Thế nào là dung dịch, dung môi, chất tan? lấy ví dụ minh hoạ?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

I,Dung dịch-dung môi-chất tan

-Chất tan là gì?Lấy ví dụ chất tan là rắn-lỏng-khí?

-Dung môi là gì?

-Dung dịch là gì?

II,Dung dịch chưa bão hòa-Dung dịch bão hòa

-Dung dịch chưa bão hòa là gì?

-Dung dịch bão hòa là gì?

III,Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xày ra nhanh hơn

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

lấy 3 VD về dung dịch  và nêu rõ đâu là chất tan, dung môi 

Các câu hỏi tương tự

1.Số mol CuSO4 nguyên chất có trong 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M là 2.Độ tan của muối NaCl ở 100 độ C là 40g. ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà NaCl có nồng độ phần trăm là: 3.Dung dịch NaOH 5% có nghĩa là trong 100 gam dung dịch có 5 gam NaOH nguyên chất và 95 gam nước. trong 105 gam dung dịch có 5 gam NaOH nguyên chất và 100 gam nước. trong 100 gam nước có 5 gam NaOH nguyên chất. trong 100 gam dung dịch có 0,05 gam NaOH nguyên chất và còn lại là nước. 4.Hoà tan 14,36g NaCl vào 40g nước ở nhiệt độ 20 độ C thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhịêt độ đó là: 5.Hoà tan 6,2g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. [Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể]. Nồng độ mol/l của dung dịch A là: 6.Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch? Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng 7.Hòa tan Na vào nước được dung dịch B. Chất tan trong dung dịch B là 8.Để hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg cần dùng vừa đủ 1 lit dung dịch HCl nồng độ 0,4M. Giá trị của V là 9.Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? 10.Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào 93,8 gam nước được dung dịch B. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch B là 11.Độ tan của NaCl trong nước ở 20 độ là 36g. Khi mới hoà tan 14g NaCl vào 40g nước thì phải hoà tan thêm a gam NaCl nữa để được dung dịch bão hoà. Giá trị của a là 12.Hòa tan hoàn toàn 20 gam SO3 vào 80 gam nước được dung dịch A. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch A là 13.Hòa tan SO3 vào nước được dung dịch A. Chất tan trong dung dịch thu được là 14.Bằng cách nào có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%. 15.Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam K vào 100 gam nước được dung dịch X. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch X là 16.Câu nào đúng, trong các câu sau? Quá trình hoà tan muối ăn vào nước là một hiện tượng hoá học Sắt bị gỉ là một hiện tượng vật lí Những nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có cùng số nơtron trong hạt nhân Nồng độ % của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch. 17.Khối lượng NaOH nguyên chất có trong 200 ml dung dịch NaOH 0,2M là 18.Hoà tan 12,4g Na2O vào 876ml nước, phản ứng tạo ra NaOH. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là 19.Hoà tan 1 mol H2SO4 vào 18g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

1.Số mol CuSO4 nguyên chất có trong 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M là 0,5 mol 80 mol 2 mol 0,08 mol 2.Câu nào đúng, trong các câu sau? Quá trình hoà tan muối ăn vào nước là một hiện tượng hoá học Sắt bị gỉ là một hiện tượng vật lí Những nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có cùng số nơtron trong hạt nhân Nồng độ % của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch. 3.Độ tan của muối NaCl ở 100 độ C là 40g. ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà NaCl có nồng độ phần trăm là: 28,57% 30,05% 26,72% 28% 4.Dung dịch NaOH 5% có nghĩa là trong 100 gam dung dịch có 5 gam NaOH nguyên chất và 95 gam nước. trong 105 gam dung dịch có 5 gam NaOH nguyên chất và 100 gam nước. trong 100 gam nước có 5 gam NaOH nguyên chất. trong 100 gam dung dịch có 0,05 gam NaOH nguyên chất và còn lại là nước. 5.Hoà tan 14,36g NaCl vào 40g nước ở nhiệt độ 20 độ C thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhịêt độ đó là: 35,5g 35,9g 36,5g 37,2g 6.Hoà tan 6,2g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. [Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể]. Nồng độ mol/l của dung dịch A là: 1M 0,1M 0,05M 0,01M 7.Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch? Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng 8.Hòa tan Na vào nước được dung dịch B. Chất tan trong dung dịch B là Na2O NaOH Na2CO3 Na 9.Để hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg cần dùng vừa đủ 1 lit dung dịch HCl nồng độ 0,4M. Giá trị của V là 1 0,5 0,25 2 10.Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? Giảm Không thay đổi Tăng Có thể tăng hoặc giảm 11.Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào 93,8 gam nước được dung dịch B. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch B là 8,53% 6,61% 8% 6,2% 12.Độ tan của NaCl trong nước ở 20 độ là 36g. Khi mới hoà tan 14g NaCl vào 40g nước thì phải hoà tan thêm a gam NaCl nữa để được dung dịch bão hoà. Giá trị của a là 0,3 0,4 0,6 0,8 13.Hòa tan hoàn toàn 20 gam SO3 vào 80 gam nước được dung dịch A. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch A là 25% 20% 80% 33,33% 14.Hòa tan SO3 vào nước được dung dịch A. Chất tan trong dung dịch thu được là H2 H2SO3 H2SO4 SO3 15.Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O 16.Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam K vào 100 gam nước được dung dịch X. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch X là 11,2% 10,41% 7,235% 10,39% 17.Khối lượng NaOH nguyên chất có trong 200 ml dung dịch NaOH 0,2M là 1600 gam 1,6 gam 0,8 gam 40 gam 18.Hoà tan 12,4g Na2O vào 876ml nước, phản ứng tạo ra NaOH. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là 18% 17% 19% 16% 19..Hoà tan 1 mol H2SO4 vào 18g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: 84.15% 84,22% 84.25% 84,48%

Thí nghiệm 1: Hòa tan muối ăn trong nước [hình 1].

Bạn đang xem: Dung dịch là gì? dung môi là gì? chất tan là gì? ví dụ minh họa

21:45:0413/02/2020

Vậy dung dịch là gì? Thế nào là dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa? Dung môi và chất tan được hiểu như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Dung môi, chất tan, dung dịch

- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch

- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi

- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan

* Ví dụ 1: Hòa tan đường vào trong nước ta thu được dung dịch nước đường.

- Chất tan: Đường

- Dung môi: Nước

- Dung dịch: Nước đường

* Ví dụ 2: Xăng là dung môi của dầu ăn [dầu ăn tan trong xăng], nước không là dung môi của dầu ăn [dầu ăn không tan trong nước].

II. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa

• Ở một nhiệt độ xác định:

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

III. Các biện pháp hòa tan chất rắn trong nước nhanh hơn

- Muốn chất rắn tan nhanh trong nước thực hiện 1, 2 hoặc cả ba cách sau:

1. Khuấy dung dịch

- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước ⇒ Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

2. Đun nóng dung dịch

- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn ⇒ Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.

3. Nghiền nhỏ chất rắn

- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước ⇒ Kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.

IV. Bài tập về dung dịch, dung môi và chất tan

* Bài 1 trang 138 SGK Hóa 8: Thế nào là dung dịch dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.

° Lời giải bài 1 trang 138 SGK Hóa 8:

a] Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

b] Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

- Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.

- Nhận xét: Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thể hòa tan thêm muối ăn. Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thể hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa [lọc qua giấy lọc, có những tinh thể không tan].

* Bài 2 trang 138 SGK Hóa 8: Em hãy mô tả những thí nghiệm để chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn những biện pháp nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.

° Lời giải bài 2 trang 138 SGK Hóa 8:

- Cho cùng một lượng muối mỏ [tinh thể rất nhỏ] và muối hột hòa tan vào 2 cốc có cùng một thể tích nước và khuấy đều như nhau, ta nhận thấy muối mỏ tan nhanh hơn muối hột.

- Cho một khối lượng đường như nhau vào 2 cốc thủy tinh có cùng thể tích nước. Một cốc để nhiệt độ phòng, một cốc đun nóng. Ta thấy cốc đun nóng đường tan nhanh hơn cốc không đun nóng.

* Bài 3 trang 138 SGK Hóa 8: Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

a] Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa [ở nhiệt độ phòng].

b] Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa [ở nhiệt độ phòng].

° Lời giải bài 3 trang 138 SGK Hóa 8:

a] Thêm nước [ở nhiệt độ phòng] vào dung dịch NaCl bão hòa được dung dịch chưa bão hòa.

b] Thêm NaCl vào dung dịch chưa bão hòa, khuấy tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc, nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.

* Bài 4 trang 138 SGK Hóa 8: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm [khoảng 20oC] 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn.

a] Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b] Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước [nhiệt độ phòng thí nghiệm].

° Lời giải bài 4 trang 138 SGK Hóa 8:

a] Hòa tan 15g đường [khối lượng đường nhỏ hơn 20g] trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường chưa bão hòa.

- Hòa tan 2g muối ăn [khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g] trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch muối ăn NaCl chưa bão hòa.

b] Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường bão hòa còn lại 25 - 20 = 5g đường không tan dưới đáy cốc [do 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường]

- Nếu khuấy 3,5g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa [do 10g nước hòa tan được 3,59g muối ăn].

* Bài 5 trang 138 SGK Hóa 8: Trộn 1ml rượu etylic [cồn] với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

° Lời giải bài 5 trang 138 SGK Hóa 8:

◊ Chọn đáp án đúng: A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

- Rượu etylic tan vô hạn trong nước hoặc có thể nói nước tan vô hạn trong rượu etylic. Theo đề bài cho thể tích rượu etylic [1ml] ít hơn thể tích nước [10ml] nên câu A đúng.

* Bài 6 trang 138 SGK Hóa 8: Hãy chọn câu trả lời đúng.

Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất rắn trong chất lỏng.

B. Của chất khí trong chất lỏng.

C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi.

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

E. Đồng nhất của các chất rắn lỏng và khí trong dung môi.

° Lời giải bài 6 trang 138 SGK Hóa 8:

◊ Chọn đáp án đúng: D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

Hy vọng với bài viết về Dung dịch là gì? Dung dịch bão hòa, chưa bão hòa là gì? Chất tan và Dung môi ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề