Thế nào là trường học thân thiện, học sinh tích cực

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Tài liệu nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẻ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải giáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người quản lý phải chỉ đạo toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn phải nhận thức đúng về yêu cầu nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng rõ quy chế hoạt động trong nhà trường trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt để chỉ đạo tập thể có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22.7..........của Bộ Giáo dục Đào tạo; về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn .........– ..........

Mục tiêu của phong trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để xây dựng môi trường giáo dục dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, của trường, đây là một phong trào thi đua lâu dài với 5 nội dung phong phú và thiết thực được thực hiện trên diện rộng…

Với nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của ........... về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” là người quản lý, bản thân tôi đã suy nghĩ làm sao xây dựng trường mầm non Na Mao phải thật sự đảm bảo an toàn, thân thiện với trẻ, trẻ phải có cảm nhận được “Một ngày đến trường là một niềm vui”, CSVC trang thiết bị phải đảm bảo cho các cháu được học tập vui chơi, cô giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của người mẹ hiền thứ hai. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích gây hứng thú, khêu gợi sự tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trên từng lĩnh vực: thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, làm nền tảng cho trẻ học tốt phổ thông sau này.

Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại tường mầm non ……… năm học ,.........- ,......…

II. Mục đích nghiên cứu

Nhằm để có cơ sở tổng kết việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua ở đơn vị, để từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm cũng như những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học ,......... – ......... và những năm tiếp theo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị.

Để trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ quản lý, vận dụng vào thực tế hoạt động quản lý của người hiệu trưởng ở giai đoạn mới nhằm mang lại hiệu quả, giữ vững và phát triển thành quả nhà trường; khai thác và phát huy tối đa năng lực cá nhân, tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Huy động sức mạnh tổng hợp, tập trung các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để giải quyết dứt điểm những thiếu thốn về CSVC, thiết bị dạy học…; để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Phát huy sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên, những người làm công tác giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý, thi đua trong giai đoạn hiện nay. Khai thác và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong học tập, hoạt động một cách phù hợp và hiệu quả.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

2. Phân tích thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học ,......... – ......... tại trường mầm non ………...

5. Điểm mới của kết quả nghiên cứu

Người cán bộ quản lý nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị nói chung và việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói riêng là phải tập trung nghiên cứu để tìm những giải pháp tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị. Tổ chức tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Các nội dung có liên quan đến đề tài

1. Thế nào là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

* Trường học thân thiện

Trường học thân thiện trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trong độ tuổi quy định đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập và vui chơi cho trẻ

Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong cách đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của trẻ, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.

Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, sạch sẽ, là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu cho trẻ như: Phòng học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, có sân chơi bái tập, có cây xanh, cây cảnh và cây bóng mát…

Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của chính quyên, địa phương, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài xã, các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên cùng đồng lòng, đồng sức để xây dựng nhà trường.

* Học sinh tích cực: Là trẻ chủ động, sáng tạo trong học tập và nâng cao dần các thói quen, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết các vấn đề để nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất.

Trẻ hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, bảo vệ và làm sạch thêm cảnh quan môi trường ở trường cũng như ở nhà. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lớp học. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ và các trò chơi dân gian.

2. Mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Trong môi trường trường học thân thiện trẻ em sẽ cảm nhận được trải nghiệm chính bản thân mình vào các hoạt động tập thể, các trò chơi dân gian.

Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của trẻ. Trong môi trường phát triển toàn diện đó trẻ hứng thú, chủ động tìm tòi khám phá dưới sự chỉ đạo của cô giáo.

3. Yêu cầu và nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

* Yêu cầu: Tập trung các nguồn lực để giải quyết những tồn tại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho trẻ đến trường được an toàn thân thiện, vui vẻ.

Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động vui chơi và học tập trong nhà trường với thái độ chủ động, mạnh dạn, tự tin. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của cô giáo để đáp ứng với yêu cầu của Giáo dục mầm non

Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh tham gia thực hiện.

Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện thực tế của đơn vị.

* Nội dung: Thực hiện tốt theo 6 nội dung đánh giá thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Xây dựng trường, lớp đảm bảo xanh - sạch - đẹp, an toàn.

- Giáo viên thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt, phù hợp với tâm sinh lý từng độ tuổi.

- Trẻ hoạt động tích cực trong mọi hoạt động, mạnh dạn, lễ phép, có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học, tạo môi trường thân thiện.

- Tổ chức tốt các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng, tham mưu tốt với chính quyền địa phương và các bậc cha mẹ trẻ để thực hiện phong trào.

- Tính sáng tạo trong công tác tổ chức chỉ đạo hoạt động của phong trào.

II. Thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

1. Đặc điểm tình hình nhà trường

Trong đó cán bộ QL: 03, giáo viên: 13, nhân viên y tế: 01, kế toán: 01

a. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Phòng Giáo dục – Đào tạo Đại Từ. Sự quyết tâm của Hội đồng sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất khá khang trang, đầy đủ.

Cán bộ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết nhất trí, biết giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, điều kiện công tác tương đối ổn định; giáo viên được giảng dạy được dự đầy đủ các khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của ngành hàng năm.

Địa phương và cha mẹ học sinh đồng tình hưởng ứng cao khi trường triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

b. Khó khăn:

Tình hình kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống địa bàn vùng nông thôn, nên việc đầu tư cơ sở vật tạo sân chơi cho các em còn hạn chế .

Dù trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia nhưng các trang thiết bị, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động vui chơi để tạo điều kiện cho các em “Mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui” chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại.

2. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường

Tiếp tục nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Ngành : Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày……….. của Bộ Giáo dục Đào tạo; về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn .........– .........; Kế hoạch số 1230/KH-GD ngày………… của Giám đốc sở GD&ĐT Thái nguyên; Kế hoạch số 427/KH-GD ngày ……….. của Phòng GD&ĐT ………về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học ......... - .........và giai đoạn ......... – .........;

Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học ,......... - .......... Nhà trường tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như sau:

Về phía nhà trường

Nhà trường báo cáo tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong nhà trường, những vấn đề, nội dung quan trọng cần thực hiện trong năm học.

Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào, xây dựng một kế hoạch chi tiết cụ thể cho năm học, từng tháng phù hợp với tình hình thực tế ở trường.

Tổ chức hội nghị cán bộ công chức đầu năm, đại diện các tổ chức trong nhà trường, các tổ chuyên môn và các cá nhân cùng ký cam kết thực hiện phong trào.

Cuối năm học các thành viên trong ban chỉ đạo đi kiểm tra và đánh giá theo thang điểm được qui định. Tổng kết phong trào có động viên khen thưởng kịp thời…

Ngoài ra người hiệu trưởng phải có uy tín, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong việc tham mưu thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, vận động từ nhiều nguồn lực, đầu tư tu bổ, cải tạo nâng cấp, là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, giữa nhân dân với địa phương.

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải xây dựng “Nhà trường thân thiện, nhà giáo trách nhiệm, học sinh tích cực". Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường .

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới quản lý và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học; phấn đấu không có tiết giảng kém chất lượng.

Thực hiện phong trào thi đua với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo viên cần quan tâm dạy nhân cách phẩm chất đạo đức, lối sống cho trẻ, nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của trẻ.

Tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị để khắc phục về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập, cảnh quang sư phạm nhà trường, để mỗi ngày học sinh đến trường thật sự là an toàn, thân thiện và vui vẻ.

Tạo điều kiện phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tính chủ động sáng tạo của mỗi cô giáo nhằm đáp ứng ngày càng cao về đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Về phía giáo viên

Tập thể giáo viên phải có lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề nghiệp, luôn thực hiện phương châm “tất cả vì trẻ thơ”.

Không chỉ tận tâm trong giảng dạy và giáo dục học sinh mà phải đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học với phương pháp chủ yếu là “cô tổ chức, trò hoạt động”, “cô chỉ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương tác”,…tạo cho trẻ tự tin và hứng thú trong học tập và có động cơ học tập đúng đắn. Có như vậy mới phát huy hết khả năng sáng tạo, tính tự giác và tích cực học tập của học sinh. Giáo viên phải gần gũi không những chỉ hiểu về năng lực học tập mà còn hiểu cả tâm tư nguyện vọng của từng trẻ, nhất là với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em cá biệt.

Trong sáng và công tâm trong quan hệ ứng xử với trẻ. Thực hiện giao tiếp sư phạm dạy học có hiệu quả, phù hợp với điều kiện để giúp cho trẻ tự tin trong quá trình học tập.

Chú ý rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý các tình huống trong cuôc sống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng vượt qua những khó khăn để các em có thể thích ứng với xã hội; rèn luyện và bảo vệ sức khỏe.

Kích thích trẻ tham gia một cảnh hứng thú trong học tập và các hoạt động khác trong nhà trường với thái độ tự giác chủ động và sáng tạo, giúp cho trẻ hứng thú trong học tập và tham gia vào các hoạt động, rèn luyện gắn bó hơn với trường với lớp. Chú ý rèn luyện kỹ năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động tập thể và theo dõi nắm tình hình của lớp nhất là giáo viên chủ nhiệm.

III. Những biện pháp chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tại trường mầm non Na Mao năm học ,.........- ,.........

1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.

Các hoạt động của nhà trường đều phải gắn, kết phối hợp các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Đồng thời triển khai phong trào này tới 100% các bậc cha mẹ học sinh nhà trường, bởi các bậc cha mẹ là lực lượng không thể thiếu đối với công tác giáo dục của nhà trường.

Đối với nhà trường, việc làm đầu tiên: Là tiếp tục triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu các văn bản chỉ đạo thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Ban Chỉ đạo phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo cụ thể rõ ràng, phù hớp với lĩnh vực công tác. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm quyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công. Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường, với Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức sơ, tổng kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Bình xét cá nhân thực hiện tốt phong trào, nhân điển hình, đề nghị khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt phong trào.

- Để phong trào mang tính khả thi và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu năm học ,......... – ......... nhà trường đã tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên trường ký cam kết thực hiện phong trào này.

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề