá nhân, đọc nhóm, tổ…],

Bên cạnh đó còn nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy phân môn này như:

+ Trong dạy học giáo viên còn nói nhiều, vừa sử dụng lệnh vừa nói

+ Việc phân bố thời gian giữa các hoạt động chưa hợp lý.

+ Giáo viên chưa thật chú ý đến đối tượng học sinh đọc, viết chưa tốt.

- Một số giáo viên chưa làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy học do đó chưa kịp thời sửa các lỗi phát âm cho học sinh, chưa luyện tốt cho học sinh đọc, viết hiệu quả.

- Kĩ năng vận dụng các phương pháp, kỉ thuật dạy học một số tiết hiệu quả chưa cao.

b. Về phía học sinh:

* Ưu điểm:

- Đa số học sinh ngoan ngoãn, có ý thức tự giác trong học tập.

- Có Sách giáo khoa đầy đủ.

- Có nhiều em đọc to, rõ ràng.

* Hạn chế:

- Ý thức tập trung vào việc học của học sinh chưa cao nên nhiều em chưa thực hiện tốt các động hình, động lệnh giáo viên đưa ra.

- Thao tác đọc của học sinh còn chậm, âm lượng nhỏ nên ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ dạy.

- Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn; mức độ tiếp thu bài còn hạn chế, học trước quên sau.

III. Các kỉ thuật thường áp dung trong dạy học.

Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học.

Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 1, bản thân tôi đã tích cực sử dụng tối đa các kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các kĩ thuật dạy học chủ yếu được áp dụng là: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật trình bày 1 phút….

1. Kỉ thuật đặt câu hỏi:

Đặt câu hỏi là một trong những kĩ năng quan trọng của người GV, với tác dụng gây hứng thú, khuyến khích, kích thích tư duy của HS, hướng HS tập trung suy nghĩ vào nội dung bài học, đồng thời cũng giúp HS ghi nhớ các kiến thức cũ đã học. cũng qua việc trả lời các câu hỏi của HS để GV nắm được mức độ hiểu bài của HS để điều chỉnh cách dạy phù hợp với trình độ nhận thức của các em.

+ Một số lưu ý khi đặt câu hỏi

- Câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.

- Câu hỏi phải tập trung vào trọng tâm bài học, đơn giản, dễ hiểu.

- Câu hỏi phải mang tính sư phạm cao [phát triển năng lực suy luận cho HS].

Trong quá trình dạy học Tiếng Việt 1 – CGD , kĩ năng đặt câu hỏi thường được sử dụng khi dạy học việc 1.

Ví dụ: Khi dạy bài. Âm / g/

- Em đang học theo mẫu nào? [ mẫu : ba]

- Em thay âm /b/ bằng âm /g / được tiếng gì? [..tiếng ga]

- Em phát âm, phân tích tiếng / ga/?[ ga- gờ - a – ga]

- Tiếng / ga/ có những âm nào?[ ….có hai âm, âm g và âm a]

- Âm nào đã đựơc học ?[ âm a]

- Em hãy nhận xét lưồng hơi khi phát âm âm / g/?[ ..luồng hơi phát ra bị cản lại [ bị chặn lại] ]

Trong giờ học, giáo viên cần quan tâm nề nếp bởi nề nếp lớp học rất quan trọng, do đó cần ổn định nề nếp ngay từ đầu. Đối với chương trình lớp 1- CGD thì nề nếp không những quan trọng mà còn quyết định đến hiệu quả từng bài dạy, tiết dạy cụ thể. Trong chương trình lớp 1 CGD giáo viên phải định hình được nề nếp từ buổi đầu của tuần 0 và xây dựng được cho học sinh nề nếp vào lớp là học tập nghiêm túc.

Để thu hút sự tập trung của học sinh, mỗi khi nêu câu hỏi giáo viên cần hướng ánh mắt bao quát cả lớp, khi nêu câu hỏi cần nói chậm rãi, rõ ràng với âm lượng vừa phải để tất cả học sinh đều phải chú ý để lắng nghe. Khi nêu câu hỏi, giáo viên có thể dùng các từ; Theo em….; Đố ai biết….; Em thử đoán xem…để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Sau mỗi câu hỏi, giáo viên gọi một số em trả lời, gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung, kết luận. Khi trả lời câu hỏi,giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng trả lời đầy đủ cả câu; với những em trả lời chưa đầy đủ giáo viên cần nhẹ nhàng hướng dẫn, bổ sung kịp thời.

Ví dụ:

- Em hãy cho biết: Âm / g / là loại âm gì? [ Âm g là phụ âm hay: g là phụ âm]

- Em đưa tiếng /ga / vào mô hình?...

- Em đưa tiếng / ghê / vào mô hình . lưu ý ; lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra

- Thực hiện : [ gê / ghê]

+ Trường hợp 1 : H viết ghê [ H đã được học trước ] .

+ Trường hợp 2 : H viết gê [ H chưa được học trước ] .

Ở trường hợp này, giáo viên cần giới thiệu quy tắc chính tả ghi âm / g / trước / e / , / ê / trước khi yêu cầu các em đưa tiếng / ghê / ..

T. Ở đây có quy tắc chính tả : âm / gờ / đứng trước âm / e / và / ê / phải ghi bằng con chữ gh.[ gờ kép]

- [ Nhắc lại ] Âm / gờ / được ghi bằng hai con chữ khác nhau là g và gh .

2. Kỉ thuật đọc tích cực.

Kỉ thuật đọc tích cực thường được sử dụng ở việc 3 . Kỉ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học / phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS.

Cách tiến hành như sau:

- GV nêu câu hỏi, nêu yêu cầu định hướng HS đọc bài.

- HS làm việc cá nhân:

- Để làm việc này, giáo viên hướng dẫn HS đọc lướt qua bài đọc / phần đọc để tìm ra những từ / cụm từ quan trọng.

- Trong việc 3 GV cần cho HS được đọc nhiều lần. Tổ chức cho học sinh đọc bài lần lượt ở bảng, ở Sách giáo khoa theo thứ tự tử trên xuống dưới, từ trái sang phải. Thường xuyên hướng dẫn và hình thành cho học sinh có thói quen: Mắt nhìn; ngón trỏ phải chỉ vào sách [ bảng]; miệng đọc trong quá trình tham gia đọc để tránh tình trạng học sinh đọc theo, đọc vẹt.

- HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc nhóm 4.

- Khi tổ chức cho học sinh chia sẻ kết quả đọc, giáo viên tổ chức theo hình thức thi đua giữa các tổ, các nhóm để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Tổ chức nhận xét, đánh giá và bình chọn các nhóm, cá nhân đọc tốt.

Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh đọc bài âm / nh/

- Gv yêu cầu học sinh tự đọc thầm bài 1 lần ở bảng. Gv theo dõi.

- Chỉ bảng yêu cầu phát âm lần lượt: nha - nh – a – nha.[ nh là phần đầu, a là phần vần]

- Hs phát âm , đánh vần lần lượt: nha, nhe, nhê, nha, nhà, nhá, nhả, nhã, nhạ.

- Cho học sinh xung phong lên bảng đọc bài.

+ Sau khi đọc ở bảng, Gv hướng dẫn học sinh luyện đọc bài ở SGK theo hình thức đọc đồng thanh, tổ, cá nhân.

+ Học sinh thi đua đọc bài trước lớp.

+ Cả lớp, gv theo dõi, nhận xét, bình chọn học sinh đọc tốt. Tuyên dương trước lớp.

3. Kỉ thuật Trình bày một phút.

Kỉ thuật này thường sử dụng trong hoạt động nhận xét, củng cố tiết học.

Khi sử dụng kỉ thuật này, gv có thể nêu một số câu hỏi liên quan đến nội dung tiết học nhằm hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.

Ví dụ: Hôm nay, cô vừa dạy âm [ vần ]gì?

- Âm này là nguyên âm hay phụ âm?

- Vần này thuộc kiểu vần nào?

- - Em hãy tìm thêm các tiếng có âm[ vần ] vừa học?

*Kết thúc vấn đề:

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần bao quát lớp đồng thời thường xuyên quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh, chú ý hơn những đối tượng học sinh yếu. Thực hiện chuẩn xác các lệnh trong dạy học. Lệnh cần rõ ràng, GV phát lệnh khi tất cả học sinh đã chú ý.

- Chuẩn bị bài dạy thật kĩ, có kiến thức phù hợp cho cả 4 đối tượng học sinh, lựa chọn vận dụng các kỉ thuật, các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp tạo hứng thú cho học sinh.

Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 CGD cũng như nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề